0
Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 29 -29 )

- Thông tin thị trường: đó là thông tin về các loại hàng hóa, sản phẩm ngân hàng định tài trợ Thông tin này có thể thu nhập qua số liệu thống kê, tạp chí

TIÊU DÙNG CỦA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long

Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động quan trọng đầu tiên của ngân hàng nhằm tạo ra nguồn đầu vào quan trọng để cho vay và đầu tư khác. Do vậy cũng như các ngân hàng khác, Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long cũng xác định mục tiêu quan trọng hằng năm là đẩy mạnh công tác huy động vốn, phấn đấu tổng nguồn vốn tăng trưởng bình quân 10% - 15% so với năm trước. Dựa vào những thế mạnh vốn có với hệ thống phòng giao dịch nằm ở vị trí đông dân cư, thu nhập bình quân đầu người cao, Chi nhánh NHĐT&PT Thăng Long ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch làm cho tốc độ huy động vốn của ngân hàng tăng trưởng và đạt được kết quả khá tốt.

Năm 2011 tổng số dư huy động vốn của BIDV Thăng Long đạt 3.593 tỷ đồng đạt 113% kế hoạch cả năm 2011, tăng 434 tỷ đồng so với năm 2010 (tỷ lệ tăng tương ứng là 13,74%). So sánh với các ngân hàng trên địa bàn quận Cầu Giấy nói chung thì con số này là cao hơn do chi nhánh khác chỉ tăng có 10,5%. Sang năm 2012, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là 3.986 tỷ đồng tăng 393 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng là 11%. Trong khi các ngân hàng trên cùng địa bàn chỉ đạt tốc độ tăng 3 - 10% thì tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh đạt tỷ lệ cao. Trong 3 năm từ 2010 đến 2012, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng nói riêng còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là giai đoạn năm 2011, NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu từ 7% năm 2010 lên 13%, 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 15%. Lãi suất leo thang từ tháng 5/2011, có thời điểm huy động lên tới 18 -19% tại các NHTMQD và 20 - 22% tại các NHTMCP.

Cụ thể tình hình huy động vốn của BIDV Thăng Long được tổng kết trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn BIDV Thăng Long năm 2010- 2012

(Đơn vị tỷ đồng )

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

ST % So với năm 2010 ST % So với năm 2011 ST % ST % ST % Tổng 3160 100 3590 100 434 13,7 4 3986 100 393 11

Theo thời gian

1. Ngắn hạn 2340 74,2 2550 71 203 9 3090 77,4 537 21,1 2. Trung dài hạn 813 25,8 1.04 29 231 28 900 22,6 -144 -13,8

Theo đối tượng

1. Tiền gửi của

dân cư 1149 36,3 1350 37,5 199 17 1854 46,5 506 37,5 2. Tiền gửi của

TCKT, TCTD 2010 63,7 2250 62,5 235 12 2132 53,5 -113 -5,03

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 BIDV Thăng Long)

Qua bảng số liệu ở trên của BIDV Thăng Long cho thấy Chi nhánh luôn có sự cố gắng, nỗ lực để đạt được kết quả tốt. Có được thành quả này là do Chi nhánh luôn xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy Chi nhánh đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai các sản phẩm tiền gửi tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời tăng cường công tác chăm sóc và tiếp thị khách hàng. Hơn nữa, Chi nhánh lại tận dụng khá tốt về lợi thế vị trí các phòng giao dịch của mình là tọa lạc trên địa bàn quận Cầu Giấy, Mỹ Đình, Từ Liêm. (Nơi đang dần trở thành trung tâm thương mại, hành chính của Hà Nội) cũng như là lợi thế về thương hiệu của ngân hàng. Chính những điều này đã góp phần duy trì sự ổn định, tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV Thăng Long.

+ Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo kì hạn

Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao và tăng dần qua các năm. Năm 2010, nguồn vốn ngắn hạn chiếm 2346 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 74,2%trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 nguồn vốn huy động ngắn hạn là 2549 tỷ đồng chiếm 71% tổng nguồn vốn huy động tăng 203 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 9%. Và đến năm 2012 nguồn vốn ngắn hạn tăng 537 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 21,1%. Huy động vốn ngắn hạn của Chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu/Tổng HĐV và có xu hướng gia tăng, nguyên nhân do lạm phát của nền kinh tế, biến động mạnh về lãi suất, chính sách lãi suất của Ngân hàng dẫn đến người gửi tiền chủ yếu tập trung gửi tiền kỳ hạn ngắn.

Nguồn vốn trung dài hạn huy động được ít hơn và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ/Tổng HĐV. Năm 2010 huy động được 813 tỷ đồng nguồn vốn dài hạn chiếm tỷ lệ 25,8% trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 nguồn vốn dài hạn là 1044 tỷ đồng với tỷ trọng 29% trong tổng nguồn vốn, tăng 231 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 28%, và đến năm 2012 nguồn vốn dài hạn dài hạn giảm 144 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 13,8%. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do BHXH đã rút 140 tỷ nguồn vốn TDH đến hạn trong năm 2012.

+ Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động vốn

Tiền gửi của dân cư tại Chi nhánh Thăng Long luôn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với tiền gửi của các TCKT dù luôn có sự tăng đều qua các năm. Năm 2010, số dư tiền gửi của dân cư là 1149 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 36,3% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 số dư tiền gửi của dân cư đã tăng lên tới 1348 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 37,5% trong tổng nguồn vốn huy động tăng 199 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 17%, Và tới năm 2012 số dư tiền gửi của dân cư là 1854 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 46,5% so với tổng nguồn vốn huy động, tăng lên 506 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 37,5% so với năm 2011. Nếu nhìn vào số liệu huy động vốn năm 2012 của Chi nhánh có thể thấy là tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư đã có sự tăng lên rõ rệt so với các năm trước. Điều này là do Chi nhánh đã nhận thấy rõ nguồn vốn huy động từ dân cư sẽ mang tính bền vững hơn nhiều so với tiền gửi của các TCKT .

Tiền gửi của TCKT tại Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn huy động từ dân cư trong cả 3 năm 2010 đến năm 2012. Năm 2011, số dư tiền gửi của TCKT tại Chi nhánh là 2245 tỷ đồng, chiếm 62,5 % trong tổng nguồn huy động và đến năm 2012 thì con số này là 2132 tỷ đồng, chiếm 53,5% trong tổng nguồn huy động. Nhìn từ bảng số liệu huy động nguồn của Chi nhánh trong cả 3 năm 2010, 2011, 2012, có thể dễ dàng nhận thấy Chi nhánh thu hút khá tốt nguồn tiền gửi của các TCKT. Điều này có được là do Chi nhánh có quan hệ tốt với các TCKT lớn, có uy tín như: Công ty Thông tin di động (VMS), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty CP Hiệp Hòa… Tuy nhiên cũng có thể thấy số dư tiền gửi của các TCKT tại Chi nhánh đang có sự giảm dần, trở nên cân bằng hơn so với tỷ trọng huy động vốn từ dân cư. Nguyên nhân một phần là Chi nhánh đã tập trung hơn cho việc huy động vốn từ dân cư, một phần là các TCKT đang cần nhiều tiền hơn để đối phó với những khó khăn hiện tại.

Mặc dù vấp phải sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTMCP khác, lãi suất huy động tăng cao, công tác huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chi nhánh Thăng Long vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng đều qua các năm. Nguyên nhân là do ngân hàng đã thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, thực hiện các trương trình khuyến mại với các phần quà và giải thưởng hấp dẫn dành cho khách hàng gửi tiền… tác phong giao dịch và kĩ năng làm việc của cán bộ, niềm nở, thân mật với khách hàng, chuyên nghiệp, chủ động trong công tác tiếp thị để thu hút khách hàng. Tuy nhiên vẫn còn có những tồn tại mà chi nhánh cần phải khắc phục như: Cảnh quan của các phòng giao dịch còn chưa được bài trí chuyên nghiệp như ở một số NHTMCP, không đủ các máy photo, máy in chứng từ phải sử dụng chung cho nhân viên làm việc nên nhiều khi đông khách, khách hàng vẫn phải ngồi chờ mất thời gian gây tâm lý không tốt.

Hoạt động cho vay

Bảng 2.2: Hoạt động cho vay của BIDV Thăng Long

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

ST % So với 2009 ST % So với 2010 ST % ST % ST % Tổng dư nợ 2780 100 3670 100 890 32,03 2510 100 -1157 -31,53 Thời hạn Ngắn hạn 2180 78,5 2770 75,5 589 27 1790 71,4 -978 -35,28 Trung, dài hạn 596 21,5 897 24,5 301 51 718 28,6 -179 -19,96 Loại tiền VNĐ 2320 83,5 2870 78 545 23 1940 77 -929 -32,41 Ngoại tệ QĐ 458 16,5 803 22 345 75 575 23 -228 -28,39 Đối tượng Dư nợ bán lẻ 431 15,5 749 20,4 318 74 756 30 7 0,93 Dư nợ TCKT 2350 84,5 2920 79,6 572 24 1760 70 -1164 -39,86

Biểu đồ 1: Tổng dư nợ BIDV Thăng Long 2010 – 2012

(Đơn vị tỷ đồng)

Theo bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ của Chi nhánh có sự biến động khác nhau qua các năm. Năm 2010, tổng dư nợ cho vay là 2779 tỷ đồng, năm 2011 dư nợ cho vay là 3669 tỷ đồng, tăng 890 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng là 32,03%, năm 2012 dư nợ cho vay lại giảm tương đối mạnh là 1157 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ giảm 31,53%. Dư nợ tín dụng năm 2011 của chi nhánh tăng lên so với 2010 như số liệu ở trên nguyên nhân là do: Thứ nhất, Chính phủ thông qua gói kích cầu thứ 2 QĐ số 2072/QĐ- TTg ngày 11/12/2009 tiếp theo quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn tại Ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Theo đó trong năm 2010 và 2011 các tổ chức, cá nhân đáp ứng được điều kiện cho vay của quyết định này sẽ được giảm trừ số tiền lãi bằng 2%/năm

tính trên số tiền vay và thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Chính nhờ có động lực này nên rất nhiều các tổ chức, cá nhân đã tiếp cận dễ dàng hơn với vốn vay Ngân hàng, qua đó khiến dư nợ tín dụng của Chi nhánh cũng tăng cao hơn so với bình quân các năm liền kề. Thứ hai, chi nhánh đã thực hiện giải ngân cho nhiều khoản vay lớn cho các khách hàng lớn, đã có quan hệ lâu năm với Ngân hàng như: Công ty Thực phẩm Miền Bắc, Matexim, Cty CP Đạt Phương...

Năm 2012 dư nợ tín dụng giảm mạnh là do: Từ quý IV 2011 đến đầu năm 2012, Chi nhánh đã phát sinh một số khoản nợ xấu đã cho vay từ trước đó. Các khách hàng thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long như: Công ty CP số 4 Thăng Long, Công ty CP số 6 Thăng Long và một số khách hàng như: Công ty TNHH Hoa Phát, Khải Hoàn đã không thanh toán được những khoản nợ đến hạn. Chính điều này đã khiến cho kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh trong năm này có sự thay đổi. Thứ hai, do Chủ trương của Chi nhánh trong năm 2012 là tập trung huy động vốn, xử lý thu hồi nợ xấu. Ngoài ra Chi nhánh cũng thực hiện rà soát lại chính sách khách hàng và áp dụng tỷ lệ tài sản đảm bảo cao hơn cho các khoản dư nợ. Điều này đã khiến cho một số khách hàng lớn như: Công ty TNHH Thép Hồng Thanh, Thép Thành Đô không đáp ứng được về quy định TSĐB của Chi nhánh nên đã tạm dừng vay khiến cho dư nợ tín dụng của Chi nhánh giảm xuống. Thứ ba, tạm dừng cho vay đối với khách hàng liên quan đến lĩnh vực rủi ro cao (kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đầu tư tích trữ xi măng,…).

Phân tích cơ cấu cho vay

+ Dư nợ phân theo thời gian

Dư nợ cho vay ngắn hạn của Chi nhánh qua các năm đều chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ. Năm 2010 cho vay ngắn hạn là 2183 tỷ đồng chiếm 78,5% trong tổng dư nợ. Năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn là 2772 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75,5% trong tổng dư nợ, tăng 589 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 27%. Năm 2012 dư nợ cho vay chiếm tới 71,4% tổng dư nợ nhưng dư nợ lại giảm đi 978 tỷ với tỷ lệ giảm tương ứng là 35,28%. Tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn luôn rất lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh và điều này cũng là dễ hiểu

vì đa phần các doanh nghiệp tìm đến vốn vay Ngân hàng là do cần vốn lưu động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ hơn khá nhiều so với dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ cho vay trung và dài hạn là 596 tỷ đồng chiếm 21,5% tổng dư nợ cho vay. Năm 2011 cho vay trung và dài hạn là 897 tỷ đồng với tỷ trọng 24,5% tổng dư nợ cho vay, tăng 301 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 51%. Năm 2012 dư nợ cho vay trung và dài hạn lại giảm chỉ còn 718 tỷ đồng giảm 179 tỷ đồng so với 2011 nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ lại là 28,6% tăng hơn năm 2010, 2011. Nhìn những số liệu ở bảng trên, ta cũng có thể thấy Chi nhánh đã chú trọng hơn trong cho vay trung dài hạn để các doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ phục vụ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các cá nhân vay để phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như vay xây nhà, sửa nhà, mua ô tô... Mức giảm về con số tuyệt đối của dư nợ trung dài hạn trong năm 2012 được giải thích là do năm này Chi nhánh chủ trương hạn chế hoạt động tín dụng để tập trung xử lý nợ xấu và đẩy mạnh huy động vốn.

+ Dư nợ phân theo loại tiền:

Ta thấy dư nợ cho vay theo đồng nội tệ của chi nhánh luôn tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ cho vay theo VNĐ là 2321 tỷ đồng chiếm 83,5% trong tổng dư nợ. Năm 2011 là 2866 tỷ đồng chiếm 78% tổng dư nợ, tăng 545 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 23%. Năm 2012 dư nợ tín dụng theo đồng nội tệ chiếm 77% trong tổng dư nơ cho vay, giảm 929 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ giảm là 32,41%. Sự giảm này không phải là do chi nhánh tăng cho vay với đồng ngoại tệ vì doanh số cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ lệ cao tới 77% mà do doanh số cho vay năm 2012 giảm so với năm 2011.

Dư nợ vay bằng đồng ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tông dư nợ ở cả 3 năm. Năm 2010 chiếm 16,5% tổng dư nợ vay, năm 2011 chiếm 23% và năm 2012 chiếm tỷ trọng 23% so với tổng dư nợ. Điều này cho thấy Chi nhánh chưa chú trọng đến đối tượng khách hàng vay ngoại tệ như hoạt động đầu

tư nước ngoài hay hoạt động xuất nhập khẩu – đây là những hoạt động ngày càng phát triển hiện nay. Tuy nhiên nhìn vào tỷ trọng dư nợ vay bằng đồng ngoại tệ trong tổng dư nợ đang tăng đều qua các năm có thể thấy Chi nhánh đã bắt đầu chú tâm hơn trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp kể trên.

+ Dư nợ theo đối tượng khách hàng:

Nhìn vào các số liệu ở bảng trên có thể thấy những năm qua Chi nhánh vẫn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 29 -29 )

×