- Thông tin thị trường: đó là thông tin về các loại hàng hóa, sản phẩm ngân hàng định tài trợ Thông tin này có thể thu nhập qua số liệu thống kê, tạp chí
TIÊU DÙNG CỦA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.3.1 Đánh giá về năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV chi nhánh Thăng Long.
dùng của BIDV chi nhánh Thăng Long.
•Những kết quả đạt được
Tuy CVTD không phải là một thế mạnh của ngân hàng nhưng bước đầu khi tiến hành đẩy mạnh hoạt động này, ngân hàng dã cố gắng cải thiện tạo ra những sản phẩm CVTD hoàn thiện hơn phù hợp với nhu cầu của khách hàng, và đạt được những kết quả nhất định:
-Thứ nhất, dư nợ CVTD có mức tăng trưởng nhanh. Như đã phân tích năm 2010 con số dư nợ là 209 tỷ đồng thì tới 2012 đã lên tới 501 tỷ đồng, có được như vậy là nhờ có sự nỗ lực của ngân hàng trong việc cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm trong CVTD từ đó mà năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này đã tăng rõ rệt.
- Thứ hai, mức độ rủi ro thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn trong CVTD nhỏ hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng, không có nợ xấu. Có được kết quả này một phần cũng là do ngân hàng có sự định hướng phát triển đúng đắn, thường xuyên kiểm tra giám sát các khoản nợ sát sao. Điều này cũng khảng định được uy tín của ngân hàng trong lĩnh vực CVTD khi thu hút được một lượng khách hàng tin cậy, khả năng thanh toán đảm bảo.
- Thứ ba, hiệu quả CVTD cao, lợi nhuận thu được từ hoạt động này tăng nhanh, từ đó có thể thấy hiệu quả cho vay tiêu dùng khá tốt, tuy nhiên tỷ trọng của CVTD trên tổng lợi nhuận vẫn còn khiêm tốn, nhưng CVTD vẫn thể hiện được tính ưu việt của một sản phẩm kinh doanh đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đây cũng chính là lý do đẻ ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong lĩnh vực này nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
- Thứ tư, hoạt động CVTD đã giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, theo kịp xu thế phát triển của các ngân hàng thương mại hiện đại và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Việc cung cáo các sản phẩm tiêu dùng có chất
lượng tốt đã phần nào xây dựng được hình ảnh cho BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Thăng Long nói riêng thành những địa chỉ tin cậy cho người tiêu dùng.
- Thứ năm, tăng khả năng cạnh tranh trong CVTD giúp cho ngân hàng huy động được một nguồn vốn lớn cho chính ngân hàng. Với đối tượng phục vụ chủ yếu là các cá nhân và hộ gia định, một lực lượng đông đảo làm cho số người biết đến BIDV Thăng Long ngày càng nhiều, góp phần mở rộng đối tượng huy động vốn và thực tế cho thấy tỷ trọng huy động vốn cá nhân và hộ gia định của ngân hàng đã tăng rõ rệt trong những năm gần đây, năm 2010 con số huy động là 1149 tỷ đồng đến 2012 con số lên đến 1854 tỷ đồng. Cũng nhờ có lượng vốn huy động từ dân cư tăng mạnh mẽ như vậy đã giúp cho ngân hàng nâng cao khả năng thanh khoản, sử dụng nguồn huy động được để tiếp tục cung cấp các khoản vay mới, từ tăng hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, giúp ngân hàng tăng thu nhập.
Như vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động CVTD là hoàn toàn đúng đắn, có thể khẳng định đây là hướng phát triển hiệu quả của ngân hàng. Không những làm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, theo kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng, phá bỏ được giới hạn về phạm vi cho vay bó hẹp trong khuôn khổ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước đây.
•Hạn chế
- Thứ nhất, quy mô hạn chế. Năng lưc cạnh tranh về cho vay tiêu dùng còn chưa tương xứng với lợi thế về quy mô của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng về khách hàng và dư nợ tuy có cao, tuy nhiên nếu so sánh với tiềm lực và lợi thế của BIDV thì hoạt động CVTD của chi nhánh chưa thực sự được mở rộng tương ứng với nhu cầu thị trường và tiềm lực vốn có của ngân hàng.
- Thứ hai, hạn chế về sản phẩm: sản phẩm tuy đã có sự hoàn thiện nhưng còn nghèo nàn chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, sản phẩm chưa có sự kết hợp để tạo ra những ưu điểm cho sản phẩm mà mới chỉ mang tính đơn thuần, chưa có nét đặc biệt so với các sản phẩm khác. So với các sản phẩm của ACB, VIB, Techcombank….Thì các sản phẩm của BIDV chưa thực sự nổi bật.
- Thứ ba, số lượng khách hàng còn hạn chế, mặc dù tốc độ tăng trưởng mạnh qua các năm nhưng nhìn chung thị phần cho vay tiêu dùng của BIDV Thăng Long còn khá nhỏ so với các ngân hàng khác đặc biệt là so với các ngân hàng TMCP, số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm còn hạn chế. Lượng khách hàng có nhu cầu vay là khá lớn tuy nhiên lý do cũng một phần bởi công tác quảng bá của ngân hàng chưa hiệu quả, chưa thực sự kết nối được giữa khách hàng với sản phẩm của ngân hàng.
- Thứ tư, hoạt động phân phối của ngân hàng phần lớn là phân phối truyền thống, nghĩa là khách hàng trực tiếp tới ngân hàng giao dịch, các kênh phân phối khác thông qua đại lý bán xe, công ty bảo hiểm, cá sàn giao dịch bất động sản đã có tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả cao. Trong khi nếu hoạt động phân phối thông qua các tổ chức trung gian này hiệu quả, thì con số dư nợ và tốc độ tăng trưởng về CVTD sẽ tăng lên rất đáng kể, ngoài ra còn nâng cao được thị phần, tạo sự thuận tiện,tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của ngân hàng.
•Nguyên nhân
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Thứ nhất, kinh nghiệm của BIDV Thăng Long trong cho vay tiêu dùng còn hạn chế. CVTD là một hướng đi mới tuy nhiên lại chưa được chú trọng phát triển ngay từ đầu. ngoài ra đây lại không phải sản phẩm truyền thống, thế mạnh của ngân hàng. điều này làm cho sản phẩm về hoạt động CVTD của ngân hàng còn thiếu và yếu so với các đổi thủ cạnh tranh, mặc dù các sản phẩm của BIDV ra đời sau tuy nhiên lại chưa tạo ra được sự khác biệt và nổi bật so với các sản phẩm tương ứng của các ngân hàng khác do đó chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm. Ngân hàng đã có những giải pháp như áp dụng lãi suất mềm cho khách hàng trong khi để mở rộng số lượng khách hàng thì sản phẩm, chất lượng mới là yếu tố quan trọng nhất, quyết định hàng đầu. Trên thực tế, khách hàng một khi đã hài lòng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ thì sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao hơn mà vẫn thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng vì đây thường là những khoản vay với số tiền nhỏ nên lãi suất không phải là yếu tố hàng đầu mà khách hàng đặt ra khi sử dụng sản phẩm, mà yếu tố hàng đầu chính
là tiện ích của nó. Tuy nhiên các sản phẩm của BIDV chưa thực sự tạo ra được điều này.
- Thứ hai, hoạt động marketing của ngân hàng về CVTD chưa thực sự hiệu quả. Trong thời gian dài, hình ảnh của ngân hàng BIDV luôn được biết đến tuy nhiên lĩnh vực mà BIDV được biết đến lại không phải là cho vay tiêu dùng. Ngân hàng đã bắt đầu triển khai các hình thức quản bá hình ảnh mới về hoạt động CVTD thông qua tờ rơi, khuyến mại, băng rôn tuy nhiên những hình thức này mới ở mức chung chung chưa đạt được hiệu qua mong muốn, trong khi mảng CVTD lại là thế mạnh của các đối thủ cạnh tranh.
- Thứ ba, nguồn nhân lực còn hạn chế, đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh đặc biệt là phòng dịch vụ khách hàng cá nhân ít, theo hướng phát triển tập trung vào CVTD, chi nhánh cũng đã có sự phân công chuyển một số cán bộ từ phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp sang do đó những cán bộ này còn chút bỡ ngỡ, chưa có nhiều kinh nghiệm về mảng hoạt động này. Do đó cũng rất khó khi cạnh với những ngân hàng có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong cho vay tiêu dùng.
- Thứ tư, chính sách cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn chưa thông thoáng và có rào cản nhất định. Nếu như các ngân hàng khác phát triển các loại hình cho vay tín chấp hoặc cho vay 100% giá trị khoản vay thì các loại hình cho vay của BIDV chỉ tối đa 70% nhu cầu vay của khách hàng, điều này là một trong những nhược điểm của ngân hàng làm giảm sức cạnh tranh trong CVTD.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nguyên nhân từ phía khách hàng: khách hàng đưa ra càng nhiều tiêu chí, và để đáp ứng được nhu cầu đó của khách hàng rất khó khăn, khách hàng càng ngày càng đòi hỏi các yêu cầu cao hơn, muốn thủ tục nhanh gọn, mức được vay là lớn nhất với nhu cầu của họ. Những khách hàng có trình độ, có tài chính lành mạnh lại càng đòi hỏi cao về về chất lượng dịch vụ, nếu cán bộ không có kinh nghiệm, và biết phối hợp với các bộ phận rất dễ dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng. Trong khi có nhiều khách hàng vì không hiểu nên vẫn nghĩ thủ tục ngân hàng rườm rà và phức tạp. Do vậy họ sẵn sàng đi vay tư nhân với
lãi suất cao để đạt được nhu cầu nhanh chóng, ngoài ra cũng một phần tâm lý con người e ngại việc đi vay để mua sắm tiêu dùng, đây vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với rất nhiều người, e ngại việc nợ nần chính vì vậy đã làm giảm lượng khách hàng đến với ngân hàng.
Thứ hai, môi trường pháp luật: Hiện nay hành lang pháp lý về cho vay tiêu dùng còn thiếu và yếu, quy định pháp luật hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về CVTD. Hiện nay CVTD chủ yếu áp dụng các văn bản chung trong cho vay và các quy định liên quan. Trong khi cho vay tiêu dùng có nhiều điểm riêng biệt. Điều này làm cho ngân hàng phải cân nhắc các khoản vay một cách cẩn thận để cho vay vì sợ vướng mắc khi phát sinh tranh chấp. Tiến độ cấ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử đụng đất còn chậm, trong khi ngân hàng chỉ nhận thế chấp với bất động sản đã được cấp giấy chứng nhận vì vậy đã hạn chế CVTD của ngân hàng. Ngoài ra việc phát mại tài sản của ngân hàng khi khách hàng không thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cũng gặp rất nhiều khó khăn vì phải làm rất nhiều thủ tục khởi kiện, và việc thụ lý hồ sơ kéo dài đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và ngoài ra chính phản ứng của nguwofi vay khi bị phát mại tài sản cũng khiến các tổ chức tín dụng phải đau đầu. Các yếu tố này đã khiến các ngân hàng có kiểm soát chặt chẽ trong quyết định cho vay tiêu dùng.
Thứ ba sự cạnh tranh từ thị trường, trên địa bàn hoạt động của ngân hàng có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng khác, các ngân hàng đối thủ cũng đang đua nhau thực hiện các chiến thuật canh tranh dưới nhiều hình thức nhằm đặc biệt hóa các sản phẩm của mình. Hiện nay hầu hết các NHTMCP đều đã tham gia vào thị trường vày với những sản phẩm có tính chất tương tự nhau nên các ngân hàng đã đưa thêm các mảng dịch vụ tiện ích hỗ trợ đi kèm tạo nên tính đa dạng của sản phẩm như một số ngân hàng đã và đang triển khai, trong khi các sản phẩm của BIDV còn khá đơn thuần chưa có tính đột phá. Do đó để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này ngân hàng cần cải tiến và phát triển các sản phẩm cho vay hơn nữa để nâng cao tính cạnh tranh.