Kiến nghị đối với Chính phủ, cơ quan nhà nước và Bộ ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long (Trang 57)

- Thông tin thị trường: đó là thông tin về các loại hàng hóa, sản phẩm ngân hàng định tài trợ Thông tin này có thể thu nhập qua số liệu thống kê, tạp chí

TIÊU DÙNG CỦA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ, cơ quan nhà nước và Bộ ngành

Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng là một xu thế tất yếu đối với các NHTM tại Việt Nam hiện nay vì những lợi ích từ nó đem lại ko chỉ đối với ngân hàng, người tiêu dùng, nhà sản xuất mà còn đối với toàn nền kinh tế của xã hội. Vì vậy các cơ quan nhà nước cần có những chính sách phù hợp để hỗ trợ giúp đỡ

và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động này.

Kiến nghị thứ nhất: nhà nước cần có biện pháp, chính sách nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Chính phủ cần có những chính sách, đường lối xác định chiến lược phát triển kinh tế theo hướng phát triển các ngành mũi nhọn trong đó ưu tiên phát triển các ngành sản xuất hàng hóa tiêu dùng và các ngành dịch vụ, nhằm tăng mức cung về hàng hoám dịch vụ đáp ứng được mức cầu ngày càng tăng của dân cư. Ngoài ra việc củng cố cơ cấu ngành một cách hợp lí sẽ giảm bớt được tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Nhà nước cũng cần có những chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đúng định hướng, ổn định môi trường kinh tế - chính trị - xã hội để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư, thúc đẩy cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.

Kiến nghị thứ hai: Hoàn thiện môi trường pháp lý

Luật pháp là một cơ sở pháp lý cần thiết cho các hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động CVTD nói riêng, các nước phát triển trên thế giới đều đã xây dựng hệ thống luật tín dụng tiêu dùng chặt chẽ, khoa học và đây chính là điều kiện thuận lợi để hoạt động tín dụng tiêu dùng của các nước này phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, đối với Việt Nam, nhà nước cũng cần xây dựng và hoàn thiện luật tín dụng tiêu dùng tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM đẩy mạnh và phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng, cụ thể:

- Tạo cơ chế khuyến khích các ngân hàng cho vay bán lẻ như đưa ra các tỉ lệ dự trữ phù hợp cho các NHTM.

- Nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện và ban hành luật tín dụng tiêu dùng - Hoàn thiện quy trình, thủ tục phát hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đơn giản hóa các thủ tục cầm cố, công chứng và tạo khung khổ pháp lí để thu thồi nợ cầm cố.

Kiến nghị thứ ba: Điểu chỉnh quy trình đẩy nhanh tốc độ cấp “ sổ đỏ”

lý nhà nước thực hiện giải quyết, tuy nhiên một thực trạng vẫn tồn tại khi tại các đô thị vẫn còn tình trạng tồn đọng việc cấp giấy tờ trên cho người dân. Lý do thì nhiều nhưng hậu quả của nó là việc quản lý đất đai nhà cửa thêm khó khăn, đặc biệt là đối với người dân. Với hoạt động cho vay mua nhà, cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thời gian có được sổ đỏ để thế chấp chậm chạp.

Kiến nghị thứ tư: Thành lập quỹ bảo hiểm cho vay mua nhà trả góp.

Với đặc điểm cho vay mua nhà trả góp thường là những món lớn, và cũng có rủi ro nên cần có bảo hiểm trong hoạt động này. Hiện nay, ở Việt Nam thị trường bất động sản đã có yên ắng, tuy nhiên những năm trước đây, TTBĐS cũng đã có hiện tượng các căn nhà có giá trị vượt xa giá trị thực của nó, tình trạng này sẽ rất nguy hiểm khi vỡ “ bong bóng xà phòng” vì các ngân hàng thường nhận tài sản đảm bảo là chính là những căn nhà đó. Trong hoạt động cho vay mua ô tô thì các ngân hàng luôn yêu cầu người vay mua bảo hiểm 100% giá trị chiếc xe đó thì mới cho vay để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Do vậy đối với hoạt động cho vay như mua nhà việc có bảo hiểm sẽ tạo điều kiện hạn chế được rủi ro trong các trường hợp như cháy, hỏng hóc, sập, hay sụt giảm giá trị trên TBĐS. Để làm được điều này không chỉ có ngành ngân hàng mà còn cần chính phủ và cơ quan như bảo hiểm tham gia. Bảo hiểm cho các căn nhà vẫn hoàn toàn đem lại lợi nhuận cho công ty bảo hiểm và đối với nhà nước thì là một việc nên làm bởi nó có ý nghĩa cho người có thu nhập thấp, và góp phần ổn định thị trường nhà đất.

Kiến nghị thứ 5: Nhà nước cần hỗ trợ các NHTM trong việc phổ cập các thông tin về hoạt động cho vay tiêu dùng.

Một thực tế hiện nay là hoạt động tiêu dùng chỉ xuất hiện trên báo đài khi ngân hàng có nhu cầu quảng cáo và tự mình đề nghị với các tờ báo hay đài phát thanh và truyền hình. Tuy nhiên với cách làm như vậy vẫn chưa tác động nhiều đến nhận thức của người dân.

Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ các NHTM như yêu cầu các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí làm các chương trình tài liệu, viết bài giới thiệu quảng bá cho tín dụng tiêu dùng. Như vậy vai trò cũng như tiện ích của loại

hình này sẽ được đông đảo mọi người biết tới, qua đó khơi dậy được nhu cầu của họ góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w