- Thông tin thị trường: đó là thông tin về các loại hàng hóa, sản phẩm ngân hàng định tài trợ Thông tin này có thể thu nhập qua số liệu thống kê, tạp chí
TIÊU DÙNG CỦA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.2.1 Chỉ tiêu định lượng về cho vay tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng từ trước đến nay vốn không phải là một thế mạnh của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, không những thế lĩnh vực này còn chịu sự cạnh tranh rất mạnh mẽ của các ngân hàng khác nhất là các NGTMCP trong cùng địa bàn. Tuy nhiên việc phát triển cho vay tiêu dùng là một hướng đi đúng đắn khi mà cho vay sản xuất kinh doanh hiện nay gặp rất nhiều khó khăn,
các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp suy giảm, nợ xấu nhiều, ưu thế của cho vay tiêu dùng là món vay nhỏ tuy nhiên khả năng thanh toán của khách hàng cá nhân lại đảm bảo hơn.
Bảng 2.5: Quy mô, tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng ( 2010 – 2012)
( Đơn vị: tỷ đồng) 2010 2011 2012 ST Tăng trưởng (%) ST Tăng trưởng (%) ST Tăng trưởng (%) Doang số cho vay 314,8 24,5 390,7 24,1 536,4 37,2 Doanh số thu nợ 260,3 32,4 362,1 39,1 510,5 41,0 Dư nợ 209 21,5 306,1 46,5 501 63,7 (Nguồn phòng dịch vụ khách hàng cá nhân)
Cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong ba năm đã có sự phát triển khá nhanh trên cả 3 chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ và cả số dư nợ, các chỉ tiêu này năm sau đều cao hơn năm trước, sự phát triển này là nhờ ngân hàng đã có chiến lược tập trung đẩy mạnh cho vay tiêu dùng khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, ngân hàng đã phát triển các sản phẩm và dịch vụ cho vay tiêu dùng phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.
Biểu đồ 2: Tăng trưởng về doanh số cho vay tiêu dùng.
Doanh số cho vay tiêu dùng tăng dần đều qua 3 năm từ 2010 – 2012. Năm 2010 doanh số cho vay là 314,8 tỷ đồng nhưng tới 2011 con số này đã lên đến 390,7 tỷ đồng tương đương với mức tăng 24,1%. Sang năm 2012 doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên 536,4 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 37,2% so với 2011. Đây được đánh giá là thành tích của ngân hàng trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng khi kinh tế đất nước giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn. Việc cho vay các tổ chức kinh tế hạn chế. Lượng cho vay tăng thêm này đã phần nào giúp kích cầu tiêu dùng trong nước, và phần nào cho thấy các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng đã được khách hàng đón nhận và sử dụng nhiều hơn trước.
Dư nợ của ngân hàng cũng liên tục tăng nhanh, năm 2010 dư nợ về CVTD chỉ đạt 209 tỷ đồng thì sang 2011 con số này lên đến 306,1 tỷ đồng tương đương với mức tăng trưởng 46,5% . Năm 2012 dư nợ CVTD lên đến 501 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng là 63,7%. Đây là những con số cho thấy sự tăng trưởng rất mạnh mẽ của hoạt động cho vay tiêu dùng, đây cũng là một điều đáng mừng vì từ lĩnh vực truyền thống và chủ yếu của ngân hàng BIDV nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng là cho vay các TCKT, tuy nhiên, với tình hình kinh tế như hiện nay, và mục tiêu chiến lược nhằm vào hoạt động CVTD do đó mà BIDV đã ngày càng mở rộng lĩnh vực này hơn và đã đạt được những thành công khá rõ rệt. Dư nợ tăng mạnh, trong khi không có nợ xấu về CVTD điều đó cho thấy chất lượng của các khoản CVTD rất tốt, đảm bảo khoản
vay được sử đụng đúng mục đích góp phần kích cầu tiêu dùng. Trong thời gian tới ngân hàng đang nỗ lực để tăng dư nợ CVTD kết hợp với kiểm soát các khoản vay một cách hợp lý để CVTD trở thành mảng hoạt động lớn trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Bảng 2.6: Tỉ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng CVTD (2010 – 2012)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Dư nợ cho vay tiêu dùng 209 306,1 501
Tổng dư nợ cho vay 2789 3670 2510
Tỷ trọng 7,50% 8,34% 19,96%
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh)
Biểu đồ 3: Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay (2010 – 2012)
Qua bảng số liệu và biểu đồ tỷ trọng cho thấy: không chỉ dư nợ hoạt động CVTD tăng trưởng mạnh mà tỷ trọng của nó đối với tổng dư nợ của ngân hàng cũng tăng, năm 2010 tỷ trọng chiếm 7,5% , sang năm 2011 tỷ trọng đã tăng lên 8,34% đặc biệt sang đến năm 2012 đã tăng lên 19,96%, đây được coi là tốc độ tăng tỷ trọng khá nhanh của hoạt động CVTD, tuy nhiên tỷ trọng này vẫn còn tương đối thấp. Nhưng điều đó lại cho thấy rất rõ ràng mục tiêu chiến lược của BIDV Thăng Long hiện nay là tăng tỷ trọng CVTD để hoạt động này phát triển
mạnh mẽ, tỷ trọng tăng dần này có được là do năm 2011, 2012 khi mà tỷ lệ cho vay các TCKT của chi nhánh nói riêng giảm mạnh vì e ngại nợ xấu, và chính sách hạn chế hoạt động này của ngân hàng đã đặt ra từ cuối 2010, thay vào đó là đẩy mạnh hoạt động CVTD bằng các chính sách ưu đãi cho khách hàng và chính sách lãi suất hợp lý. Trong thời gian tới BIDV Thăng Long sẽ còn áp dụng các phương pháp khác tích cực hơn nữa để đẩy mạnh hơn tỷ trọng CVTD, để hoạt động CVTD tận dụng được những lợi thế về quy mô vốn, uy tín của ngân hàng trở thành lĩnh vực thế mạnh của ngân hàng BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Thăng Long nói riêng.
Bảng 2.7: Tỉ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian ( 2010 - 2012)
(Đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Ngắn hạn 52,88 25,3 131,01 42,8 336,67 67,2 Trung hạn 55,39 26,5 104,99 34,3 73,15 14,6 Dài hạn 100,74 48,2 70,10 22,9 91,18 18,2 Tổng 209 100 306,1 100 501 100
(Nguồn báo cáo tổng kết năm 2010- 2012)
Biểu đồ 4: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo thời gian ( 2010 – 2012)
CVTD trong ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với CVTD trung và dài hạn, nếu như năm 2010 tỷ trọng của cho vay tiêu dùng trung và dài hạn chiếm đến 74,7% tổng dư nợ CVTD thì sang năm 2011, 2012 tỉ trọng này giảm đáng kể và thay vào đó là CVTD ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao. Trong năm 2012 cho vay tiêu dùng ngắn hạn chiếm đến 67,2% tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn giảm mạnh chỉ chiếm 32,8%. Điều này cũng dễ hiểu khi tình hình kinh tế hiện nay đang khó khăn, thị trường bất động sản đang yên ắng do đó ngân hàng cũng e ngại với các khoản vay trung dài hạn. Cũng dễ hiểu khi cơ cấu cho vay tiêu dùng của chi nhánh như vậy, với đặc điểm cho vay tiêu dùng là các khoản vay quy mô nhỏ, mục đích chủ yếu là tiêu dùng nên thời hạn cho vay thường ngắn, các khoản cho vay tiêu dùng dài hạn chủ yếu là các khoản cho vay mua nhà và ô tô có thời hạn dài từ 3 – 10 năm, tuy nhiên những khoản vay này tại chi nhánh Thăng Long lại khá ít, và với tình hình kinh tế hiện nay việc bất động sản đang có nhiều vấn đề, các ngân hàng nợ xấu nhiều do đó một tâm lý chung là e ngại rủi ro, do đó các khoản cho vay trung dài hạn đang bị hạn chế.
Bảng 2.8: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn ( 2010 – 2012)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Dư nợ Tỷ trọng% Dư nợ Tỷ trọng% Dư nợ Tỷ trọng% Cho vay cán bộ,
công nhân viên 93.01 44.5 149.99 49 264.68 52 Cho vay mua nhà 63.54 30.4 86.63 28.3 148.63 29.2
Cho vay mua ô tô 25.71 12.3 51.12 16.7 75.33 14.8 Cho vay du học,
xuất khẩu lao động 26.75 12.8 18.37 6 20.36 4
Tổng 209 100 306.1 100 509 100
(Nguồn: phòng dịch vụ khách hàng cá nhân)
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ CVTD của chi nhánh. Năm 2010 chiếm 44,5% thì sang năm 2012 con số đã lên đến 52% tổng dư nợ CVTD, trong khi cho vay mua nhà và ô tô đang có xu hướng giảm nẹ và cho vay du học, xuất khẩu lao động giảm mạnh xuống chỉ còn 4% trong tổng dư nợ CVTD. Điều này cho thấy ngân hàng đang chú trọng tới đối tượng khách hàng là cán bộ công nhân viên chức với thời hạn cho vay ngắn hạn. Đây là những đối tượng khách hàng tiềm ẩn ít rủi ro nhất vì họ có mức lương ổn định và thời gian vay là ngắn hạn do đó khả năng thu hồi khoản vay nhanh chóng. Đây cũng là một chiến lược khá tốt của ngân hàng nhằm mở rộng hoạt động CVTD mà lại hạn chế được rủi ro cho ngân hàng.
Tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ của cho vay tiêu dùng
Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ của chi nhánh là 2,13% trong khi tỷ trọng này đối với cho vay tiêu dùng là 1,24% thấp hơn so với tỷ lệ nợ qúa hạn của toàn bộ các khoản cho vay. Đây là kết quả cho nỗ lực giảm thiểu rủi ro trong hoạt động này. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cần nâng cao khả năng phân tích thẩm định khách hàng, khả năng kiểm tra kiếm soát để đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn trong CVTD.
Bảng 2.9: Lợi nhuận từ CVTD so với tổng lợi nhuận ( 2010 – 2012)
(Đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % lợi nhuận CVTD 6,37 9,8 8,75 12,5 12,744 17,7 Lợi nhuận khác 58,63 90,2 61,25 87,5 59,256 82,3 Tổng LNTT 65 100 70 100 72 100
( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh )
Lợi nhuận từ hoạt động CVTD tuy còn thấp so với lợi nhuận từ các hoạt động khác nhưng lại có tốc độ tăng khá cao và đều đặn qua các năm, 2010 tốc độ tăng là 9,8% năm 2011 là 12,5% sang năm 2012 tốc độ tăng đã lên đến 17,7%. Tuy nhiên tỷ trọng lợi nhuận từ CVTD vẫn chưa cao, lí do là tỷ trọng dư nợ CVTD với tổng dư nợ còn thấp mặc dù đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy con số lợi nhuận thu được từ CVTD đang tăng rất mạnh điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này cũng đang tăng dần so với các đổi thủ.
Bảng 2.10: Số lượng khách hàng vay tiêu dùng.
(Đơn vị: người)
Năm 2010 2011 2012
Số khách hàng 275 368 494
(Nguồn báo cáo tổng kết )
Có thể thấy số lượng khách hàng đến với chi nhánh càng ngày càng tăng, năm 2012 khi con số là 275 người thì tới 2012 sau khi tiến hành chú trọng và đẩy mạnh CVTD thì số lượng khách hàng lên đến 494 người. Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ của ngân hàng phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, và chiếm được sự tin tưởng từ khách hàng.