ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH --- NGUYỄN VŨ THU LAN PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ H
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH -
NGUYỄN VŨ THU LAN
PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HÀ NỘI – 2019
Trang 2ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
NGUYỄN VŨ THU LAN
PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Yêm
Trang 3iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Yêm, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Nguyễn Vũ Thu Lan
i
Trang 4Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Yêm đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm, các thầy cô giáo trong Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Đài khí tượng thủy văn Việt Bắc, Chi cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Quảng Yên, Phòng NN&PTNT thị xã Quảng Yên đã cung cấp số liệu, tư liệu Xin gửi lời cảm ơn các hộ dân tại thị xã Quảng Yên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực tế, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè và gia đình đã chia
sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Nguyễn Vũ Thu Lan
ii
Trang 5v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 4
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu 9
1.3 Cơ sở thực tiễn của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu 25
1.3.1 Tình hình nôi trồng thủy sản trên thế giới 25
1.3.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam 26
1.3.3 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh 27
1.4 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 28
1.4.1 Vị trí địa lý 28
1.4.2 Đặc điểm tự nhiên 29
1.4.3 Tài nguyên thiên nhiên phục vụ nuôi trồng thủy sản 31
1.4.4 Hiện trạng kinh tế - xã hội 31
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Đối tượng nghiên cứu 33
2.2 Phạm vi nghiên cứu 33
2.3 Nội dung nghiên cứu 33
2.4 Cách tiếp cận 34
2.5 Phương pháp nghiên cứu 35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên 38
iii
Trang 6vi
3.1.1 Quy mô nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên 38
3.1.2 Hiện trạng tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên 49
3.1.3 Đánh giá hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên 62
3.2 Hiện trạng biến đổi khí hậu tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 64
3.2.1 Hiện trạng biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây 64
3.2.2 Kịch bản biến đổi khí hậu khu vực thị xã Quảng Yên 68
3.3 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên 71
3.3.1 Các tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên 72
3.3.2 Đánh giá của người dân về các tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản 76
3.4 Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên trong bối cảnh biến đổi khí hậu 77
3.4.1 Dự báo tác động của kịch bản biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên 77
3.4.2 Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại thị xã Quảng Yên 78
3.4.3 Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại thị xã Quảng Yên 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC………97
iv
Trang 8viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Mối quan hệ các ngành trong ngành thủy sản 17
Bảng 1.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nuôi trồng thuỷ sản 27
Bảng 3.1 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản 38
Bảng 3.2 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ 41
Bảng 3.3 Diện tích, sản lựợng và năng suất NTTS mặn, lợ theo đối tựợng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015 44
Bảng 3.4 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt TX Quảng Yên giai đoạn 47
Bảng 3.5 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (ºC) so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của TX Quảng Yên 68
Bảng 3.6 Nhiệt độ TB của TX Quảng Yên từ năm 2020 - 2100 (ºC) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 69
Bảng 3.7 Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh TX Quảng Yên 69
Bảng 3.8 Lượng mưa TB của TX Quảng Yên từ năm 2020 ÷ 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 70
Bảng 3.9 Mực NBD so với thời kỳ 1980 ÷ 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực TX Quảng Yên 71
Bảng 3.10 Sự thay đổi diện tích NTTS của TX Quảng Yên giai đoạn 2005- 2017 73
Bảng 3.11 Sự thay đổi sản lượng NTTS của TX Quảng Yên giai đoạn 2005- 2017 75
Bảng 3.12 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thủy tai đối với nuôi trồng thủy hải sản của hộ gia đình giai đoạn 2008 – 2013 76
vi
Trang 9ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Mối liên kết giữa dọc giữa các chủ thể trong ngành nuôi trồng thủy
sản 22
Hình 2.1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu 34
Hình 3.1 Năng suất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005- 2017 39
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện năng suất nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ của TX Quảng Yên giai đoạn 2003-2017 42
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện năng suất NTTS nước ngọt TX Quảng Yên giai đoạn 2001-2017 48
Hình 3.4 Vùng nuôi tôm thâm canh tập trung tại phường Hà An (TX Quảng Yên) đầu tư hạ tầng đồng bộ 50
Hình 3.5 Hà sú nuôi theo hình thức treo dây mang lại hiệu quả kinh tế cao 55
Hình 3.6 Mô hình huôi hàu nuôi sông 57
Hình 3.7 Đầm nuôi cá vược của nông dân tại xã Tiền Phong 58
Hình 3.8 Mô hình nuôi cá song chấm nâu tại các xã vùng Đông Yên Hưng 60
Hình 3.9 Mô hình nuôi cá bống tượng tại phường Hà An 62
Hình 3.10 Về nguy cơ ngập khu vực tỉnh Quảng Ninh ứng với kịch bản nước biển dâng 60 CM 66
Hình 3.11 Về nguy cơ ngập khu vực tỉnh Quảng Ninh ứng với kịch bản nước biển dâng 70 CM 67
Hình 3.12 Về nguy cơ ngập khu vực tỉnh Quảng Ninh ứng với kịch bản nước biển dâng 80 CM 67
Hình 3.13 Mô hình ảnh hưởng của BĐKH đến NTTS 72
vii
Trang 10hỗ trợ đầu tư trực tiếp cho thủy sản thấp; nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành thủy sản của tỉnh còn thiếu, Đặc biệt trong những năm gần đây ngành thủy sản của tỉnh cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức liên quan tới những rủi ro về môi trường, thị trường, thiên tai; tác động của BĐKH và quá trình phát triển kinh tế xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa
Quảng Yên là thị xã (TX) ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên: 31.919,34 ha Hoạt động kinh tế của TX Quảng Yên chủ yếu là nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và sản xuất nông nghiệp Năm 2018, tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn thị xã đạt 26.244 tấn, chiếm 21,7% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh Giá trị sản xuất thủy sản năm 2018 đạt 828 tỷ đồng
và chiếm 43,8% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp toàn huyện [19]
Trang 112
Trong những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản của TX Quảng Yên có nhiều biến động, sản lượng khai thác không ổn định Hoạt động nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, tác động của BĐKH Theo số liệu thống kê trong nhưng năm gần đây khu vực TX Quảng Yên thường xuyên xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiệt độ tăng, lũ diễn biến thất thường, mưa lớn kéo dài, triều cường và xâm nhập mặn Tác động của BĐKH đến việc phát triển NTTS rất rõ nét, ảnh hưởng đến nguồn giống, phá hỏng khu nuôi trồng thủy sản, phá hỏng tàu thuyền đánh bắt của người dân gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế Do đó, việc thực hiện đề tài
nghiên cứu “Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu” có tính thời sự và cấp thiết
2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá tình hình nuôi trồng thủy sản của Thị xã Quảng Yên trong bối cảnh BĐKH, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển NTTS thích ứng với BĐKH
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, xử lý số liệu, tài liệu có liên quan
- Tổng hợp cơ sở lý luận về BĐKH và NTTS
- Xác định phương pháp nghiên cứu và triển khai phương pháp nghiên cứu
- Phân tích hiện trạng phát triển NTTS của TX giai đoạn 2000 - 2017
- Tổng hợp và phân tích hiện trạng BĐKH trên địa bàn TX Quảng Yên
- Đánh giá tác động của BĐKH đến NTTS thông qua diện tích, năng suất, sản lượng NTTS tại TX Quảng Yên
- Đề xuất các giải pháp phát triển NTTS trong bối cảnh BĐKH
4 Những đóng góp của đề tài
Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc phân tích ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động NTTS khu vực TX Quảng Yên Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH cho NTTS tại TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh góp phần đảm bảo sản xuất hiệu quả
và bền vững Kết quả của luận án cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc
Trang 123
hoạch định các định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trong chế độ khí hậu mới, hỗ trợ quản lý các mục tiêu phát triển dài hạn và chỉ đạo sản xuất của địa phương
5 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phần nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 134
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Ủy ban Kinh tế vùng Châu Mỹ La tinh và Caribe (ECLAC, 2011) về tác động của BĐKH lên lĩnh vực nông nghiệp Guyana, mô hình kinh tế lượng đã được áp dụng để lượng hóa mối quan hệ giữa BĐKH và NTTS Trong mô hình, nhóm tác giả đã xây dựng được mối quan hệ về sự phụ thuộc của sản lượng hải sản (bao gồm cả khai thác và NTTS trên biển) với các yếu tố như giá hải sản xuất khẩu, nhiệt độ bề mặt nước biển và lượng mưa năm theo 3 kịch bản BĐKH đến năm 2050 của IPCC xây dựng [6] Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các tác giả đã không xem xét đồng thời tác động của các yếu tố kỹ thuật (công nghệ nuôi, sử dụng con giống, thức ăn, hóa chất, ) đến sản lượng thủy sản, cũng như tần suất và cường độ các cơn bão, lũ lụt hoặc hạn hán có thể xảy ra trong cả thời
kỳ nghiên cứu nên kết quả mô hình cần được xem xét thêm Tuy nhiên, đây là một hướng nghiên cứu tiềm năng cần được xem xét, chỉnh lý và phát triển để áp dụng vào việc lượng hóa các tác động của BĐKH đến NTTS tại TX Quảng Yên trong nghiên cứu của luận văn này Đến nay, mặc dù hiện tượng BĐKH toàn cầu
do con người gây ra đã được thừa nhận, nhưng từ phương diện nghiên cứu khoa học, thông tin liên quan đến BĐKH còn chứa nhiều yếu tố không chắc chắn Nghiên cứu tổng quan của De Silva và Soto (2009), De Silva (2012), Cochrane
et al (2009), Badjeck et al (2010) [10] về tác động tiềm tàng của BĐKH đến ngành thủy sản cho thấy các nghiên cứu tác động BĐKH trong ngành thủy sản đều chứa đựng yếu tố không chắc chắn, thường dựa trên các tính chất đặc thù của giống loài thủy sản và mối tương quan với môi trường tự nhiên để phán đoán Đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động NTTS khu vực TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Trên thế giới, nghiên cứu tác động của khí hậu, thời tiết đến hoạt động NTTS đã được quan tâm từ khá lâu nhưng nghiên cứu về mối quan hệ, đặc biệt
là tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với hoạt động NNTS vẫn còn ở mức hạn
Trang 145
chế W Neil Adger, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế - xã hội về môi trường toàn cầu - Đại học East Anglia Vương quốc Anh, là một trong các nhà khoa học nghiên cứu sâu về tác động của BĐKH đến hoạt động NNTS Năm 1999, ông đăng tải nghiên cứu về tác động do BĐKH đến các hình thức NTTS, bước đầu tài liệu này đã đưa ra cách tiếp cận trong đánh giá BĐKH và có khả năng áp dụng trên quy mô toàn cầu [33]
CARE là tổ chức đã hướng đến sử dụng đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực trong bối cảnh BĐKH Năm 2007, CARE xây dựng khung đánh giá sử dụng trong an ninh sinh kế hộ NTTS Trong khung đánh giá này, CARE tiếp cận theo hướng thích ứng BĐKH nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trong các hoạt động khai thác và NTTS
Năm 2009, Edward H Alisson và các cộng sự đã đưa ra tính dễ bị tổn thương của kinh tế nhà nước do tác động của BĐKH trong ngành thuỷ sản Tài liệu này đã so sánh tính dễ bị tổn thương của các nền kinh tế trước tác động tiềm tàng của BĐKH trên ngành khai thác thuỷ sản của họ Ông đã phân tích tính dễ
bị tổn thương dựa trên phân tích tác động tiềm tàng (Potental Impacts) của BĐKH bao gồm mức độ tác động (Exposure), tính nhạy cảm (Sensitivity) và năng lực thích ứng (Adaptive Capacity) Tuy nhiên, trong báo cáo này Alisson
và cộng sự chỉ mới sử dụng khung đánh giá tập trung vào đánh giá sinh kế nói chung chưa có đánh giá cụ thể cho từng hoạt động NTTS
1.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Trong bối cảnh BĐKH ngày càng rõ rệt như hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực chống lại BĐKH với các hoạt động, dự án trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: nông nghiệp, giao thông, thủy lợi với nhiều cơ quan chuyên môn cũng như các tổ chức quốc tế nghiên cứu và triển khai trong những năm qua Năm 1996, lần đầu tiên Tom G và cộng sự [7] đã nghiên cứu về tính diễn biến thủy triều của đới bờ Việt Nam do sự gia tăng mực nước biển và BĐKH, đã chỉ ra khả năng rủi ro cao cho khoảng 17 triệu dân khu vực đồng bằng ven biển
Theo báo cáo “Phân tích tác động của BĐKH đến nông nghiệp Việt Nam đề xuất các biện pháp thích ứng và chính sách giảm thiểu” trong dự án tăng cường
Trang 156
năng lực BĐKH cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [7], cũng đã đưa
ra nhưng kết quả nghiên cứu về thiệt hại của lĩnh vực nông nghiệp trước thiên tai trong giai đoạn thập niên 90 và 2000; đưa ra cảnh báo về sự giảm năng suất của cây trồng; mất đất do nước biển dâng
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường [7] đã nghiên cứu và
xây dựng hướng dẫn “Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” nhằm phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch hành động của các
Bộ, ngành địa phương với BĐKH Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận như sau:
- Đánh giá tác động của BĐKH ở thời điểm hiện tại sau đó đánh giá tác động trong tương lai dựa vào các kịch bản kết hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường;
- Đánh giá tác động của BĐKH theo ngành, vùng địa lý, ranh giới hệ sinh thái…
Tổ chức CARE International nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong đó đề cập tới tác động của BĐKH tới an ninh lương thực và thu nhập của người dân, nước sinh hoạt, sức khỏe và di dân Nghiên cứu cho thấy người nghèo và người dân vùng ven biển bị ảnh hưởng nhiều nhất Nghiên cứu
ở Thanh Hóa cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan: hạn hán, ngập lụt, thay đổi mùa đã tác động tới sản xuất nông nghiệp làm cho thiếu đói, gia cầm, khai thác thủy sản bị ảnh hưởng (Morten Fauerby Thomsen, 2010)
Ngoài ra Tổng cục Môi trường Việt Nam – Bộ Tài nguyên Môi trường, cũng
đã có nhiều đề án nghiên cứu về BĐKH tại tỉnh Quảng Ninh Ví dụ, dự án
“Nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH mức độ thiệt hại đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất địa bàn tỉnh Quảng Ninh” đã đưa ra
được mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất trong bối cảnh BĐKH cũng như kế hoạch ứng phó
của tỉnh trước những nguy cơ tác động này Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đánh giá tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng tại khu vực đảo Hà Nam, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” của Lương Thị Thu Huệ
(2014) [9], đã chỉ ra được các biểu hiện và xu hướng của BĐKH trong vòng 15
Trang 167
năm qua tại đảo Hà Nam - một địa điểm nhạy cảm với BĐKH thuộc địa bàn TX Quảng Yên Luận văn đã đánh giá được những tác động của BĐKH đến cộng đồng địa phương tại khu vực đảo Hà Nam, đồng thời xem xét những hệ lụy của các tác động này đến quá trình thực hiện phát triển bền vững và kinh tế xanh theo chiến lược của tỉnh
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về NTTS, nội dung đa phần là đánh giá về thực trạng NTTS, phân tích yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cụ thể:
Nguyễn Tài Phúc (2005) với “Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế” [15], đã đánh giá thực trạng về hệ thống tổ
chức quản lý nuôi trồng vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế giai đoạn 1998-2004; trọng tâm là nuôi tôm, tác giả dùng phương pháp phân tích hàm sản xuất để phân tích lượng hóa ảnh hưởng các yếu tố đầu vào với năng suất tôm, đánh giá được hiệu quả nuôi trồng theo mô hình thâm canh và bán thâm canh
Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NTTS của vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế Nghiên cứu chỉ phân tích 1 loại sản phẩm là tôm trong khi ở các vùng ven biển khác lại có sự phát triển đa dạng các loài khác như ngao, cá
Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2014), luận án “Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía nam Thành phố Hà Nội” [2], đã phân tích, đánh giá kết quả phát triển NTTS giai đoạn 2009 – 2011,
với nuôi cá ưu thế, những ảnh hưởng của sự phát triển này đến các thành phần môi trường, nhằm đề xuất hoàn thiện hệ thống các giải pháp về kinh tế và quản
lý môi trường nhằm thức đẩy NTTS phát triển ổn định hơn nữa Đặng Thị Hoa (2014) cho rằng biến đổi khí hậu làm năng suất thủy sản giảm sút, chết hàng loạt, nguồn lợi hải sản suy giảm, rạt ra xa bờ, gây thiệt hại lớn cho ngành thủy sản Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng muốn giảm tác động của biến đổi khí hậu cần nâng cấp, gia cố các khu NTTS vững chắc hơn, thay đổi kỹ thuật nuôi trồng Nguyễn Thanh Long (2015) kết luận nuôi tôm thẻ chân trắng là một trong những mô hình nuôi thủy sản quan trọng ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau và lợi nhuận thu được là rất cao nhưng chi phí là đầu tư lớn, đặc biệt là chi phí thức ăn,
cơ sở hạ tầng, dịch bệnh nhiều Nguyễn Thị Thanh Hương (2016) [11] chỉ ra
Trang 171.1.3 Các công trình nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản và biến đổi khí hậu tại thị xã Quảng Yên
Quảng Yên là một TX mới phát triển, các công trình nghiên cứu vẫn còn hạn chế, phần lớn chỉ là các bài báo hay các tin ngắn về tình hình phát triển, hiện
trạng phát triển của khu vực Một số nghiên cứu tiêu biểu như: “Khai thác tiềm năng của loại hình du lịch văn hoá ở TX Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh" của Trương Thị Thu Hương [11] “Giải pháp phát triển kinh tế trên địa bàn TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững” của Nguyễn Xuân Lượng
Hướng nghiên cứu trong việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và xã
hội đã được thể hiện đề tài “Đánh giá tổng hợp tiềm năng phục vụ phát triển du lịch bền vững TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” của Bùi Thị Thủy (2015) [9],
“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Hưng giai đoạn 2010 – 2020 tầm nhìn đến 2030” và bản “Quy hoạch phát triển du lịch huyện Yên Hưng giai đoạn 2007 – 2020” [27] Tuy nhiên các đề tài, dự án mới chỉ liệt kê,
đánh giá tiềm năng phát triển KT-XH hay một ngành kinh tế của TX
Tóm lại, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu, đánh giá cụ thể về hiện trạng phát triển NTTS trong bối cảnh BĐKH tại TX Quảng Yên Nội dung của đề tài vẫn là vấn đề mới mẻ và rất cấp thiết với địa phương trong giai đoạn BĐKH đang tác dụng mạnh đến Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng
Trang 189
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh BĐKH
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Các khái niệm liên quan đến BĐKH
- Biến đổi khí hậu: Là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất [5]
- Khí hậu cực đoan: Ủy Ban liên chính phủ về BĐKH (The Intergoverment
Panel on Climate Change – IPCC, 2007) [6] định nghĩa “hiện tượng thời tiết cực
đoan” và “hiện tượng khí hậu cực đoan” như sau:
Hiện tượng thời tiết cực đoan: là hiện tượng hiếm ở một nơi cụ thể khi xem xét phân bố thống kê của nó Hiếm có thể hiểu là các hiện tượng thời tiết cực đoan thông thường được có tần suất xuất hiện của nó nhỏ hơn 10% Theo định nghĩa này, những đặc trưng của thời tiết cực đoan có thể thay đổi tùy từng khu vực mà đặc trưng cho khu vực đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố địa lý tự nhiên, bức xạ, địa hình…
Hiện tượng khí hậu cực đoan: là trung bình của số các hiện tượng thời tiết cực đoan trên một khoảng thời gian nhất định, trung bình tự nó đã là cực đoan Hiện tượng khí hậu cực đoan có thể xác định từ các yếu tố khí hậu Nói cách khác, hiện tượng khí hậu cực đoan phần lớn không được quan trắc trực tiếp mà người ta căn cứ vào số liệu quan trắc các yếu tố khí hậu để xác định hoặc quy định một hiện tượng nào đó có xuất hiện hay không
- Ứng phó với biến đổi khí hậu: Là các hoạt động của con người nhằm
thích ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu [22]
- Đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu: Là đánh giá mức độ dễ bị ảnh
hưởng của một (các) đối tượng (cộng đồng, khu vực, nhóm người hoặc hoạt động kinh tế - xã hội/ngành) dưới tác động của biến đổi khí hậu Mức độ dễ bị tổn thương của một đối tượng không chỉ phụ thuộc vào bản chất của biến đổi khí hậu mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của đối tượng đó Kết quả đánh
Trang 1910
giá tổn thương có thể được thể hiện trên ma trận hoặc các bản đồ tổn thương chỉ
ra các vùng/khu vực và nhóm dân cư có khả năng dễ bị tổn thương cao do biến đổi khí hậu [22]
- Đánh giá tác động do biến đổi khí hậu: Là nghiên cứu xác định các ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu lên môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương Ngoài các ảnh hưởng bất lợi còn có thể có các ảnh hưởng có lợi Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cũng bao gồm việc xác định và đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu [22]
- Tính dễ bị tổn thương: Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính dễ bị tổn
thương là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH” [4]
- Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu: Thích ứng với BĐKH là sự điều
chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [4]
- Kịch bản BĐKH: Kịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học về sự
tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, phát thải khí nhà kính, BĐKH và mực nước biển dâng [4]
Kịch bản BĐKH toàn cầu trong tương lai được phát hành bởi IPCC vào các năm 1992, 1996, 2000 và 2007 Từ năm 2000, các kịch bản BĐKH được nhóm lại thành 4 nhóm kịch bản là A1, A2, B1 và B2 Cụ thể:
A1: Tăng trưởng kinh tế rất nhanh chóng, dân số toàn cầu đạt cực đại vào giữa thế kỷ này và nhiều công nghệ mới sử dụng nhiên liệu có hiệu quả hơn và giảm khí nhà kính hơn
A2: Tăng trưởng dân số cao, phát triển kinh tế chậm và ít thay đổi công nghệ
B1: Dân số thế giới như A1, nhưng có nhiều thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu kinh tế để hướng tới nền kinh tế dịch vụ và thông tin
Trang 20Trong nghiên cứu này, các khái niệm dựa theo Luật Thủy sản (Quốc hội,
2013), nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có
giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản [17] Và hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác,
nuôi trồng, vận chuyển thuỷ sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản; dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
b Nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản VietGAP
* Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, mặn, lợ; bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu của cá thể hay tập thể [17] Các thủy sinh vật trong môi trường nước được phân chia theo loài thủy sản gồm: nhóm cá; nhóm giáp xác (phổ biến là nhóm giáp xác 10 chân trong đó tôm, cua là đối tượng nuôi quan trọng); nhóm động vật thân mềm (loài có vỏ vôi nhiều là nhóm 2 mảnh đa số sống ở biển); nhóm rong NTTS bao gồm cả việc tạo ra con giống, và di ương giống, nuôi thương phẩm các sinh vật trong môi trường nước ngọt, mặn, lợ Theo Pillay (1990) thì nuôi trồng thủy sản là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt lợ mặn
Trang 2112
Từ các quan điểm trên, có thể thấy NTTS là nuôi các thủy sinh vật (gồm chủ yếu cá, tôm, ngao) trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể
* Nuôi trồng thủy sản VietGAP
Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu nông sản- thủy sản- thực phẩm trên thế giới đang được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm Vì thế năm 2006, ASEAN [14] đã công bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho các nước thành viên VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi vào ngày 28/01/2008 Chương trình bắt đầu thực hiện xây dựng năm 2011 được sửa đổi, thay thế bằng Quyết định số 3824/QĐ-BNNTCTS ngày 06/9/2014 ban hành
về Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP (gọi tắt là Quyết định số 3824/QĐ- BNN- TCTS) VietGAP là Quy phạm thực hành áp dụng trong NTTS nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và góp phần thúc đẩy NTTS hướng tới sự phát triển bền vững [14]
Như vậy, NTTS VietGAP là nuôi các sinh vật (gồm chủ yếu cá, tôm, ngao) trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn theo quy định VietGAP Áp dụng VietGap là nuôi thủy sản theo một hệ thống được cấp chứng nhận bền vững cho tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, từ con giống, thức ăn đến quy trình nuôi Đây là sự lựa chọn thông minh của nhà sản suất nhằm hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm, sức khỏe
* Phát triển
Dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau thì phát triển được hiểu khá đa chiều Phát triển là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực, đó là sự thỏa mãn
Trang 2213
các thành tố sự tăng lên cả về chất và lượng thay đổi về thể chế, chủng loại, tổ chức, thay đổi về thị trường và giữa công bằng xã hội, an ninh trật tự [13] Trên phạm trù triết học, “phát triển” được dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự
ra đời của cái mới thay thế cái cũ Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về mặt lượng dẫn đến sự thay đổi về chất,
là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Theo Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2009)
Khi đề cập về mặt xã hội hay hệ thống kinh tế xã hội, “phát triển” thường
có nghĩa là cải thiện trong cả một hệ thống hay trong một số yếu tố thành phần Một định nghĩa rộng hơn, “phát triển” là một khái niệm đa chiều, bởi vì bất kỳ một cải thiện nào của hệ thống phức tạp, như hệ thống kinh tế xã hội, có thể xảy
ra ở các bộ phận khác nhau với cách khác nhau, tốc độ khác nhau và được thúc đẩy bởi các lực lượng khác nhau Ngoài ra sự phát triển của một phần trong hệ thống có thể tạo ra sự bất lợi đến sự phát triển của các bộ phận khác, dẫn đến những xung đột Do vậy, đo lường sự phát triển tức là phải xác định sự phát triển cho dù ở mức độ nào cũng phải được xem xét dưới nhiều góc độ (Theo Lorenzo, 2011)
Như vậy, phát triển gồm phát triển theo cả chiều rộng (là sự tăng về lượng)
và phát triển chiều sâu (tăng lên về chất) hướng tới bền vững
Hiện nay, mục tiêu của nhân loại là phát triển bền vững PTBV là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ [10]
Trong mục 4 điều 3 Luật BVMT số 55/2014/QH13 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, có định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”
Trang 23* Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
Dựa trên cơ sở phân tích lý luận về phát triển và đặc điểm của vùng ven biển cũng như đặc điểm NTTS vùng ven biển, trên quan điểm chiến lược phát triển NTTS Việt Nam thì trong giai đoạn hiện nay, Luận án của Phạm Thị Ngọc
đề tài đưa ra khái niệm về phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển: Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển được hiểu là mở rộng về quy mô, thay đổi phương thức và cách thức tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế nguồn lực vùng ven biển, đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại thu nhập bền vững cho người sản xuất [13]
Như vậy, phát triển NTTS vùng ven biển bao gồm phát triển theo chiều rộng là sự tăng lên về quy mô sản xuất như việc tăng lên về diện tích phân theo huyện, loài nuôi, phương thức nuôi; Đa dạng hóa loài, hình thức, phương thức nuôi, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ; phát triển theo chiều sâu là sự thay đổi phương thức sản xuất như chuyển từ sản xuất quảng canh sang quảng canh cải tiến, sang bán thâm canh và thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng NTTS cũng như chất lượng các sản phẩm NTTS, giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi; thay đổi cách thức tổ chức sản xuất như hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã trong NTTS, hình thành các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ trong NTTS, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, của người tiêu dùng về chủng loại sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm NTTS, chất lượng sản phẩm NTTS đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất theo quy trình VietGAP [14]
1.2.2 Tầm quan trọng của phát triển nuôi trồng thủy sản
1.2.2.1.Tầm quan trọng của phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung
Nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, cụ thể:
Trang 2415
- Cung cấp thực phẩm dễ tiêu hóa tiêu dùng cho con người Hiện nay, hơn một nửa khối lượng sản phẩm thủy sản được tiêu thụ trên thế giới là được cung cấp từ NTTS, tỷ trọng đóng góp từ NTTS cho tiêu thụ trên toàn thế giới đã tăng
từ 9% năm 1980 lên 43% Trong khi đó thì sản lượng khai thác thủy sản hầu như giữ ổn định từ giữa những năm 1980 Vậy cần phát triển NTTS để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thủy sản [18]
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp Các nguyên liệu của ngành thủy sản còn sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ Mặt khác, phát triển NTTS còn là nền tảng để thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển rộng khắp với nhiều hình thức và tính chất khác nhau
- Phát triển NTTS làm gia tăng sản lượng ngành thuỷ sản Việt Nam với sản lượng NTTS liên tục tăng hơn 20 năm qua, bình quân tăng 16,2 %; năm 1995 là
415 nghìn tấn (chiếm 30,88%) đến năm 2015 sản lượng NTTS gần 4 nghìn tấn (chiếm 53,89%), trong đó các tỉnh ven biển Việt Nam chiếm trên 50% sản lượng NTTS (Tổng cục Thống kê, 2016) Đã góp phần tái cấu trúc ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng (năm 2016, giá trị 1 ha NTTS luôn tăng và cao gấp 2,05 lần so với 1ha đất trồng trọt), (Tổng cục Thống kê, 2017)
- Cung cấp hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước Phát triển NTTS tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng Ở Việt Nam trong nhiều năm liền, ngành thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có vị trí xuất khẩu lớn nhất đất nước Từ năm 2000 đến nay kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã không ngừng tăng lên Năm 2000 giá trị kim ngạch xuất khẩu mới đạt 1,478 tỷ USD Năm 2017 lĩnh vực xuất khẩu được coi là thành công nhất trong bức tranh thủy sản đạt 8,536 tỷ USD, trong đó góp phần không nhỏ là sản phẩm của ngành NTTS vùng ven biển đặc biệt là sản phẩm tôm [16]
- Góp phần nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người lao động
và góp phần xóa đói giảm nghèo Ở Việt Nam, là nước có tiềm năng phát triển NTTS với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, 300.000 ha bãi triều, 400.000 ha hồ chứa, sông suối, 600.000 ha ao hồ nhỏ ruộng trũng, có thể đưa vào sử dụng để
Trang 2516
NTTS Năng suất NTTS mới chỉ bằng 10%- 25% năng suất của các nước trong khu vực [13] NTTS mang lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất nông nghiệp và sản xuất khác NTTS trở thành một thành phần hấp dẫn và quan trọng của đời sống nông thôn trong trường hợp tăng áp lực dân số, suy thoái môi trường, mất giới hạn từ đánh bắt tự nhiên Những lợi ích của NTTS phát triển nông thôn liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng, việc làm, thu nhập, giảm tổn thương và phát triển bền vững nông nghiệp [33]
1.2.2.2 Tầm quan trọng của phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
Nuôi trồng thủy sản vùng ven biển cũng có vai trò như NTTS nói chung, song do đặc trưng của vùng ven biển mà NTTS vùng ven biển còn có những đặc thù như sau:
Khai thác được lợi thế so sánh của vùng là có bờ biển, có nguồn sinh vật phong phú mà vùng khác không có, nguồn nước nuôi khá đa dạng như mặn, lợ ,ngọt; với sự phong phú loại nuôi như cá, ngao, tôm
Trong xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam NTTS vùng ven biển còn giúp cân bằng sinh thái, giảm thiểu biến đổi dị thường khí hậu, với các đặc điểm cấu tạo cơ thể đặc biệt nên các loài thủy sản có nhiều ưu thế tự nhiên tích cực đối với việc giảm nhẹ các hiện tượng của biến đổi khí hậu như làm giảm lượng phát thải carbon trong khí quyển và giảm sự nóng lên của Trái Đất [18]
Về an ninh quốc phòng, NTTS giúp người dân bám biển bảo vệ an ninh lãnh thổ, ổn định chính trị- xã hội đất nước
Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển định cư NTTS rất quan trọng với sinh kế người nghèo, mang lại cơ hội đa dạng các nguồn thu nhập trong nông nghiệp; thông qua NTTS có nhiều dự án hỗ trợ như tạo sinh kế cho ngư dân ven biển [15]
1.2.3 Đặc điểm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
1.2.3.1 Đặc điểm nuôi trồng thủy sản nói chung
Thủy sản phát triển rộng khắp, đa dạng loài nuôi mang tính khu vực rõ rệt
Ở mỗi vùng với nguồn nước và điều kiện tự nhiên khác nhau nên đặc điểm NTTS từng vùng là khác nhau Cho nên, mỗi vùng cần khai thác tốt nguồn lợi tự
Trang 2617
nhiên về khí hậu, thành phần nước, nhằm phát huy tối đa hiệu quả vùng Mỗi mặt nước NTTS trong vùng lại có độ màu mỡ khác nhau phụ thuộc vào thổ nhưỡng vùng đất và nguồn nước, nguồn cung cấp Vì ở trong môi trường nước nên vật nuôi khó quan sát trực tiếp nên rủi ro lớn, người sản xuất cần có kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật nhất định (Ngô Doãn Vịnh, 2006)
Nuôi trồng thủy sản chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ rõ nét vì đối tượng của ngành nuôi trồng có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng Tính thời vụ trong NTTS làm người lao động lúc nhàn rỗi, lúc bận rộn song đòi hỏi cần tôn trọng tính thời vụ, đồng thời phải có những biện pháp khắc phục tính thời vụ trong NTTS [18]
Nuôi trồng thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí sản xuất lại cao đặc biệt là nuôi thâm canh Nếu không kể đến hoạt động nuôi cá trong ao có sẵn, nuôi cá ruộng, nuôi lồng ở sông suối thì NTTS cần có đầu tư chi phí lớn như đào ao trên đất canh tác hiệu quả thấp được chuyển đổi sử dụng, đầu tư cải tạo đầm nuôi thủy sản ven biển
Phát triển NTTS không tách rời với phát triển các bộ phận hợp thành ngành thủy sản Ngành thủy sản có tính liên ngành và tính hỗn hợp cao Vì vậy, nghiên cứu phát triển NTTS cần xem xét các yếu tố, ngành liên quan đến nuôi trồng như công nghiệp chế biến, dịch vụ phụ trợ
Bảng 1.1 Mối quan hệ các ngành trong ngành thủy sản
Chế biến đông lạnh
- Đóng sửa tàu thuyền, sản xuất sửa chữa ngư cụ
- Nuôi trồng
nước lợ
- Chế biến đồ hộp
- Chế biến hàng khô
- Sản xuất nước đá, sản xuất bao bì
Trang 2718
- Chế biến nước mắm
- Sản xuất thức ăn cho nuôi trồng
Nguồn: Quốc hội (2013); FAO (2008) 1.2.3.2 Đặc điểm nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
* Môi trường nước nuôi đa dạng
Môi trường NTTS vùng ven biển khá đa dạng do lợi thế vùng đem lại Môi trường nuôi chia làm 3 loại nuôi nước ngọt, mặn, lợ:
(1) Nuôi thủy sản nước ngọt là hoạt động khai thác con giống ở vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loại thủy sản (nơi sinh trưởng cuối cùng là trong nước ngọt) để chúng đạt kích cỡ thương phẩm (nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5% [12]
(2) Nuôi thủy sản nước lợ là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loại thủy sản trong vùng nước lợ cửa sông ven biển, môi trường có độ mặn dao động theo mùa Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm và 1 số loại cá [12]
(3) Nuôi thủy sản nước mặn là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thủy sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng là biển Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè, hoặc nuôi trên bãi triều
* Các phương thức nuôi trồng thủy sản phong phú
Do môi trường nuôi đa dạng thích hợp với nhiều loài thủy sản, vì vậy các phương thức nuôi khá phong phú [12]
Nuôi thủy sản siêu thâm canh: nuôi có năng suất cao, trung bình 200 tấn/ha/năm, sử dụng thức ăn viên công nghiệp có thành phần dinh dưỡng đáp ứng từng đối tượng nuôi, không bón phân, kiểm soát hoàn toàn các điều kiện nuôi như thay nước hoàn toàn chủ động, kiểm soát chất lượng nước, có sục khí nuôi chủ yếu trong ao nước chảy, trong lồng, hay trong hệ thống máng nước chảy [12]
Nuôi thủy sản thâm canh: nuôi có năng suất dưới 200 tấn/ha/năm, kiểm soát tốt các điều kiện nuôi, chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng, hiệu quả sản xuất đều cao, có xu hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả điều kiện nuôi (khí hậu và chất lượng nước), các hệ thống nuôi có tính nhân tạo
Trang 28Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến: nuôi có năng suất 0,5 đến 5 tấn/ha/năm,
có thể cho ăn bổ sung bằng thức ăn chất lượng thấp, giống được sản xuất từ các trại hay thu gom ngoài tự nhiên, bón phân vô cơ hay hữu cơ thường xuyên, quan sát 1 số yếu tố chất lượng nước đơn giản
Nuôi thủy sản quảng canh: mức độ kiểm soát hệ thống nuôi thấp như môi trường, thức ăn, dịch hại mức độ đầu tư và hiệu quả thấp, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nuôi tận dụng mặt nước tự nhiên
Nuôi thủy sản kết hợp: nuôi thủy sản chia sẻ tài nguyên như nước, thức ăn, quản lý với các hoạt động khác; thường là nông nghiệp, công nghiệp, cơ sở hạ tầng như nuôi cá trong hồ chứa nước thủy điện
Nuôi kết hợp thủy sản với nông nghiệp: nuôi thủy sản bán thâm canh kết hợp với nông nghiệp là hình thức nuôi phối hợp để tận dụng điều kiện của nhau như nuôi kết hợp cá với lúa
Nuôi luân canh: là hình thức không nuôi liên tục 2 hay nhiều vụ một đối tượng trên cùng 1 diện tích sản xuất như nuôi luân phiên 1 vụ tôm sú - một vụ cá
rô phi trong ao tôm
* Các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
Một số kỹ thuật NTTS bao gồm: (i) Nuôi ao là hình thức nuôi các loài thủy sản trong ao đất (ii) Nuôi bè là nuôi thủy sản trong các bè, chủ yếu làm bằng gỗ
và có kích thước lớn (iii) Nuôi lồng là nuôi thủy sản trong các lồng làm bằng lưới có kích cỡ rất khác nhau từ 10m3/lồng đến 1.000m3/lồng (nuôi lồng biển) Nếu nuôi lồng bằng gỗ, tre/nứa kích thước thường nhỏ (iv) Nuôi đăng quầng
là nuôi thủy sản trong quầng lưới hay đăng tre có kích thước khác nhau Quầng
có thể một mặt giáp với bờ nhưng đáy lồng là nền đáy của sông, bãi triều hay đầm phá (v) Nuôi bãi triều là hình thức nuôi quảng canh sò huyết, nghêu trên
Trang 2920
bãi triều ven biển Sau thời gian nuôi chúng được thu hoạch bằng phương pháp cào lớp bùn đáy
* Các loài nuôi trồng thủy sản và đặc điểm sinh thái
Nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tương đối nhiều chủng loại gồm tôm (tôm sú và tôm thẻ), ngao và cá Ở nước ta với diện tích nuôi tôm các tỉnh ven biển tương đối lớn, chủ yếu là tôm nước lợ Tôm được nuôi trong các ao, tùy vào từng loại hình nuôi mà có cách chăm sóc và phân chia kích cỡ ao nuôi khác nhau và thức ăn cho ăn cũng khác nhau như thức ăn tươi hoặc thức ăn công nghiệp Đối với tôm thẻ thường nuôi thời gian ngắn và phương thức nuôi chủ yếu là thâm canh vì loại này cho năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn hơn tôm sú Tôm sú hay tôm thẻ chân trắng có yêu cầu cao về môi trường sống, đảm bảo phù hợp với đặc điểm sinh thái của loài
Môi trường sống của tôm sú:
– Điều kiện sống của tôm sú ở nhiệt độ từ 18 – 30º C Khi nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng thì tôm sẽ bị rối loạn sinh lý và chết (với các biểu hiện như cong
cơ, đục cơ, tôm ít hoạt động, ngừng ăn, tăng cường hô hấp)
– Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà độ mặn thích hợp cho tôm sú là khác nhau Độ mặn ảnh hưởng đến độ kiềm, độ pH, khả năng sinh trưởng của tôm nuôi Nếu độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của tôm sẽ gây ra các phản ứng sốc cho cơ thể, làm giảm khả năng kháng bệnh của chúng
– Độ pH thích hợp dao động từ 7.5 – 8.5 và dao động trong ngày không quá 0.5 Nếu pH quá cao hoặc quá thấp so với mức thích hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự duy trì cân bằng pH của máu trong cơ thể gây bất lợi cho sự sống của tôm
– Trong ao nuôi tôm, độ kiềm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ đểm của hệ sinh thái ao nuôi – Đây được xem là chỉ tiêu quan trọng các tác dụng làm giảm sự biến động của pH trong nước, hạn chế tác hại của các chất độc có sẵn trong nước Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là 80 – 120mg/l
Còn với tôm thẻ chân trắng thì dễ nuôi Đây loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi và có giới hạn rộng về nhiệt độ và độ mặn Tôm có khả năng sống
Trang 3021
được ở độ mặn 0-45‰, thích hợp từ 7-34‰, tăng trưởng tốt nhất ở độ mặn 20‰ Khả năng thích nghi giới hạn rộng với nhiệt độ 15-330C nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho nuôi tôm là từ 27-330C Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng sống nơi đáy cát bùn, tôm trưởng thành sống ở vùng biển ven bờ, tôm con phân
10-bố ở vùng cửa sông - nơi giàu chất dinh dưỡng
Nuôi ngao được phân bố dọc các bãi triều, trong các eo vịnh có đáy là cát pha bùn (cát chiếm 70 – 80%), sóng gió nhẹ, có lượng nước ngọt nhất định chảy vào Ngao là loài ăn lọc, phương thức bắt mồi bị động, khi triều lên ngao thò vòi lên mặt cát hút nước để lọc mồi ăn Thức ăn của ngao chủ yếu là các loại tảo, các mảnh vụn và chất vẩn cặn hữu cơ trong nước Ngao ăn mạnh vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5; các tháng mùa lũ và sau lũ ngao ngậm vỏ không ăn trong thời gian dài Đối với nuôi cá, thường nuôi các loại cá kết hợp trong đầm nuôi với 1 số ít cá biển cá vược, cá song Cá vược là loài phân bố rộng từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 500 Đông và 1600 Tây, Vĩ tuyến 260 Bắc và 250 Nam
Cá vược rất rộng muối và có tính di cư xuôi dòng, cá lớn lên chủ yếu ở vùng nước ngọt như sông, hồ Khi thành thục (3-4 năm tuổi), chúng sẽ di cư ra vùng cửa sông, ven biển có độ mặn thích hợp từ 30 - 32%o để sinh sản ấu trùng sau khi nở ra sẽ đưa vào vùng cửa sông, ven bờ và lớn lên, cá con sẽ dần dần di
cư vào các thủy vực nước ngọt sinh sống và phát triển thành cá thể trưởng thành
* Tổ chức sản xuất trong nuôi trồng thủy sản
Trong ngành NTTS có 4 loại hình tổ chức sản xuất (nông hộ, trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp) Nông hộ là loại hình cơ bản và trang trại được xem như
là hình thức tiên tiến hơn, "trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông - lâm- thủy sản với mục đích sản xuất chủ yếu là sản xuất hàng hóa có quy
mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiên tiến (Quốc hội, 2003) Phát triển trang trại đi lên từ nông hộ với mục đích là huy động nguồn lực đất bồi ven sông, ven biển
Trang 3122
LABS độc lập
Nhà sản xuất thức ăn
Hợp đồng liên kết, hỗ trợ
Nhà nhập khẩu
Nhà sản xuất thuốc thủy
Con
giống
R &D
Hình 1.1 Mối liên kết giữa dọc giữa các chủ thể trong ngành NTTS
Nguồn: Phan Nguyễn Trung Hưng (2013)
Hợp tác xã NTTS tài sản và vốn thuộc sở hữu của hội gia đình xã viên, diện tích đất - mặt nước được giao thuộc quyền sử dụng của hội gia đình Tài sản và vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của hộ gia đình xã viên, phục vụ lợi ích nhu cầu của xã viên thuộc sử hữu của tập thể hợp tác xã [13] Loại hình doanh nghiệp sản xuất NTTS hiện nay được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp hoạt động từ khẩu sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm NTTS Phát triển NTTS phù thuộc vào sự lựa chọn các loại hình tổ chức sản xuất quản lý; mỗi loại hình tổ chức sản xuất NTTS đều có những ưu điểm riêng, phù hợp trong từng thời kỳ và trong từng địa phương
Trong quá trình tổ chức NTTS, mối liên kết NTTS cần được quan tâm phát triển bởi những lợi ích lớn mà nó đem lại Hiện nay có hai hình thức liên kết là liên kết ngang và liên kết dọc Liên kết ngang là liên kết giữa các đơn vị NTTS (hộ, trang trại ) với nhau nhằm tạo ra vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn
để thực hiện các đơn hàng lớn Liên kết dọc là liên kết giữa các đơn vị NTTS (hộ, trang trại ) với các đối tác là nhà chế biến, nhà cung cấp yếu tố đầu vào
Ngân hàng
Công ty bảo hiểm
Cơ quan chứng nhận chất
lượng
Trang 3223
(con giống, thức ăn, thuốc thủy sản), liên kết đó nhằm nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động ngành NTTS cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các
cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn Chi tiết liên kết dọc được thể hiện theo sơ đồ Hình 1.1
1.2.4 Tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản ven biển
Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu, bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản Tác động của BĐKH không trừ đất nước nào, dù cho nước đó không góp nhiều vào nguyên nhân gây biến đổi khí hậu Việt Nam là nước đang phát triển nằm trong nhóm nước dễ bị tổn thương trước mực nước biển dâng cao
Đối với nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi trồng vùng ven bờ, trên biển, đảo chịu tác động thường xuyên, khốc liệt của thiên tai và BĐKH [9] Biểu hiện nổi bật là tác động của nhiệt độ tăng Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của các loài sinh vật nói chung và các loài thủy sản nói riêng
Ở các vùng nhiệt đới, hiện tượng nắng nóng làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật Thay đổi nhiệt còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi Nhiệt độ tăng cao làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các loài nuôi Nhiệt độ cao cũng làm cho môi trường nước xấu, tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật gây hại phát triển
Dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều: Trong những năm gần đây do môi trường sống bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, dẫn đến bùng phát dịch bệnh làm chết hàng loạt tôm sú, tôm hùm ở Miền Trung và Nam Bộ… Các bệnh này xảy ra và lan truyền rộng, khó chữa và mức
độ rủi ro lớn Ghi nhận dịch bệnh gây thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng đối với tôm hùm nuôi tại Nam Trung Bộ vào năm 2008 [7]
Hàm lượng oxy trong nước giảm nhanh làm chậm tốc độ sinh trưởng của thủy sản, làm giảm nguồn thức ăn cho các loài thủy sản từ sinh vật thủy sinh Vì thế, sản lượng thủy sản cũng sẽ giảm
Trang 3324
Thiên tai do mưa, bão đã gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản đối với nghề khai thác hải sản Nhiều năm trở lại đây, nghề khai thác hải sản liên tiếp phải hứng chịu các đợt thiên tai lớn và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của, tổn thất về mặt kinh tế lên đến hàng trăm tỷ đồng
Do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu thay đổi trong thời gian vừa qua, như mưa nhiều, lũ lụt khiến cho nguồn nước thay đổi chất lượng nhanh, dịch bệnh phát triển dẫn đến hiện tượng tôm hùm, rong sụn bị chết hàng loạt tại Nam Trung Bộ, làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, hàng ngàn hộ ngư dân lâm vào cảnh
nợ nần, trắng tay trong sản xuất
Với và cơ sở hạ tầng thủy sản: Hậu quả của mực nước biển dâng làm hệ thống đê biển không thể chống chọi được với nước dâng do bão như thiết kế dẫn đến nguy cơ vỡ đê Mực nước biển dâng cao làm thay đổi chế độ động lực của sóng và dòng chảy ven bờ, làm thay đổi hình thái bờ biển và sông, gây xói lở bờ
và hệ thống đê biển Mực nước biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước
ra biển sẽ giảm, kéo theo mực nước các con sông trong nội địa dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ đe dọa sự an toàn của hệ thống
đê sông, đê bao và bờ bao Tất cả nguy cơ này đe doạ đến sự tồn tại của các cộng đồng ven biển, các hệ sinh thái và các cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng quốc gia Đây lại là những vùng có mật độ cao các làng cá quy mô nhỏ, nơi cư trú của hàng vạn hộ gia đình ngư dân, nơi tập trung cơ sở hạ tầng du lịch, nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản, sẽ bị sóng phá hủy Khi có sự cố xẩy ra đối với
hệ thống đê biển này, đối tượng đầu tiên chịu tác động không ai khác chính là ngư dân, đặc biệt là bộ phận có thu nhập thấp, sản xuất nhỏ Ngoài việc phá hủy
cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, hệ thống sản xuất dịch vụ trong khai thác và NTTS, BĐKH và thiên tai còn làm thiệt mạng hàng trăm ngư dân mỗi năm do bão, lũ lụt, triều cường…
Mực nước biển dâng cao kèm theo mưa bão lớn hơn có thể sẽ gây ngập lụt các tuyến đường sắt ở vùng duyên hải, sân bay, phá huỷ cầu cống và hệ thống ống dẫn Tại nhiều nơi, các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, đê biển, cống ngăn mặn… được xây dựng căn cứ vào các dữ liệu khí hậu lịch sử và
Trang 3425
không còn phù hợp trong điều kiện BĐKH, vì vậy nguy cơ tổn thất là rất lớn Điều này đã được chứng minh sau các trận nước biển dâng kèm theo mưa bão trong vài năm trở lại đây ở miền Trung
1.3 Cơ sở thực tiễn của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh BĐKH
1.3.1 Tình hình nôi trồng thủy sản trên thế giới
NTTS phát triển rộng rãi ở nhiều nước với khoảng 600 loài được nuôi bằng nhiều hình thức nuôi khác nhau trong tất cả các môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ, đã đóng góp phần lớn vào sản lượng thủy sản toàn cầu Năm
2018 NTTS thế giới đạt 79,9 triệu tấn, tương đương 169 tỷ USD Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 – 2018 tăng 8,9%/năm [10]
Trong giai đoạn (2000-2018), sản lượng NTTS thế giới đã tăng gần 12 lần, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,9% Tốc độ tăng trưởng NTTS hàng năm đạt 10,8% Sản lượng NTTS chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu, từ 29,9% năm 2000 lên 42,3% năm 2018 Lượng thủy sản từ NTTS cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của con người là 48,9% năm
2018 so với mức 19,2 % năm 2000 Trong năm 2018, NTTS toàn cầu đạt 79,9 triệu tấn, đối tượng nuôi gồm cá có vẩy, giáp xác, động vật thân mềm, ếch, bò sát (không tính cá sấu) Nếu tính cả các loài động vật thủy sinh và sản phẩm phi thực phẩm thì năm 2018 sản lượng NTTS toàn cầu đạt 85 triệu tấn, tương đương 145 tỷ USD [10]
Sự phân bố sản lượng NTTS giữa các vùng và các nước có mức độ phát triển kinh tế khác nhau vẫn còn chưa cân đối Trong năm 2018, mười nước sản xuất thủy sản hàng đầu chiếm 88,6 % về số lượng và 82,9% về giá trị nuôi trồng thủy sản toàn cầu [10] Về mặt số lượng, Châu Á chiếm 89% sản lượng NTTS thế giới, trong đó, Trung Quốc dẫn đầu về mặt sản lượng nuôi trồng, chiếm hơn 60% Tiếp theo là các nước: Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Thái Lan, Myanma, Philippin và Nhật Bản
Các điều kiện về kinh tế, xã hội, tự nhiên và môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng NTTS thế giới Những năm gần đây, dịch bệnh đã ảnh hưởng tới việc nuôi cá hồi Alantic tại Chilê, nuôi hàu ở châu Âu và tôm biển
Trang 3526
nuôi ở một số nước châu Á, Nam Mỹ và châu Phi, làm cho sản lượng nuôi trồng thủy sản ở các nước này giảm sút Đặc biệt, nhiều nước bị tổn thất nặng nề về sản lượng nuôi trồng thủy sản do tác động của BĐKH, thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão nhiện đới, Ngoài ra, nguồn nước ô nhiễm ngày càng đe dọa đến việc sản xuất thủy sản của một số nước công nghiệp mới và các vùng phát triển đô thị hóa Trong năm 2015, Trung Quốc đã thiệt hại 1,7 tấn, trị giá 3,3 triệu đô, trong đó, thiệt hại do dịch bệnh là 295.000 tấn, do thảm họa thiên nhiên
là 1,2 triệu tấn và do ô nhiễm nguồn nước là 123.000 tấn Trong năm 2018, sản lượng tôm biển nuôi tại Mozambique cũng bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh
1.3.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam
Việt Nam có diện tích biển khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km, với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 Ngoài ra nước ta còn có hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và NTTS Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 30 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động NTTS đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, lĩnh vực NTTS đã có những bước phát triển đáng kể, diện tích và sản lượng đã không ngừng tăng Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 đạt 1,3 triệu ha, bằng 106% so năm 2017, sản lượng nuôi đạt 4,3 triệu tấn, tăng 8,3% (tôm các loại 800 nghìn tấn, tăng 10,5%;
cá tra 1,42 triệu tấn, tăng 14,0%) Các đối tượng hải sản được nuôi trồng chủ yếu là các loài cá biển, nhuyễn thể, tôm hùm, cua, ghẹ và rong biển ; trong đó đối tượng chính là các loài cá biển (cá song, cá giò, cá vược, cá hồng, ), tôm hùm và nhuyễn thể (ngao, hàu, sò, tu hài, ốc hương…)
Trong những năm gần đây, mặc dù diện tích và sản lượng NTTS không ngừng tăng nhưng BĐKH đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng, cũng như khai thác, đánh bắt thủy hải sản Việt Nam Việt Nam được đánh giá là
Trang 36cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể thiệt hại 200 triệu đồng/ha vào năm
2020 và thiệt hại gấp 3 lần vào năm 2050
1.3.3 Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh
Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng diện tích và hiệu quả kinh tế mà các đối tượng thủy sản nuôi đem lại đặc biệt là thủy sản mặn, lợ
Bảng 1.2 Kết quả thực hiện chỉ tiêu nuôi trồng thuỷ sản tại Quảng Ninh
TT Loại hình nuôi
trồng thủy sản
D.tích (ha)
S.lượng (tấn)
D.tích (ha)
S.lượng (tấn)
D.tích (ha)
S.lượng (tấn)
733 (7.330) 2.717
756 (7.560) 2.786
(Nguồn Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh và tổng hợp từ các huyện thị)
Trang 37có những tác động bất lợi cho nghề nuôi tôm và hải sản khác
Nuôi lồng bè trên biển do chưa có các quy định chi tiết về giữ gìn vệ sinh môi trường do đó tại những khu vực neo đậu lồng bè tập trung xảy ra các hiện tượng xả thải rác sinh hoạt bừa bãi Vấn đề đặt ra là phải tuyên truyền và có biện pháp nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường
1.4 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.4.1 Vị trí địa lý
Quảng Yên là thị xã ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh,
có diện tích tự nhiên: 31.919,34 ha Dân số năm tính đến ngày 30/6/2016 là 138.272 người Thị xã Quảng Yên có 19 đơn vị hành chính gồm: 11 phường và
8 xã Cách thành phố Hạ Long 40 km về phía Tây Nam, cách thành phố Uông
Bí 18 km về phía Đông Nam và cách thành phố cảng Hải Phòng khoảng 20 km
Thị xã Quảng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (KTTĐBB); trên tuyến vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và nằm ở giữa hai thành phố
Trang 3829
lớn là Hạ Long và Hải Phòng; sau khi tuyến đường đấu nối Hạ Long - Hải Phòng với đường cao tốc 5B Hải Phòng - Hà Nội (dài 25 km, 4 làn xe chạy) được hoàn thành thì từ TX Quảng Yên đến sân bay Cát Bi (Hải Phòng) chỉ mất khoảng 15 phút bằng phương tiện cơ giới nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu thương mại cũng như quốc phòng - an ninh [27]
1.4.2 Đặc điểm tự nhiên
Thị xã Quảng Yên có diện tích tự nhiên là 31.191,34 ha, chiếm 5,3% diện tích toàn tỉnh Quảng Yên nằm giáp ranh giữa vùng núi cánh cung Đông Triều – Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều sông lạch nên địa hình đa dạng, phức tạp, địa hình đồi – núi thấp và đồng bằng thấp trũng chiếm ưu thế
Quảng Yên có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh Nhiệt độ trung bình hàng năm 23 – 24ºC, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 6 - 7ºC, biên độ nhiệt ngày đêm khá lớn, trung bình 9 - 11ºC Số giờ nắng khá dồi dào, trung bình 1700 - 1800 h/năm, số ngày nắng tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3 Lượng mưa trung bình hàng năm gần 2000
mm, cao nhất có thể lên đến 2600 mm Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
10 tập trung 88% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình hàng năm
160 - 170 ngày Độ ẩm không khí hàng năm khá cao, trung bình 81%, cao nhất vào tháng 3, 4 lên tới 86%, và thấp nhất 70% vào tháng 10, tháng 11
Khí hậu ở Quảng Yên phân hoá theo hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô: mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 trung bình 28 - 29ºC, cao nhất có thể lên đến 38ºC, gió Nam và Đông Nam thổi mạnh tốc độ trung bình 2 - 4m/s gây mưa nhiều, độ
ẩm lớn
Nhìn chung, chế độ khí hậu và thời tiết ở Quảng Yên có đặc điểm chung của khí hậu miền bắc Việt Nam nhưng do nằm ven biển nên ôn hoà hơn, thuận lợi cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp Tuy nhiên, khó khăn nhất về điều kiện thời tiết là chịu ảnh hưởng mạnh của bão Bão xuất hiện từ tháng 5 - 10, nhiều nhất vào tháng 7 - 8, gây ra mưa lớn tác động xấu đến sản xuất Thời tiết
Trang 39- Đất đồi núi có diện tích 6100 ha chiếm 18,3% diện tích, phân bố ở khu vực phía Bắc huyện tập trung ở các địa phương Minh Thành, Đông Mai và một phần ở Sông Khoai, Cộng Hòa, Tân An, Tiền An, Hoàng Tân Đất bao gồm chủ yếu là các loại đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit và đất feralit nâu vàng, xám vàng trên các đá trầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vôi Đất có tầng dày trung bình 60 - 80 cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ pH từ 4
- 4,5; hiện chủ yếu là đất rừng và đất trồng cây ăn quả [27]
- Đất đồng bằng có diện tích gần 13.528 ha chiếm 44,% diện tích đất đai, gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện nhưng tập trung ở khu vực Hà Nam Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ PH dưới 4,5 hàm lượng mùn trung bình Một số điểm nội đồng đất trũng bị ngập nước mùa mưa nên glây mạnh, đất chua hàm lượng mùn thấp Hiện đất được sử dụng chủ yếu để trồng cây lương thực thực phẩm, trồng lúa cho năng suất khá cao
- Đất bãi bồi cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát có diện tích gần 12.300 ha chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông, tập trung nhiều các khu đầm Nhà Mạc, đầm Soài, Cái Tráp, Yên Giang Phần lớn đất đang được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, phần còn lại là đất rừng ngập mặn sú, vẹt và đất hoang hóa
Hệ thống sông ở Quảng Yên phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực khoảng 300km² Bạch Đằng là sông lớn nhất, là chi lưu của sông Thái Bình, ngăn cách TX với Hải Phòng Bờ biển thị xã Quảng Yên nằm trong vịnh Hạ Long, đáy biển nông và thoải Độ sâu trung bình từ 4-6m, sâu nhất 25m Thủy triều lên xuống hàng ngày là nhật triều, biên độ thủy triều từ 3-4m
Trang 4031
1.4.3 Tài nguyên thiên nhiên phục vụ nuôi trồng thủy sản
Quảng Yên có bờ biển chạy dài hơn 30 km với nhiều cửa sông và bãi triều; vùng biển nằm trong vịnh kín là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản có giá trị kinh
tế cao, tạo cho Quảng Yên có nguồn lợi thủy sản phong phú Khả năng khai thác thuỷ sản các loại có thể đạt hơn 10 nghìn tấn/năm, trong đó riêng vùng triều có thể khai thác được 3.000 tấn Ngoài ra Quảng Yên còn có điều kiện vươn ra để khai thác ở các ngư trường thuộc vịnh Bắc Bộ như Cô Tô, Bạch Long Vĩ là những ngư trường lớn, với khả năng khai thác từ 40.000 - 50.000 tấn/năm [25] Diện tích bãi triều, đầm phá rộng lớn trên 12.000 ha tập trung ở khu vực cửa sông Bạch Đằng như Đầm Nhà Mạc, Cái Tráp, Đầm Soài và các khu vực
Hà An, Hoàng Tân gần 1.000 ha diện tích vùng nước ngọt nội địa tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản hình thành các khu vực tập trung, hiện nay mới khai thác gần 8 nghìn ha nhưng chủ yếu ở dạng quảng canh nên tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp còn rất lớn
1.4.4 Hiện trạng kinh tế - xã hội
1.4.4.1 Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp:
UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Đề án phát triển nông nghiệp và thủy sản giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020; ban hành
cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất Tuy dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng do làm tốt công tác dự thính, dự báo, áp dụng kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu giống, phòng trừ dịch bệnh và tăng cường công tác kiểm tra nên đã giảm đáng kể các thiệt hại trong sản xuất
Dưới đây là các số liệu phân tích hiện trạng sản suất nông – lâm – ngư nghiệp của TX Quảng Yên năm 2017 [26]
Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 14.259,6 ha, bằng 101,1%
kế hoạch và bằng 99,3% so với cùng kỳ Trong đó, diện tích lúa là 10.088,8 ha, đạt 99,5% kế hoạch, bằng 99,2% so với cùng kỳ; diện tích lúa năng suất cao đạt 93,9% diện tích cấy lúa, bằng 101,6% so với cùng kỳ Hệ số quay vòng đất đạt 2,37 lần, bằng 100% so với cùng kỳ Giá trị sản xuất ngành trồng trọt ước đạt
120 tỷ, bằng 72,3% so với kế hoạch, bằng 100% so với cùng kỳ