CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên trong bối cảnh biến đổi khí hậu
3.4.3. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại thị xã Quảng Yên
3.4.3.1. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định cụ thể về thích ứng với biến đổi khí hậu
BĐKH là vấn đề mới ở Việt Nam do đó các văn bản pháp luật liên quan đến BĐKH chưa thật cụ thể.
Địa phương cần bám sát vào quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, các dự án nghiên cứu về tác động của BĐKH trên địa bàn tỉnh, TX để có những đề xuất chính sách với các cấp nhằm hỗ trợ kịp thời phát triển NTTS. Cụ thể, trong thời gian tới một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cần được bổ sung và hoàn thiện: (i) Chính sách đất đai cần có cơ chế cho đấu thầu đầm NTTS dài hơn 5 năm; (ii) Tiếp tục có các chính sách hỗ trợ kỹ thuật nuôi, đặc biệt là mô hình tôm thẻ, người nuôi còn ít kinh nghiệm, con nuôi hay dịch bệnh. Bằng việc phối hợp trung tâm khuyến ngư tỉnh, huyện thường xuyên tư vấn kỹ thuật cho người nuôi nếu hộ cần thiết; (iii) Chính sách cơ sở hạ tầng, tỉnh, huyện, xã phối hợp với vùng NTTS để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn, và cần ưu tiên hoàn thiện, nâng cấp kênh lấy nước NTTS riêng nhằm giảm được dịch bệnh trong nuôi trồng; Trang bị tu sửa hệ thống cung cấp điện cho vùng nuôi.
- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính Phủ ban hành các chính sách:
+ Hỗ trợ vốn đầu tư cho các hộ chuyển đổi nghề từ nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Chính sách giao mặt đất, mặt nước cho các hộ chuyển đổi.
+ Đầu tư chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp (nguồn vốn, thời hạn vay, hình thức vay và lãi xuất); đào tạo nguồn nhân lực cho nghề khai thác thuỷ sản.
84
Tuyên truyền và triển khai chính sách cụ thể đến mọi tầng lớp nhân dân.
Đặc biệt là cơ chế chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ- CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP.
3.4.3.2. Nâng cao nhận thức và giáo dục, đào tạo về biến đổi khí hậu
Nâng cao nhận thức cho người dân về sự diễn biến phức tạp và ảnh hưởng khó lường của thiên tai để từ đó họ có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Phổ cập các kiến thực cơ bản về BĐKH cho các nhóm cộng đồng trong tỉnh nói chung và nhóm cộng đồng nông lâm ngư nghiệp nói riêng, đặc biệt là NTTS. Các giải pháp cụ thể bao gồm:
- Xây dựng mạng lưới tổ chức tuyên truyền, cung cấp thông tin (Thí dụ: lập đội thông tin truyền thông);
- Xây dựng cơ sở vật chất cho tuyên truyền, thông tin (thiết bị nghe, nhìn, thư viện, in ấn tờ rơi, đài báo, truyền thanh, truyền hình, sách hướng dẫn…);
- Tổ chức các sự kiện, phong trào thích ứng với BĐKH;
- Lồng ghép BĐKH vào chương trình giảng dạy trong trường phổ thông;
- Mở lớp tập huấn ngắn ngày cho cán bộ chủ chốt của các cấp chính quyền từ xã đến tỉnh và các ban ngành, đại diện cộng đồng theo phương thức người được đào tạo dạy lại cho người chưa được đào tạo;
- Chia sẻ kinh nghiệm thông qua tham quan mô hình phòng chống thiên tai, giao lưu, hội nghị, hội thảo.
3.4.3.3. Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong thích ứng với BĐKH
- Tạo sự đồng thuận và sẵn sàng đóng góp công sức, tiền của của các nhóm cộng đồng cho các giải pháp thích ứng với BĐKH;
- Nâng cao nhận thức và trách nhiểm của cộng đồng trong phòng chống thiên tai;
- Xây dựng hương ước quy định trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ môi trường;
85
- Xây dựng cơ chế và các biện pháp phù hợp để huy động nguồn lực từ cộng đồng;
- Xây dựng đội ứng phó nhanh với thiên tai của nhân dân.
3.4.3.4. Giải pháp về nguồn vốn
- Vốn Ngân sách Nhà nước: Nhà nước cấp vốn ngân sách cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình thuỷ lợi lớn như: hệ thống đê chắn sóng, các dự án trung tâm giống thuỷ sản,...
- Nguồn vốn huy động: Bao gồm vốn tự có của địa phương, doanh nghiệp và của dân huy động bằng các cơ chế chính sách phù hợp. Đối với địa phương chủ yếu huy động quỹ đất để xây dựng các công trình, dự án như đê chắn sóng, khu nuôi trồng thuỷ sản…Với các doanh ngiệp, khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư công nghệ sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở chế biến. Đối với các hộ dân, khuyến khích các hộ, nhóm hộ và các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển khai thác, xây dựng các trại ương giống, hồ nuôi thuỷ sản, cơ sở chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Vốn tín dụng: là nguồn vốn nhà nước cho vay thông qua các chương trình dự án với các cơ chế chính sách thông thoáng, lãi suất chung và dài hạn. Nguồn vốn vay này chủ yếu để mua sắm các công cụ máy móc, tàu thuyền phát triển khai thác xa bờ, nâng cấp các cơ sở sửa chữa tàu thuyền, chế biến thuỷ sản.
* Đối với lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản:
- Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hạ tầng cơ sở tại các dự án đã được phê duyệt, nhanh chóng giảm bớt tình trạng nuôi trồng thuỷ sản manh mún và nhỏ lẻ. Đầu tư xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mặn lợ tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm sản xuất.
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật đảm bảo lực lượng lao động nuôi trồng ngày càng có tay nghề cao.
- Đầu tư kinh phí chuyển giao công nghệ giống mới nuôi trồng thủy sản, đảm bảo được nguồn giống sạch để nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng.
86
3.4.3.5. Giải pháp bảo vệ môi trường
Giải pháp tổng quát để quản lý và bảo vệ môi trường là lồng ghép hữu cơ và toàn diện các giải pháp bảo vệ môi trường vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, nuôi trồng.
- Xác định vị trí nuôi thích hợp:
+ Có vùng đệm (rừng ngập mặn, đất ngập nước) tự nhiên hoặc nhân tạo giữa vùng NTTS với vùng cấp nước mặn để đảm bảo nơi cung cấp thức ăn, cư trú cho các nguồn lợi tự nhiên, góp phần phân huỷ, hấp phụ chất thải NTTS.
+ Xây dựng hệ thống cấp nước mặn, nước ngọt, xử lý chất thải và thoát nước từ các hệ thống đầm nuôi một cách thuận lợi nhằm hạn chế lan truyền dịch bệnh giữa các đầm nuôi.
- Hạn chế tác động đến nguồn nước tại chỗ:
+ Thiết kế, xây dựng hệ thống cấp nước độc lập với hệ thống thoát nước và chất cặn lắng. Trung tâm đầm nuôi phải trũng nhất và có hệ thống bơm xả cặn đáy từ trung tâm đó ra ao xử lý, có hệ thống xử lý nước mùn thải và cặn lắng trước khi xả thải ra môi trường xung quanh.
+ Hạn chế được rửa trôi trầm tích xuống đầm nuôi, hệ thống cấp và hệ thống thoát nước, cũng như hạn chế rò rỉ đập bằng các phương pháp kỹ thuật thích hợp như áp dụng công nghệ đào và đắp kết hợp để hạn chế dồn đống trầm tích và chất thải, đầm nén kỹ, xây đập bằng bê tông.
+ Riêng đối với nuôi biển diện tích đặt lồng bè không vượt quá 10% diện tích có thể nuôi để đảm bảo sự ổn định môi trường, sự thông thoáng của dòng chảy. Có thể nuôi xen kẽ nhuyễn thể giữa các cụm để hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật phù du và nâng cao hiệu quả diện tích mặt nước.
Những hình thức nuôi có khả năng làm giảm phát thải khí nhà kính, như:
nuôi tôm, cua xen rừng ngập mặn, nuôi tôm xen rong câu, nuôi kết hợp cá nước lợ, cua ghẹ, nuôi luân canh tôm - rong câu. Như vậy, để thích ứng với BĐKH, cần xác định các tác động của BĐKH và tình trạng thực tế, từ đó xây dựng giải pháp đặc thù cho từng mô hình nuôi nhằm dần dần thích ứng với những điều kiện bất lợi do BĐKH gây ra.
87
3.4.3.6. Giải pháp phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ
- Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học công nghệ, đồng thời lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả, đồng thời phù hợp với điều kiện nghề cá trong các lĩnh vực: sản xuất giống, công nghệ nuôi hải sản trên biển; nghề khai thác xa bờ có hiệu quả;
công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng cao.
- Tăng cường đào tạo cán bộ khoa học, đặc biệt cán bộ khoa học đầu ngành, đảm bảo có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có đủ khả năng tiếp thu và trao đổi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong quá trình hội nhập.
- Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và khu vực thông qua các chương trình, dự án cụ thể, phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành thuỷ sản, thực hiện tốt các hiệp định hợp tác nghề cá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các địa phương chủ động tìm kiếm đối tác để thu hút vốn đầu tư, công nghệ của nước ngoài nhằm tạo nguồn lực cho sự phát triển. Tích cực tìm kiếm và hợp tác với nước ngoài để xuất khẩu lao động nghề cá và hợp tác nghề cá trên tất cả các lĩnh vực.
- Thiết kế công nghệ nuôi phù hợp với từng địa phương: Quy hoạch thiết kế và công nghệ nuôi phù hợp sẽ làm giảm được tác động xấu của NTTS đến môi trường. Tuy nhiên sự lựa chọn thiết kế vào công nghệ nuôi cho từng vùng ở các huyện phụ thuộc vào điều kiện môi trường, khả năng đầu tư kỹ thuật công nghệ ở từng vùng.
- Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ đã được nghiên cứu thành công như: Kỹ thuật nuôi Vẹm vỏ xanh thương phẩm, kỹ thuật ương giống và
88
nuôi Tu hài thương phẩm của Hợp phần hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản biển và nước lợ SUMA, quy trình nuôi cá Song, cá Giò bằng lồng ở biển.
Tuy nhiên việc vận dụng những thành quả khoa học trên vào trong cuộc sống còn trong phạm vi hẹp, chưa đến được với toàn thể người nuôi trồng thuỷ sản. Việc làm cần thiết hiện nay đối với tỉnh Quảng Ninh là phải phối hợp với Sở Khoa học công nghệ tỉnh nhà và các Sở ban ngành liên quan triển khai các dự án chuyển giao khoa học công nghệ các công nghệ nuôi tiên tiến đến tận tay người dân. Biến các công trình trên thành các công trình nghiên cứu ứng dụng chứ không đơn thuần là nghiên cứu.
3.4.3.7. Giải pháp khuyến nông, khuyến ngư
Củng cố lại bộ máy khuyến ngư từ cấp Tỉnh đến cấp huyện rồi đến cấp xã, hợp tác xã nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tạo ra hệ thống khuyến ngư bao quát toàn tỉnh. Bên cạnh đó hàng năm tỉnh cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến ngư đê nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ khuyến ngư, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn.
Nội dung của các hoạt động khuyến ngư gồm:
- Thông tin, tuyên truyền:
+ Sử dụng nhiều phương pháp (phương tiện truyền thông đại chúng, các lớp hội thảo, tập huấn, tham quan...) để tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân lao động nắm được nội dung cơ bản và nghiêm chỉnh tự giác thực hiện tốt Luật Thuỷ sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ rừng... và pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
+ Giáo dục, tuyên truyền cho người lao động có ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên như năng lượng, nhiên liệu, nước, đất, rừng; đồng thời chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các hoá chất được phép trong quá trình sản xuất, bảo quản, chế biến thuỷ sản và quản lý chất thải...
- Bồi dưỡng tập huấn và đào tạo: Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động trong ngành thuỷ sản để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế nghề như: phổ biến sâu rộng hơn về
89
kỹ thuật nuôi các loài thuỷ sản như cá, tôm nước ngọt, cá lồng bè, các loại nhuyễn thể (tu hài, hầu, vẹm, trai ngọc...); Phổ biến các biện pháp sơ chế bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; tổ chức đào tạo, tập huấn các nghề đánh bắt hải sản như: rê, chụp, câu, lưới kéo...
- Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ: Xây dựng mô hình trình diễn về các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với chuyển giao công nghệ mới ở từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất.
- Tư vấn và dịch vụ: Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về lĩnh vực thuỷ sản, thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển thuỷ sản; phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến thuỷ sản; quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Hợp tác quốc tế về khuyến ngư: Tham gia các hoạt động về khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế; trao đổi kinh nghiệm khuyến ngư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
- Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các Trung tâm giống thủy sản: nâng cấp các trại giống hiện có, đảm bảo các trung tâm giống thủy sản trên địa bàn tỉnh có thể đảm bảo công nghệ sản xuất, tiếp nhận và nuôi dưỡng giống mới sạch, không dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời mở rộng cơ sở sản xuất để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về con giống cho nuôi trồng.
- Nhanh chóng chuyển giao công nghệ sản xuất giống đã nghiên cứu thành công trong nước như: kỹ thuật ương giống cá biển, sản xuất giống rô phi đơn tính đực, sản xuất giống nhuyễn thể, giáp xác... để nhân rộng ra sản xuất giống đại trà. Tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm để nhập công nghệ sản xuất giống, giống mới có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần làm phong phú tập đoàn giống nuôi.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ nghiên cứu và sản xuất: Đẩy mạnh các hình thức đào tạo về quản lý và kỹ thuật sản xuất giống, nâng cao trình độ sản xuất giống, sản xuất thức ăn cho giai đoạn ương nuôi con giống cho đội ngũ kỹ
90
thuật, công nhân của các cơ sở sản xuất; tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho ngư dân, nông dân sản xuất giống thủy sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế cử người đi đào tạo, huấn luyện để có những chuyên gia và đội ngũ kỹ thuật giỏi về sản xuất giống thủy sản.
- Tăng cường công tác quản lý giống thủy sản: Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng giống và dịch bệnh ở tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông, kiểm tra chất lượng giống, công nhận tiêu chuẩn giống gốc, tiêu chuẩn đàn bố mẹ, thực hiện quy định về nhãn hàng hoá để đảm bảo giống có chất lượng tốt, nuôi có năng suất cao, giảm thiểu dịch bệnh.
- Tổ chức thực hiện các đề án, dự án phát triển giống thủy sản.
3.4.3.8. Giải pháp tăng cường người nuôi thủy sản tham gia hoạt động ứng phó vớ biến đổi khí hậu
Qua điều tra thực tế cho thấy có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến người dân không tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH bao gồm: thứ nhất do thiếu thông tin dẫn đến hạn chế về nhận thức; thứ hai do điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất thấp… để người NTTS thấy được lợi ích và trách nhiệm trong hoạt động ứng phó BĐKH.
Xuất phát từ hai nguyên nhân trên để tăng cường người nuôi thủy sản tham gia hoạt động ứng phó vớ biến đổi khí hậu cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần phối hợp xây dựng một số mô hình NTTS ven biển để người nuôi có thể tiếp cận trực quan và tự điều chỉnh các hoạt động sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng nuôi và gia đình.
Đồng thời, cần phải có những đánh giá mang tính dự báo về tác động tiềm tàng của BĐKH lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng NTTS ven biển. Các mô hình thử nghiệm sẽ kiểm chứng tính hiệu quả của các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH tại các hệ thống NTTS ven biển. Từ đó,nhân rộng trong thực tiễn. Về phía người nuôi, sẽ chuyển từ nhận thức sang hành động - thực hành, học hỏi những biện pháp kỹ thuật cụ thể trong quá trình