CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên
3.1.2. Hiện trạng tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên
* Mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng: Mô hình này cho năng suất bình quân từ 8- 10 tấn/ha/vụ (nuôi thâm canh trong nhà kính cho năng suất đến 20 tấn/ha/vụ); nuôi bán thâm canh 4-6 tấn/ha/vụ cho thu nhập từ 0,5 đến trên 1 tỷ đồng/ha/vụ.
TX Quảng Yên là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản, nhất là nuôi tôm theo hướng tập trung thâm canh công nghệ cao… Tuy nhiên, từ năm 2010 trở về trước, hầu hết các hộ nuôi tôm trên địa bàn TX đều nuôi bằng hình thức quảng canh (nuôi tôm kết hợp thả cá) nên không phát huy được hết thế mạnh. Sản lượng tôm thường bấp bênh khiến người nuôi không mặn mà đầu tư phát triển.
50
Hình 3.4. Vùng nuôi tôm thâm canh tập trung tại phường Hà An (TX Quảng Yên) đầu tư hạ tầng đồng bộ (Ảnh: Tác giả)
Để đưa việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, thời gian qua, Quảng Yên đã tập trung quy hoạch các vùng nuôi tôm, khuyến khích một số doanh nghiệp, cơ sở đầu tư, phát triển chuyển đổi sang nuôi tôm thâm canh. Đây là hướng đi mới đang đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nuôi tôm trong vùng.
Sau nhiều năm nuôi tôm quảng canh không mấy hiệu quả, đầu năm 2012, gia đình ông Phạm Văn Bình (phường Hà An) đã quyết định đầu tư nâng cấp 2 ao (rộng 0,6ha) chuyển sang mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Sau hơn 3 tháng nuôi thử nghiệm, vụ đầu tiên, gia đình ông thu hoạch được gần 10 tấn tôm. Trừ mọi chi phí sản xuất ông lãi gần 300 triệu đồng. Đến nay, ông Bình đã nhân rộng thành 4 ô nuôi tôm thâm canh với diện tích khoảng 1,2 ha.
Khi chuyển sang mô hình nuôi tôm thâm canh (tôm thẻ chân trắng) có nhiều ưu điểm vượt trội so với nuôi quảng canh (tôm sú) như trước đây. Từ thức ăn, nguồn nước, phòng chống dịch bệnh được chủ động và dễ dàng kiểm soát hơn. Trong khi đó, thời gian thả nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn hơn (nuôi hơn 3 tháng) nên gia đình đã tăng từ 1 vụ/năm nuôi quảng canh như trước đây lên 2
51
vụ/năm nuôi thâm canh. Đặc biệt, sản lượng tôm thâm canh thường cao gấp 10 lần so với nuôi quảng canh.
Hiện nay, Quảng Yên đang tập trung phát triển vùng nuôi tôm thâm canh chủ yếu tại các phường: Minh Thành, Tân An, Hoàng Tân, Hà An… Tổng diện tích nuôi tôm thâm canh là 260 ha (tăng hơn 80 ha so với năm 2010). Các vùng nuôi thâm canh tập trung đã được đầu tư hạ tầng về điện, giao thông… đồng bộ phục vụ phát triển sản xuất. Mặc dù diện tích nuôi tôm thâm canh ít hơn nhiều so với quảng canh nhưng năng suất, sản lượng tôm thu hoạch thường cao và ổn định hơn. Trung bình 1ha tôm thâm canh sản lượng được khoảng 10 tấn tôm tươi (nuôi quảng canh thu được 0,5 tấn/ha). Năm 2016, sản lượng tôm nuôi thâm canh cả TX đạt trên 2.600 tấn và vụ đầu của năm 2017, toàn TX đạt 1.400 tấn.
Theo đánh giá của cán bộ thuỷ sản Phòng Kinh tế TX, trong những năm gần đây, nuôi tôm theo hình thức thâm canh (nuôi công nghiệp) đã đem lại hiệu quả khá cao cho các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Riêng vụ xuân - hè năm nay, toàn TX có 171ha nuôi tôm theo hình thức thâm canh, chiếm hơn 2% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ trên địa bàn nhưng sản lượng lại chiếm trên 60% tổng sản lượng tôm nuôi.
TX đang có nhiều điều kiện chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm thâm canh, như: Diện tích nuôi quảng canh trong các ao đầm còn nhiều; các hộ nuôi đã chủ động đầu tư nâng cấp ao, đầm, cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc chuyển đổi nuôi tôm thâm canh thành công. Cùng với đó, TX còn thu hút được 8 doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm theo hướng thâm canh công nghệ cao, một số đơn vị đã ứng dụng công nghệ nuôi hiện đại như Công ty CP Thủy sản Bim, Công ty CP Thuận Thiện Phát…
Tuy nhiên, việc quy hoạch phát triển vùng nuôi tôm thâm canh nói riêng của địa phương đang gặp những thách thức liên quan đến quá trình đô thị hóa.
Một phần diện tích nuôi trồng thủy sản sắp tới sẽ phục vụ vào các dự án dẫn tới khả năng phá vỡ vùng quy hoạch thủy sản hiện có. Ngoài ra, việc cung cấp tôm giống cho các hộ nuôi địa phương mới chỉ có 1 cơ sở sản xuất tôm giống đáp ứng 30% nhu cầu.
52
Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm chân trắng, nhiều vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, kiểm soát các yếu tố đầu vào, các yếu tố môi trường vùng nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm cần được đặc biệt quan tâm của các cấp, ngành, địa phương. Công tác quản lý môi trường của cả vùng được quan tâm, việc điều tiết nước được tốt hơn. Chất lượng con giống đã được cải thiện, nhất là giống tôm sú, cua biển tốt hơn. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các cơ sở nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn TX đã từng bước lựa chọn được công nghệ nuôi phù hợp, thân thiện với môi trường. Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm thâm canh đã được 100% các cơ sở nuôi thực hiện, bằng sử dụng các chế phẩm vi sinh để quản lý môi trường nuôi, nên đã giảm được chi phí, hạn chế việc sử dụng hoá chất, không sử dụng kháng sinh, hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi, tạo sản phẩm tôm sạch bệnh, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thuỷ sản.
Để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản bền vững, trong thời gian tới TX Quảng Yên tiếp tục tăng cường các nguồn lực đầu tư hạ tầng các vùng NTTS, đặc biệt quan tâm các vùng chuyển lúa kém hiệu quả sang NTTS và vùng dự án thuỷ sản Đông Yên Hưng; tập trung chỉ đạo đầu tư NTTS vụ xuân - hè và nuôi vụ 2 đạt năng suất chất lượng cao, phấn đấu hình thành các mô hình nuôi trồng thuỷ sản theo quy trình VietGAP, khuyến khích nuôi thâm canh, ứng dụng công nghệ sinh học; tăng cường và chủ động trong điều tra dự báo cảnh báo bệnh dịch, môi trường nuôi. Duy trì hỗ trợ phí kiểm dịch giống, ưu tiên kiểm dịch tại gốc.
* Mô hình nuôi tôm công nghiệp:
Với ưu thế về giá trị kinh tế từ năm 2017, nhiều hộ ở Quảng Yên đã chuyển sang nuôi tôm theo mô hình này. Việc chuyển đổi diện tích từ nuôi thâm canh sang công nghiệp tăng mạnh từ 20 đến 30% so với năm 2016, tập trung chủ yếu ở vùng nuôi trồng thủy sản tập trung 156 ha ở phường Hà An.
Mạnh dạn chuyển đổi 3ha thuộc vùng nuôi trồng thủy sản tập trung 156ha ở phường Hà An từ nuôi quảng canh sang nuôi tôm công nghiệp. Qua khảo sát hộ anh Lê Văn Khoa, phường Hà An, TX Quảng Yên, vụ một vừa qua tổng thể đầu
53
tư 6 ao với diện tích hơn 9,000 m2 và 1,1 triệu con giống, đến khi thu hoạch cũng xấp xỉ được 21 tấn. Ngoài số tiền lời thu vụ một cộng với chính sách của ngân hàng cho vay lãi suất hỗ trợ, anh đầu tư thêm 3 ha nữa trong vụ hai với 2,5 triệu con giống.
Để khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế thủy sản, đầu năm 2017, TX Quảng Yên tiếp tục quan tâm nâng cấp một trạm điện cũ 240KVA lên 320 KVA và đầu tư thêm 1 trạm biến áp mới công suất 400KVA phục vụ nhu cầu nuôi tôm công nghiệp của nhân dân trong vùng. Đến thời điểm này vùng nuôi thủy sản tập trung 1ở phường Hà An đã có tới 70 ha được chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp, tăng 20ha so với năm 2016.
* Mô hình nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh thâm canh: TX Quảng Yên có trên 6.290 ha đầm nuôi trồng thủy sản, chủ yếu theo các hình thức này.
- Nuôi tôm quảng canh: Là hình nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên trong các đầm. Mật độ tôm trong đầm thường thấp do dựa hoàn toàn vào nguồn giống tự nhiên. Diện tích đầm nuôi thường lớn để đạt sản lượng cao. Mô hình này khá phổ biến trên toàn huyện trước năm 2010 tận dụng diện tích mặt nước rộng tại các xã Hoàng Tân, Hà An, Liên Vị… Ưu điểm: Vốn vận hành thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực cho một đơn vị sản xuất (ha) và thời gian nuôi thường không dài do giống đã lớn. Tuy nhiên nhược điểm của mô hình năng suất và lợi nhuận thấp, tường cần diện tích lớn, để tăng sản lượng nên khó vận hành và quản lý, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng không cố định. Hiện nay mô hình này đang bị hạn chế do giá đất và giá nhân công tăng. Song một số hộ không đủ vốn đầu tư vẫn còn nuôi trồng theo mô hình này.
- Nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của hình thức nuôi quảng canh nhưng có bổ sung hoặc là giống ở mật độ thấp (0,5 - 2 con/m²) hoặc là thức ăn theo tuần, đôi khi bổ sung cả giống và thức ăn. Mô hình này có ưu điểm là chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung bằng giống tự nhiên thu gom hay giống nhân tạo, kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, tăng năng suất
54
của đầm nuôi. Vì thế, mô hình này vẫn được nhiều hộ nông dân vận hành tại các địa phương có quỹ đất nuôi trồng rộng như Hoàng Tân, Liên Vị, Sông Khoai, Nam Hòa… Nhược điểm: Phải bổ sung giống lớn để tránh hao hụt do địch hại trong ao nhiều, hình dạng và kích cỡ ao theo dạng quảng canh nên quản lý khó khăn, năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp.
- Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi dùng phân bón để gia tăng thức ăn tự nhiên trong trong đầm và bổ sung thức ăn từ bên ngoài như thức ăn tươi sống, cám gạo... giống được thả nuôi ở mật độ tương đối cao (10 - 15 con/m²) trong diện tích đầm nuôi nhỏ (2.000 – 5.000 m²). Mô hình này có ưu điểm là đầm xây dựng hoàn chỉnh, kích thước nhỏ nên dễ vận hành và quản lý, kích cỡ tôm thu khá lớn, giá bán cao, chi phí vận hành thấp vì thả ít giống, thức ăn hỗn hợp dùng chưa nhiều và thức ăn tự nhiên vẫn còn quan trọng. Tuy nhược điểm là năng suất còn thấp so với đầm sử dụng, song mô hình này khá phổ biến ở Hoàng Tân, Tân An, Nam Hải, Phong Cốc, Phong Hải, Minh Thành, Sông Khoai…
* Mô hình nuôi hà sú treo dây:
Trước đây, hà được khai thác tự nhiên là chủ yếu. Việc đánh bắt hà rất vất vả, dân chài phải đi thuyền nhỏ men theo chân núi đá, hoặc ra bãi sú cạy hà ra khỏi gốc cây, hốc đá (gọi là đánh hà).
Việc đánh bắt hà tự nhiên làm cho nguồn hà sú ngày càng khan hiếm. Cây sú, vẹt trồng làm rừng ngập mặn cũng bị ảnh hưởng. Lúc đầu hà sú được nuôi bằng phương pháp dùng thân cây sú, đước, vẹt trong rừng ngập mặn cắm thành luống xuống bãi triều để con hà sú bám vào và phát triển rồi cuối năm đi thu.
Nhưng diện tích rừng ngập mặn ngày càng suy giảm trầm trọng do việc khai thác quá mức, nên năm 2012, một số hộ dân đã nghĩ ra cách nuôi thử bằng phương pháp treo dây.
55
Hình 3.5. Hà sú nuôi theo hình thức treo dây mang lại hiệu quả kinh tế cao (Ảnh: Tác giả) Với hình thức đem cọc tre, bạch đàn có chiều cao khoảng 2,5m, cắm sâu xuống đất, sau đó dùng dây cước buộc nối các cọc với nhau và đem dây xiên hà vào và treo lên. Mỗi xiên hà có khoảng 5-6 con, treo cách nhau khoảng 15cm, cách mặt đất 30cm. Khi thuỷ triều lên, hà sẽ ăn các chất phù du để sinh trưởng.
Cách nuôi sáng tạo này đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Cụ thể xã Hoàng Tân hiện có hơn 500 hộ dân tham gia nuôi trên diện tích 165ha, sản lượng đạt gần 1.000 tấn, đem lại thu nhập cho mỗi hộ hàng trăm triệu đồng. với việc áp dụng thành công nuôi con hà sú bằng phương pháp nuôi dây, sản lượng hà sú đã tăng vọt, điều này đã góp phần bảo vệ rừng ngập mặn và đem lại nguồn lợi kinh tế lớn hơn so với phương pháp nuôi truyền thống.
Theo các hộ dân ở đây mỗi gia đình thường nuôi từ 1 vạn đến 10 vạn dây hà, mỗi 1 vạn dây hà đem lại 1 tấn hà vỏ thành phẩm theo giá thị trường. Hiện nay, mỗi kg hà vỏ có giá khoảng 7 đến 8 nghìn đồng, dịp tết giá cả có thể gấp đôi. Trừ chi phí làm giàn, làm dây hà. Thu nhập của mỗi gia đình khoảng trên 150 triệu/năm.
56
Việc nuôi hà sú đã đem lại nguồn kinh tế cao cho người dân TX Quảng Yên. Vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi, quy hoạch phát triển vùng nuôi gắn với bảo vệ môi trường để việc nuôi con hà sú là mũi nhọn phát triển kinh tế của TX Quảng Yên.
* Mô hình nuôi hàu sông:
Hàu cửa sông là loại nhuyễn thể sinh sống khá phổ biến ở nhiều cửa sông trên địa bàn, nhất là cửa Sông Chanh. Tuy nhiên, một thời gian dài, do công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của địa phương còn hạn chế dẫn đến việc khai thác hàu cửa sông tự nhiên một cách ồ ạt làm cho loài này bị cạn kiệt. Những tưởng, hàu cửa sông đã đi vào dĩ vãng trong số những hải sản vốn sinh trưởng đa dạng ở địa bàn thì rất may, cách đây chừng hơn 1 năm, lãnh đạo Công ty CP Thuỷ sản Tân An trong một vài lần đi nghiên cứu ở một số địa phương trong nước và một số nước lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự đã mạnh dạn về địa phương khôi phục lại nghề nuôi hàu cửa sông. Qua thời gian nuôi thử nghiệm, đến nay, loài này đã chứng minh được sự sinh trưởng tốt ở môi trường cửa sông, ven biển của Quảng Yên. Cái lợi của nuôi hàu cửa sông mang lại cả về kinh tế và môi trường.
Bởi nuôi hàu cửa sông không tốn kém như nuôi cá lồng bè. Nuôi cá lồng bè cần rất nhiều lượng cá tạp, vừa tốn chi phí, vừa ảnh hưởng đến môi trường nước và cũng là nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản. Trong khi đó, hàu cửa sông lại là loài góp phần cải tạo môi trường.
Hàu nuôi sông thành công là một hướng làm giầu cho nhân dân trên địa bàn. Bởi thực tế hiện nay, theo đánh giá sơ bộ thì vùng mặt nước có thể nuôi được hàu cửa sông của Quảng Yên có thể lên tới 500ha. Điểm nổi bật của nuôi hàu sông là đầu tư rất ít. Chỉ với 20 triệu đồng cũng có thể tổ chức nuôi được.
Không những thế, mô hình này có thể nhân rộng ra các địa phương khác có cửa sông, ven biển trên địa bàn tỉnh.
57
Hình 3.6. Mô hình Hàu nuôi sông (Ảnh: Tác giả)
* Mô hình nuôi cá trong đầm:
Mô hình nuôi cá Vược quảng canh: Với diện tích mặt nước mặn, nước lợ địa phương đã thực nghiệm không ít mô hình nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao đã thành công và được nhân ra trên diện rộng. Nuôi cá Vược theo hình thức quảng canh là một trong hiệu quả.
Cá vược là loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, ít dịch bệnh, dễ thích nghi với môi trường sống và có thể nuôi ở cả khu vực ao đầm nước ngọt, mặn hoặc lợ. Trong môi trường tự nhiên, loài này đẻ trứng quanh năm nhưng mùa sinh sản chủ yếu vào tầm tháng 4, tháng 5. Là loài cá sinh trưởng và phát triển nhanh, cá vược thường đạt bình quân từ 3-5kg sau 2-3 năm chăm sóc. Không chỉ có ưu điểm vượt trội về tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, cá vược còn là một trong những loài có giá trị kinh tế cao, được thị trường tiêu dùng hết sức ưa chuộng. Nhận thấy đặc điểm sinh học và sinh trưởng của cá vược hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã đã
58
đưa loại cá này vào nuôi xen lẫn trong môi trường nước lợ cùng nhiều loài thuỷ sản khác. Ước tính sản lượng cá vược mỗi năm đạt từ 1,5-2 tấn.
Hình 3.7. Đầm nuôi cá vược của nông dân tại xã Tiền Phong
(Ảnh: Tác giả) Trong những năm qua, mặc dù phong trào nuôi cá vược phát triển khá nhanh và mạnh, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa thực sự cao, bởi sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều… Vì vậy, để hướng đi này phát triển, Hội Nông dân Quảng Yên đã quyết định xây dựng và triển khai Dự án nuôi cá vược theo hình thức quảng canh với sự tham gia của 10 hộ gia đình tại xã Tiền Phong trên diện tích 30 ha. Tham gia mô hình lần này, các hộ dân không chỉ được tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc, mà còn được Hội Nông dân TX hỗ trợ vay vốn đầu tư sản xuất. Theo đó, mỗi hộ đã được vay 30 triệu đồng với mức lãi suất 0,8%/tháng từ Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh và 50 triệu đồng với mức lãi suất 0,9% từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TX. Bắt đầu triển khai từ tháng 3/2018, đến nay mô hình nuôi cá vược theo hình thức quảng canh tại xã Tiền Phong bước đầu đã cho thấy những kết quả khả quan. Cá vược không chỉ thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên mà còn phát triển nhanh, khoẻ mạnh, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ sống