Cơ sở thực tiễn của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở thực tiễn của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu

NTTS phát triển rộng rãi ở nhiều nước với khoảng 600 loài được nuôi bằng nhiều hình thức nuôi khác nhau trong tất cả các môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ, đã đóng góp phần lớn vào sản lượng thủy sản toàn cầu. Năm 2018 NTTS thế giới đạt 79,9 triệu tấn, tương đương 169 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 – 2018 tăng 8,9%/năm [10].

Trong giai đoạn (2000-2018), sản lượng NTTS thế giới đã tăng gần 12 lần, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,9%. Tốc độ tăng trưởng NTTS hàng năm đạt 10,8%. Sản lượng NTTS chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu, từ 29,9% năm 2000 lên 42,3% năm 2018. Lượng thủy sản từ NTTS cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của con người là 48,9% năm 2018 so với mức 19,2 % năm 2000. Trong năm 2018, NTTS toàn cầu đạt 79,9 triệu tấn, đối tượng nuôi gồm cá có vẩy, giáp xác, động vật thân mềm, ếch, bò sát (không tính cá sấu)... Nếu tính cả các loài động vật thủy sinh và sản phẩm phi thực phẩm thì năm 2018 sản lượng NTTS toàn cầu đạt 85 triệu tấn, tương đương 145 tỷ USD [10].

Sự phân bố sản lượng NTTS giữa các vùng và các nước có mức độ phát triển kinh tế khác nhau vẫn còn chưa cân đối. Trong năm 2018, mười nước sản xuất thủy sản hàng đầu chiếm 88,6 % về số lượng và 82,9% về giá trị nuôi trồng thủy sản toàn cầu [10]. Về mặt số lượng, Châu Á chiếm 89% sản lượng NTTS thế giới, trong đó, Trung Quốc dẫn đầu về mặt sản lượng nuôi trồng, chiếm hơn 60%. Tiếp theo là các nước: Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Thái Lan, Myanma, Philippin và Nhật Bản.

Các điều kiện về kinh tế, xã hội, tự nhiên và môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng NTTS thế giới. Những năm gần đây, dịch bệnh đã ảnh hưởng tới việc nuôi cá hồi Alantic tại Chilê, nuôi hàu ở châu Âu và tôm biển

26

nuôi ở một số nước châu Á, Nam Mỹ và châu Phi, làm cho sản lượng nuôi trồng thủy sản ở các nước này giảm sút. Đặc biệt, nhiều nước bị tổn thất nặng nề về sản lượng nuôi trồng thủy sản do tác động của BĐKH, thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão nhiện đới,.... Ngoài ra, nguồn nước ô nhiễm ngày càng đe dọa đến việc sản xuất thủy sản của một số nước công nghiệp mới và các vùng phát triển đô thị hóa. Trong năm 2015, Trung Quốc đã thiệt hại 1,7 tấn, trị giá 3,3 triệu đô, trong đó, thiệt hại do dịch bệnh là 295.000 tấn, do thảm họa thiên nhiên là 1,2 triệu tấn và do ô nhiễm nguồn nước là 123.000 tấn. Trong năm 2018, sản lượng tôm biển nuôi tại Mozambique cũng bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh.

1.3.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

Việt Nam có diện tích biển khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km, với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2. Ngoài ra nước ta còn có hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và NTTS. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 30 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động NTTS đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, lĩnh vực NTTS đã có những bước phát triển đáng kể, diện tích và sản lượng đã không ngừng tăng. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 đạt 1,3 triệu ha, bằng 106% so năm 2017, sản lượng nuôi đạt 4,3 triệu tấn, tăng 8,3% (tôm các loại 800 nghìn tấn, tăng 10,5%;

cá tra 1,42 triệu tấn, tăng 14,0%). Các đối tượng hải sản được nuôi trồng chủ yếu là các loài cá biển, nhuyễn thể, tôm hùm, cua, ghẹ và rong biển..; trong đó đối tượng chính là các loài cá biển (cá song, cá giò, cá vược, cá hồng,...), tôm hùm và nhuyễn thể (ngao, hàu, sò, tu hài, ốc hương…).

Trong những năm gần đây, mặc dù diện tích và sản lượng NTTS không ngừng tăng nhưng BĐKH đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng, cũng như khai thác, đánh bắt thủy hải sản Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là

27

một trong 27 quốc gia dễ tổn thương do BĐKH. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã công bố đánh giá tác động của BĐKH đến ngành đánh bắt và NTTS là sẽ làm đại dương ấm dần lên và bị a xít hóa, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản xa bờ.

Các hoạt động NTTS ven bờ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng, lũ lụt. Những năm gần đây, người nuôi thủy sản ở châu Á thường bị tổn thất nặng nề do ao nuôi, lồng bè nuôi đến kỳ thu hoạch gặp phải mưa lũ lớn.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành cá tra rất lớn, nhiệt độ tăng, dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại lớn đối với thu nhập của người nuôi. Cụ thể, với tốc độ biến đổi khí hậu hiện nay, nghề nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể thiệt hại 200 triệu đồng/ha vào năm 2020 và thiệt hại gấp 3 lần vào năm 2050.

1.3.3. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng diện tích và hiệu quả kinh tế mà các đối tượng thủy sản nuôi đem lại đặc biệt là thủy sản mặn, lợ.

Bảng 1.2. Kết quả thực hiện chỉ tiêu nuôi trồng thuỷ sản tại Quảng Ninh

TT Loại hình nuôi trồng thủy sản

2005 2010 2017

D.tích (ha)

S.lượng (tấn)

D.tích (ha)

S.lượng (tấn)

D.tích (ha)

S.lượng (tấn) Toàn tỉnh 20.065 26.200 20.348,5 25.756 20.637 26.771 1 Thủy sản nước ngọt 2.950 6.200 3.099 6.210 3.165 6.235

2

Thủy sản nước mặn 6.010 10.810 6.075 10.049 6.182 10.850 Nhuyễn thể 2.470 4.377 2.506 5.231 2.710 6.300

Cá 956 1.701 266 630 272 725

Khác 2.584 4.732 3.263 4.188 3.200 3.825

3 Tôm 10.380 6.690 10.442 6.780 10.534 6.900

4 Nuôi cá lồng biển (Ô lồng)

725

(7.250) 2.500 733

(7.330) 2.717 756

(7.560) 2.786 (Nguồn Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh và tổng hợp từ các huyện thị)

28

Trình độ hiểu biết kỹ thuật của người nuôi thủy sản còn thấp, chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm, phương pháp nuôi quảng canh vẫn là chính.

Nhiều nơi người dân còn nuôi dưới hình thức tự phát, chưa áp dụng tốt kỹ thuật tiên tiến nên năng suất nuôi còn thấp.

Một số vùng NTTS vẫn bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của các ngành khác gây ra như: vùng Bắc Cửa Lục (huyện Hoành Bồ), Đồng Rui (huyện Tiên Yên), huyện Uông Bí… ảnh hưởng bởi chất thải của một số nhà máy xi măng lân cận. Phát triển giao thông thuỷ và cảng biển cũng tác động đến ngành thuỷ sản như: chất thải từ hoạt động cảng và đặc biệt là váng dầu mỡ trong nước sẽ có những tác động bất lợi cho nghề nuôi tôm và hải sản khác.

Nuôi lồng bè trên biển do chưa có các quy định chi tiết về giữ gìn vệ sinh môi trường do đó tại những khu vực neo đậu lồng bè tập trung xảy ra các hiện tượng xả thải rác sinh hoạt bừa bãi. Vấn đề đặt ra là phải tuyên truyền và có biện pháp nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)