CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên trong bối cảnh biến đổi khí hậu
3.4.2. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại thị xã Quảng Yên
Quảng Yên là một trong các địa phương ven biển thuộc khu vực nhạy cảm về BĐKH và có tính dễ tổn thương cao trước tác động của nước biển dâng, mưa lớn, bão và áp thấp nhiệt đới. Nhận thức được điều đó, thời gian qua, Thị xã đã
79
có nhiều giải pháp chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3.4.2.1. Năng lực ứng phó của tỉnh Quảng Ninh
Là địa phương nằm trong tỉnh Quảng Ninh nên TX cũng được tăng cường năng lực ứng phó từ các chính sách của tỉnh. Quảng Ninh cũng tạo dựng dần các cơ chế, chính sách, lồng ghép trong các cơ chế chính sách xúc tiến đầu tư, hỗ trợ của nước ngoài cho các hoạt động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng của tỉnh. Những hỗ trợ về thuế, đất đai, tín dụng, trợ giá cho các dự án công nghệ sạch, phát thải ít các-bon cũng được quan tâm thực hiện. Hiện tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành đẩy mạnh việc nghiên cứu, hình thành và áp dụng các cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ cho các dự án năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.
Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đặc biệt phục vụ cho cảnh báo và phòng chống thiên tai về cơ bản đã được thực hiện tốt như: phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão; phương án bảo vệ 5 vùng trọng điểm trên địa bàn tỉnh; xây dựng bản đồ nước biển dâng do bão với 5 kịch bản mô phỏng (4 kịch bản tương ứng với 4 cấp bão 13, 14, 15, 16 tổ hợp với triều cường và 1 kịch bản ứng với cấp bão 13 tổ hợp với triều cường trung bình) và xây dựng bản đồ lũ quét, sạt lở tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với tác động của BĐKH, nước biển dâng đến các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, giai đoạn 2015-2020.
Hiện nay tỉnh Quảng Ninh đã được đầu tư 39 trạm quan trắc khí tượng thủy văn. Ngoài ra, nhiều đơn vị ngành than và công ty thủy lợi cũng đầu tư xây dựng các trạm chuyên dùng để phục vụ cho cảnh báo, sản xuất của các cơ sở. Hàng năm, tỉnh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, khảo sát, xác định các khu vực trọng điểm để có phương án phòng chống khi có bão, lũ xảy ra như: Hệ thống kho tàng, doanh trại, trụ sở làm việc, các hồ, đập, đê, kè trọng yếu, các khu neo đậu tàu thuyền và những khu vực hay xảy ra lốc xoáy, lũ lụt, sạt lở đất (đặc biệt tại các địa phương là Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Bình Liêu, Ba Chẽ, các bãi thải của ngành Than...).
80
Ứng phó với BĐKH, ngành Nông nghiệp đã đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững; thay đổi phương thức canh tác, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp như: Áp dụng các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp; xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng hầm biogas nhằm giảm phát thải khí methane; xử lý môi trường chăn nuôi bằng men sinh học; sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi; xử lý phân bằng công nghệ ép tách phân...
Để phòng tránh và ứng phó với sạt lở, ngập lụt, tỉnh đã phê duyệt kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, định hưóng đến năm 2025. Đồng thời, triển khai rà soát các khu vực thường xuyên ngập lụt để đề xuất, thực hiện các dự án khắc phục tình trạng ngập lụt cục bộ tại các tuyến đường giao thông và khu vực dân cư (xây dựng hồ điều hòa, các hạng mục hệ thống mương, cống thoát nước...).
3.4.2.2. Năng lực ứng phó của thị xã Quảng Yên
Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, Thị xã Quảng Yên đã và đang tập trung chuẩn bị các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn (PCTT&TKCN). Trong đó, cụ thể hóa đến từng tình huống, sát với điều kiện thực tiễn của địa phương, đặc biệt là tăng cường nâng cấp, quản lý an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều, chủ động phương án “4 tại chỗ”.
Nâng cấp các tuyến đê biển, công trình thuỷ lợi: Qua các nghiên cứu khoa học cho thấy, BĐKH rõ nét nhất là hiện tượng nước biển dâng, chính vì vậy trong giai đoạn 2013-2017, TX đã đầu tư nhiều dự án củng cố, nâng cấp, xây mới các đoạn đê biển, đê sông xung yếu, phát triển rừng chắn sóng, chắn cát, rừng ngập mặn ven biển để phát huy vai trò “lá chắn tự nhiên”, bảo đảm chống chịu được với thiên tai, triều cường, xâm nhập mặn theo kịch BĐKH và nước biển dâng.
Trên địa bàn, Quảng Yên hiện có các tuyến đê Hà Nam và Hà Bắc với tổng chiều dài 68,8km. Trong đó, tuyến đê Hà Nam có tổng chiều dài 33,6km, tuyến
81
đê khu vực Hà Bắc có tổng chiều dài 35,2km. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của TX đã chủ động kiểm tra, đánh giá chất lượng toàn bộ các công trình đê điều, hồ đập, các cống dưới đê để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các vị trí xung yếu, vị trí có nguy cơ sạt lở để trên cơ sở đó xây dựng giải pháp kịp thời sửa chữa, gia cố những đoạn đê đã hư hỏng.
Điển hình như công trình nâng cấp tuyến đê Hà Nam đoạn từ K20+240 đến K25 và sửa chữa cống Vị Dương 2 thuộc “Dự án tổng thể nâng cấp đê Hà Nam”
có tổng chiều dài tuyến là 4,7km, với tổng giá trị xây lắp gần 98 tỷ đồng, do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư đã được khởi công từ tháng 12/ 2017. Đây là tuyến đê cấp III bảo vệ an toàn cho trên 5.100ha đất sản xuất nông nghiệp và trên 6 vạn dân ở các xã, phường thuộc đảo Hà Nam.
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án đảm bảo an toàn cho sản xuất, đời sống nhân dân cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận, bàn giao mặt bằng, diện tích nuôi trồng thủy sản cho đơn vị thi công thực hiện dự án. Từ sự vận động của nhân dân các hộ dân có diện tích nuôi trồng thủy sản nằm trong vùng dự án đã chủ động bàn giao mặt bằng tuyến cho đơn vị thi công công trình theo đúng tiến độ. Xác định được tầm quan trọng của công trình đối với công tác phòng chống bão lũ, đơn vị thi công đang tập trung huy động tối đa nhân lực, máy móc, tranh thủ thời tiết nắng ráo tăng ca, đẩy nhanh tiến độ công trình, phấn đấu hoàn thành, đưa công trình vào sử dụng trước mùa mưa bão.
Triển khai công tác PCTT&TKCN, thời gian qua, các ngành, địa phương, đơn vị TX cũng chủ động tổ chức ra quân làm thủy lợi, nạo vét các tuyến kênh mương tiêu thoát nước trên địa bàn. Tính đến thời điểm này đã có 19/19 phường, xã ra quân làm thủy lợi, nạo vét được 95,431km kênh mương các loại, khối lượng bùn đất nạo vét ước đạt 29.086m3 và huy động được 10.174 lượt người tham gia (đạt 97,49% kế hoạch) [25].
Đảm bảo phương tiện, vật tư, nhân lực: Để ứng phó, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại trong mùa mưa bão, TX Quảng Yên đã chủ động triển khai công tác
82
PCTT&TKCN. TX đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng thành viên. Trên cơ sở kế hoạch của TX, các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị mình.
TX Quảng Yên đã thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ), Ban Chỉ huy PCTT&TKCN đã chỉ đạo các xã, phường và các đơn vị luôn sẵn sàng về lực lượng, thường trực 24/24 giờ để kịp thời phát hiện sớm, ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra. Đến nay, mọi phương tiện, vật tư cho công tác PCTT&TKCN đã được chuẩn bị đầy đủ, tập kết tại các địa phương. Ban CHQS TX đã chuẩn bị 2 xuồng máy, 15 xuồng cao su, 620 chiếc áo phao, 810 chiếc phao cứu sinh, 7 chiếc nhà bạt 60m2, 31 chiếc nhà bạt 24m2 và các dụng cụ cầm tay khác… để sẵn sàng tham gia xử lý các tình huống do thiên tai gây ra. Hạt Quản lý đê điều Quảng Yên cũng đã chuẩn bị trong kho đang dự trữ vật tư để sẵn sàng ứng phó với mưa bão...
Cùng với đó, việc dự trữ lương thực, thực phẩm cũng được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo cho tình huống thiên tai xảy ra ít nhất từ 3-5 ngày. Các khu vực cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão được chuẩn bị tốt tại bến Quảng Yên, bến Giang, bến Liên Vị, với sức chứa gần 2.000 tàu, thuyền. TX đã giả định các tình huống thiên tai ảnh hưởng đến các khu vực có nguy cơ ngập úng cao, như: Liên Hoà, Tiền Phong, Liên Vị, để có phương án kịp thời xử lý.
Đối với phương án di dân tại chỗ, TX đã kiểm đếm và làm việc cụ thể với từng hộ gia đình có nhà cao tầng và xây dựng phương án đón tiếp người dân trú bão. Qua kiểm đếm, khu vực đảo Hà Nam có 1.625 nhà dân cao tầng, trường học, trụ sở, trạm xá có thể chứa được gần 4 vạn dân khi có tình huống cần phải di dân tại chỗ. TX xây dựng phương án di dân ra khỏi vùng nguy hiểm sang khu vực Hà Bắc, đảm bảo an toàn, xây dựng phương án tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố.
TX còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: Trên hệ thống loa, đài; qua các buổi họp tổ dân, khu phố; trực tiếp đến từng hộ dân...
83
Nhờ đó, ý thức của người dân trong việc bảo vệ đê điều, phòng chống bão lũ đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Với những giải pháp đã đề ra và vận dụng phù hợp những kinh nghiệm về BĐKH từ các địa phương khác, TX Quảng Yên sẽ giảm thiểu tối đa những tổn thất do BĐKH gây ra, nhất là trong NTTS.