Quy mô nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên

Một phần của tài liệu Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 47 - 58)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên

3.1.1. Quy mô nuôi trồng thủy sản tại thị xã Quảng Yên

3.1.1.1. Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản

Sản xuất nông nghiệp của TX đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa sản phẩm. Đây là ngành có đóng góp lớn đến tăng trưởng kinh tế, giải quyết lao động và đảm bảo an toàn lương thực cho TX. TX Quảng Yên có diện tích đất bãi triều ven biển tương đối lớn, có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, nên rất thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. TX là một trong 05 địa phương (Móng Cái, Hải Hà, Quảng Yên, Vân Đồn) có ngành thủy sản rất phát triển của tỉnh Quảng Ninh và ngành thủy sản dần trở thành ngành mũi nhọn trong cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản. Tổng sản lượng thủy hải sản năm 2017 đạt 17.145 tấn (tính cả rau rong câu khô), trong đó sản lượng đánh nuôi trồng chiếm 34,0%.

Bảng 3.1. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản TX Quảng Yên TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2008 2012 2014 2017

1 Diện tích nuôi trồng

Ha 7.577 7.013,5 7.132 7.220 7.400

2 Sản lượng nuôi trồng

Tấn 5.296 3.180 5.645 5.834 12.000

Nguồn: Số liệu thống kê TX Quảng Yên.

Như vậy, trong giai đoạn từ 2005 - 2017, diện tích nuôi trồng có xu hướng giảm (327 ha). Trung bình mỗi năm giảm 27,25 ha. Nguyên nhân, do đa số diện tích nuôi theo phương thức quảng canh, nguồn giống dựa vào tự nhiên, thức ăn có sẵn trong môi trường nước cho nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Tình trạng dịch bệnh, mưa, lụt làm nhiều loài thủy sản chết hàng loạt. Dẫn tới, nhiều diện tích bỏ hoang không nuôi trồng trong một thời gian.

39

Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, diện tích nuôi trồng có xu hướng tăng nhẹ (từ 2012 - 2017 mở rộng thêm 118 ha). Đây là kết quả sau một thời gian, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm lãnh đạo, các ngành, địa phương tập trung phát triển kinh tế thuỷ sản, nhất là đẩy mạnh nuôi trồng. Những diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ);

hay cải tạo các vùng đất ngoài đê để nuôi tôm, cua, cá; mở rộng diện tích nuôi hàu, hà vùng cửa sông, bãi triều.

Mặc dù, diện tích tăng chậm, nhưng sản lượng tăng nhanh: từ 5.296 tấn (năm 2005) lên 12.000 tấn (năm 2017). Trong 12 năm, sản lượng tăng gấp 2,27 lần; tăng thêm 6.704 tấn. Trung bình mỗi năm tăng 558,7 tấn. Sản lượng tăng do năng suất trong giai đoạn này có xu hướng tăng.

Hình 3.1. Năng suất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005- 2017

Nguồn: Xử lý số liệu thống kê TX Quảng Yên Tuy nhiên, năng suất NTTS còn thấp so với mức trung bình của tỉnh Quảng Ninh (năm 2010, đạt 1,55 tấn/ha thì đến năm 2015 tăng lên 2,07 tấn/ha). Mức tăng năng suất còn nhỏ và chậm (giai đoạn 2005 - 2017 tăng 2,34 lần). Bởi phần lớn diện tích nuôi trồng của TX là quảng canh và quảng canh cải tiến (chiếm tới 99% tổng diện tích nuôi trồng), còn lại là diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh, một số ít theo mô hình công nghiệp. Hơn thế, hạ tầng các vùng nuôi tập trung chưa đồng bộ, kênh cấp và tiêu còn sử dụng chung. Con giống phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm giống, cua giống chưa đáp ứng đủ nhu

40

cầu. Hàng năm vẫn xuất hiện một số ổ bệnh về đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm ở một số vùng nuôi… Những tồn tại trên khiến sản xuất thủy sản của địa phương còn gặp nhiều rủi ro. Do đó, năng suất nuôi trồng thấp, sản lượng không cao.

Song từ năm 2015 trở lại đây, việc đảm bảo hệ thống sinh thái rừng ngập mặn trong NTTS được đánh giá đúng mức, nhiều mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó nổi bật là xã Hà An đã quy hoạch khá nhiều đầm nuôi trồng thuỷ sản thân thiện với môi trường. Cùng với đó, hình thức nuôi công nghiệp được nhân rộng ở nhiều hộ đã góp phần tăng nhanh năng suất và sản lượng nuôi trồng của TX. Ngoài ra, Quảng Yên cũng tích cực chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh; đầu tư hạ tầng giao thông; tháo gỡ khó khăn về vốn, chính sách cho các hộ dân, doanh nghiệp; hỗ trợ hộ nuôi trồng về giống và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, địa phương còn tích cực hỗ trợ các trung tâm sản xuất giống hoạt động hiệu quả nhằm cung ứng đầy đủ giống mới cho bà con nông dân.

Chính vì sự gia tăng của sản lượng mà giá trị sản xuất của NTTS ngày càng tăng cao. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2017, giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân 12,9%, năm 2017 đạt 324 tỷ đồng (tổng ngành thủy sản đạt 800 tỷ đồng, chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp). Tuy nhiên, giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác mới tăng 2,44%/năm (giai đoạn 2005 - 2012) chậm hơn so với tốc độ chung của ngành thủy sản.

3.1.1.2. Hiện trạng đối tượng và công nghệ nuôi trồng thủy sản a. Vùng nước mặn, lợ

Đối tượng NTTS mặn, lợ hiện nay của TX Quảng Yên bao gồm:

- Nuôi trong đê cống gồm: các loài tôm (tôm sú, tôm chân trắng) và cá mặn lợ trong ao đầm.

- Nuôi biển gồm:

+ Nuôi bãi triều: chủ yếu là nhuyễn thể như hàu, hà…, các loài hải sản khác có giá trị kinh tế như bông thùa...;

+ Nuôi lồng bè: Chủ yếu là các loài cá biển (cá Song, cá Giò,…)

41

* Quy mô nuôi trồng:

Bảng 3.2. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ

TT Chỉ tiêu ĐVT 2003 2008 2010 2014 2015 2017 1 Diện tích nuôi trồng Ha 6.800 6.915 6.578 6.316 6.997 7.050 2 Sản lượng nuôi trồng Tấn 1.296 2.980 4.890 5.645 5.834 10.050

Nguồn: Số liệu thống kê TX Quảng Yên.

Như vậy, diện tích nước mặn, lợ đạt năm 2017 đạt khoảng 7.050 ha. Diện tích nuôi này có xu hướng tăng nhẹ giai đoạn 2003 - 2017 (tăng gấp 1,03 lần;

tăng thêm 250 ha) nhưng có sự biến động tăng, giảm thất thường. Năm 2008, diện tích nuôi nước mặn, lợ tăng đạt 6.915 ha (tăng thêm 115 ha so với năm 2003), rồi lại giảm đến năm 2014 chỉ còn 6.316 ha (giảm 599 ha). Từ năm 2014 đến nay, diện tích nuôi các đối tượng này có xu hướng tăng nhẹ (tăng thêm 734 ha vào năm 2017).

Sự suy giảm một số diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ của của địa phương trong giai đoạn vừa qua là do quy hoạch chuyển sang mục đích sử dụng khác. Điển hình là việc Quy hoạch cụm công nghiệp Tiền Phong, khu công nghiệp Lạch Huyện và khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đã lấy đi gần một nửa diện tích đất nuôi thủy sản của huyện.

Do diện tích có tăng giảm thất thường nên sản lượng nuôi mặn, lợ cũng tăng giảm tương ứng, song cả giai đoạn 2003 - 2017 có xu hướng tăng cao. Giai đoạn này sản lượng này tăng từ 1.296 tấn lên 10.050 tấn (tăng gấp 7,8 lần; tăng thêm 8.754 tấn). Trung bình mỗi năm tăng thêm 625 tấn; tăng 126,5%. Sự gia tăng nhanh chóng của sản lượng do năng suất được cải thiện khi áp dụng các tiến bộ KHKT trong nuôi trồng từ giống, hình thức nuôi, thức ăn... Năng suất tăng từ 0,2 tấn/ha (2003) lến 1,7 tấn/ha (2017).

42

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện năng suất nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ của TX Quảng Yên giai đoạn 2003- 2017

* Đối tượng nuôi trồng:

Các đối tượng nuôi trồng thủy sản mặn, lợ của TX khá đa dạng mang đặc thù của vùng cửa sông ven biển.

- Nuôi tôm:

Tổng diện tích nuôi tôm toàn TX năm 2017 đạt 6.200 ha (chiếm 63% toàn tỉnh Quảng Ninh; chiếm 87,9% diện tích nuôi trồng thủy sản mặn, lợ của Quảng Yên). Giai đoạn 2005- 2017, diện tích không ổn định tăng giảm thất thường.

Trong đó: diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng Nam Mỹ theo hình thức thâm canh, bán thâm canh là 300 ha, nuôi quảng canh cải tiến (tôm, cua, cá kết hợp) là 6.100 ha (chủ yếu tại các địa phương xã Hà An, Hoàng Tân, Liên Vị, Phong Cốc, Nam Hòa…), diện tích nuôi tôm sú khoảng 700 ha (chủ yếu tại Hà An, Hoàng Tân, Liên Hòa, Tiền Phòng, Liên Vị…).

Mặc dù diện tích không ổn định, song sản lượng tăng đều có xu hướng tăng từ 1.000 tấn (2005) lên 2.600 tấn (2017) (tăng 2,6 lần). Tuy vậy, sản lượng không cao (năm 2017 chỉ chiếm 21,7% tổng sản lượng nuôi nặm, lợ và chiếm 26% sản lượng tôm nuôi của tỉnh). Trong đó, sản lượng tôm thẻ chân trắng 2.300 tấn (chiếm 88,5% tổng sản lượng tôm nuôi của TX), tôm sú 300 tấn, tôm

43

rảo 300 tấn. Như vậy, năng suất nuôi tôm trung bình không cao năm 2017 là 0,4 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng rất cao 8,7 tấn/ha (so mức trung bình của tỉnh Quảng Ninh đạt 2,25 tấn/ha). Nhiều vùng nuôi tôm đạt năng suất cao từ 10-15 tấn/ha tại Hà An, Hoàng Tân, Liên Vị, có những đơn vị, hộ gia đình đạt trên 20 tấn/ha.

Điều đó có được do Quảng Yên là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản. Đặc biệt theo quy hoạch 2001-2010 của tỉnh, Quảng Yên là một trong 7 địa phương trong tỉnh được quy hoạch nuôi tôm công nghiệp và chú trọng phát triển nuôi tôm theo hướng tập trung thâm canh công nghệ cao.

Tuy nhiên, từ năm 2010 trở về trước, hầu hết các hộ nuôi tôm trên địa bàn TX đều nuôi bằng hình thức quảng canh (nuôi tôm kết hợp thả cá) nên không phát huy được hết thế mạnh. Sản lượng tôm thường bấp bênh khiến người nuôi không mặn mà đầu tư phát triển.

Để đưa việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, thời gian qua, Quảng Yên đã tập trung quy hoạch các vùng nuôi tôm, khuyến khích một số doanh nghiệp, cơ sở đầu tư, phát triển chuyển đổi sang nuôi tôm thâm canh. Đây là hướng đi mới đang đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nuôi tôm trong vùng.

Tuy nhiên, về mặt sản lượng lại không đáp ứng được yêu cầu quy hoạch.

Sản lượng tôm nuôi còn chưa cao, năng suất chung còn thấp do nhân dân trong vùng vẫn sử dụng hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến là chủ yếu nên sản lượng nuôi trồng thấp. Diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 30%. Ngoài ra, biến đổi khí hậu ngày càng biểu hiện rõ, điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, môi trường biến đổi, đã phát sinh bệnh trên thủy sản nuôi. Đặc biệt những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh đã khiến diện tích nuôi tôm bị thu hẹp đi nhiều, năng suất nuôi không đảm bảo theo quy hoạch. Việc theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh thuỷ sản gặp nhiều khó khăn vì hiện nay còn nhiều địa phương chưa có cán bộ chuyên môn làm công tác thú y thuỷ sản, người dân chưa quan tâm đến kỹ thuật nuôi thuỷ sản, công tác kiểm dịch, kiểm tra chất lượng con giống nhập vào

44

nuôi gặp nhiều khó khăn… Mặt khác, do đầu ra của con tôm không ổn định, lại do ảnh hưởng của thời tiết làm nhiều hộ nuôi tôm bị thiệt hại, chưa khắc phục xong và rất khó khăn về vốn.

Bảng 3.3. Diện tích, sản lượng và năng suất NTTS mặn, lợ theo đối tượng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2017

Nguồn: Số liệu thống kê TX Quảng Yên - Nuôi nhuyễn thể:

Diện tích nuôi nhuyễn thể năm 2017 đạt 500 ha. Diện tích có xu hướng tăng nhanh (tăng 8 lần từ 50 ha năm 2005 lên 500 ha năm 2017). Đối tượng nuôi gồm hàu, hà, sò, ngao, điệp...; đặc biệt mô hình sú treo dây tại Hoàng Tân, Hà An, Liên Hòa, Liên Vị với diện tích 400 ha; mô hình nuôi hàu cửa sông ở Hoàng Tân, Minh Thành; hàu bè dọc sông Quỳnh Mai. Các đối tượng nuôi này vẫn được phát huy tốt và ngày càng chiếm ưu thế trong cơ cấu đối tượng nuôi thủy sản của TX Quảng Yên. Vì thế, sản lượng nhuyễn thể có xu hướng tăng mạnh từ 150 tấn (2005) lên 3.560 tấn (2017) (tăng gấp 23,7 lần và tăng thêm 3.410 tấn trong 12 năm). Đây là mức tăng cao trong NTTS của TX cũng như tỉnh Quảng

TT Các chỉ tiêu ĐV Năm 2005

Năm 2007

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2017 1 Diện tích nuôi Ha 6.681 6.170 6.316 6.997 7050 Tôm Ha 6700 6.265 6.300 5.670 5.890 6.100 6.200 Nhuyễn thể (hàu,

hà) Ha 50 90 93 159 209 400 500

Cá biển Ha 68 80 117 280 140

Hải sản khác Ha 220 261 100 217 210

2 Sản lượng tấn 3.480 4.890 5.645 5.834 10.050 Tôm tấn 1.000 2.230 2.200 2.550 2.320 2.400 2.600 Nhuyễn thể (hàu,

hà) tấn 150 100 300 870 1.485 1.264 3.560

Cá biển tấn 170 370 410 500 2.180

Hải sản khác tấn 810 1.100 1.430 1.670 1.710

45

Ninh. Mức tăng rất mạnh về sản lượng là do mở rộng diện tích và sự cải thiện lớn của năng suất nuôi (từ 3 tấn/ha năm 2005 lên 7,12 tấn/ha năm 2017).

Sự phát triển đó là do hàu, hà là loại nhuyễn thể sinh sống khá phổ biến ở nhiều cửa sông trên địa bàn. Tuy nhiên, một thời gian dài, do công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của địa phương còn hạn chế dẫn đến việc khai thác hàu cửa sông tự nhiên một cách ồ ạt làm cho loài này bị cạn kiệt. Qua nghiên cứu đặc điểm của địa phương với nhiều cửa sông, bãi bồi, rừng sú, vẹt là môi trường sống lý tưởng cho các loài nhuyễn thể nhất là hàu, hà. Kết hợp với chính quyền và doanh nghiệp đi nghiên cứu ở các nước lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự đã mạnh dạn về địa phương khôi phục lại nghề nuôi hàu, hà. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường về các hải sản này rất cao do là nguồn thực phẩm bổ dưỡng mà giá thành không cao. Trong khi, mô hình này mang lại cả về kinh tế và môi trường. Bởi nuôi hàu, hà không tốn kém như nuôi các lọa thủy sản mặn, lợ khác như tôm, cá. Từ những ưu điểm đó, UBND thị xã nhân rộng mô hình này trên địa bàn.

- Nuôi cá biển:

Là vùng cửa sông ven biển, nhiều phù du sinh vật nên các loại cá nước lợ sinh trưởng, phát triển tốt, giàu dinh dưỡng như cá Song, cá Giò, cá Tráp, cá Vược, cá Đối được nuôi nhiều ở Quảng Yên. Diện tích nuôi tuy không nhiều nhưng có xu hướng tăng từ 68 ha (năm 2009) lên 140 ha (năm 2017), tăng gấp 2,1 lần. Tuy diện tích nuôi mở rộng không nhiều nhưng sản lượng cũng có xu hướng tăng rất mạnh từ 170 tấn (2009) lên 2.180 tấn (2017). Trong 8 năm, sản lượng tăng thêm 2.010 tấn, tăng gấp xấp xỉ 10 lần. Điều đó cho thấy, năng suất cũng có mức tăng cao từ 2,5 tấn/ha qua 8 năm tăng lên 12,8 tấn/ha.

Sở dĩ, mức tăng mạnh này ngoài do thuận lợi về điều kiện tự nhiên của vùng bãi triều cửa sông, thì còn do sau nhiều năm nuôi tôm sú thì hệ số may rủi khá cao, nuôi tôm, cua cũng làm ô nhiễm môi trường. Trong khi nuôi cá có sức đề kháng tốt, lớn nhanh, ít bị bệnh, ưa thích thức ăn tươi sống và kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp, cá có kích cỡ thương phẩm lớn, thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao, thích hợp nuôi trong môi trường nước mặn, lợ, giúp cải tạo môi

46

trường và hạn chế mầm bệnh phát sinh, tạo sản phẩm hàng hóa và tăng thu nhập cho người nuôi. Là hướng làm giàu mới cho các hộ NTTS trên địa bàn, nuôi luân canh đối tượng cá biển mới, vừa giúp cải tạo môi trường, làm đa dạng đối tượng nuôi, tạo sản phẩm hàng hóa phong phú, qua đó, góp phần ổn định NTTS tại địa phương một cách bền vững.

Tuy hiệu quả kinh tế cao và cải thiện môi trường song vốn đầu tư lớn, trong thời gian dài nên việc nhân rộng mô hình, mở rộng diện tích cũng gặp khó khăn.

- Nuôi hải sản khác:

Quảng Yên với trên 12.000 ha đất bãi bồi cửa sông, ven biển tập trung ở khu vực cửa sông Bạch Đằng như Đầm nhà Mạc, Cái Tráp, Đầm Soài và các xã Hà An, Tân An, Minh Thành, Hoàng Tân... rất thuận lợi nuôi các đặc sản biển như cua, ngán, rau câu và đặc biệt việc nuôi cua biển đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, việc nuôi các đặc sản này còn bảo tồn và phát huy giá trị riêng có của sản phẩm, nâng cao vị thế cho sản phẩm thuỷ sản của địa phương. Vì thế, dù diện tích có giảm nhẹ thì sản lượng nuôi các đặc sản này đều tăng mạnh trong giai đoạn 2009- 2017. Diện tích dao động 220 ha xuống 210 ha. Trong khi đó, sản lượng tăng rất mạnh từ 810 tấn lên đến 1.710 tấn (trong 8 năm tăng thêm 900 tấn; tăng gấp 4,1 lần). Như vậy, năng suất nuôi các hải sản khác này tăng cao từ 3,7 tấn/ha lên 8,1 tấn/ha. Sự gia tăng mạnh sản lượng và năng suất chủ yếu từ nuôi cua biển thương phẩm. Do cua biển phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Quảng Yên nên sinh trưởng, phát triển tốt. Với ưu điểm nổi bật là thịt thơm, ngọt đậm đà, cua biển hiện đang là một trong những sản phẩm OCOP nổi bật của Quảng Yên.

Thực tế cho thấy mô hình nuôi cua biển hiệu quả hơn so với các đối tượng nuôi khác. Hiện trên địa bàn TX có khoảng hơn 700 hộ nuôi cua biển, tạo ra sản lượng cua thương phẩm hàng năm đạt 200-300 tấn với giá trị hàng chục tỷ đồng.

Tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật nên quá trình nuôi thả đạt tỷ lệ sống cao, trọng lượng cua tăng nhanh (trung bình từ 300 đến 800g/con). Nuôi cua thương phẩm không quá vất vả và rủi ro như nuôi tôm công nghiệp, chi phí nuôi lại thấp hơn nhiều. Nuôi cua về mùa ấm, chỉ khoảng 4 tháng là có thể thu hoạch, một

Một phần của tài liệu Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)