DMT Bệnh viện được xây dựng hàng năm theo định kỳ và có thể bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong DMT bệnh viện trong các kỳ họp của HĐT& ĐT Bệnh viện[4] .Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO: “DMT
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRỊNH HIẾU TRUNG
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TRẢNG BÀNG
TỈNH TÂY NINH NĂM 2017 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2019
Trang 2BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRỊNH HIẾU TRUNG PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TRẢNG BÀNG
TỈNH TÂY NINH NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH:TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Lan Anh
Thời gian thực hiện: 02/7/2018 đến ngày 02/11/2018
HÀ NỘI 2019
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và khoa Dược, Phòng tổ chức cán bộ, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tài chính kế toán của Trung tâm Y
tế huyện Trảng Bàng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu tại Trung tâm
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Trần Thị Lan Anh đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Xin cảm ơn chân thành gia đình, bạn bè, những người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên, khích lệ trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 11 năm 2018
Học viên
Trịnh Hiếu Trung
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương I TỔNG QUAN 3
1.1 Danh mục thuốc Bệnh viện 3
1.1.1.Khái niệm Danh mục thuốc 3
1.1.2.Các buớc xây dựng danh mục thuốc 3
1.2 Hướng dẫn điều trị chuẩn 5
1.3 Thực trạng phân tích danh mục thuốc và việc sử dụng thuốc tại một số bệnh viện 11
1.3.1 Tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh 12
1.3.2 Tình trạng sử dụng thuốc vitamin 12
1.4 Vài nét về Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh 13
1.4.1 Lịch sử hình thành 13
1.4.2 Chức năng nhiệm vụ 13
1.4.3 Sơ đồ tổ chức của TTYT Trảng Bàng 14
1.4.4 Khoa Dược 16
1.4.5 Mô hình bệnh tật của TTYT Trảng Bàng 18
1.5 Tính cấp thiết của đề tài 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
2.3 Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1 Biến số nghiên cứu 26
Trang 52.3.2 Thiết kế nghiên cứu 27
2.3.3 Mẫu nghiên cứu 27
2.3.4 Xữ lý số liệu 28
2.3.5 Phân tích số liệu 29
2.4Trình bày số liệu 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1.Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng năm 2017 32
3.1.1 Cơ cấu DMT theo phân loại thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ 32
3.1.2 Cơ cấu DMT theo đường dùng 33
3.1.3 Cơ cấu DMT theo thuốc đơn, đa thành phần 35
3.1.4.Cơ cấu thuốc biệt dược gốc - thuốc generic 37
3.1.5 Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn 37
3.1.6.Cơ cấu thuốc theo TT10 38
3.1.7 Phân tích 5 nhóm thuốc có SLKM nhiều nhất DMTBV 40
3.1.8 Cơ cấu danh mục thuốc theo thuốc tân dược- thuốc YHCT 41
3.1.9 Cơ cấu thuốc theo Tác dụng dược lý 42
3.2 Phân tích Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm theo phương pháp ABC 43
3.2.1 Cơ cấu DMT sử dụng theo phân loại ABC 43
3.2.2 Phân tích các thuốc sử dụng trong nhóm A 44
Chương 4 BÀN LUẬN 49
4.1 Cơ cấu DMT sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh 50
4.2 Phân tích DMT theo Phương pháp ABC 55
4.3 Hạn chế của đề tài 56
Trang 6KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 KẾT LUẬN 57 KIẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết
ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
ICD 10 International Classification
Diseases 10 Mã bệnh quốc tế
VEN V-Vital drugs; E-Essential
drugs; N-Non-Essential drugs
Thuốc tối cần; thuốc thiết yếu; thuốc không thiết yếu
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
2 Bảng 1.2 Mô Hình Bệnh Tật của TTYT Trảng Bàng
3 Bảng 1.3 10 bệnh thường gặp tại Trung tâm y tế huyện
Trảng Bàng từ năm 2014 – 2016 24
5 Bảng 2.5 Các chỉ số phân tích danh mục thuốc 29
6 Bảng 3.6 Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc,
7 Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc theo đường dùng 33
8 Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc đơn – đa thành phần 36
9 Bảng 3.9 Cơ cấu và giá trị thuốc theo tên generic, tên
41
13 Bảng 3.13 Cơ cấu thuốc theo đường dùng 41
14
Bảng 3.14 Cơ cấu DMT theo thuốc Tân dược-đông y
thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền
42
15 Bảng 3.15 Cơ cấu DMT tân dược sử dụng năm 2017 42
Trang 9theo nhóm, tác dụng dược lý
16 Bảng 3.16 Cơ cấu DMT sử dụng tại BV năm 2017 theo
17 Bảng 3.17 Theo nhóm tác dụng dược lý nhóm thuốc A 44
18 Bảng 3.18 10 Thuốc có giá trị sử dụng cao nhất năm
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
1 Hình 1.1 Sơ đồ chu trình tác động của STG và DMT
lên kết quả chăm sóc và phòng bệnh 6
2 Hình 1.2 Sơ đồ chu trình quản lý thuốc 7
3 Hình 1.3 Mô hình tổ chức của TTYT Trảng Bàng 9
Bảng 3.5 Cơ cấu thuốc đơn – đa thành phần 39
5 Hình 3.6 Cơ cấu thuốc theo tên biệt dược gốc, tên
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, thuốc có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, là một trong ba yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác khám chữa bệnh Hai mục tiêu cơ bản trong chính sách quốc gia về thuốc là đảm bảo thường xuyên đủ thuốc có chất lượng đáp ứng nhu cầu điều trị và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả Mặt khác trong cơ sở khám chữa bệnh việc lựa chọn thuốc đóng vai trò quan trọng để người bệnh được tiếp cận với thuốc thuốc có chất lượng tốt, hiệu quả điều trị cao và tiết kiệm chi phí
Trong những năm gần đây số lượng chế phẩm thuốc (đơn chất và hợp chất) đưa vào sử dụng không ngừng tăng cao qua các năm Đây là một thuận lợi to lớn trong việc cung cấp đủ thuốc cho công tác khám chữa Bệnh tuy nhiên cũng gây không ít khó khăn, lúng túng cho người thầy thuốc khi kê đơn, cho người DS trong công tác lựa chọn cung ứng thuốc và đồng thời góp phần làm tăng thêm chi phí khám chữa bệnh của người dân Chính vì vậy việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh là một nhiệm vụ cấp bách của ngành y tế hiện nay
Các phương pháp phân tích tình hình sử dụng thuốc như phân tích ABC
sẽ giúp cho HĐT&ĐT cũng như các nhà quản lý xác định các vấn đề về sử dụng thuốc, làm nền tảng cho hoạt động can thiệp như lựa chọn, cung cấp, kế hoạch, dự trù và dự trữ thuốc
Nhằm thực hiện những quy định của ngành trong việc xây dựng danh mục thuốc hàng năm là phải nắm và phân tích được tình hình sử dụng thuốc của năm trước để định hướng cho năm sau Từ đó chúng tôi thực hiện đề tài: “ Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh năm 2017 ” với mục tiêu :
Trang 121 Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh năm 2017
2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh năm 2017 theo phương pháp ABC
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phản ánh được thực trạng hoạt động sử dụng thuốc của Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng nhằm đưa ra những đề xuất góp phần hoàn thiện Danh mục thuốc tại Trung tâm y tế, đồng thời tăng cường sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý
Trang 13Chương I TỔNG QUAN 1.1 Danh mục thuốc Bệnh viện
DMT bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế họach nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn hiệu quả DMT Bệnh viện được xây dựng hàng năm theo định kỳ và có thể bổ sung hoặc loại
bỏ thuốc trong DMT bệnh viện trong các kỳ họp của HĐT& ĐT Bệnh viện[4] Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “DMT Bệnh viện là một danh sách các thuốc đã được lựa chọn và phê duyệt để sử dụng trong bệnh viện”[21]
a.Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc
- Đảm bảo phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện;
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
- Thống nhất với DMT do Bộ Y tế ban hành;
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước;[4]
b.Tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong danh mục
- Mô hình bệnh tật của bệnh viện;
- Chất lượng, hiệu quả và an toàn trong điều trị của thuốc;[7]
- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể;
- Căn cứ vào chi phí và chi phí - hiệu quả của thuốc ;
- Điều kiện trang thiết bị chuyên môn, con người để xử trí thuốc
c.Quy trình chọn lựa một số thuốc mới
Thông tư 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn thực hiện DMT tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT
đã bao phủ hoàn toàn DMT của BV Ngoài ra khi có đề nghị bổ sung thuốc mới phục vụ công tác điều trị, các khoa làm đề nghị theo mẫu gửi cho thư ký
Trang 14HĐT&ĐT (Trưởng khoa Dược) Nội dung đề nghị này sẽ được thảo luận với HĐT&ĐT để có kết luận thích hợp trước khi đưa vào DMT
-Sau đó các thành viên HĐT&ĐT đánh giá thuốc bằng cách rà soát lại thông tin trong bản đề xuất và chuẩn bị một bản báo cáo viết
-Đưa ra những đề xuất cho danh mục bổ sung
-Trình bày kết quả đánh giá tại cuộc họp HĐT&ĐT
-HĐT&ĐT chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu kể trên
-Phổ biến quyết định của HĐT&ĐT đến tất cả các cá nhân có liên quan
và các khoa lâm sàng
-Hàng năm danh mục thuốc cần được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị, phù hợp với khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của điều trị.[4]
d.Duy trì một danh mục thuốc
- Đánh giá những yêu cầu cần bổ sung mới và loại bỏ thuốc hiện có trong danh mục một các thường xuyên;
- Đánh giá hệ thống theo nhóm, phân nhóm điều trị
e.Quản lý thuốc ngoài danh mục
- Việc sử dụng thuốc ngoài danh mục thuốc bệnh viện phải được yêu cầu thông qua bản dự trù có chữ ký của trưởng các khoa/phòng và được giám đốc bệnh viện phê duyệt
- Hạn chế số lượng thuốc ngoài danh mục;
Trang 15- Do HĐT&ĐT xác định và thực thi;
- Quy định sử dụng hạn chế một số thuốc trong DMT bao gồm: những thuốc
có dấu “ * ” và một số thuốc điều hòa miễn dịch;
- Theo dõi sát sao đảm bảo sử dụng hợp lý
Tóm lại để xây dựng DMT bệnh viện, bước đầu tiên cần phải thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước sau đó đánh giá các thuốc đề
nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách khách quan
1.2 Hướng dẫn điều trị chuẩn (STG)
STG (phát đồ điều trị) là văn bản chuyên môn có tính chất pháp lý Nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu trong điều trị học mỗi loại bệnh Một phát đồ điều trị có thể có một hoặc nhiều công thức khác nhau
Theo WHO: các tiêu chí của một SGT về thuốc gồm :
- Hợp lý: phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, còn hạn sử dụng;
- An toàn: không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm, không có tương tác thuốc;
- Hiệu quả: Dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu, hoặc đạt mục đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định;
- Kinh tế: Chi phí điều trị thấp nhất
Nếu chỉ đơn thuần tuân thủ theo DMT sẽ không cải thiện chất lượng điều trị nếu như việc lựa chọn không dựa trên STG Thật là lý tưởng nếu như DMT được xây dựng dựa trên cơ sở các hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp Ở nhiều nước trên thế giới, khi bắt đầu xây dựng DMT thì đã có sẳn những hướng dẫn điều trị hoặc những tài liệu tương tự để tham khảo và sử dụng Mối quan hệ giữa STG, DMT và những tác động của chúng đối với việc sử dụng và dự trữ thuốc được thể hiện qua hình 1.3 dưới đây :
Trang 16
Hình 1.1 Sơ đồ chu trình tác động của STG và DMT lên kết quả chăm sóc và phòng bệnh
* Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT)[4]
Bộ y tế đã ban hành Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8 tháng 8 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện gồm IV chương và 15 điều Hội đồng giúp xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và điều dưỡng, trong đó dược sĩ tư vấn thuốc, bác sĩ chịu trách nhiệm về chỉ định và điều dưỡng là người thực hiện y lệnh
a Chức năng của HĐT&ĐT: Hội đồng thuốc có chức năng tư vấn cho Giám
đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiên của bệnh viện , thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện
Danh mục bệnh thường gặp
Lựa chọn Điều trị
Chuẩn bị ngân sách
và cung ứng thuốc
Cải thiện sử dụng và khả năng cung ứng
Trang 17b.Mục đích của HĐT&ĐT: đảm bảo người bệnh được hưởng chế độ chăm
sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thông qua việc lựa chọn thuốc cần được cung ứng, giá cả sử dụng
c.Nhiệm vụ của HĐT&ĐT (được ghi cụ thể từ điều 4 đến điều 9 trong thông
tư):
- Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện, tập huấn hướng dẫn sử dụng danh mục, đánh giá sửa đổi, bổ sung danh mục
- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện;
- Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị: Nguyên tắc xây dựng HDĐT; các bước xây dựng HDĐT; triển khai thực hiện
- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc: quá trình tồn trữ, bảo quản kê đơn, cấp phát và sử dụng; áp dụng các phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc tại đơn vị; xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn các giải pháp can thiệp
- Giám sát các phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị;
- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
Nhiệm vụ quan trọng nhất của HĐT&ĐT chính là đánh giá, lựa chọn thuốc để xây dựng DMT bệnh viện Trong chu trình quản lý thuốc ở bệnh viện, HĐT&ĐT là tổ chức đứng ra điều phối quá trình cung ứng thuốc HĐT&ĐT thường phải phối hợp với bộ phận mua thuốc và phân phối thuốc HĐT&ĐT không thực hiện chức năng mua sắm mà có vai trò đảm bảo xây dựng hệ thống danh mục vá chính sách thuốc, bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo yêu cầu của HĐT&ĐT
d.Tổ chức của HĐT&ĐT
- Thông tư số 21/2013/TT-BYT quy định: Hội đồng phải được thành lập ở tất
cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm
Trang 18- Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện gồm 14 thành viên do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập Chủ tịch hội đồng là Giám Đốc Bệnh viện; Phó chủ tịch hội đồng là Phó trưởng khoa Dược, thư ký hội đồng là trưởng phòng KHNV Các thành viên khác gồm: Trưởng các khoa lâm sàng; Điều dưỡng trưởng Bệnh viện và Trưởng phòng tài chính – kế toán
e.Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
- HĐT&ĐT họp định kỳ 1 tháng 1 lần hoặc đột xuất do chủ tịch hội đồng triệu tập
- Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong 1 năm;
- Phó chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng Tài liệu phải được gửi trước cho các ủy viên hội đồng để nghiên cứu trước khi họp;
- Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện và đề nghị SYT tổ chức đấu thầu
- Lựa chọn thuốc sử dụng tại Bệnh viện theo kết quả đấu thầu
- Kiến nghị việc mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư theo nhu cầu điều trị của BV
mà không có trong kết quả thầu
- Bình đơn thuốc, bình hồ sơ bệnh án rút kinh nghiệm điều trị
f vai trò của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc
Trong chu trình quản lý thuốc ở bệnh viện quản lý là tổ chức đứng ra điều phối quá trình cung ứng thuốc HĐT&ĐT thường phải phối họp với bộ phận mua thuốc và phân phối thuốc
HĐT&ĐT không thực hiện chức năng mua sắm mà có vai trò đảm bảo xây dựng hệ thống danh mục và chính sách thuốc, bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện
Trang 19theo yêu cầu của HĐT&ĐT Vai trò của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc được thể hiện theo hình :
Hình 1.2 Sơ đồ chu trình quản lý thuốc 1.3 Thực trạng phân tích danh mục thuốc và việc sử dụng thuốc tại một
Phân tích ABC được áp dụng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, nơi nguồn ngân sách dành cho y tế còn hạn hẹp
Lựa chọn
Phân phối
HHĐT&ĐTĐT HĐT&ĐT &ĐT
HĐT&ĐT Mua thuốc
Trang 20Tại Indonesia năm 2012 sử dụng phân tích ABC đối với các thuốc được mua năm 2010 cho thấy chi phí cho thuốc mê cao nhất, đã đưa ra đề xuất và lựa chọn thuốc gây mê đảm bảo hiệu quả nhưng tiết kiệm chi phí Tại Ấn độ năm 2010, kết quả phân tích DMT theo phương pháp ABC thu được các thuốc nhóm A, B, C chiếm 13,78%, 21,85%, 64,37% về số lượng khoản mục
và tương ứng với 69,97%, 19,95% và 10,08% về giá trị trong toàn bộ ngân sách thuốc từ đó chỉ ra các thuốc cần kiểm soát hoặc thay thế
Tại Pháp phân tích ABC được thực hiện qua nhiều giai đoạn, đầu tiên
là các thuốc đắt tiền (60-80% ngân sách) để thực hiện tốt hợp đồng mua bán Sau đó đến các thuốc đặc biệt (15% ngân sách) là các thuốc chỉ có mặt tại Bệnh viện được HĐT&ĐT lựa chọn, khó thay đổi về giá Đối với các thuốc Generic được mua theo hình thức đấu thầu cạnh tranh
Như vậy, mô hình của các nước sau khi đã xác định được thuốc nhóm
A là nhóm có chi phí cao, khi đó sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc thuốc thay thế bằng các thuốc rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị Xác định tần suất mua thuốc sao cho đảm bảo đủ thuốc nhưng lượng tồn kho không quá lớn làm giảm chi phí tồn kho
* Tại Việt Nam
Tại Việt nam việc phân tích ABC đã được qui định tại thông tư số 21/ 2013/TT-BYT, là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện vấn đề sử dụng thuốc, và dữ liệu quan trọng để HĐT&ĐT xây dựng DMT của Bệnh viện
Nghiên cứu về cung ứng thuốc tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Lao phổi Trung ương, Bệnh viện Hữu Nghị [14] tỉ lệ thuốc nhóm A chiếm lần lượt 9,6% , 9,9%, 15,7% khoản mục Có một số điểm đáng lưu ý trong kết quả nghiên cứu trên: tỷ lệ theo chủng loại nhóm A khá thấp ở các bệnh viện Nhi Trung Ương (9,6%), Lao phổi Trung Ương (9,9 %)
Trang 21Theo đánh giá của Bộ y tế “ Ngành dược đã có những thành tích nổi bật
là đảm bảo nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu thuốc trước đây” Năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt 831,250 triệu USD tăng 16,18% so với năm 2008, đáp ứng được hơn 49
% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân Tiền thuốc bình quân đầu người năm
2009 đạt 19,77 USD, tăng 3,32% so với năm 2008.[9] Việt Nam đã sản xuất được 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu, đủ nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của WHO Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thuốc với tổng giá trị năm 2009 gần 1,2 tỷ USD, tăng gần 27% so với năm
2008 và tăng hơn 300% so với năm 2001 Trong đó nhập khẩu thuốc thành phẩm là 904,8 triệu USD, vaccine, sinh phẩm y tế là 29,6 triệu USD và nguyên liệu là 265,9 triệu USD
Qua báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009 của Cục quản lý Dược[12], hầu hết các bệnh viện đã xây dựng danh mục thuốc căn cứ theo DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh hiện hành Năm 2008 tổng giá trị mua thuốc tại các bệnh viện trên toàn quốc là 12,322 tỷ đồng chiếm khoảng 50% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
Mặc dù thuốc sản xuất trong nước đã được nâng lên đáng kể và giá thành thấp hơn nhiều so với thuốc nhập khẩu cùng loại nhưng tại các Bệnh viện, xu hướng sử dụng vẫn là các thuốc ngoại đắt tiền Qua khảo sát tình hình sử dụng thuốc nội trong khối bệnh viện năm 2009, tỷ lệ thị phần giữa thuốc nội và thuốc ngoại là 50/50, đến tháng 6 năm 2010 là 46/54 Tuy nhiên thuốc nội chỉ chiếm 19-25% về giá trị tiền Kết quả khảo sát tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương[17]cho thấy năm 2006 tỉ lệ thuốc ngoại chiếm 78,9% thuốc nội 21,1% mặc dù so với năm 2002 tỉ lệ thuốc nội trong DMT đã tăng
từ 13,6% lên 21,1% Tại BV đa khoa Hải Dương[20] năm 2004 tỉ lệ thuốc nội
là 61,4% năm 2006 là 70%.Tại BV Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội[13] tỷ lệ thuốc
Trang 22nội tăng trong 3 năm liên tiếp năm 2006 là 28,5%, năm 2007 là 31,9% đến
2008 đã là 33,4%
Việc xây dựng DMT trong bệnh viện còn chưa chú trọng nhiều đến nguyên tắc “Ưu tiên chọn thuốc Generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước đạt chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP)” Việc sử dụng thuốc ngoại nhập, thuốc biệt dược, vẫn chiếm
tỷ lệ cao Đặc biệt là những loại thuốc của một số công ty dược phẩm phân phối độc quyền được sử dụng nhiều dẫn đến tình trạng hiện nay sử dụng thuốc tại các bệnh viện lớn thường vượt quá khả năng kinh tế của người bệnh
và khả năng chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế
Theo Báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009-2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh – Bộ y tế [9], tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong Bệnh viện chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng giá trị tiền viện phí hằng năm trong BV Điều này có nghĩa là tiền thuốc đã tăng mạnh qua từng năm và phản ánh hai khía cạnh: Một là số lượng người bệnh tăng lên, sử dụng thuốc nhiều hơn Hai là giá thuốc tăng cao và kéo theo chi phí bỏ ra mua thuốc cũng tăng theo Năm 2009 Quỹ bảo hiểm y tế bị thâm hụt xấp xỉ 2,000 tỷ đồng
1.3.1 Tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh
Theo số liệu của Cục khám chữa bệnh năm 2011 chi phí cho kháng sinh gần 6 nghìn tỷ đồng chiếm 31% Con số này phản ánh thực trạng chi phí cho việc dùng kháng sinh trong điều trị là một gánh nặng kinh tế đối với ngân sách quốc gia dành cho y tế Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, nhóm thuốc kháng sinh có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các nhóm thuốc Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014[11], nhóm thuốc kháng sinh chiếm 59,6% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng Tương tự, tại Bệnh viện đa khoa Bà Rịa năm 2015 có tỷ lệ số
Trang 23khoản mục nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn lớn nhất chiếm 22,7% và giá trị sử dụng cao nhất trong DMT sử dụng với 33,75% Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả nước năm 2010[19], trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán tiền nhiều nhất chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh, chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT)
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến
1.3.2 Tình trạng sử dụng thuốc vitamin
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụng cao Kết quả phân tích tại 38 Bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấy vitamin là một trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các tuyến Bệnh viện[19] Bên cạnh đó nhóm thuốc này cũng được sử dụng nhiều tại Bệnh viện Hữu Nghị từ năm 2008 - 2010[18] và tại Bệnh viện E năm
1.4.2 Chức năng nhiệm vụ
- Chức năng: Trung tâm y tế huyện có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng: khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng
và các dịch vụ y tế khác theo qui định của pháp luật
- Nhiệm vụ: bao gồm các nhiệm vụ cơ bản sau
Trang 241 Khám bệnh, chữa bệnh theo các hình thức nội trú, ngoại trú
2 Đào tạo nhân lực: nhân viên y tế thôn bản, sinh viên thực tập, cán bộ y tế trạm y tế…
3 Nghiên cứu khoa học: cấp tỉnh, cấp cơ sở…
4 Chỉ đạo tuyến về chuyên môn cho tuyến dưới: Trạm y tế
5 Truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng
6 Thực hiện quy chế Dược bệnh viện theo quy định hiện hành
7 Quản lý kinh tế
8 Hợp tác quốc tế
9.Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định và nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Nhiệm vụ cụ thể :
+ Phòng bệnh (khối dự phòng): thực hiện các chương trình y tế quốc gia: tiêm chủng mở rộng, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe ban đầu…bằng các
chương trình y tế quốc gia triển khai tại cộng đồng của huyện
+ Chữa bệnh (khối điều trị hoặc bệnh viện): thực hiện khám điều trị bệnh cho mọi người dân trong huyện hoặc huyện lân cận khi mọi người có nhu cầu đến các cơ sở y tế trực thuộc trung tâm y tế
+ Quản lý trực tiếp hoạt động của 11 trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện
về chuyên môn lẫn nghiệp vụ
1.4.3 Sơ đồ tổ chức của TTYT Trảng Bàng
Trang 25Hình 1.3 Mô hình tổ chức của TTYT huyện Trảng Bàng
1.4.4 Khoa Dƣợc
*Vị trí: Khoa dược chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám Đốc bệnh viện có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác Dược trong Bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng
-Công đoàn
-Đoàn thanh
niên
Đảng Ủy Giám Đốc
-Hội đồng thuốc
&ĐT -Hội đồng NCKH
Phó Giám Đốc
Phụ trách hệ điều trị
Phó Giám Đốc Phụ trách Hành chánh
– quản trị
Phó Giám Đốc Phụ trách hệ dự phòng
-Khoa XN- CĐHA -Khoa Hồi sức cấp cứu -Khoa Nội Nhi-YHCT -Khoa Khám bệnh – LCK
-Khoa Ngoại,Khoa sản -Khoa Nhiễm, Khoa Dược
Các phòng chức năng:
-Phòng Tổ chức – hành chính
-Phòng Tài chính-
kế toán -Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ
-Phòng Điều dưỡng
Trang 26và tư vấn giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Khoa Dược
là nơi thực hiện các chính sách quốc gia về thuốc
*Chức năng nhiệm vụ:
Theo thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 Khoa Dược có
có các chức năng nhiệm vụ cơ bản như sau:
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu
- Đầu mối tổ chức triển khai hoạt động của HĐT&ĐT
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “ thực hành tốt bảo quản thuốc ”
- Thực hiện công tác Dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác Dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc
- Quản lý theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện
- Tham gia chỉ đạo tuyến
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu
- Quản lý hoạt động nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo
về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế
*Tổ chức khoa Dược :
Sơ đồ tổ chức Khoa dược TTYT huyện Trảng Bàng
Trang 27Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức Khoa Dƣợc Bảng 1.1 Cơ cấu nhân lực khoa Dƣợc:
1.4.5 Mô hình bệnh tật của TTYT Trảng Bàng
Mô hình bệnh tật tại TTYT Trảng Bàng khá đa dạng trong đó nhóm bệnh Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất: 15,58 %, nhóm bệnh hệ tiêu hóa xếp thứ hai: 11,96%, nhóm bệnh hệ hô hấp xếp thứ ba: 11,14%, nhóm bệnh hệ tuần hoàn xếp thứ
Kho CT
YTQG
Kho điều trị
Kho BHYT
Kho BVSK
Kho Y dụng
cụ, hóa chất
Trang 28Bảng 1.2 Mô Hình Bệnh Tật của TTYT Trảng Bàng theo mã ICD 10 từ 2014-2016
Mã ICD
10
cộng
TL (%)
1 Bệnh nhiễm trùng
và ký sinh trùng
B99 1751 1918 2137 5806 11,00
A00-2 Khối u (Bướu tân
quan tạo máu và
các rối loạn liên
quan cơ chế miễn
E00-5 Rối loạn tâm thần
H60-9 Bệnh của hệ tuần I00- 1962 1905 1948 5815 11,01
Trang 30Trong đó, 10 bệnh thường gặp được thống kê cụ thể trong bảng sau :
Bảng 1.3 10 bệnh thường gặp tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng từ
năm 2014 – 2016
TL (%)
1 Chấn thương đầu mặt S00 1888 2199 2461 6548 12,40
2 Rối loạn tiền đình H81 1182 1354 1543 4079 7,72
3 Tăng huyết áp I10 1312 1299 1357 3968 7,51
4 Nhiễm siêu vi B33 833 837 1291 2961 5,61
5 Viêm dạ dày tá tràng K29 898 917 1108 2923 5,54
6 Rối loạn tiêu hóa K30 695 800 1148 2643 5,01
Trang 317 Các bệnh liên quan
10 Cơn đau quặn thận N23 722 682 578 1982 3,75
1.5 Tính cấp thiết của đề tài
Đánh giá danh mục thuốc sử dụng của các cơ sở khám, chữa bệnh là một trong những bước quan trọng để hỗ trợ cho quá trình lựa chọn thuốc, xây dựng danh mục thuốc cho cơ sở trong những năm tiếp theo đồng thời góp phần đẩy mạnh việc sử dụng thuốc mỗi đơn vị nói riêng trong vấn đề hợp lý, hiệu quả và kinh tế, hạn chế tối đa tình trạng thừa, thiếu thuốc
TTYT huyện Trảng Bàng có quy mô 130 giường bệnh với mô hình bệnh tật khá đa dạng, phục vụ việc chăm sóc người dân trên địa bàn và các huyện lân cận Tuy nhiên từ trước đến nay chưa có đề tài nào tiến hành nghiên cứ về danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm Do đó để có cái nhìn khái quát về thực trạng sử dụng thuốc tại Trung tâm, chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn phân tích danh mục thuốc sử dụng của Trung tâm trong năm
2017, từ đó đưa ra các biện pháp để xây dựng danh mục thuốc sử dụng hợp lý, hiệu quả và kinh tế cho những năm tiếp theo
Trang 32Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
DMT sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng năm 2017
2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng , tỉnh Tây Ninh
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Biến số nghiên cứu
Các biến số nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau
Bảng 2.4 Các biến số nghiên cứu
NGUỒN THU THẬP
1 Nhóm tác dụng
dược lý
Căn cứ theo thông tư 40/2014/TT-BYT chia thành 27 nhóm TDDL (27 nhóm tác dụng dược lý)
Phân loại
Báo cáo xuất nhập tồn kho của
Phân loại, nhị phân
Báo cáo xuất nhập tồn kho của
Đa thành phần: trong
Phân loại, nhị phân
Báo cáo xuất nhập tồn kho của
Bv năm
Trang 33thuốc được xếp vào gói thuốc generic trong danh mục thuốc trúng thầu của Bv năm 2017
Phân loại, nhị phân
Báo cáo xuất nhập tồn kho của
Phân loại
Báo cáo xuất nhập tồn kho của
Phân loại, nhị phân
Báo cáo xuất nhập tồn kho của
Bv năm
2017
Trang 34YHCT : là các thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu
7
Nhóm thuốc
theo TT 10/2016/TT-
BYT
1= Thuốc thuộc TT10:
Thuốc nằm trong danh mục 146 hoạt chất thuộc TT 10 2= Thuốc không thuộc TT 10: Thuốc không nằm trong danh mục 146 hoạt chất thuộc TT 10
Phân loại
Báo cáo xuất nhập tồn kho của
Bv năm
2017
8 Thuốc hội chẩn
Thuốc có đánh dấu * trong TT40/2014/TT-
BYT
Phân loại
Báo cáo xuất nhập tồn kho của
tư 20/2017/TT-BYT
Phân loại
Báo cáo xuất nhập tồn kho của
Bv năm
2017
2.3.2 Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang trên cơ sở sử dụng số liệu hồi cứu trong các báo cáo, sổ sách, hóa đơn chứng từ liên quan đến thuốc đã sử dụng tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh từ 01/01/2017 đến 31/12/2017
Trang 35a) Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ nguồn tài liệu sẵn có:
- DMT bệnh viện sử dụng năm 2017 tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh năm 2017
- Báo cáo sử dụng thuốc của khoa Dược- TTYT Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh năm 2017
b) Quá trình thu thập số liệu
- Các thông tin thu thập: tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng đã sử dụng, giá trị sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, nhóm tác dụng dược lý, đường dùng
- Các thông tin trên được đưa vào “Biểu mẫu thu thập số liệu danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh năm 2017”- (Phụ lục 1)
Bước 2: Tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu:
• Xếp theo nhóm tác dụng dược lý (Thêm Trường số 8)
Căn cứ theo TT 40/2014/TT-BYT ban hành danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh được bảo hiểm Y tế thanh toán
• Xếp theo nguồn gốc, xuất xứ (Thêm Trường số 9)
Phân loại căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ của thuốc (thuốc nội/ ngoại)
• Xếp theo các thuốc đơn thành phần/đa thành phần (Thêm Trường số 10) Căn cứ vào số lượng thành phần hoạt chất của thuốc
• Xếp theo biệt dược gốc/generic (Thêm Trường số 11)
Căn cứ vào phụ lục Biệt dược gốc công bố trên website của Cục quản
lý dược – Bộ Y tế
• Xếp theo DMT nghiện, hướng thần/ thuốc thường
Trang 36Căn cứ vào Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 05 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Các phụ lục 1- Danh mục hoạt chất gây nghiện, phụ lục
2 - Bảng giới hạn hàm lượng hoạt chất gây nghiện trong thuốc thành phẩm dạng phối hợp, phụ lục 3- Hoạt chất hướng tâm thần, phụ lục 4 - Bảng giới hạn hàm lượng hoạt chất hướng tâm thần trong thuốc thành phẩm dạng phối hợp)
• Xếp theo thuốc tân dược và thuốc chế phẩm YHCT
Dựa vào hoạt chất của các thuốc
• Xếp theo đường dùng (uống/tiêm/đường dùng khác)
Dựa vào dạng bào chế của sản phẩm
• Xếp theo thuốc phải hội chẩn
Dựa vào danh sách thuốc cần hội chẩn theo TT 40/2014/TT-BYT ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm y tế
2.3.3 Mẫu nghiên cứu
Tất cả các thuốc tân dược, thuốc đông y thuốc từ dược liệu đã được sử dụng từ 01/01/2017 đến 31/12/2017 tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng
2.3.4 Xử lý và phân tích số liệu
a) Xử lý số liệu
- Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu của 515 khoản mục thuốc đã sử dụng tại
Trung tâm y tế huyện Trảng Bàng năm 2017 trên cùng một bàn tính Excel gồm:
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm gồm 515 khoản mục
Bước 2: Điền các thông tin cho mỗi sản phẩm: tên thuốc, tên hoạt chất,
nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, đơn giá, số lượng sử dụng, nguồn gốc- xuất xứ, đường dùng, nhóm tác dụng dược lý, nhóm thuốc tân dược/chế phẩm YHCT, nhóm thuốc hội chẩn, nhóm thuốc phải quản lý đặc biệt
Bước 3: Tính số tiền (giá trị sử dụng) cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân
đơn giá với số lượng sử dụng Ci = gi x qi