Giao thông

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất và kinh doanh thép thái nguyên (Trang 47)

TP Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.

Có Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng, QL 1B đi Lạng Sơn, Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang. Mạng lưới đường sắt Hà Nội-Thái Nguyên và Lưu Xá - Kép, đây là tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng trong vùng. TP Thái Nguyên có hai con sông lớn chảy qua: Sông Cầu và sông Công rất thuận lợi cho giao thông thủy trong vùng. Hệ thống đường giao thông liên tỉnh khá hoàn chỉnh nối liền trung tâm thành phố với các huyện và thị

trấn trong tỉnh. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã được khởi công xây dựng năm 2009, dự kiến hoàn thành vào năm 2013 sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và TP Thái Nguyên.

Đó chính là những lợi thế để TP Thái Nguyên đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với Thủ đô Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các vùng miền trong cả nước. Do ở vị trí tiếp giáp giữa vùng rừng núi và đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ thuận lợi, TP Thái Nguyên trở thành nơi trao đổi các nguồn hàng.

+ Về đường thủy: Tuyến giao thông đường thủy quan trọng nhất của thành phố là tuyến sông Cầu, chảy dọc về phía Đông, đoạn qua thành phố dài 15 km, chủ yếu chuyên chở lâm - thổ sản, vật liệu xây dựng.

Ngay từ thời trước, bến sông Đồng Mỗ, dù nhỏ hẹp nhưng là nơi thường xuyên ra vào của các loại thuyền bè. Các hàng lâm thổ sản miền ngược theo bè mảng xuôi về cập bến Đồng Mỗ, rồi tiếp tục chuyển về xuôi.

Vào những mùa nước to, thuyền lớn từ Đáp Cầu (Bắc Ninh) ngược dòng sông Cầu, thả neo tại bến Đồng Mỗ để đưa hàng tới các huyện miền núi. Mối quan hệ giữa TP Thái Nguyên với các địa phương trong và ngoài tỉnh được tăng cường. Hàng hoá, sản vật trao đổi giữa miền núi và miền xuôi phần lớn đều đi qua và tập kết ở TP Thái Nguyên, khiến nơi đây trở thành một trong những đầu mối giao thương ở khu vực phía Bắc.

+ Về đường bộ: Gồm 4 tuyến đường gắn kết trực tiếp với hệ thống giao thông của thành phố:

Quốc lộ 3: Chạy dọc tỉnh và thành phố Thái Nguyên, phía Bắc đi Bắc Cạn, Cao Bằng và phía Nam đi Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài.

Quốc lộ 1B: Nối Thái Nguyên với Lạng Sơn. Quốc lộ 19: Nối Thái Nguyên với Bắc Giang. Quốc lộ 13A: Nối Thái Nguyên với Tuyên Quang.

Thành phố hiện có 1 bến xe tổng hợp trên đường Lương Ngọc Quyến, qui mô 1,5 ha.

+ Giao thông nội thị:

Tổng chiều dại mạng lưới đường là 60 km, trong đó có 53,14 km đường nhựa; 4,82km đường đá; đường cấp phối là 2,04 km; mật độ mạng lưới đường là 1,07 km/km2 nên việc đi lại trên thành phố chưa thực sự thuận lợi.

TP đã tập trung các nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung theo hướng hiện đại. Đặc biệt là các khu đô thị mới 2 bên bờ sông Cầu, sẽ là điểm nhấn để phát triển TP bên bờ sông.

Hệ thống các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị cũng được chú ý đầu tư, nâng cấp cải tạo thêm điều kiện sống cho nhân dân. Tất cả các tuyến đường nội thành đã được nhựa hóa, xây dựng đồng bộ với cống thoát nước và chiếu sáng. Hệ thống hạ tầng đô thị đã và đang được hoàn thiện nhanh chóng, với trên 100km điện chiếu sáng, đảm bảo 100% các đường phố chính được chiếu sáng và trên 30km điện chiếu sáng ở đường các khu dân cư, cùng với hệ thống điện trang trí nhiều sắc màu, làm cho TP rực rỡ hơn về đêm. Lưới điện được cải tạo và nâng cấp; hệ thống cấp nước sạch đã phục vụ cho đời sống nhân dân trong vùng. Diện tích cây xanh, thảm cỏ ngày càng được mở rộng và đang phát huy hiệu quả.

TP Thái Nguyên đặc biệt coi trọng yếu tố xanh - sạch - đẹp trong xây dựng và phát triển thành phố. Hệ thống hạ tầng đô thị đã và đang được hoàn thiện, với trên 100km điện chiếu sáng, đảm bảo 100% các đường phố chính được chiếu sáng và trên 30km điện chiếu sáng ở đường các khu dân cư, cùng với hệ thống điện trang trí nhiều sắc màu, làm cho TP rực rỡ hơn về đêm. Toàn thành phố hiện nay có khoảng 18ha cây xanh tương đương với mật độ che phủ 20%, được bố trí hài hòa vừa tạo bóng mát, vừa làm đẹp mỹ quan cho TP. Năm

2009, TP Thái Nguyên được Hiệp hội các đô thị Việt Nam bình chọn là 1 trong 10 đô thị sạch trên toàn quốc.

2.2.2. Điều kiện xã hội:

a. Dân số:

Hiện nay, TP có 28 đơn vị hành chính gồm 18 phường, 10 xã với tổng diện tích 18.970 ha, dân số toàn đô thị hơn 330 nghìn người. Theo số liệu điều tra năm 2009, dân số thành phố Thái Nguyên là 330 nghìn với mật độ dân số là 1.367 người/km2.

+ Tốc độ phát triển dân số trung bình của thành phố không đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2001- 2006 là 1,50%/năm. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố khá cao, bình quân 0,98% trong cùng giai đoạn.

+ Cơ cấu dân số:

Theo số liệu năm 2007, nam có 121.234 người, chiếm tỷ lệ 50,08% so với tổng số dân toàn thành phố; nữ có 120.851 người, chiếm tỷ lệ 49,92% so với tổng số dân toàn thành phố.

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất và kinh doanh thép thái nguyên (Trang 47)