- Bụi, các loại khí thải như CO, NOx ,
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.5. GIẢI PHÁP BVMT TRONG GIAIĐOẠN HOẠT ĐỘNG 1 Giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải.
4.5.1. Giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải.
* Kiểm soát ô nhiễm nước.
- Phân loại nước thải : Nước quy ước sạch, nước ô nhiễm cơ học, nước nhiễm bẩn hoá chất và nước nhiễm bẩn dầu mỡ...
- Các biện pháp quản lý và khống chế do ô nhiễm nước thải : QCVN 14:2009 đối với nguồn nước xả vào nguồn loại A hoặc B.
* Các giải pháp xử lý kỹ thuật.
Công nghệ xử lý nước thải thường ứng dụng các quá trình xử lý cơ học, sinh học và hoá lý để xử lý cặn lơ lửng (SS), chất hữucơ (BOD5, COD), độ đục, dầu mỡ và kim loại nặng... Hệ thống xử lý nước thải thường được chia làm ba hệ
thống phụ là : Xử lý bậc 1 (Primary Treatment), Xử lý bậc 2 (Secondary Treatment) và Xử lý bậc 3 - bậc cao (Tertiary Treatment).
- Xử lý bậc 1 : nhằm tách các chất rắn không hoà tan ra khỏi nước thải. Cặn có kích thước lớn có thể được loại bỏ bằng tấm chắn rác hoặc được nghiền nhỏ bằng thiết bị nghiền. Cặn vô cơ như cát, sạn, mảnh kim loại... được tách ra khi qua bể lắng cát.
Cặn lơ lửng hữu cơ đựoc loại bỏ trong bể lắng đợt 1.
- Xử lý bậc 2 : thường ứng dụng các quá trình hoá học và sinh học để loại bỏ hết các chất hữu cơ.
- Xử lý bậc 3 : trong quá trình xử lý bậc cao, các quá trình cơ học, hoá sinh được ứng dụng để khử các thành phần khác như cặn lơ lửng, độ đục, màu... mà chúng chưa bị khử hoặc bị khử không đáng kể trong xử lý bậc 2.
* Phương án xử lý nước thải công nghiệp tại nguồn
Nước thải của ngành công nghiệp luyện gang thép sau khi xử lý sơ bộ phải đạt các giá trị trong bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1: Tiêu chuẩn nước thải sau khi xử lý sơ bộ( Cột B, QCMT 24:2009/BTNMT STT Chỉ tiêu Nồng độ 1 Nhiệt độ 40oC 2 pH 5,5-9 3 BOD 50 mg/l 4 SS 100 mg/l 5 Tổng N 30 mg/l 6 KLN và chất độc hại không
Biện pháp cơ bản để hạn chế xả chất thải ra môi trường bên ngoài, đảm bảo cho sản xuất ổn định là xử lý, thu hồi và xử dụng lại chất thải. Từng khâu sản xuất có mức độ yêu cầu cũng như công nghệ sản xuất khác nhau. Một trong những khâu tạo nhiều chất thải là khu vực lò cao luyện gang.
Khí than lò cao có nhiệt độ từ 150-200oC, chứa từ 28-32% khí CO và một lượng lớn bụi hỗn hợp cần được xử lý lọc và thu hồi tái sử dụng. Hệ thống xử lý khí lò cao hoạt động theo phương pháp ướt. Khí lò qua hệ thống ống dẫn chịu nhiệt đến tháp làm nguội và lọc bụi thô, sau đó khí lò được dẫn qua hệ thống lọc bụi ướt bằng các bộ phun scruber. Nước thải sau quá trình lọc bụi lò cao thường có lưu lượng lớn, nhiệt độ từ 45-50oC, hàm lượng cặn lơ lửng từ 1500-1800 mg/l... dễ gây tắc các cống thoát nước và làm ô nhiễm môi trường bên ngoài. Vì vậy để hạn chế xả chất thải ra môi trường bên ngoài, nước thải của quá trình lọc bụi được xử lý sơ bộ và sử dụng tuần hoàn trở lại trong vòng nước cấp tuần hoàn cho quá trình lọc bụi khí lò cao. Nước thải sau quá trình xử lý có nhiệt độ từ 30-320C, hàm lượng cặn lơ lửng từ 80-150 mg/l được bơm cùng với nước bổ sung về tháp lọc bụi .
Hình 4.1 : Sơ đồ cấp nước tuần hoàn hệ thống khử bụi lò cao
1- Hệ thống khử bụi 2- Bể lắng
3- Trạm bơm nước tuần hoàn
4- Tháp làm nguội nước tuần hoàn 5- Bể chứa bùn cặn tái sử dụng
6- Trạm bơm bùn cặn
Theo sơ đồ trên, phần lớn nước sử dụng trong hệ thống lò cao luyện gang thép được tuần hoàn trở lại, bùn cặn chứa nhiều bột quặng được thu hồi chuyển sang xưởng thiêu kết làm nguyên liệu. Lượng nước thải xả vào hệ thống thoát nước được hạn chế. Trong hệ thống cấp nước tuần hoàn carbonat được khử bằng CO2 của khí lò trong bể chứa trước trạm bơm.
12 2 4 6 5 3
Để hạn chế việc sử dụng nước và xả chất thải vào môi trường, cần áp dụng hệ thống lọc bụi khô bằng các thiết bị lọc bụi tĩnh điện. Giải pháp này cho phép giảm được lượng nước thải trong lò cao xuống còn từ 20-30%.
- Xử lý nước thải nhà máy cốc hoá.
Trong quá trình dập cốc, một lượng lớn nước được sử dụng (180-250 m3/h).
Lượng nước thải chứa phenol được tạo thành (30-40 m3/h), loại nước thải này có chứa hàm lượng phenol lớn (hàng trăm mg/l). Khi xả ra môi trường, mặc dù có thể được pha loãng với các loại nước thải khác, nhưng hàm lượng phenol vẫn rất lớn (thường gấp hơn 200 lần giới hạn cho phép theo quy định của QCVN 24:2009/BTNMT đối với nước thải xả ra nguồn loại A). Vì vậy cần thiết phải tổ chức hợp lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của nhà máy cốc hoá, tách phenol, amoniac, dầu và các tạp chất khác. Một trong những giải pháp xử lý nước thải có chứa phenol bằng phương pháp vi sinh vật được áp dụng trong ngành công nghiệp luyện gang thép được trình bày trong sơ đồ hình 4.2