Đánh giá tác động trong giaiđoạn thi công xây dựng.

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất và kinh doanh thép thái nguyên (Trang 65)

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG.

3.1.2.3.Đánh giá tác động trong giaiđoạn thi công xây dựng.

Tác động tới môi trường tự nhiên.

Tác động tới môi trường không khí.

Tác động bởi ô nhiễm bụi.

Ô nhiễm bụi sinh ra trong quá trình thực hiện thi công dự án: Do khối lượng công việc nhiều, phải thi công nhiều, các phương tiện giao thông phải hoạt động suốt ngày đêm. Trong trường hợp thi công triển khai mạnh vào thời kỳ ít mưa, ô nhiễm bụi sẽ là cao nhất. Nồng độ bụi có thể gấp 10-15 lần so với nồng độ bụi cho phép. Nồng độ bụi sẽ giảm dần sau khi thi công xong các công trình.

Tổng khối lượng đào đắp cát san nền theo kế hoạch của dự án ước tính khoảng 1.065,6 m3( kết hợp tham khảo kết quả của một số dự án xây dựng tương tự)

Có thể ước tính lượng đất cát rơi vãi và bụi bay trong quá trình vận chuyển đất cát san lấp mặt bằng như sau:

+ Lượng đất cát thất thoát rơi vãi và bụi bay trong quá trình vận chuyển là 0,1%,( Theo WTO).

+ Theo tài liệu của dự án thì trong 1 m3 đất đá san lấp, vận chuyển sẽ có 1,2 tấn cát.

+ Do đó, tổng lượng cát cần vận chuyển là: 1.056,6(m3) * 1,2( tấn/m3)=1.267,9( tấn). + Lượng cát thất thoát rơi vãi và bụi bay là: 1.267,9( tấn) * 0,1%=1,2679 (tấn).

Thành phần bụi chủ yếu là: bụi đất đá, bụi cát, bụi xi măng, bụi khói... Các loại bụi này ít độc hại, song ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cán bộ công

nhân thi công trình, ảnh hưởng tới mỹ quan khu vực, đến quá trình quang hợp của cây xanh trong khu vực...

Tác động bởi tiếng ồn.

Khi thi công cơ sở hạ tầng của dự án, các đơn vị thi công sẽ tiến hành khối lượng công việc khá lớn: San lấp nền và thi công trình hạ tầng cơ sở như điện nước. Do vậy, cường độ hoạt động của các xe trở cát đất san lấp tạo mặt bằng, máy xúc, máy ủi san nền và các phương tiện trở vật tư, thiết bị vào lúc cao điểm có thể lên tới hàng chục các phương tiện hoạt động.

Trong quá trình thi công xây dựng của dự án, tiếng ồn gây ra chủ yếu do các máy móc thi công, các phương tiện vận tải trên công trường và do sự va chạm của máy móc thiết bị, các loại vật liệu bằng kim loại, đóng cọc bê tông...

Tiếng ồn sinh ra từ một số phương tiện giao thông và thiết bị phục vụ xây dựng được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.5: Mức ồn của các phương tiện giao thông. Phương tiện Mức độ ồn phổ biến

( dBA) Mức ồn lớn nhất ( dBA) Ô tô có trọng tải <3,500 kg 85 103 Ô tô có trọng tải >3,500 kg 90 105 Ô tô cần cẩu 90 110 Máy ủi 93 120 Máy khoan đá 87-90 100

Máy dập bê tông 80-85 95

Máy cưa tay 80-82 97

Máy đóng búa 70-75 87

(Nguồn: NAZT-WTO)

Tiếng ồn đo được trong môi trường lao động được đánh giá theo QCVN:26/2010/BTNMT.

Bảng 3.6: Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn

(theo mức âm tương đương),dBA

giờ 6 giờ

1 Khu vực đặc biệt 55 45

2 Khu vực thông thường 70 55

Với giả định các hoạt động thi công xây dựng chủ yếu diễn ra vào ban ngày thì có thể dự báo mức ồn bình quân trên công trường có thể đạt: 87- 95( dBA)

Như vậy, mức ồn bình quân khi xây dựng cơ sở hạ tầng trên công trường vượt quá mức ồn cho phép khoảng 15-25( dBA)

Tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cán bộ thi công trên công trường, hiệu quả thi công và sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Tác động bởi các loại khí thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn xây dựng: Khí thải sinh ra do hoạt động của các loại động cơ khi vận chuyển cát san lấp mặt bằng, các máy xây dựng khi thi công công trình xây dựng. Khí thải bao gồm CO, CO2, NOX, SO2, hơi hydrocacbon, khói đen,.... Mức ô nhiễm phụ thuộc vào đường xá, chủng loại xe và chế độ hoạt động của động cơ. Nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí có trong xăng dầu thải từ các phương tiện vận tải trong giai đoạn xây dựng được tính toán như sau:

- Tổng khối lượng đào đắp cát san nền theo kế hoạch của dự án ước tính khoảng 1.267,9( tấn)( kết hợp tham khảo kết quả của một số dự án xây dựng tương tự)

- Giả định rằng mỗi xe tải sẽ được trở tối đa là 15(tấn/lượt) đất đá. - Số lần trở đất đá để trở hết 1.267,9 (tấn) khi thi công san lấp là: 1.267,9 (tấn) /10(tấn /lần )= 127( lần).

- Theo thiết kế kế hoạch của dự án thì các địa điểm chứa đất đá trong quá trình thi công cách địa điểm thực hiện dự án khoảng 10-15 km.

15(km)*2(lượt)= 25(km).

- Tổng số km vận chuyển của phương tiện vận chuyển trong giai đoạn thi công: 127(lần)*30(km/lần)= 3810(km)

- Theo Tổ chức WTO thì lượng dầu Diezel cần cho vận chuyển trong 1km là 0,3 lít.

- Như vậy, tổng lượng dầu Diezel cần cho chuyển cát san lấp mặt bằng là: 3810(km)*0,3(lít/km)=1143(lít) tương ứng khoảng 1,1 tấn.

Căn cứ vào tài liệu của NATZ cung cấp về lượng khí thải độc hại phát thải khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơ đốt trong tạo ra một lượng khí thải như sau: Bụi: 0,94 kg; SO2: 2,8 kg; NO2: 12,3 kg; HC: 0,24 kg; CO: 0,05 kg. Kết quả dự báo tải lượng phát thải được đưa ra ở bảng 3.8 sau:

Bảng 3.7: Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện trong quá trình san lấp mặt bằng

Tên chất khí gây ô nhiễm Định mức phát thải kg/tấn nhiên liệu Tổng lượng phát thải (kg) (tính cho 1,1 tấn dầu) Bụi 0,94 1,034 CO 2,8 3,08 SO2 12,3 13,53 NO2 0,24 0,264 THC 0,05 0,055

(Nguồn: NATZ; WHO)

Nhận xét: Qua bảng 3.8 trên cho thấy tuy lượng nhiên liệu dùng trong khi thi công công trình không lớn nhưng sẽ có một lượng khí thải nhất định sinh ra gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh khu vực dự án.

Tác động tới môi trường nước.

Đối với nước thải sinh hoạt.

Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật.

Tải lượng ô nhiễm môi trường nước trong quá trình thi công được tính toán như sau:

Tổng lượng nước sử dụng( mức bình quân 150 lít/ người/ ngày) 150(lít)*55 người = 8,25( m3/ngày)

Lượng nước thải sinh hoạt( thất thoát 10%) khoảng 7,425 m3/ngày) Căn cứ vào tiêu chuẩn thải vào môi trường của 1 người trong 1 ngày, có thể dự báo ở bảng sau:

Bảng 3.8: Dự báo tải lượng gây ô nhiễm môi trường nước trong quá trình thi công( với dự kiến số lượng công nhân thi công là 55 người) stt Thông số Đơn vị Khối

lượng

Tổng khối lượng ô nhiễm

Tải lượng (mg/lit)

1 BOD5 g/người/ngày 45-54 2,475- 2,97 kg/ngày 333-4002 COD g/người/ngày. 1,6-1,9 0.088- 0,104 kg/ngày 11,8-14 2 COD g/người/ngày. 1,6-1,9 0.088- 0,104 kg/ngày 11,8-14 3 Chất lơ lửng g/người/ngày. 60-90 3,3- 4,95 kg/ngày 444-667 4 Tổng Ni tơ g/người/ngày. 6-12 0,33-0,66 kg/ngày 44-88 5 Tổng Photpho g/người/ngày. 0,4-4 0,022-0,22 kg/ngày 2,9-29 6 Colifom MPN/100ml 106-109.

Bảng 3.9. So sánh tải lượng ô nhiễm nước trong giai đoạn thi công với QCVN 14/2008

TT Thông số Đơn vị Giá trị C Tải lượng

(mg/lit) A B 1. pH  - 5 - 9 5 - 9 2. BOD5 mg/l 30 50 333-400 3. COD mg/l 50 100 533-640 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 500 1000 444-667 5 photphat mg/l 6 10 2,9-29

Nhận xét: Qua bảng 3.10 trên cho thấy, ước tính nồng đồ các chỉ số BOD5,... đều vượt quá QCVN từ 6-8 lần. Với tải lượng này, cần có các biện

pháp quản lý, xử lý thích hợp để hạn chế triệt để sự ảnh hướng tới chất lượng môi trường khu vực.

Đối với nước thải từ quá trình thi công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với nước thải từ quá trình thi công xây dựng như nước rửa nguyên vật liệu, nước vệ sinh máy móc thiết bị thi công, nước dưỡng hộ bê tông có hàm lượng chất lơ lửng và hàm lượng các chất hữu cơ cao gây ô nhiễm tới nước sông, nước kênh mương thuỷ lợi, nước ao hồ trong khu vực.

Tác động tới môi trường đất.

Trong giai đoạn thi công xây dựng sự tác động tới môi trường đất chủ yếu là do chất thải rắn: Chất thải rắn chủ yếu là chất thải xây dựng( gạch ngói, đầu mẩu sắt, gỗ cốt pha...) và chất thải rắn của công nhân xây dựng. Sự phát thải này chỉ mang tính tức thời, chỉ cần tăng cường công tác quản lý sẽ hạn chế được tác động xấu đến môi trường, hơn nữa ngay sau khi dự án xây dựng xong sẽ được thu dọn sạch sẽ.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2006-2010 thì tiêu chuẩn phát thải rác sinh hoạt đến 2010 là 0,65 kg/người/ngày đối với khu vực đô thị và 0,5 kg/người/ngày đối với khu vực nông thôn.

Do đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính cho lực lượng thi công khoảng 55 người là:

0,65 kg/người/ngày * 55 người=35,75( kg/ngày)

Với các loại chất thải trên nếu không được thu gom, vận chuyển và xử lý thì sẽ tác động đến môi trường đất cả về mặt cơ học và sinh học.

Tác động tới hệ sinh thái.

- Tác động tới hệ sinh thái nông nghiệp: Như đã phân tích ở phần trên, ở giai đoạn giải phóng mặt bằng sẽ tác động tới hệ sinh thái nông nghiệp do sự mất đất canh tác, do đó sẽ làm thay đổi tính chất cũng như thành phần trong hệ sinh thái nông nghiệp.

- Tác động tới hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái nước ngọt trong vùng xây dựng dự án không phong phú lắm, nên khi giải phóng mặt bằng sẽ có ảnh hưởng không đáng kể.

Tác động tới kinh tế- xã hội và sức khỏe con người.

Ở giai đoạn xây dựng dự án việc tập trung nhiều lao động cũng gây ra các tác động tới tình hình xã hội như: gia tăng các tệ nạn xã hội....Nhưng tác động chủ yếu tới sức khỏe con người.

Trong giai đoạn này thì sức khỏe con người bị tác động chủ yếu do sự ô nhiễm không khí. Không khí bị ô nhiễm bởi khí thải động cơ sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người do đặc tính và tác động của các chất thành phần lên các bộ phận của cơ thể. Tác động cụ thể của từng loại khí nói trên đối với cơ thể con người như sau:

+ Khí SO2: SO2 là chất ô nhiễm kích thích, ở nồng độ thấp, SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp và hơn nữa là sưng niêm mạc. Những vùng dân cư xung quanh các cơ sở sản xuất phát thải SO2 thường có tỷ lệ người mắc bệnh đường hô hấp cao.

+ Khí CO: đây là chất gây ngất do có ái lực mạnh với Hemoglobin trong máu. Khi vào máu, CO là giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Ở nồng độ thấp CO gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ khoảng 10ppm có thể gia tăng các bệnh tim và nồng độ 250ppm có thể gây tử vong.

+ Khí NOx: đây là chất kích thích mạnh đường hô hấp, người bị ngộ độc cấp tính thường ho dữ dội, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa hoặc có thể bị tổn thương thần kinh, biến đổi cơ tim.

Như vậy, hoạt động xây dựng của dự án sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường không khí và gây tác động đối với sức khỏe con người. Các tác nhân gây ô nhiễm là khí thải động cơ và đặc biệt là bụi. Đây là một tác động khó có thể tránh khỏi và chưa có giải pháp giảm thiểu hiệu quả. Tác động tiêu

cực sẽ xảy ra trong suốt quá trình xây dựng và với mức độ cao trong giai đoạn đầu và giữa. Mức độ ô nhiễm sẽ giảm dần và đạt mức thấp nhất ở giai đoạn hoàn thiện công trình.

Vấn đề quan tâm nhất của đơn vị chủ thầu thi công: Với việc tập trung một lực lượng lớn, nhiều lao động, việc tổ chức cuộc sống cho họ phải bảo đảm chu đáo. Các điều kiện cần đảm bảo cuộc sống như lán trại, nước sạch, lương thực ....

3.1.2.4.. Dự báo rủi ro, sự cố môi trường trong quá trình thi công dự án.

Trong quá trình thi công sẽ xảy ra một số rủi ro, sự cố môi trường sau: - Tai nạn rủi ro của công nhân.

- Tai nạn giao thông

- Sự cố cháy nổ, sét đánh, ...

a. Tai nạn lao động

Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình mới. Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm:

+ Các ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu);

+ Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn giao thông;

+ Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ...

+ Việc thi công các công trình trên cao sẽ làm tăng cao khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các dàn dáo, trên các nhà đang xây, từ công tác vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát, sắt thép...) lên cao và nhiều nguyên nhân khác nữa;

+ Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công...

+ Trong quá trình phát quang những khu đất hoang rất dễ bị những động vật bò sát như rắn, bò cọp, kiến, côn trùng… căn và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị cắn.

b. Khả năng cháy nổ

- Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ:

+ Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công (ví dụ như việc nấu chảy bitum bằng việc đốt củi) nếu thực hiện gần khu dân cư cũng có khả năng gây ra cháy;

+ Quá trình thi công xây dựng cũng như dọn dẹp mặt bằng nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm...) thì khả năng gây cháy là hiện thực và đặc biệt trong những ngày trời gió thì lửa có thể lan ra khá nhanh trên khu đất khá khô cằn này.

- Các nguồn nhiên liệu (dầu FO, DO) thường có chứa trong phạm vi công trường là một nguồn gây cháy nổ quan trọng. Đặc biệt là khi các kho (bãi) chứa này nằm gần các nơi có gia nhiệt, hoặc các nơi có nhiều người, xe cộ đi lại;

- Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện.

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án “ xây dựng nhà máy sản xuất và kinh doanh thép thái nguyên (Trang 65)