Sự nghiệp đổi mới đất nước ngày càng phát triển, nhiều vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn càng phát sinh, việc tìm hiểu và phân tích dư luận xã hội về các vấn đề nảy sinh giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội có những quyết định đúng đắn, hợp lý, nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng phát triển đúng hướng. Năm 1982, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Viện nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, trong đó có quy định nhiệm vụ và quyền hạn như: “Viện nghiên cứu dư luận xã hội có nhiệm vụ tổ chức việc nghiên cứu dư luận nhân dân đối với những vấn đề cơ bản của đất nước và những vấn đề cơ bản có tính thời sự theo quan điểm Mác Lênin; tổng hợp, phân tích dư luận xã hội đẻ báo cáo với các cơ quan Đảng và Nhà nước; tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng độ ngũ thông tin viên, cộng tác viên của Viện về lý luận, nghiệp vụ. Viện được trực tiếp quan hệ với các cấp ủy đảng, các ngành, các đoàn thể quần chúng đã tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội”. Những năm đầu đổi mới và đặc biệt là thời gian gần đây, Đảng ta tiếp tục có những sự chỉ đạo nhằm tăng cường công tác điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VII tiếp tục yêu cầu: “Tổ chức điều tra dư luận xã hội về những vấn đề cần thiết cho công tác lãnh đạo, quản lý Nhà nước. Xây dựng luật về trưng cầu dân ý”. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, tiếp tục nhấn mạnh: “Chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội phục vụ công tác tư tưởng”. Hay gần đây nhất, Kết luận số 100KLTW, ngày 1882014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) một lần nữa nhấn mạnh: “Điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH là công việc quan trọng và rất cần thiết nhằm nắm bắt, tập hợp kịp thời, sát thực tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của nhân dân về những vấn đề, sự kiện có tính thời sự trong nước và thế giới, đặc biệt là đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý có thêm thông tin tham khảo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Xuất phát từ tầm quan trọng của dư luận xã hội đối với việc đề ra quyết sách đúng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nêu trên tôi chọn vấn đề “Vai trò của dư luận xã hội đối với lãnh đạo, quản lý và ý nghĩa của dư luận xã hội đối với công tác lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực Tuyên giáo hiện nay” làm bài thu hoạch môn Xã hội học trong lãnh đạo, quản lý của Lớp hoàn chỉnh Chương trình cao cấp lý luận chính trị
Trang 1A MỞ ĐẦU
Sự nghiệp đổi mới đất nước ngày càng phát triển, nhiều vấn đề về mặt lý luận
và thực tiễn càng phát sinh, việc tìm hiểu và phân tích dư luận xã hội về các vấn đề nảy sinh giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội có những quyết định đúng đắn, hợp lý, nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng phát triển đúng hướng
Năm 1982, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Viện nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, trong đó có quy định nhiệm vụ và quyền hạn như: “Viện nghiên cứu dư luận xã hội có nhiệm vụ tổ chức việc nghiên cứu dư luận nhân dân đối với những vấn đề cơ bản của đất nước và những vấn đề cơ bản có tính thời sự theo quan điểm Mác - Lênin; tổng hợp, phân tích dư luận xã hội đẻ báo cáo với các cơ quan Đảng và Nhà nước; tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng độ ngũ thông tin viên, cộng tác viên của Viện về lý luận, nghiệp vụ Viện được trực tiếp quan hệ với các cấp
ủy đảng, các ngành, các đoàn thể quần chúng đã tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội” Những năm đầu đổi mới và đặc biệt là thời gian gần đây, Đảng ta tiếp tục có những sự chỉ đạo nhằm tăng cường công tác điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VII tiếp tục yêu cầu: “Tổ chức điều tra dư luận xã hội về những vấn đề cần thiết cho công tác lãnh đạo, quản lý Nhà nước Xây dựng luật về trưng cầu dân ý” Nghị quyết Trung ương
5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, tiếp tục nhấn mạnh: “Chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội phục vụ công tác tư tưởng” Hay gần đây nhất, Kết luận số 100-KL/TW, ngày
18-8-2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) một lần nữa nhấn mạnh: “Điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH là công việc quan trọng và rất cần thiết nhằm nắm bắt, tập hợp kịp thời, sát thực tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của nhân dân về những vấn đề, sự kiện có tính thời sự trong nước và thế giới, đặc biệt là đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý
có thêm thông tin tham khảo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”
Xuất phát từ tầm quan trọng của dư luận xã hội đối với việc đề ra quyết sách đúng
trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nêu trên tôi chọn vấn đề “Vai trò của dư luận xã hội
Trang 2đối với lãnh đạo, quản lý và ý nghĩa của dư luận xã hội đối với công tác lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực Tuyên giáo hiện nay” làm bài thu hoạch môn Xã hội học trong
lãnh đạo, quản lý của Lớp hoàn chỉnh Chương trình cao cấp lý luận chính trị Khóa 4
B NỘI DUNG
1 Một số vấn đề lý luận về dư luận xã hội
1.1 Khái niệm dư luận xã hội
Hiểu một cách rộng nhất, dư luận xã hội (DLXH) là sự bàn luận công khai của các thành viên trong xã hội về những vấn đề mà họ quan tâm Do vậy, DLXH với tư cách là hiện tượng xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ trong lịch sử xã hội loài người DLXH là một hiện tượng xã hội phức tạp, DLXH được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên có thể hiểu:
DLXH là sự đánh giá của các nhóm xã hội thông qua các kênh thảo luận công khai, thể hiện nhận thức, thái độ, kỳ vọng và định hướng hành động của họ đối với
sự kiện, vấn đề đang diễn ra có liên quan đến lợi ích, giá trị, niềm tin của họ.
Một số điểm lưu ý:
DLXH không phải là phép cộng đơn giản của các ý kiến cá nhân Dư luận xã hội chỉ được hình thành thông qua quá trình tương tác và trao đổi ý kiến giữa nhiều người với nhau, hình thành nên các luồng ý kiến chung của một số đông nhất định
Chủ thể của dư luận xã hội là các nhóm trong xã hội, mà lợi ích của họ có mối
quan hệ nhất định với các vấn đề diễn ra trong xã hội và được đưa ra thảo luận Trong một số trường hợp, chủ thể dư luận xã hội có thể là toàn bộ nhân dân, toàn bộ cộng đồng người hoặc đại đa số trong đó Trong nhiều trường hợp khác, chủ thể là các nhóm xã hội đa dạng, khác nhau cùng bày tỏ mối quan tâm của mình đến vấn đề diễn ra Cơ cấu của các nhóm này có thể trùng với các nhóm hay tầng lớp xã hội thông thường như sinh viên, dân cư đô thị… Bên cạnh đó, nhóm chủ thể có thể được hình thành dựa vào mối quan hệ lợi ích với vấn đề đang diễn ra như: nhóm người tiêu dùng trước thông tin về chất lượng thực phẩm, nhóm người tham gia giao thông
qua các trạm BOT có thu phí không hợp lý… Đối tượng của dư luận xã hội là các sự
kiện, hiện tượng, quá trình đang diễn ra trong xã hội gây ra sự quan tâm của người dân và được thông tin rộng rãi, công khai Các nguồn tin này không chỉ xuất phát từ
Trang 3các cơ quan chính thức, mà có thể được tìm kiếm bằng các con đường khác nhau như trên báo chí, Internet, các nguồn tham chiếu khác nhau…
Từ góc độ lãnh đạo, quản lý nhà nước và xã hội, cần chú ý đến các luồng dư luận đối với các vấn đề liên quan tới lợi ích công cộng mà đòi hỏi nhà nước phải có giải pháp xử lý Các vấn đề nảy sinh này liên quan đến khoảng trống về quản lý, hoặc chính sách mà việc giải quyết chúng nằm trong thẩm quyền của các cơ quan nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung Dư luận về bổ nhiệm sai cán bộ lãnh đạo, quản lý không đảm bảo tiêu chuẩn, chế độ, năng lực, về các đại án tham nhũng, hoặc hành vi không phù hợp của một số cán bộ, công chức là những ví dụ điển hình cho dư luận xã hội loại hình này
1.2 Thành phần của dư luận xã hội
Mặc dù các hình thức biểu hiện của dư luận xã hội rất phong phú, đa dạng, phức tạp, nhưng vẫn có thể phát hiện ra được ba thành phần cơ bản của dư luận xã hội Đó là:
Nhận thức bao gồm tri thức, hiểu biết, thông tin, giao tiếp Với thành phần này,
dư luận xã hội luôn có khả năng cho ta biết chuyện gì xảy ra, sự kiện gì diễn ra
Thái độ bao gồm các trạng thái cảm xúc, tình cảm, các nhu cầu, động cơ, tâm
tư, nguyện vọng Với thành phần này, dư luận xã hội luôn bao hàm tình cảm, ví dụ như yêu hay ghét, quan tâm chú ý hay thờ ơ, ủng hộ hay phản đối
Xu hướng hành động thể hiện qua cách thức cư xử, sự sẵn sàng hành động theo
một kiểu nhất định nào đó Với thành phần này, dư luận xã hội luôn phản ánh xu hướng hành động như sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ hay phản đối, sẵn sàng lên tiếng khen ngợi hay phê phán
1.3 Chức năng của dư luận xã hội
1.3.1 Chức năng nhận thức: Dư luận xã hội thể hiện thái độ phán xét đánh giá
của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống Dư luận
xã hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành thang giá trị xã hội Trên thực tế, người ta thường chạy theo các giá trị mà dư luận xã hội đề cao chứ không phải các giá trị do các nhà tư tưởng, lý luận đề ra Thang giá trị do các nhà tư tưởng, lý luận
đề ra, cho dù có đúng đến đâu, cũng khó có thể đi vào thực tế nếu không được dư luận xã hội tán thành, ủng hộ Thang giá trị của dư luận xã hội mỗi thời một khác
Trang 41.3.2 Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội: Dư luận xã hội rất nhạy cảm
với các hành vi xâm phạm lợi ích chung, lợi ích của toàn xã hội, nhất là hành vi của các phần tử, các nhóm cực đoan, lên án kịp thời và gay gắt các hành vi này, làm cho cho các cá nhân, các nhóm cực đoan phải “chùn tay”; dư luận xã hội cũng rất quan tâm đến các hành vi có lợi cho toàn xã hội, kịp thời cổ vũ, các cá nhân, nhóm xã hội thực hiện các hành vi này Nhờ sự can thiệp kịp thời, dư luận xã hội góp phần duy trì trật tự xã hội, mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và xã hội cũng như giữa các nhóm xã hội
1.3.3 Chức năng giáo dục của dư luận xã hội: Nhờ có uy tín lớn, sự khen chê,
khuyên bảo của dư luận xã hội có tác động rất mạnh đến ý thức và hành vi của con người, nhất là đối với các thế hệ trẻ Bằng sự khen, chê, khuyên can kịp thời đối với các hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với lợi ích, các giá trị xã hội, nhất là các giá trị đạo đức, luân lý, dư luận xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục cho các thế hệ ý thức về sự phải - trái, đúng - sai, thiện - ác, đẹp - xấu
1.3.4 Chức năng giám sát: Dư luận xã hội có vai trò giám sát hoạt động của
nhà nước và các tổ chức xã hội, gây sức ép lớn đối với tệ tham nhũng, quan liêu, tắc trách Các quan chức tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ rất “ghét” báo chí, dư luận
xã hội vì báo chí, dư luận xã hội luôn “nhòm ngó” vào các công việc mờ ám của họ, sẵn sàng lên án, tố cáo họ
1.3.5 Chức năng tư vấn, phản biện: Trước những vấn đề nan giải của đất nước,
dư luận xã hội có thể đưa ra những khuyến nghị sáng suốt mà các cơ quan tham mưu cho chính quyền có thể chưa nghĩ ra được Dư luận xã hội cũng có khả năng đưa ra các ý kiến phản biện xác đáng đối với các quyết định của các cơ quan đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội
1.3.6 Chức năng giải tỏa sự căng thẳng tâm lý xã hội: Theo các nhà tâm lý
học, sự bất bình, các nỗi niềm oan ức của con người, nếu không được giãi bày, nói
ra, sẽ không mất đi mà lắng chìm xuống tầng vô thức trong tâm thức của con người
và có thể trở thành những mầm mống bệnh hoạn nghiêm trọng về tinh thần, đến một lúc nào đó sẽ bộc phát thành những hành vi, phản ứng bất thường không thể kiểm soát được Sự giãi bày, bày tỏ thành lời có thể giải toả nỗi bất bình, uất ức của con người Bị oan ức mà nói ra được người ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm
Trang 52 Vai trò của dư luận xã hội trong lãnh đạo, quản lý
2.1 Dư luận xã hội là đối tượng của lãnh đạo, quản lý
Lãnh đạo, quản lý là quá trình tương tác, trong đó nhóm lãnh đạo cùng nhau xác định đúng tầm nhìn, động viên, khích lệ người khác cùng chung sức thực hiện các tầm nhìn, các mục tiêu có ý nghĩa của tổ chức Hoạt động lãnh đạo, quản lý là hoạt động đặc thù đòi hỏi nhiều tích hợp, nhiều năng lực ưu trội để dẫn dắt tổ chức đạt được các mục tiêu đã xác định Trong mối quan hệ với dư luận xã hội, người lãnh đạo, quản lý luôn ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ và ý kiến của người khác Thực tiễn cho thấy, trong quá trình lãnh đạo, quản lý các chủ thể lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức thường xuyên phải đối diện với các luồng dư luận xã hội đa dạng bên trong tổ chức cũng như bên ngoài xã hội Nhu cầu nắm bắt các luồng ý kiến một cách kịp thời để khuyến khích dư luận xã hội tích cực vừa kiểm soát, kiềm chế, ngăn chặn những luồng dư luận xã hội tiêu cực, những tin đồn thất thiệt nhằm đảm bảo sự phát triển, ổn định của tổ chức có ý nghĩa hết sức quan trọng
Trên thực tế, trong quá trình lãnh đạo và quản trị tổ chức đi đến các mục tiêu đã xác lập, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý thường xuyên phải đối mặt với các luồng ý kiến của các nhân viên dưới quyền và của những nhóm xã hội khác nhau có tương tác về mặt lợi ích Vì vậy, năng lực nắm bắt dư luận và có cách ứng xử phù hợp với các loại ý kiến đó để đảm bảo hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao cần được coi trọng một cách thỏa đáng trong công tác lãnh đạo, quản lý
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vĩ mô thường xuyên phải đối mặt với các luồng ý kiến của các nhóm người từ các nhân viên dưới quyền và từ các giai tầng xã hội khác nhau, các luồng ý kiến thậm chí đối lập nhau về mặt lợi ích, quan điểm, thái độ… Do đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý này tất yếu cần nắm chắc và có cách ứng xử phù hợp với các loại ý kiến, tức là nắm bắt, định hướng và điều chỉnh dư luận xã hội nhằm đạt được mục đích đã đề ra
Việc định hướng và điều chỉnh dư luận xã hội nhằm vào mục đích kép: vừa khuyến khích dư luận xã hội tích cực, tiến bộ và vừa kiểm soát, kiềm chế, ngăn chặn những luồng dư luận xã hội tiêu cực, những tin đồn thất thiệt có ảnh hưởng tiêu cực
và cản trở mục tiêu, lợi ích của tổ chức Vì vậy, vai trò của nhà lãnh đạo, quản lý phải có cơ chế hợp lý để nắm bắt kịp thời những thông tin mà dư luận xã hội phản
Trang 6ánh những hành vi tiêu cực trong đời sống xã hội, cũng như trong thực thi pháp luật
để kịp thời xử lý Tổ chức các cuộc họp định kỳ/bất thường khi có vấn đề xã hội để người dân được thể hiện tâm tư, nguyện vọng, phát biểu ý kiến của mình Bên cạnh
đó, nhà lãnh đạo, quản lý cần có những hình thức khuyến khích đối với những dư luận xã hội tích cực trong việc phát hiện ra các sai phạm, vi phạm pháp luật, đồng thời có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời những dư luận xã hội không đúng, kích động gây ra các hành vi vi phạm pháp luật
Vai trò, chức năng của dư luận đối với công tác lãnh đạo, quản lý là hết sức to lớn Nhận thức được tầm quan trọng của việc kịp thời nắm bắt dư luận xã hội, Đảng ta ngay từ khi mới thành lập đã coi việc nắm bắt lòng dân là một trong những công việc quan trọng hàng đầu nhằm đề ra các chủ trương, đường lối cách mạng phù hợp lòng dân Luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân, coi trọng ý kiến phản ánh của người dân một cách thỏa đáng Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”1
Sử dụng dư luận xã hội làm công cụ quản lý ở đấy có nghĩa là, sử dụng các thành phần của dư luận xã hội: thành phần nhận thức, thành phần thái độ và thành phần xu hướng hành động Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để nâng cao nhận thức cho các nhóm người tham gia quản lý xã hội Việc độc quyền thông tin, bưng bít thông tin là yếu tố kích thích tin đồn xuất hiện và hạn chế các hành vi tham gia quản lý của các bên liên quan
Quá trình tiếp nhận và xử lý các luồng dư luận xã hội cần tạo ra thái độ tích cực, bầu không khí cởi mở, thẳng thắn để tiếp nhận cái mới, ủng hộ cái mới, có như vậy mới có thể thực hiện được hoạt động phù hợp
Công cụ dư luận xã hội bao gồm cả yếu tố hành động: cần hướng dẫn cách làm việc, cần tạo ra các thủ tục tham gia ý kiến, cần tạo ra cơ chế khuyến khích hành động phù hợp
2.2 Dư luận xã hội là phương tiện, công cụ của lãnh đạo, quản lý
Trên thế giới, dư luận xã hội thường xuyên được quan tâm, nghiên cứu, thường được thể hiện qua các cuộc điều tra dư luận nhằm nắm bắt đời sống thực tiễn và các vấn đề xã hội để đưa ra các dự báo, soạn thảo, ban hành hoặc đổi mới đường lối, chủ
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, t.5, tr.333.
Trang 7trương, chính sách phù hợp với thực tiễn Ở Việt Nam hiện nay đã có Luật Trưng cầu dân ý, càng chứng tỏ xu hướng hội nhập thế giới và áp dụng khoa học về dư luận xã hội trong lãnh đạo, quản lý
Dư luận xã hội là công cụ để ra quyết định trong công tác lãnh đạo, quản lý Dựa vào các ý kiến khác nhau nêu ra trong dư luận xã hội để nhà lãnh đạo, quản lý cân nhắc, lựa chọn ra quyết định đúng đắn được nhiều người ủng hộ, tán đồng Dư luận xã hội là công cụ để thực hiện quyết định: dựa vào sự hiểu biết, sự nhất trí, đồng lòng và sự sẵn sàng hợp tác cùng chia sẻ để thực hiện quyết định quản lý
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần nắm bắt thường xuyên, liên tục và kịp thời dư luận xã hội, vì đó là công cụ để làm việc Lãnh đạo, quản lý dư luận xã hội cần tuân
theo nguyên tắc: “Cung kính không bằng tuân lệnh”, nghĩa là theo nguyên tắc nhấn
mạnh vào thực hành công việc, thực hiện các quyết định, đề cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động chứ không phải dựa vào lời nói mang tính hình thức Do
đó, cần tạo ra những luồng dư luận xã hội tích cực và ủng hộ việc thực hiện thành công quyết định để lãnh đạo, quản lý xã hội Thông qua dư luận xã hội giúp người cán bộ lãnh đạo, quản lý kịp thời phát hiện những lỗ hổng trong quá trình ban hành
và thực thi chính sách, pháp luật để từ đó có các giải pháp, kiến nghị với các cơ quan chức năng sửa đổi, hoàn thiện chính sách phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội Trong công cuộc đổi mới hiện nay, cần tạo ra dư luận xã hội nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Dư luận xã hội là nguồn thông tin công cộng rất cần cho việc phát hiện vấn đề và phương án giải quyết vấn đề Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động công tác dư luận xã hội, đặc biệt coi trọng yêu cầu về mặt khoa học, tính chính xác, khách quan, toàn diện trong việc nắm bắt, phản ánh dư luận xã hội Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần có kỹ năng khai thác đồng thời cả hai loại khả năng này, đặc biệt là khả năng kiến tạo xã hội của dư luận xã hội Trong thời đại bùng nổ thông tin từ mạng Internet toàn cầu, vấn đề quản lý trong lĩnh vực thông tin đại chúng ở Việt Nam đang được đặt ra một cách cấp bách nhìn từ tiếp cận xã hội học dư luận xã hội Truyền thông xã hội (Facebook, Zalo, Website, Blog…) là một “kiểu” dư luận xã hội thời kỹ thuật số đang phát triển và trở thành một xu thế không thể khác được
Trang 8Dư luận xã hội là một loại thiết chế xã hội đặc biệt với nghĩa là, dư luận xã hội bao gồm cả các bộ máy tổ chức truyền thông đại chúng với các quy định liên quan
Dư luận xã hội có khả năng tạo ra những hệ giá trị, những quy tắc và những chuẩn mực có thể tạo dựng, kiến tạo, củng cố, duy trì, ủng hô, phê phán, xóa bỏ những hệ giá trị, quy tắc và chuẩn mực cũ, lạc hậu, lỗi thời
Lãnh đạo, quản lý dư luận xã hội có nghĩa là biến ý kiến đúng đắn của một cá nhân, của một số ít người, bao gồm cả ý kiến bản thân và tập thể lãnh đạo, quản lý thành dư luận xã hội của cả đơn vị, tổ chức để có thể thực hiện Muốn vậy, trước hết người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có ý kiến đúng đắn, thái độ tích cực và hành vi hợp lý
Dư luận xã hội là một nguồn lực to lớn do kết hợp được các yếu tố nhận thức, thái độ và hành động của vô số người thuộc các giai tầng, thành phần trong xã hội trong nước và quốc tế Do đó, nếu biết cách tạo dựng, định hướng, điều chỉnh thì dư luận xã hội là một loại nguồn lực, một loại sức mạnh, một loại quyền lực rất quan trọng và cần thiết đối với công tác lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 4.0
3 Ý nghĩa của dư luận xã hội đối với công tác lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực Tuyên giáo hiện nay
3.1 Ý nghĩa
Ngành Tuyên giáo là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Đảng trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, lý luận chính trị, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thông tin đối ngoại, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục, thể thao, dân số, gia đình, trẻ em; đồng thời, là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Đảng
Xuất phát từ chức năng trên, việc nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội là hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với ngành Tuyên giáo cả nước trong tham mưu cho Đảng vạch ra đường lối, chủ trương đúng để đủ sức lãnh đạo xã hội trong thời đại mới hiện nay Cụ thể là:
- Thứ nhất, tham mưu cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý trong việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện quyết định; thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận xã hội
Trang 9Nhờ phản ánh khách quan, trung thực và khả năng dự báo chính xác tình hình tâm trạng, tư tưởng, thái độ, nguyện vọng của các tầng lớp xã hội trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội nhất là các vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo, quản lý của đất nước, các báo cáo tổng hợp, phân tích tình hình dư luận xã hội là căn cứ thông tin quan trọng phục vụ quá trình soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quyết sách của các cơ quan lãnh đạo, quản lý đất nước Các cơ quan lãnh đạo, quản lý đất nước khó có thể ban hành được các chủ trương, quyết sách sát thực,
có sức sống, có tính khả thi nếu không nắm chắc được tâm trạng, tư tưởng của đối tượng có liên quan đến các chủ trương, quyết sách đó Công tác nghiên cứu dư luận
xã hội giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý giải đáp các câu hỏi như: các vấn đề bức xúc mà thực tiễn đất nước (hoặc ở địa phương, ngành) đòi hỏi phải giải quyết là gì? Các chủ trương, quyết sách dự định được ban hành (của cơ quan lãnh đạo, quản lý)
có được người dân ủng hộ không? Nếu không dừng thì cần có các biện pháp thông tin, tuyên truyền cụ thể gì để tạo sự ủng hộ của nhân dân?
Trên cơ sở lý luận về cơ chế hình thành dư luận xã hội và các thông tin cụ thể về các băn khoăn, thắc mắc của nhân dân, công tác nghiên cứu dư luận xã hội có khả năng
đề xuất các giải pháp thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội có hiệu quả
- Thứ hai, góp phần củng cố và mở rộng nền dân chủ trong Đảng, trong xã hội
Tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến, tham gia vào các công việc của Đảng, Nhà nước: việc tiếp xúc của các cộng tác viên nghiên cứu
dư luận xã hội với người dân để nắm bắt ý kiến của họ, nhất là các cuộc điều tra, thăm dò dư luận xã hội là cơ hội để người dân bài tỏ chính kiến, tham gia ý kiến với các công việc điều hành, quản lý đất nước của các cấp ủy đảng và chính quyền, nâng cao ý thức làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của họ
Phát huy vai trò phản biện xã hội, vai trò kiểm tra, giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân: khi người dân cảm thấy ý kiến của mình được lắng nghe, được coi trọng thì trách nhiệm phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội của họ cũng được nâng cao Nhân dân có “trăm tai, nghìn mắt” nên có thể nhìn rõ mọi vấn đề, sự vật dưới nhiều góc độ Sự phản biện, kiểm tra, giám sát xã hội của nhân dân giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý kịp thời phát hiện những sơ hở, hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, quản lý của mình, trên cơ sở đó, kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục
Trang 10- Thứ ba, công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội góp phần đổi mới công tác tư tưởng của Đảng
Ưu điểm và hạn chế của cách nắm bắt tâm trạng, tư tưởng truyền thống (tổng hợp ý kiến phản ánh trực tiếp hoặc thông quan thảo luận của cán bộ, đảng viên…):
Ưu điểm: dễ làm, ít tốn kém về thời gian, nhân lực và tài chính; Hạn chế: các thông tin thu được dễ mang tính chủ quan, nhất là trong bối cảnh bệnh thành tích phát triển (các báo cáo dễ bị “vo tròn”, biểu hiện tâm trạng, tư tưởng tích cực dễ bị “thổi phồng”, những vấn đề gai góc, phức tạp trong tâm trạng, tư tưởng xã hội dễ bị bỏ qua) Điều tra xã hội học về dư luận xã hội giúp khắc phục hạn chế nêu trên của việc nắm bắt tâm trạng, tư tưởng theo các phương pháp truyền thống Tuy nhiên, ở đây cũng có những hạn chế: khó làm, đòi hỏi cán bộ phải có chuyên môn, nghiệp vụ xã hội học, đòi hỏi chi phí về tài chính
3.2 Các nhiệm vụ của công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội của ngành Tuyên giáo trong thời gian đến
Xuất phát từ tình hình thực tiễn mới, trong thời gian đến công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội của ngành Tuyên giáo cần hướng vào thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Một là, nắm bắt, phân tích, tổng hợp và phản ánh nhanh dư luận của các tầng
lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những vấn đề, sự kiện quan trọng trong nước và trên thế giới, đặc biệt là các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
- Hai là, tiến hành các cuộc điều tra xã hội học về dư luận xã hội phục vụ quá
trình hình thành, hoàn thiện và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước; định kỳ điều tra dư luận xã hội và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
- Ba là, đề xuất các biện pháp định hướng, hình thành dư luận xã hội tích cực,
tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong xã hội, thúc đẩy quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tham gia đấu tranh chống thông tin và quan điểm sai trái, thù địch
- Bốn là, trên cơ sở tổng kết thực tiễn nghiên cứu dư luận xã hội của Việt Nam,
tiếp thu các thành tựu nghiên cứu dư luận xã hội của thế giới, phát triển khoa học