1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Vai trò, chức năng của lãnh đạo quan điểm giữa lãnh đạo và quản lý liên hệ thực tiễn tại địa phương, đơn vị

6 723 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 47 KB

Nội dung

- Chủ thể thực hiện hành động lãnh đạo: là cá nhân người lãnh đạo được suy tôn hoặc được lựa chọn theo quy trình trong một tổ chức, một thể chế nhất định.. Vai trò, chức năng của lãnh đạ

Trang 1

Câu 1: Vai trò, chức năng của lãnh đạo Quan điểm giữa lãnh đạo và quản lý Liên hệ thực tiễn tại địa phương, đơn vị?

Bài làm

1 Khái niệm lãnh đạo:

Là 1 quá trình hành động gây ảnh hưởng đến người khác nhằm khơi dậy cảm xúc, động lực và sự cam kết cùng hành động vì mục tiêu chung

- Chủ thể thực hiện hành động lãnh đạo: là cá nhân người lãnh đạo được suy tôn hoặc được lựa chọn theo quy trình trong một tổ chức, một thể chế nhất định

- Khách thể: cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng, toàn xã hội

- Đối tượng tác động của lãnh đạo: là con người với tư cách là cộng sự, nhân viên, thành viên của nhóm, cộng đồng và xã hội (gọi chung là người được lãnh đạo)

- Quá trình hành động gây ảnh hưởng diễn ra ở nhiều cấp độ hoạt động xã hội khác nhau như cấp độ liên cá nhân, nhóm và tổ chức, cộng đồng và xã hội rộng lớn

Để tạo dựng ảnh hưởng, chủ thể lãnh đạo có thể sử dụng các phương thức và công cụ khác nhau như các công cụ quyền lực chính thức gắn liền với vị thế trong tổ chức, xã hội; các công cụ quyền lực phi chính thức có nền tảng đạo đức và thông thái

2 Vai trò, chức năng của lãnh đạo:

+ Vai trò của lãnh đạo:

- Lãnh đạo là một chức năng cơ bản của quản trị, tất cả các chức năng quản trị

sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản trị không hiểu được yếu tố con người trong các hoạt động của học và không biết lãnh đạo con người để đạt được kết quả như mong muốn

- Lãnh đạo là quá trình tác động và quan tâm đến con người

- Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức Người lãnh đạo không đứng đằng sau để thúc đẩy hay thúc giục, họ đặt mình lên trước, động viên mọi người hoàn thành mục tiêu đã đề ra Bất kể một người quản lý lập kế hoạch, tổ chức

và kiểm tra kết quả có tốt đến đâu, người đó vẫn phải hỗ trợ những hoạt động đó bằng

Trang 2

cách đưa ra những chỉ dẫn cho mọi người, thông tin đầy đủ và lãnh đạo tốt Việc lãnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết về động cơ của con người là gì và điều gì làm cho họ thỏa mãn khi họ góp sức vào việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức

“Thuật lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khả năng lôi cuốn người khác, vì đôi khi đó chỉ là sự mị dân Đó cũng không phải là khả năng gây cảm tình và thuyết phục người khác vì đây chỉ là kỹ năng bán hàng Lãnh đạo là nâng tầm nhìn của con người lên mức cao hơn, đưa việc thực hiện công việc đạt tới một tiêu chuẩn cao hơn, và phát triển tính cách của con người vượt qua những giới hạn thông thường Để có được khả năng lãnh đạo như thế thì không gì tốt hơn là một môi trường doanh nghiệp được xây dựng trên những quy định chặt chẽ về quy định và trách nhiệm, những tiêu chuẩn cao trong thực hiện công việc, và sự tôn trọng của từng cá nhân cũng như công việc của họ” (Peter.F.Drucker, Cách thức quản lý, Butter-heinemann)

Tạo động lực làm việc cho nhân viên là một vai trò quan trọng của người lãnh đạo Có thể nói đây là vai trò chính, bởi vì một nhân viên thiếu động lực thúc đẩy sẽ luôn làm việc kém hiệu quả Ngoài những yếu tố khác, người lãnh đạo phải là:

- Một huấn luyện viên: Khơi gợi những tiềm lực tốt đẹp nhất của nhân viên

- Người điều phối và hỗ trợ: Giúp phá bỏ những trở ngại để nhóm thực hiện công việc một cách trôi chảy

Người lãnh đạo muốn tạo động lực làm việc của nhân viên phải tìm hiểu nhân viên của mình, xây dựng môi trường làm việc hợp lý Môi trường làm việc của doanh nghiệp được xác định bằng các chính sách quản trị và thái độ của mỗi nhân viên Một môi trường cởi mở và chia sẻ sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của mình Những doanh nghiệp có môi trường làm việc như vậy sẽ quy tụ được nhiều nhân viên đồng lòng với mục tiêu của doanh nghiệp, thực tế những doanh nghiệp như vậy sẽ dễ thành công hơn

+ Chức năng của lãnh đạo

Quản lý với định hướng tác động chính đến các yếu tố tổ chức hoạt động và có các chức năng chính là: (1) Lập kế hoạch, (2) xây dựng cơ cấu và nhân sự, (3) tổ chức thực hiện và (4) kiểm tra, giám sát Hoạt động lãnh đạo có các chức năng chính là:

Trang 3

- Kiến tạo tầm nhìn cho tổ chức, cho tiến trình xã hội cũng như hoạch định chiến lược để thực hiện hóa tầm nhìn

- Xây dựng giá trị và văn hóa tổ chức: tạo lập những giá trị mới và tiểu văn hóa đặc thù nhằm gắn kết các cộng sự, nhân viên và xây dựng hình ảnh của tổ chức trong nhìn nhận của cộng đồng, xã hội

- Động viên và thúc đẩy cộng sự: truyền cảm hứng về tầm nhìn, về giá trị mới, cảm nhận, chia sẻ và thấu hiểu mong muấn và khả năng đóng góp của cộng sự, nhân viên cũng như sự phát triển của bản thân họ

- Đổi mới và thích nghi: dẫn dắt tổ chức và tiến trình phát triển thông qua việc nắm bắt các cơ hội và đáp ứng sự biến đổi của môi trường bằng những sản phẩm mới, giá trị mới và cơ cấu tổ chức, phương thức hành động mới

+ Quan điểm giữa lãnh đạo và quản lý:

Xét về bản chất, lãnh đạo và quản lý đồng nhất về bản chất là cùng nỗ lực vì mục tiêu Đó là hai quá trình lập có ba điểm đồng nhất là: Tạo ra thay đổi; đối mặt với xung đột; và sử dụng quyền lực để dẫn dắt tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra Sự khác biệt nằm ở quá trình và cách thức thực hiện các điểm đồng nhất để đạt được mục tiêu chung đó

* Điểm chung cơ bản:

- Có cơ sở khách quan từ hoạt động thực tiễn Đó là sự cần thiết tuân thủ kỷ luật, trình tự xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt động tập thể (các hoạt động trong xã hội, do sự phân công lao động và chuyên môn hóa…)

- Đều là sự dẫn dắt

* Sự khác biệt về chức năng:

Song hành với khái niệm lãnh đạo (lead) là khái niệm quản lý (management), hai khái niệm này có nội hàm khác nhau nhưng ở phương diện xã hội thì hai khái niệm này có thể cùng chỉ hành động của một vị trí, địa vị trong hệ thống tổ chức, do

đó sự phân biệt về cơ bản dựa vào chức năng

* Lãnh đạo, quản lý trong thực tiễn cơ quan

Trang 4

- Nếu tiếp cận lãnh đạo và quản lý là hệ thống nỗ lực nhằm tận dụng và huy động cam kết, nỗ lực để đạt được mục tiêu của tổ chức, thì lãnh đạo và quản lý là hai quá trình cộng sinh, tìm kiếm các cách thức để bổ sung giá trị cho nhau, chứ không phủ nhận hay loại trừ nhau Thiếu quản lý sẽ không có sự loogic, tính hợp lý, nề nếp, trật tự, tổ chức sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô kỷ luật Thiếu lãnh đạo, mọi nỗ lực

dù mang tính tích cực, đều có thể trở thành manh mún, thiếu nhất quán; bên cạnh đó, tình trạng “vô đạo” của lãnh đạo sẽ dẫn đến sự suy thoái của tổ chức, thái độ chống đối, và sự suy giảm niềm tin của các bên liên quan đối với hệ thống lãnh đạo

- Trong thực tiễn, khi gắn hoạt động lãnh đạo, quản lý với con người cụ thể, thì trong thứ bậc của tổ chức, đội ngũ lãnh đạo bao gồm nhóm người giữ vị trí ở cấp cao cấp nhất của hệ thống, chịu trách nhiệm về các vấn đề chiến lược của tổ chức; trong khi đội ngũ quản lý bao gồm những người chịu trách nhiệm về việc thực hiện hóa các chiến lược đó Tuy nhiên, việc thực hiện vai trò lãnh đạo hay quản lý thay đổi tùy theo chức năng, vai trò của cá nhân hay nhóm trong các tổ chức khác nhau, vào những bối cảnh khác nhau, chứ không bất biến theo thời gian Một người có thể là lãnh đạo trong

hệ thống thứ bậc này nhưng lại là quản lý trong một hệ thống khác

Ngoài ra lãnh đạo và quản lý còn có một số điểm khác nhau nhu:

Người lãnh đạo: phải có những tố chất như tầm nhìn chiến lược, coi trọng đại cục, là mấu chốt gắn kết tình cảm của tập thể

Người quản lý: phải có tính chiến thuật, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó tình huống, dày dặn kinh nghiệm

Theo tác giả của nhiều cuốn sách viết về lãnh đạo, John Maxwell, thì điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý được phân biệt dựa vào khả năng gây ảnh hưởng Theo ông, để biết một người có thể lãnh đạo hay chỉ làm quản lý là đề nghị họ tạo ra những thay đổi tích cực Nhà quản lý có thể tiếp tục duy trì phương hướng của tổ chức nhưng họ không đủ sức ảnh hưởng để đưa tổ chức tới một định hướng mới

Điểm khác biệt thứ hai giữa một nhà lãnh đạo và một nhà quản lý là khả năng tạo ra tầm nhìn Nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, hướng tới mục

Trang 5

tiêu tương lai của tổ chức, còn nhà quản lý thì chỉ tập trung vào mục tiêu hiện tại của

tổ chức

Như vậy người có khả năng lãnh đạo cao là người có tầm nhìn chiếc lược tốt, khả năng truyền cảm hứng cho mọi người cao, khả năng gây ảnh hưởng lôi kéo cuốn hút người khác làm việc

* Không phải ai có kỹ năng lãnh đạo cũng trở thành một nhà lãnh đạo nếu không được rèn luyện những kỹ năng sau:

Kỹ năng nhận thức: bao gồm khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, suy nghĩ

logic và toàn diện Nhà lãnh đạo cần có các kỹ năng này để nhận thức được các xu thế phát triển, những cơ hội và thách thức trong tương lai, dự đoán được những thay đổi,

từ đó hình thành nên tầm nhìn cho tổ chức

Kỹ năng quan hệ xã hội: bao gồm khả năng nhận thức về hành vi của con

người và quá trình tạo lập mối quan hệ giữa con người với con người Cụ thể đó là những hiểu biết về cảm xúc, thái độ, động cơ của con người thông qua lời nói và hành động của họ Chính kỹ năng “hiểu người” sẽ giúp nhà lãnh đạo có cách truyền cảm hứng và tạo động lực cho cấp dưới một cách hiệu quả Kỹ năng cần thiết cho việc lãnh đạo hiệu quả là kỹ năng tạo lập mối quan hệ, khác với những chuyên môn cụ thể Nhiều người thăng tiến nhờ vào sự xuất sắc trong việc áp dụng chuyên môn của mình trong kinh doanh Và rồi, khi họ có được những vị trí cao hơn, họ có thể bị vấp ngã do

họ đã cố gắng áp dụng những chuyên môn trước đây vào những vấn đề đòi hỏi kỹ năng hiểu biết con người và sự nhạy bén về mặt cảm xúc

Kỹ năng công việc: là những kiến thức về phương pháp, tiến trình, kỹ thuật…

về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó Người lãnh đạo cần phải là người sở hữu các tri thức và phải là chuyên gia trong lĩnh vực họ đang làm.Một nhà lãnh đạo tốt phải là một nhà quản lý giỏi, vì vậy nhà lãnh đạo phải có được các kỹ năng quản lý, lập kế hoạch…của một nhà quản lý

Liên hệ thực tiễn

Trang 6

- Không trao quyền: Chìa khóa lãnh đạo thành công là phải học cách trao quyền hiệu quả, bao gồm cả trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ và thẩm quyền cần thiết để thực hiện công việc suôn sẻ Bất cứ khi nào bạn chuẩn bị đảm nhận một nhiệm vụ mới, hãy tự hỏi bản thân xem, ai trong những nhân viên của mình có thể đảm đương công việc đó thay thế bạn

- Quản lý thay vì lãnh đạo: Quản lý là tập trung vào việc định hướng những công việc cần hoàn thành từng ngày, trong khi đó, lãnh đạo là vạch ra tương lai, thiết lập mục tiêu và tạo ra động lực Khi một nhà lãnh đạo dành nhiều thời gian vào việc quản lý hơn lãnh đạo, tinh thần của họ trở nên bão hòa

- Thất bại trong việc tạo ra động lực thúc đẩy: Động lực làm việc luôn là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công Một nhà lãnh đạo có thể biết rõ điều gì thúc đẩy anh

ta nhưng lại quên rằng chính những điều đó cũng thúc đẩy những người làm việc cho mình thì công việc sẽ khó có thể viên mãn Bạn muốn mọi người phát huy hết năng lực của mình để mọi việc được suôn sẻ nhưng khi trói buộc mọi người trong sự đơn điệu, chính bạn đã đánh cắp những động lực thúc đẩy họ Khi bạn đem đến cho mọi người những thách thức mới, mặc dù biết chắc rằng họ sẽ mắc phải những sai sót, nhưng nếu biết cách giữ ở mức độ “an toàn”, thì tức là bạn đã tiếp thêm động lực cho các nhân viên của mình./

Ngày đăng: 17/08/2016, 09:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w