Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng chiếm đoạt là tài sản có đăng ký quyền sở hữu trong luật hình sự Việt Nam
Trang 184
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng chiếm đoạt là tài sản có đăng ký quyền sở hữu
trong luật hình sự Việt Nam
Hồ Ngọc Hải
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Luật Chuyên ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: GS.TSKH Đào Trì Úc
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Nêu ra được những vấn đề chung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký
quyền sở hữu Tình hình tội phạm và thực tiễn xét xử tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
có đăng ký quyền sở hữu Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu
Keywords: Luật hình sự; Quyền sở hữu; Luật pháp Việt Nam; Tội lạm dụng tín nhiệm; Tội chiếm
đoạt tài sản
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu pháp luật hình sự Việt Nam về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu trong 10 năm (2000 - 2010) cho thấy: Tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu ngày càng gia tăng về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội Đây là loại tội phạm mà người phạm tội có thể gây ra thiệt hại cho rất nhiều người, có những vụ mà chỉ có một bị cáo nhưng có đến gần 30 người bị hại, chưa kể những người liên quan khác Đối với tội phạm này, tài sản bị chiếm đoạt có giá trị lớn và là những tài sản quan trọng của gia đình người bị hại,
vì thế khi tài sản có đăng ký quyền sở hữu bị chiếm đoạt/không thể trả lại được thì làm cho người bị hại và gia đình họ không có đủ điều kiện sinh sống, bị kiệt quệ, nợ nần chồng chất Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chính người bị hại và cộng đồng, xã hội
Đây cũng là loại tội phạm có nhiều dấu hiệu có liên quan/ bị trùng với các dấu hiệu trong pháp luật dân sự; vì vậy mà tình hình "hình sự hóa" các quan hệ dân sự, kinh tế trong loại tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu là khá nhiều Có tình trạng như vậy là do các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền sở hữu tài sản có đăng ký quyền sở hữu chưa được rõ ràng, cụ thể và các cơ
Trang 285
quan nhà nước chưa có sự hướng dẫn hợp lý đối với những tình tiết còn gây nhầm lẫn, chưa hiểu rõ Về mặt
kỹ thuật lập pháp như vậy là chưa đáp ứng đủ yêu cầu của một quy phạm pháp luật là không gây nhầm lẫn, có tính thống nhất theo ngành luật và được áp dụng chung cho tất cả chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, không
để tình trạng mỗi địa phương áp dụng một kiểu, mỗi đối tượng có cách áp dụng khác nhau Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu sâu và làm rõ vấn đề lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu để góp phần xác định những thiếu sót trong kỹ thuật lập pháp và đưa ra giải pháp bổ sung, hoàn thiện quy phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Với nội dung nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi đã nhận thấy tình trạng "không rõ ràng" trong việc xác định các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu
và nêu ra một số vấn đề cần phải sửa đổi cho phù hợp với quan hệ xã hội hiện nay trong việc giao kết hợp đồng Với mong muốn luận văn này có thể gợi ý, đóng góp và giải quyết phần nào những tồn tại, hạn chế
trong việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn; Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài
sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam để góp phần nâng cao hiệu quả công tác
phũng, chống tội phạm trong tỡnh hỡnh hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua việc nghiên cứu về các tội xâm phạm sở hữu bắt đầu
đã được nghiên cứu, còn nghiên cứu riêng rẽ và độc lập về tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu mới chỉ được đề cập gián tiếp qua phân tích chung về cả nhóm tội xâm phạm sở hữu và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông qua các yếu tố cấu thành tội phạm (khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm) và hình phạt trên ba bình diện khoa học:
* Ở cấp độ giáo trình đại học, sách tham khảo, chuyên khảo hay sách bình luận: 1) TS Nguyễn Ngọc Chí, Chương VI - Các tội xâm phạm sở hữu, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Tập thể tác giả do GS TSKH Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; 2) ThS Nguyễn Sỹ Đại, Chương XIV - Các tội xâm phạm sở hữu, Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
1999 (Phần các tội phạm), Tập thể tác giả, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; 3) ThS Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Phần các tội phạm, Tập II - Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; 4) Chuyên đề phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999; 5) Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, do Bộ môn Tư pháp hình sự, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000
* Ở cấp độ khác: Qua nghiên cứu cho thấy, trong khoa học luật hình sự Việt Nam trước đây và hiện nay
chưa có khóa luận, luận văn hay luận án tiến sĩ luật học nào đề cập đến tội phạm này
Như vậy, qua nghiên cứu nội dung các công trình trên cho thấy: Một số công trình có phạm vi nghiên cứu rộng và chung cả nhóm tội xâm phạm sở hữu, trong đó vấn đề về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ là
Trang 386
một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu của các tác giả trong các giáo trình, sách bình luận nên chưa được phân tích sâu về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt là nghiên cứu độc lập và đánh giá thực tiễn xét xử của Tòa án ở nước
ta Do đó, cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống và ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học dưới góc độ pháp lý hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lý luận để hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, phân tích thực tiễn xét xử tội phạm này từ năm 2000-2010, cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm này rõ ràng vẫn có ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội và thực tiễn - pháp lý quan trọng Từ những lý do trên,
chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có
đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam làm luận văn thạc sĩ luật học
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở kế thừa các công trình khoa học của các tác giả đi trước, đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh lý luận và thực tiễn của vấn đề và cập nhật số liệu thực tiễn vẫn có tính cấp thiết, qua
đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và giảm việc hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế liên quan đến tài sản có đăng ký quyền sở hữu trong tình hình hiện nay
4 Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm
4.2 Các phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu trong đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như: phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học; phương pháp so sánh, đối chiếu; phân tích quy phạm pháp luật, khảo sát thực tiễn; điều tra án điển hình để phân tích và luận chứng các vấn đề khoa học cần nghiên cứu trong luận văn này
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố, các đánh giá, tổng kết của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong luận văn
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
5.1 Về lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về tội phạm nói chung, tội xâm phạm sở hữu của công dân trong khoa học luật hình sự Việt Nam nói riêng Cụ thể, đã làm rõ các vấn đề chung về các tội xâm phạm
sở hữu của công dân trong luật hình sự Việt Nam, phân tích đánh giá các yếu tố cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu, phân biệt tội này và một số tội khác hay có sự
Trang 487
nhầm lẫn trong thực tiễn; làm sáng tỏ các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu; phân tích thông qua nghiên cứu thực tiễn xét xử trên địa bàn toàn quốc từ năm 2000 - 2010 và nghiên cứu thông qua các bản án hình sự của Tòa án để đánh giá, đồng thời qua đó chỉ ra một số mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành; chỉ ra các sai sót trong quá trình
áp dụng các quy định đó, cũng như đưa ra nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng
ký quyền sở hữu ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn (đó là giải pháp về mặt tội phạm học)
5.2 Về thực tiễn
Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập Một số đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội này ở nước ta hiện nay và sắp tới
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu Chương 2: Tình hình tội phạm và thực tiễn xét xử tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có
đăng ký quyền sở hữu
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật
hình sự Việt Nam năm 1999 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CÓ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU 1.1 Các vấn đề chung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu trong luật hình sự Việt Nam
1.1.1 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Sở hữu là quan hệ xã hội giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải xã hội Sở hữu không chỉ bao gồm quan hệ con người chiếm hữu tư liệu sản xuất, của cải, mà điều cốt yếu là đề cập đến quan hệ giữa người với người trong quá trình diễn ra sự chiếm hữu đó Người ta phân biệt hai loại sở hữu: sở hữu mang tính dân sự (sở hữu nhà ở, đồ dùng cá nhân) và sở hữu tư liệu sản xuất
Hiện nay, để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều quan hệ pháp luật để điều chỉnh:
Trang 588
- Hiến pháp - Quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; đồng thời ghi nhận các nguyên tắc, chính sách bảo vệ quyền sở hữu của công dân;
- Bộ luật dân sự - Bảo vệ các quyền sở hữu tài sản trong quan hệ dân sự;
- Luật đầu tư - Bảo vệ quyền sở hữu tài sản trong đầu tư sản xuất kinh doanh;
- Luật hành chính - Đưa ra các biện pháp xử lý hành chính đối với việc xâm phạm quyền sở hữu tài sản ở mức độ nhẹ;
- Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước - Quy định nguyên tắc sử dụng tài sản công, chế tài xử phạt vi phạm;
- Bộ luật hình sự - Quy định việc xử lý những hành vi xâm phạm chế độ sở hữu tài sản được nhà nước bảo hộ Trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có riêng một chương quy định về các tội xâm phạm sở hữu, bao gồm 13 điều quy định rõ các hành vi xâm phạm sở hữu được Nhà nước bảo vệ Nhóm tội phạm xâm phạm về sở hữu mang những đặc điểm:
Về khách thể: Đó là quan hệ sở hữu, có nghĩa là các tội xâm phạm sở hữu phải là những hành vi gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và gây thiệt hại này phải phản ánh đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó
Về khách quan: Đó là các hành vi như chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép, sử dụng trái phép, hủy hoại, làm
hư hỏng tài sản,… Tuy hình thức thể hiện khác nhau nhưng những hành vi này đều xâm phạm đến quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu tài sản
Về chủ quan: Hầu hết các tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, chỉ có hai tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý
Về chủ thể: Đó là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu chỉ được giới hạn trong luận văn là Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu, chúng tôi chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận xoay quanh tội phạm
được quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Từ những phân tích trên, xét một cách chung nhất, dưới góc độ khoa học luật hình sự thì khái niệm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi của một chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi theo pháp luật hình sự đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thông qua hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc
bỏ trốn để nhằm mục địch đích chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng hoàn trả lại tài sản
1.1.2 Khái niệm đối tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trang 689
Qua phân tích về cấu thành tội phạm và đặc điểm chung của đối tượng tác động của tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản, tác giả luận văn đưa ra khái niệm đối tượng tác động của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tài sản thuộc các hình thức sở hữu toàn dân; sở hữu của các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; sở hữu hỗn hợp; sở hữu chung
1.1.3 Khái niệm và những đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền
sở hữu
a) Khái niệm tài sản có đăng ký quyền sở hữu
Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành và pháp luật có liên quan thì khái niệm tài sản có đăng ký quyền
sở hữu được hiểu là tài sản (như đất đai, ô tô, xe máy, tàu biển…) được chính thức ghi vào văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thông tin cần thiết liên quan đến tài sản đó để làm cơ sở phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp lí của chủ sở hữu tài sản đối với một tài sản nhất định Những tài sản phải đăng ký
quyền sở hữu gồm có:
Thứ nhất, đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003 Đăng ký quyền
sở hữu trí tuệ theo quy định tại phần XI về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ theo Bộ luật dân sự năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành
Thứ hai, đăng ký nhà ở tại đô thị theo Nghị định số 71/CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành luật nhà ở năm 2005 Đăng ký trụ sở làm việc, các công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước Quy chế quản lý và sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) và Thông tư số 122/1999/TT-BTC ngày 13/10/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan
hành chính sự nghiệp
Thứ ba, đăng ký các phương tiện giao thông theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm
2006, Bộ luật hàng hải năm 2005, Luật giao thông đường bộ năm 2008, Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Thứ tư, đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định tại Luật di sản văn hóa, Nghị định số
92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa Đăng ký tài sản là vũ khí, vật liệu và công cụ hỗ trợ theo quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ)
b) Đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu
Trang 790
Đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu là những đặc trưng, dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản có đăng ký quyền sở hữu Chính vì vậy mà tội phạm này có những đặc điểm riêng biệt như sau:
Về khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu là không có sự khác
biệt với khách thể của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điểm riêng biệt của tội phạm này được thể hiện ở đối tượng mà tội phạm hướng đến/xâm phạm là tài sản có đăng ký quyền sở hữu Có thể chia tài sản đăng ký quyền sở hữu thành hai loại: Bất động sản có đăng ký quyền sở hữu và động sản có đăng ký quyền sở hữu
Về khách quan: Đó là những hành vi hành vi "gian dối" để chiếm đoạt tài sản Người phạm tội thường sử
dụng những hành vi "gian dối" sau: Giả tạo bị mất, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản,… Việc gian dối này chỉ thực hiện được nếu tài sản đáp ứng những điều kiện: Di chuyển được, nhỏ gọn, có nhiều chi tiết, bộ phận ghép thành Chính vì vậy, thủ đoạn gian dối này chỉ áp dụng với động sản có đăng ký quyền sở hữu (ô tô, xe máy)
1.2 Quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và kinh nghiệm rút ra đối với pháp luật hình sự Việt Nam
Tham khảo một số quy định của Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới cho thấy, việc quy định tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản về cơ bản không hoàn toàn giống như trong Bộ luật hình sự năm 1999 của Việt Nam Mặc dù vậy, quyền sở hữu của công dân bao giờ cũng được các nhà làm luật xác lập, ghi nhận tôn trọng bảo
vệ bằng Hiến pháp và pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự, vì suy cho cùng, bảo vệ quyền sở hữu của công dân cũng chính là bảo vệ quyền công dân và hiểu rộng hơn nữa là quyền con người
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi lựa chọn ba nước tiêu biểu là: Liên bang Nga, Trung Quốc và
Thụy Điển để nghiên cứu đánh giá các quy định liên quan đến nội dung đang nghiên cứu trong luận văn vì trong Bộ luật hình sự những nước nêu trên có một số điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam liên quan đến
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1.2.1 Bộ luật hình sự Việt Nam
1.2.2 Bộ luật hình sự Liên bang Nga
1.2.3 Bộ luật hình sự Trung Quốc
1.2.4 Bộ luật hình sự Thụy Điển
1.2.5 Kinh nghiệm rút ra qua việc nghiên cứu pháp luật các nước trên thế giới
Qua nghiên cứu, phân tích tội lạm xâm phạm sở hữu của các quốc gia trên thế giới như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Thụy Điển và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) chúng tôi có thể đưa ra một số nhận định như sau:
Một là, các dấu hiệu định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được pháp luật các quốc gia trên thế
giới quy định nằm trong các dấu hiệu của tội lừa đảo Cũng chính vì vậy, không có sự phân biệt giữa tội lạm
Trang 891
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các dấu hiệu pháp lý hình sự như ở pháp luật hình sự Việt Nam Cách quy định này cũng có ưu điểm và khuyết điểm riêng:
Ưu điểm: Xác định cấu thành tội phạm chủ yếu dựa vào mặt chủ quan của tội phạm nên việc định tội danh
đối với người phạm tội sẽ mang lại hiệu quả hơn vì cơ quan tiến hành tố tụng khi khởi tố, truy tố, xét xử dễ áp dụng và xác định tính chất của tội phạm Trong việc xác định các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ không bị ràng buộc, giới hạn bởi một vài hành vi cụ thể nào; có nghĩa là việc chứng minh tội phạm và bảo vệ quyền sở hữu của công dân được bảo đảm hơn
Khuyết điểm: Cách quy định các dấu hiệu chung nhất nên nội dung của quy phạm mang tính pháp lý cao,
đòi hỏi phải người đọc, nghiên cứu, tìm hiểu phải có trình độ pháp lý nhất định thì mới có thể hiểu được; mỗi quy định cần phải có rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành dẫn đến một hệ thống các văn bản "cồng kềnh" Điều này gây khó khăn cho người dân nắm bắt, thực thi pháp luật, sẽ làm cho người dân khó nhận biết được các dạng hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự để phòng tránh; việc giải thích tuyên truyền pháp luật đòi hỏi cần có trình độ hiểu biết "sâu" về pháp luật
Hai là, hình phạt áp dụng để trừng phạt người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp
luật hình sự các nước trên thế giới tuy có nhiều hình thức khác nhau nhưng có mang một đặc điểm chung là không phân biệt hình phạt chính và hình phạt phụ khi áp dụng Việc áp dụng hình phạt dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội và trên sự phù hợp với hậu quả đã gây ra Nhà làm luật quy định loại hình phạt
cụ thể cho từng mức độ phạm tội nhưng mỗi không xác định khung hình phạt tương ứng với mức độ phạm tội
Ưu điểm: Xác định rõ trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải nhận khi xâm phạm quan hệ sở hữu
được luật hình sự bảo vệ Dễ trong việc áp dụng quy định để đưa ra trách nhiệm hình sự và trừng phạt người phạm tội
Khuyết điểm: Hình phạt mang tính áp đặt, chưa thể phòng hết tất cả các trường hợp xảy ra trong việc xác
định hậu quả và đưa ra chế tài "phù hợp với hậu quả" do tội phạm gây ra Không có sự phân biệt cụ thể giữa các mức độ tội phạm khác nhau để trích dẫn, áp dụng
Chương 2
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI PHẠM LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
2.1 Tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Bảng 2.1: Số vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và số bị cáo
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Số vụ án lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản 1171 1176 1243 1200 1066 1134 1284 1237 1122 1115 955
Tỷ lệ %
bị cáo/vụ án 1,04 1,18 1,12 1,16 1,15 1,16 1,17 1,18 1,19 1,24 1,2
Trang 992
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao
Bảng 2.2: Động thái số vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 (lấy số vụ án năm 2000 làm mốc so sánh)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Số vụ án lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản 1171 1176 1243 1200 1066 1134 1284 1237 1122 1115 955
Tỷ lệ (%) 100 100,4 106,1 102,5 91 96,8 109,6 105,6 95,8 95,2 81,5
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao
Bảng 2.3: Số vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
và tổng số vụ án hình sự
TT Năm Tổng số
vụ án hình sự
Tổng số vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tỷ lệ % giữa (3) và (2)
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao
Bảng 2.4: Áp dụng hình phạt trong xét xử tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Năm Tịch thu
tài sản
Cấm đảm nhiệm chức
vụ
Phạt tiền (Hìn
h phạt
bổ
Cải tạo khô
ng gia
m
Án treo
Tù có thời hạn
Tù chu
ng thâ
n
Tử hìn
h
3 nă
m trở xuố
3 -
7 nă
m
7-15 nă
m
đến
20 nă
m
Trang 1093
sung ) giữ ng
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao
Qua việc đưa ra những số liệu thống kê về tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể đưa ra một số kết luận như sau:
Một là, sự biến động của tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do những nguyên nhân tác
động của chính sách xã hội, trong đó có chính sách kinh tế, chính sách hình sự, của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử
Hai là, cũng qua nghiên cứu cho thấy: Hậu quả do tội phạm gây ra trong các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản ngày càng lớn và rất nghiêm trọng; mặc dù số vụ giảm nhưng lại ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, người phạm tội có càng nhiều hành vi xảo quyệt; tội phạm hướng đến ngày càng nhiều các quan hệ sở hữu trong
xã hội dẫn đến số người bị hại trong vụ án ngày càng nhiều hơn Điều này được thể hiện trong các báo cáo của cơ quan tư pháp và cơ quan bảo vệ pháp luật Sự gia tăng này là rất đáng lo ngại, có thể làm cho tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trở lên nghiêm trọng hơn
2.2 Thực tiễn xét xử tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
2.2.1 Các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản điển hình
Tác giả luận văn trình bày một số vụ án về lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
* Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông thường
- Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng và gây thiệt hại cho nhiều người
- Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội
có liên quan cả đối tượng là người nước ngoài
- Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng còn có quan điểm chưa thống nhất tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội phạm khác
* Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu
- Vụ án Đặng Văn Dũng có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ô tô của Công ty cổ phần thương mại Thành Công
- Vụ án công ty Sakico lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 26 tỷ Việt Nam đồng của ngân hàng VP Bank