Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả đặc điểm lâm sàng tắc ống lệ mũi do chấn thương; đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật và tìm hiểu một số yếu tố liên quan liên quan đến kết quả phẫu thuật.
Trang 1KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI
ĐIỀU TRỊ TẮC ỐNG LỆ MŨI DO CHẤN THƯƠNG
* Hà Huy Thiên Thanh 1 , Ngô Văn Thắng 1 , Nguyễn Quốc Anh 1 Nguyễn Hoàng Giang 1 ,Bùi Thanh Sơn 2 , Bùi Thị Hương Giang 2
1 Bệnh viện Mắt Trung ương; 2 Đại học Y Hà Nội
Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả đặc điểm lâm sàng tắc ống lệ mũi do chấn thương, đánh giá kết quả
bước đầu của phẫu thuật và một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật Đây là nghiên cứu can thiệp
lâm sàng không đối chứng, tiến cứu, từ tháng 01/2016 đến tháng 07/2017 tại Khoa chấn thương, Bệnh viện
Mắt Trung ương trên 25 bệnh nhân, bị tắc ống lệ mũi do chấn thương Trong đó có 17 nam; 8 nữ, tuổi trung
bình là 31,5 ± 10,8 19 trường hợp do tai nạn giao thông; 3 trường hợp do tai nạn lao động và 3 trường hợp
do tai nạn sinh hoạt Sau 3 tháng theo dõi, 18/25 các trường hợp hết chảy nước mắt; 4/25 trường hợp đỡ
chảy nước mắt; 3/25 trường hợp vẫn chảy nước mắt 21/25 trường hợp bơm nước lệ quản nước thoát hoàn
toàn; 2/25 trường hợp nước thoát chậm và 2/25 trường hợp không thoát Phẫu thuật nội soi nối thông túi lệ -
mũi trong chấn thương là một phẫu thuật khó nhưng khá an toàn và hiệu quả
Từ khóa: Nối thông túi lệ mũi nội soi, tắc ống lệ mũi do chấn thương
Địa chỉ liên hệ: Ngô Văn Thắng, Bệnh viện Mắt Trung
ương
Email: thangoanh67@gmail.com
Ngày nhận: 19/4/2018
Ngày được chấp thuận: 08/6/2018
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc lệ đạo do chấn thương là bệnh lý
thường gặp trong bệnh cảnh lâm sàng phức
tạp sau các chấn thương xương vùng hốc mắt
- mũi xoang - hàm mặt với tỷ lệ dao động
khoảng từ 5 - 21% [1; 2] Hiện nay, có nhiều
phương pháp điều trị loại bệnh lý này, tuỳ
thuộc vào vị trí tắc và hình thái lâm sàng,
nhưng phương pháp duy nhất được đa số các
tác giả đồng thuận là phẫu thuật và đây cũng
là một thách thức lớn đối với các phẫu thuật
viên Từ lâu, phẫu thuật nối thông túi lệ - mũi
qua đường rạch da đã khẳng định vai trò của
nó trong điều trị tắc ống lệ - mũi nói chung,
nhưng rào cản lớn nhất của phẫu thuật này là
để lại sẹo ngoài da [3 - 5] Để khắc phục
nhược điểm đó, phẫu thuật nội soi nối thông
túi lệ - mũi đã dần từng bước thay thế cho
phẫu thuật kinh điển này [6 - 8]
Ưu điểm lớn nhất của phẫu thuật nội soi là:
không gây thêm sẹo da và đặc biệt là ít gây tổn thương các cơ hốc mắt nên ít ảnh hưởng đến cơ chế bơm nước mắt sau phẫu thuật, đặc biệt là trên những mắt đã bị chấn thương
mi - hốc mắt và kết quả chung của phẫu thuật nội soi cũng xấp xỉ ngang bằng phẫu thuật
mở qua da [5; 9 - 12] Bệnh viện Mắt Trung ương từ cuối năm 2015 được trang bị hệ thống máy nội soi, và bắt đầu ứng dụng trong điều trị những trường hợp tắc ống lệ mũi do chấn thương Để tìm hiểu sâu về những đặc điểm lâm sàng cũng như đánh giá kết quả của phẫu thuật, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu:
1 Mô tả đặc điểm lâm sàng tắc ống lệ mũi
do chấn thương
2 Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật
và tìm hiểu một số yếu tố liên quan liên quan đến kết quả phẫu thuật
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1 Đối tượng
Trang 2Bệnh nhân bị tắc lệ ống lệ mũi do chấn
thương, được phẫu thuật nội soi nối thông túi
lệ - mũi tại Khoa chấn thương, Bệnh viện Mắt
Trung ương từ tháng 01/2016 đến tháng
7/2017
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên có đủ các tiêu
chuẩn chẩn đoán tắc ống lệ mũi sau bị chấn
thương hàm mặt ít nhất 8 tháng, có hoặc
không có phẫu thuật kết hợp xương trước đó
và các nẹp - vít đã được tháo hết, có khoang
mũi đủ rộng để thao tác các kỹ thuật Đồng ý
tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân mắc bệnh lý nội khoa mạn tính,
bệnh tai mũi họng gây khó khăn cho phẫu
thuật Bệnh nhân có các nguyên nhân gây
chảy nước mắt khác mà không phải do tắc
ống lệ mũi như: bờ mi, lỗ lệ ở vị trí bất
thường, liệt dây thần kinh VII, khô mắt, quặm
mi; viêm loét giác mạc; tăng nhãn áp Không
đồng ý tham gia nghiên cứu
2 Phương pháp
2.1 Thiết kế nghiên cứu: Can thiệp lâm
sàng không đối chứng, tiến cứu
2.2 Cỡ mẫu: thuận tiện
2.3 Phương tiện nghiên cứu
Máy nội soi Tai Mũi Họng và dụng cụ phẫu
thuật nội soi như: Optic - 4mm - 00; kìm gặm
xương thẳng 3mmmDụng cụ phẫu thuật mắt:
nong điểm lệ; sonde Bowman; bộ khâu Các
thuốc gây tê, mê tĩnh mạch, kháng sinh và co
mạch tại chỗ
2.4 Đánh giá kết quả
Đặc điểm lâm sàng: tuổi; giới; nguyên
nhân và hoàn cảnh xảy ra chấn thương Các
tổn thương lâm sàng kèm theo: Biến dạng giải phẫu góc trong( khoảng cách đường giữa tới góc trong khe mi kéo dài); Lệch vẹo vách ngăn ; Dính cuốn mũi (cuốn mũi dính với vách ngặn hoặc thành ngoài hốc mũi); Viêm xoang (xoang hàm); Cấu trúc xương vùng máng lệ (mềm; cứng; rất cứng; nhiều vách); Lỗ lệ - lệ quản; Vị trí túi lệ; Tình trạng túi lê (viêm, áp xe)
Kết quả phẫu thuật: Mức độ chảy nước mắt, kết quả bơm nước lệ quản Tốt: hết chảy nước mắt, bơm nước lệ quản nước thoát xuống miệng; Trung bình: đỡ chảy nước mắt, bơm nước lệ quản nước thoát chậm; Xấu: còn chảy nước mắt, bơm nước không thoát Phẫu thuật được coi là thành công ở mức độ tốt, trung bình.Các biến chứng trong và sau phẫu thuật: chảy máu; trồi, mất ống silicone
2.5 Xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê y sinh học bằng phần mềm SPSS 16.0
3 Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng khoa học Bệnh viện Mắt Trung ương Mọi người bệnh đều tự nguyện hợp tác trong nghiên cứu Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh, không nhằm mục đích nào khác Khi đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu về bệnh nặng thêm, hoặc người bệnh yêu cầu dừng nghiên cứu thì chúng tôi sẽ ngừng nghiên cứu hoặc thay đổi phác đồ điều trị
III KẾT QUẢ
1 Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy 25 bệnh nhân gồm 17 nam (68%); 8 nữ (32%), tuổi trung
Trang 3bình: 31,5 ± 10,8 tuổi, có trung vị thời gian mắc bệnh là 2 năm Nguyên nhân gây tắc lệ đạo do
chấn thương chủ yếu gặp trong tai nạn giao thông (76%)
Bảng 1 Các tổn thương lâm sàng kèm theo trong tắc ống túi lệ mũi do chấn thương
Hốc mắt - Mũi xoang - Hàm mặt
Xương vùng máng lệ
Tổn thương lâm sàng - kèm theo trong tắc ống lệ mũi thường gặp bao gồm: di lệch góc trong
(100%); lệch vẹo vách ngăn (84,0%); xương máng lệ đã can rất cứng và nhiều vách (68,0%);
viêm mủ túi lệ (88%), vị trí túi lệ xuống thấp và ra sau (68,0%) Một số điều trị trước khi phẫu
thuật nối thông túi lệ mũi nội soi gồm phẫu thuật kết hợp xương vùng hàm mặt và đãtháo hết nẹp
vít khi quá trình can xương đã ổn định (84,0%); bơm thông lệ đạo (88,0%)
2 Kết quả phẫu thuật và một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật
2.1 Kết quả về chức năng, giải phẫu và kết quả chung của phẫu thuật
Bảng 2 Kết quả về chức năng tại các thời điểm theo dõi
Tình trạng chảy
nước mắt
Thời điểm
p < 0,05
Trang 4Tỷ lệ bệnh nhân còn chảy nước mắt biến động theo thời gian theo dõi sau phẫu thuật (từ 0% sau 1 tuần, 1 tháng sau phẫu thuật đã tăng lên 12,0% sau 3 tháng
Bảng 3 Kết quả về bơm nước lệ quản tại các thời điểm theo dõi
Kết quả bơm
nước lệ quản
Thời điểm
p < 0,001 Kết quả bơm nước lệ quản sau phẫu thuật thấy số mắt nước thoát tốt giảm dần theo thời gian (từ 88,0% sau 1 tuần,1 tháng sau phẫu thuật xuống còn 84,0% sau 3 tháng) Trong khi đó
số mắt bơm nước lệ quản nước không thoát đã xuất hiên 2/25 trường hợp (8,0%) tại thời điểm
3 tháng
Bảng 4 Kết quả thành công chung của phẫu thuật tại các thời điểm theo
Kết quả
Thời điểm
p < 0,005
Tại thời điểm 3 tháng tỷ lệ thành công chung của phẫu thuật là 88,0% Trong đó kết quả tốt
đạt: 76,0% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,005)
2.2 Biến chứng trong và sau phẫu thuật
Biến chứng trong phẫu thuật bao gồm: chảy máu niêm mạc mũi và xương xốp: trong đó chảy máu nhiều (48,0%); chảy máu ít (52,0%)
- Biến chứng sau phẫu thuật: có 1/25 trường hợp (4,0%) chảy máu miệng nối; 2/25 trường
hợp (8,0%) tuột mất ống silicone
2.3 Yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật
Trang 5Bảng 5 Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật tại thời điểm 3 tháng
Các yếu tố liên quan
Kết quả Thành công Thất bại
Giới
p = 0,53 (Fisher's Exact Test)
Tình trạng viêm túi lệ
p = 0,33 (Fisher's Exact Test)
Tổn
thương
phối hợp
Hốc mắt - Mũi xoang -
Hàm mặt
p = 1,0 (Fisher's Exact Test)
Phẫu thủ
thuật
trước đó
Phẫu thuật hàm mặt
p = 1,0 (Fisher's Exact Test) Bơm thông lệ đạo
p = 1,0 (Fisher's Exact Test)
Biến chứng xuất huyết
trong phẫu thuật
p = 0,59 (Fisher's Exact Test)
Kinh nghiệm phẫu thuât viên
p = 0,024 (Fisher's Exact Test)
Bảng 5 cho thấy chỉ có yếu tố kinh nghiệm của phẫu thuật viên là có liên quan đến kết quả của
phẫu thuật (p < 0,05)
IV BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy 25 bệnh nhân
gồm: 17 nam (68,0%); 8 nữ (32,0%), tuổi
trung bình: 31,5 ± 10,8 tuổi, có trung vị thời gian mắc bệnh 2 năm Nguyên nhân gây tắc lệ đạo do chấn thương chủ yếu gặp trong tai nạn
Trang 6giao thông (76,0%) Kết quả này rất phù hợp
với nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cũng như
trên thế giới [1; 2; 9]
Nghiên cứu cho thấy: tổn thương lâm sàng
phối hợp thường gặp là di lệch góc trong
(100%); lệch vẹo vách ngăn (84,0%); xương
máng lệ đã can rất cứng và nhiều vách
(68,0%); túi lệ viêm mủ (88,0%), vị trí xuống
thấp và ra sau (68,0%) kết quả trên cũng khá
phù hợp với nghiên cứu của Mukherjee B
(2013) và Uzun F (2016) [1; 2] Điều trị trước
khi phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi trong
nghiên cứu này chủ yếu là phẫu thuật kết hợp
xương vùng hàm mặt,cũng như đã được tháo
nẹp vít sau khi quá trình can xương đã cơ bản
hoàn tất Tuy nhiên vẫn còn thấy 88,0% các
trường hợp bơm thông lệ đạo để điều trị loại
bệnh lý này [1; 9]
Tỷ lệ bệnh nhân còn chảy nước mắt biến
động theo thời gian theo dõi sau phẫu thuật,
từ 0,0% sau 1 tuần, 1 tháng sau phẫu thuật
đã tăng lên 12,0% sau 3 tháng, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê Như vậy kết quả về tình trạng cải thiện mức độ chảy nước mắt trong nghiên cứu của chúng tôi là khá cao (88,0%)
và cũng tương đương với các nghiên cứu khác [3; 6; 9] Kết quả về giải phẫu: bơm nước
lệ quản sau phẫu thuật thấy số mắt nước thoát tốt giảm dần theo thời gian (từ 88,0% sau 1 tuần, 1 tháng sau phẫu thuật xuống còn 84,0% sau 3 tháng) Trong khi đó số mắt bơm nước lệ quản nước không thoát đã xuất hiện 2/25 trường hợp (8,0%) tại thời điểm 3 tháng,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Kết quả bơm nước lệ quản nước thoát hoàn toàn trong nghiên cứu này đạt 84,0% và tương đương với các tác giả trong và ngoài nước [1; 2; 7] Kết quả chung của phẫu thuật, tại thời điểm 3 tháng tỷ lệ thành công chung của phẫu thuật là 88,0% Trong đó kết quả tốt mới chỉ đạt 76,0%, kết quả trung bình là 12%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
Bảng 6 So sánh kết quả chung phẫu thuật điều trị tắc ống lệ mũi
do chấn thương giữa các nghiên cứu
công (%) Rạch da (n) Nội soi (n) Hồ lệ mũi (n) Laser (n)
Karim R.(2011) [6]
Dao P.T.B (2015) [9]
Thanh H.H.T., Thang
Trang 7Kết quả thành công trong nghiên cứu này
cũng tương đương với các tác giả trong và
ngoài nước, dù bệnh nhân bị tắc ống lệ mũi
do chấn thương được phẫu thuật theo bất kỳ
phương pháp nào Các biến chứng trong và
sau phẫu thuật, biến chứng trong phẫu thuật
chủ yếu là chảy máu niêm mạc mũi và xương
xốp: trong đó chảy máu nhiều (48,0%), gần
ngang bằng với chảy máu ít (52,0%) Biến
chứng sau phẫu thuật có 1/25 trường hợp
(4,0%) chảy máu miệng nối sau phẫu thuật;
2/25 trường hợp tuột mất ống (8,0%) do bệnh
nhân tự ý cắt ống sau phẫu thuật 2 tuần Để
cầm máu, chúng tôi thường dùng một bấc mũi
có tẩm Naphazoline + Adrenalin 0,1% áp vào
vị trí chảy máu hoặc bằng đầu đốt điện và để
giảm nguy cơ chảy máu nói chung, tất cả các
bệnh nhân đều được uống Transamin trước
phẫu thuật ít nhất 1 - 2 ngày giúp tăng khả
năng đông máu [3]
Khi tìm hiểu đến các yếu tố liên quan đến
kết quả của phẫu thuật thì hầu hết các nghiên
cứu đều hướng tìm đến lý do tại sao phẫu
thuật thất bại [3; 9; 13] Theo các y văn trong
và ngoài nước thì nguyên nhân chính dẫn đến
thất bại sau phẫu thuật là do dính vạt nối bởi
tổ chức xơ hoặc sự hình thành màng xơ ngăn
cách tại vị trí mở xương do sự tăng sinh của
nguyên bào sợi, hoặc tổ chức hạt từ niêm
mạc mũi - túi lệ được hình thành sau phẫu
thuật, cùng với quá trình viêm mãn tính vốn
sẵn có trong lòng túi lệ và đặc biệt là trên
những bệnh nhân có yếu tố HSP 47 (heat
shock protein 47), một chất điều hòa sự xơ
hóa, được tìm thấy khi sinh thiết niêm mạc
mũi trên những bệnh nhân được phẫu thuật
lần đầu [3; 9; 13]
Sự tái tạo xương tại vị trí mở xương do cốt
mạc, cân - cơ, mạch máu, ống Havers, tạo cốt
bào và mô sụn trong tủy xương Kết quả khám
nội soi và giải phẫu bệnh đại thể trên 1 trường
hợp phẫu thuật lần hai trong nghiên cứu này cũng đã khẳng định điều đó Chấn thương xương hốc mắt - mũi xoang - hàm mặt là một yếu tố tiên lượng xấu vì hiện tượng làm sẹo
và xơ hóa Ngoài ra một số yếu tố bệnh lý rất thường gặp sau chấn thương như: lệch, vẹo vách ngăn, các mốc giải phẫu trong khoang mũi bị biến đổi, xương máng lệ đã can rất cứng và nhiều vách, vị trí túi lệ thường dịch chuyển xuống thấp và ra sau là những thách thức cho phẫu thuật viên khi mới bắt đầu tham gia phẫu thuật Chảy máu nhiều trong phẫu thuật gây khó khăn cho phẫu thuật viên, khiến thời gian phẫu thuật phải kéo dài cũng như khả năng tạo được cửa sổ xương có kích thước đủ lớn là khó có thể thực hiện được, vì vậy đã ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật
Về giới tuổi, thời gian mang bệnh, tình trạng túi lệ và việc điều trị trước phẫu thuật cho thấy không có mối liên quan đến kết quả phẫu thuật tại các thời điểm theo dõi, khi mà điểm
lệ, lệ quản tốt Nhận xét trên đây khá phù hợp với các nghiên cứu trước đây [3] Ngoài ra một yếu tố khác đã được Onerci M.(2000) đề cập trong một nghiên cứu trên 158 bệnh nhân được phẫu thuật nối thông túi lệ mũi nội soi là kinh nghiệm của phẫu thuật viên Tác giả cho biết thành công của phẫu thuật khi được các phẫu thuật viên có kinh nghiêm thực hiện là 94,4% trong khi đó những trường hợp do phẫu thuật viên còn thiếu kinh nghiệm phẫu thuật chỉ đạt được 58,0% và đây cũng là yếu
tố duy nhất mà chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu này khi phân tích hồi qui đa biến đơn giản
để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kết quả của phẫu thuật Nhận xét của Onerci M
(2000) đã giúp chúng tôi giải tỏa được rất nhiều những trăn trở khi mới bước đầu tham gia phẫu thuật trong nghiên cứu này [8]
Trang 8V KẾT LUẬN
Tắc ống lệ mũi do chấn thương là bệnh lý
thường gặp do tại giao thông với nhiều hình
thái tổn thương lâm sàng phức tạp phối hợp,
làm biến đổi cấu trúc giải phẫu vùng góc trong
- hốc mắt - khoang mũi Đây là những khó
khăn và thách thức cho phẫu thuật viên
Phẫu thuật nối thông túi lệ - mũi nội soi
trong điều trị tắc ống lệ mũi do chấn thương
cho dù là một phẫu thuật khó nhưng kết quả
thành công cũng khá cao, khá an toàn và hiệu
quả Kinh nghiệm của phẫu thuật viên là yếu
tố chính liên quan đến kết quả phẫu thuật
Lời cám ơn
Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn
Ban giám đốc, tập thể Khoa Chấn thương,
Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Khoa Phẫu thuật
Bệnh viện Mắt Trung ương, các anh chị đồng
nghiệp và những người bệnh đã nhiệt tình ủng
hộ chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Mukherjee B., Dhobekar M (2013)
Traumatic nasolacrimal duct obstruction:
clini-cal profile, management, and outcome Eur J
Ophthalmol, 23(5), 615 - 622
2 Uzun F., Karaca E.E (2016) Surgical
management of traumatic nasolacrimal duct
obstruction Eur.J.Ophthalmol, 26(6), 165 - 169
3 Phạm Thị Khánh Vân, Ngô Văn
Thắng, Phạm Ngọc Đông (2002) Điều trị tắc
lệ đạo bằng phẫu thuật nối thông túi lệ - mũi
phối hợp áp Mitomycin - C., Y học Việt Nam
268(2), 55 - 60
4 Ayoob M., Mahida K (2013) Outcome
and Complications of Endoscopic
Dacryo-cystorhinostomy without Stenting Pak J
Med Sc 29(5), 1236 - 1239
5 Gauba V (2014) External versus
en-donasal dacryocystorhinostomy in a
special-ized lacrimal surgery center Saudi J
Oph-thalml, 28(1), 36 - 39
6 Karim R (2011) A comparison of
exter-nal and endoscopic endonasal dacryocystorhi-nostomy for acquired nasolacrimal duct
ob-struction Clin Ophtalmol 5, 979 - 989
7 Muhol R (2013) Prospective
Random-ized Comparison of Mitomycin C Application in Endoscopic and External
Dacryocystorhi-nostomy Indian J Otolaryngol Head Neck
Surg 65(2), 255 - 259
8 Onerci M., Orhan M (2000) Long-term
results and reasons for failure of intranasal
endoscopic dacryocystorhinostomy Acta
Oto-laryngol, 120(2), 319 - 322
9 Dao Pham Thi Bich (2015)
Recon-structive surgery of the nasolacrimal duct for patients after eyes trauma performed by
en-donasal approach Viet Nam Journal of Medi-cine & Pharmacy, 60 - 65
10 Huang J., Joanne M J (2014)
Sys-tematic Review and Meta-Analysis on Out-comes for Endoscopic Versus External
Da-cryocystorhinostomy The International Jour-nal on Orbital Disorders, Oculoplastic and
Lac-rimal Surgery, 33(2), 81 - 90
11 Penttila E (2015) Endoscopic
dacryo-cystorhinostomy as treatment for lower lacri-mal pathway obstructions in adults: Review
article Allergy Rhinol, 6(1), 12 - 19
12 Saha R (2013) Endoscopic versus
ex-ternal approach dacryocystorhinostomy: A
comparative analysis Niger Med J, 54(3), 165
- 169
13 Giant C.L (2017) Causes of
dacryo-cystorhinostomy failure: Extrernal versus
en-doscopic approach Am J Rhinol Allergy 31
(3), 181 - 185
Trang 9Summary OUTCOMES OF ENDOSCOPIC ENDONASAL DACRYOCYSTORHINOSTOMY IN POST - TRAUMATIC
NASOLACRIMAL DUCT OBSTRUCTION
The aim of this study is to describe the clinical characteristics of post-traumatic nasolacrimal
duct obstruction and to evaluate the primary outcomes of endoscopic dacryocystorhinostomy
(EndoDCR) in post-traumatic nasolacrimal duct obstruction (NLDO) The factors affecting the
success of surgery were also investigated In this prospective randomized uncontrolled study, 25
patients with the diagnosis of post-traumatic nasolacrimal duct obstruction underwent EndoDCR
in the trauma department of National Institute of Ophthalmology from January 2016 to July 2017
A total of 25 eyes of 25 patients, of which 17 males and 8 females, were included in the study
Mean age was 31.5 ± 10.8 The situation of trauma was mostly traffic accident (19 cases),
followed by occupational trauma (3 cases) and household accident (3 cases) Successful
func-tional outcomes were reported in 18 eyes (72%) with complete resolution of epiphora and 4 eyes
(16%) with incomplete resolution of epiphora Only 3 eyes (12%) had resistant epiphora
Anatomi-cal success was observed in 21/25 eyes (84%) with complete patency and 2/25 eyes with slow
outflow on irrigation Only 2 out of 25 eyes (8%) had anatomical failures Our primary results show
that EndoDCR is an acceptable and safe method with a good success rate in the management of
post-traumatic nasolacrimal duct obstruction
Keyword: Endoscopic dacryocystorhinostomy, post-traumatic nasolacrimal duct obstruction