Mục đích của đề tài là so sánh kết quả nhãn áp đo bằng nhãn áp kế Goldmann và nhãn áp kế Maklakov trên một nghiên cứu cắt ngang 292 mắt của 152 bệnh nhân tại bệnh viện Mắt Điện Biên Phủ, TP Hồ Chí Minh.
Trang 1SO SÁNH KẾT QUẢ NHÃN ÁP ĐO BẰNG NHÃN ÁP KẾ GOLDMANN
VÀ NHÃN ÁP KẾ MAKLAKOV
Võ Đức Dũng**, Trần Thị Phương Thu*
TÓM TẮT
Mục Đích: So sánh kết quả nhãn áp đo bằng nhãn áp kế Goldmann và nhãn áp kế Maklakov trên
một nghiên cứu cắt ngang 292 mắt của 152 bệnh nhân tại bệnh viện Mắt Điện Biên Phủ, TP Hồ Chí Minh
Phương pháp: nghiên cứu mù được thực hiện bởi hai nhân viên đo nhãn áp kinh nghiệm để so sánh
trị trung bình số đo nhãn áp kế Goldmann so với nhãn áp kế Maklakov Mỗi mắt được đo nhãn áp kế Goldmann trước và sau 5 phút đo bằng nhãn áp kế Maklakov Kết quả đo của 292 mắt được so sánh trong các khoảng nhãn áp từ 8-75 mmHg theo nhãn áp kế Goldmann
Kết quả: Tương quan giữa kết quả đo của 2 nhãn áp kế khá chặt với hệ số tương quan là 0,972 Nếu
kết quả đo nhãn áp kế Maklakov dưới 25 mmHg thì nó sẽ cao hơn so nhãn áp kế Goldmann Ngược lại, nếu kết quả đo nhãn áp kế Maklakov trên 25 mmHg thì nó sẽ thấp hơn so nhãn áp kế Goldmann
Kết luận: Hai mhãn áp kế có sự tương đồng cao trong sự xác định mắt có bị tăng áp hay không Tuy
nhiên, kết quả đo của chúng trong từng khoảng nhãn áp có sự khác biệt nhau
SUMMARY
COMPARING THE TONOMETRY MEASUREMENTS FROM GOLDMANN
TONOMETER AND MAKLAKOV TONOMETER
Vo Duc Dung, Tran Thi Phuong Thu
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 9 * Supplement of No 1 * 2005: 55 – 59
Aims: To compare the tonometry measurements from Goldmann tonometer and Maklakov
tonometer in a cross-section study of 292 eyes of 152 patients at the Eye hospital Dien Bien Phu, Ho Chi Minh City
Methods: A masked study by two experienced tonometrists compering the means of Goldmann
intraocular pressure (IOP) readings againts the Maklakov readings Every eye was measured with Goldmann tonometer first, and then measured with Maklakov tonometer after 5 minutes Results of 292 eyes were compared with an IOP range of 8-75 mmHg after Goldmann tonometer
Results: Correlation between two tonometer′ s readings is very closed, and the coefficient is 0.972 If the Maklakov readings is under 25 mmHg, they will be higher than the Goldmann readings On the contrery, if the Maklakov readings is over 25 mmHg, they will be lower than the others
Conclusion: Two tonometers have good agreement in determining if an eye is at high or normal
tension However, theirs readings are much different in IOP intervals
* Bộ môn Mắt - ĐH Y Dược TP HCM,
** Bệnh viện Mắt Thành phố
Trang 2GIỚI THIỆU
Nhãn áp kế (NAK) là dụng cụ dùng để đo áp lực
nội nhãn một cách gián tiếp Tuỳ theo sự thay đổi hình
dạng của giác mạc khi đo, người ta chia ra hai loại
NAK: loại ấn lõm (tiêu biểu là NAK Schiotz) và loại đè
phẳng.NAK đè phẳng xác định nhãn áp dựa theo định
luật Imbert-Fick: áp lực bên trong một quả cầu có
thành mỏng, khô và đàn hồi lý tưởng sẽ cân bằng với
áp lực tác động gây đè phẳng một phần bề mặt của nó:
P = F / A Như vậy người ta sẽ biết được nhãn áp nếu
xác định được lực ép của NAK lên giác mạc và diện
tích vùng đè phẳng được tạo ra NAK đè phẳng gồm
hai loại: loại có lực ép cố định như NAK Maklakov và
loại có diện tiếp xúc cố định như NAK Goldmann
NAK Maklakov có từ năm 1885 Nó có cấu tạo đơn
giản, gồm: một bộ quả cân với các trọng lượng khác
nhau (5g, 7.5g, 10g và 15g), một tay cầm, một thước
đo và một lọ đựng mực in chứa prolacgol-glycerin
NAK Maklakov có ưu điểm là gọn, dễ sử dụng, rẻ tiền
và kết quả có thể lưu lại Nó được sử dụng rộng rãi
trong các cơ sở y tế của nườc ta hiện nay
NAK Goldmann có từ năm 1954 Khi đo nó
được đặt trên một sinh hiển vi khám mắt Kết quả
đo được thường chính xác với nhãn áp Po của mắt
ngay trước khi đo, và được xem như “tiêu chuẩn
vàng” trong việc đo nhãn áp Trong xu thế phát
triển của nghành y tế, các Trung tâm nhãn khoa
của ta bắt đầu trang bị loại NAK này để phục vụ
cho công tác chẩn đoán và nghiên cứu
Cần có một so sánh đối chiếu kết quả đo của
hai loại NAK này để xem có sự tương đồng của
chúng trong việc xác định áp lực nội nhãn không
Trên thế giới, trước nay người ta thường so sánh
giữa NAK Goldmann được xem là loại NAK chuẩn
xác và một loại NAK khác, song việc so sánh nó với
NAK Maklakov thì rất hiếm có tài liệu nào ghi
nhận Riêng ở Việt Nam ta thì vấn đề này đến nay
vẫn chưa ai thực hiện
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân đến khám mắt tại phòng khám
BV Mắt Điện Biên Phủ Các bệnh nhân nằm điều trị tại khoa Glocom BV Mắt Điện Biên Phủ
Các bệnh nhân này được chọn vào nghiên cứu trong thời gian từ tháng 10/2002 đến tháng 3/2003
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các bệnh nhân trong mọi độ tuổi, có sự hợp tác tốt, đồng thời không kèm theo các bệnh lý toàn thân gây trở ngại cho việc đo
Tiêu chuẩn loại trừ
+ Loạn thị hoặc cận thị cao + Các tình trạng ở giác mạc như: sẹo, loạn dưỡng,tróc biểu mô, tân mạch, giác mạc chóp
+ Mới trải qua phẫu thuật nội nhãn, hoặc trước đây có phẫu thuật trên giác mạc gồm cả phậu thuật laser giác mạc
+ Mắt nhỏ hoặc mắt bò (microphthalmos hoặc buphthalmos)
+ Co thắt mi, rung giật nhãn cầu + Đang có tình trạng viêm nhiễm ở mắt + Tiền sử dị ứng thuốc tê nhỏ mắt
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Phân tích cắt ngang trên hai mẫu phụ thuộc
Các bước tiến hành:
− Khám chọn bệnh nhân: xem có mắc các tiêu chuẩn loại trừ không
− Đo nhãn áp bằng NAK Goldmann: được đo bởi chính người thực hiện đề tài
Mỗi mắt được đo hai lần liền nhau, nếu kết quả
đo trong hai lần chênh lệch không quá 2 mmHg sẽ được chấp nhận với kết quả lấy trung bình cộng của hai lần đó Nếu kết quả của hai lần này chênh nhau quá 2 mmHg thì mắt đó sẽ bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu
− Bệnh nhân được ngồi nghỉ tại chỗ 5 phút trước khi đo bằng NAK thứ hai
− Đo nhãn áp bằng NAK Maklakov: dùng loại quả
Trang 3cân 10g và thuốc nhuộm bằng Prolacgol-glycerin
được pha theo chuẩn Việc đo được thực hiện bởi một
điều dưỡng kinh nghiệm Điều dưỡng viên này hoàn
toàn không biết kết quả đo trước đó bằng NAK
Goldmann Chỉ lấy những kết quả khi diện tiếp xúc in
ra giấy có hình tròn đều, cân xứng và nằm chính giữa
mặt quả cân Kết quả đo sẽ được trả lại cho người
thực hiện đề tài vào cuối đợt nghiên cứu
Phân tích và xử lý số liệu
− Số liệu được xử lý phân tích bằng chương trình
thống kê SPSS 9.0
292 292
N =
MAKLAKOV GOLDMANN
80
60
40
20
0
291
− Dùng phép kiểm Student so sánh các giá trị
trung bình
− Dùng hệ số tương quan Pearson đánh giá sự
tương quan kết quả đo giữa hai loại NAK Để dự báo
kết quả đo cho phương pháp này khi biết kết quả đo
của phương pháp kia, dùng phương trình hồi quy
tuyến tính
KẾT QUẢ
Trị trung bình kết quả đo của hai NAK
trong cả mẫu tương đương nhau
Biểu đồ 1: kết quả đo của 2 loại NAK trong cả mẫu
− NAK Goldmann: mean = 24,6, SD = 14,72,
range: 8 – 75 (mmHg)
− NAK Maklakov: mean = 24,13, SD = 8,9,
range: 13 – 51 (mmHg)
Như vậy kết quả đo của 2 NAK trong cả mẫu là
tương đương nhau (p > 0,05) Kết luận này không có
ý nghĩa trong thực tế vì mẫu nghiên cứu này có đến
1/3 số mắt bị tăng áp, do đó không đại diện cho bất kỳ một dân số đích nào
− Hệ số tương quan: R = 0,972
− Phương trình hồi quy tuyến tính: G = 1,6 M
− 14 (mmHg) Với G, M là kết quả đo bằng NAK Goldmann và NAK Maklakov
So sánh kết quả đo của 2 NAK theo từng khoảng NA khác nhau
(Các khoảng được sắp xếp tăng dần mỗi 5 mmHg theo kết quả đo Maklakov)
Phan nhom KQ do bang NAK Maklakov
9 8 7 6 5 4 3 2 1
70
60
50
40
30
20
10
0
GOLDMANN MAKLAKOV
Biểu đồ 2: Kết quả đo hai loại NAK trong các khoảng
nhãn áp
Nhận xét: Ở mức nhãn áp khoảng 25 mmHg thì kết quả đo của 2 NAK tương đương nhau Dưới mức này, kết quả đo NAK Maklakov cao hơn Ngược lại, trên ức này nó lại thấp hơn so kết quả đo NAK Goldmann
Ở nhóm 155 mắt có kết quả đo NAK Maklakov ≤ 20 mmHg
− NAK Maklakov: mean = 17,37, SD = 1,57 (mmHg)
− NAK Goldmann: mean = 13,90, SD = 2,82 (mmHg)
Như vậy ở nhóm này kết quả đo NAK Maklakov cao hơn so NAK Goldmann (p < 0,01) với sai biệt trung bình là 3,46 mmHg
− Phương trình hồi quy: G1 = 1,26M1 − 8 (mmHg)
Trang 4Ở nhóm 39 mắt có kết quả đo NAK
Maklakov từ 21 – 25 mmHg
− NAK Maklakov: mean = 22,82, SD = 1,47
(mmHg)
− NAK Goldmann: mean = 20,85, SD = 4,09
(mmHg)
Như vậy ở nhóm này kết quả đo NAK Maklakov
cao hơn so NAK Goldmann (p < 0,01) với sai biệt
trung bình là 2 mmHg
− Phương trình hồi quy: G2 = 1,97 M2 − 24
(mmHg)
Ở nhóm 98 mắt có kết quả đo NAK
Maklakov ≥ 26 mmHg
− NAK Maklakov: mean = 35,34, SD = 5,70
(mmHg)
− NAK Goldmann: mean = 43,03, SD = 9,05
(mmHg)
Như vậy ở nhóm này kết quả đo NAK Maklakov
thấp hơn so NAK Goldmann (p < 0,01) với sai biệt
trung bình là 7,7 mmHg
− Phương trình hồi quy: G3 = 1,51 M3− 10,44
(mmHg)
So sánh sự sai biệt kết quả đo của hai
NAK trên hai nhóm mắt: có phù và
không phù giác mạc do tăng áp
(Mắt có tăng áp khi nhãn áp đo Maklakov ≥
26 mmHg)
− Nhóm 37 mắt có phù: Sai biệt nhãn áp đo
Maklakov so với đo Goldmann trung bình là − 8,86
với độ lệch chuẩn là 4,79 mmHg
− Nhóm 62 mắt không phù: Sai biệt nhãn áp đo
Maklakov so với đo Goldmann trung bình là − 6,9 với
độ lệch chuẩn là 6,19 mmHg
Như vậy sự sai biệt kết quả đo của 2 NAK trên 2
nhóm này là như nhau (p > 0,05)
KẾT LUẬN
Hai NAK này cho kết quả tương quan thuận và
rất chặt với hệ số tương quan là R = 0,97 Từ kết quả
đo Maklakov ta có thể ước lượng theo kết quả đo
Goldmann với phương trình: G = 1,6 M − 14 (mmHg) Phương trình này phù hợp cho mọi khoảng nhãn áp
Kết quả đo Maklakov dưới 25 mmHg đều bị cao hơn so NAK Goldmann Mức chênh lệch càng giảm khi nhãn áp càng cao, trung bình là 3,5 mmHg ở nhóm nhãn áp đo Maklakov ≤ 20 mmHg và 2 mmHg ở nhóm NA đo Maklakov từ 21 – 25 mmHg Như vậy khi NA đo Maklakov xác định không tăng áp (≤ 25 mmHg) thì NA đo Goldmann hầu như cũng kết luận tương tự
Kết quả đo Maklakov trên 25 mmHg đều bị thấp hơn so NAK Goldmann, sai biệt trung bình là – 7,5 mmHg và mức chênh lệch càng tăng khi NA càng cao Do đó khi NA đo Maklakov xác định có tăng áp (> 25 mmHg) thì NA đo Goldmann hầu như cũng kết luận tương tự
Kết quả đo của 2 lơai NAK tương đương nhau khi NAK Maklakov cho kết quả gần với trị số 25 mmHg
Sự chênh lệch kết quả đo của 2 loại kết quả đo của 2 loại NAK trên hai nhóm mắt có phù hoặc không phù giác mạc do tăng áp đều như nhau Trong thực tế lâm sàng, 2 loại NAK có sự tương đồng cao khi kết luận mắt có tăng áp hay trong giới hạn bình thường Tuy nhiên sự sai biệt kết quả đo của 2 loại NAK trong từng khoảng nhãn áp khác nhau là đáng kể, nên khi cần có các số liệu chính xác cho các nghiên cứu liên quan đến trị số nhãn áp thì không thể dùng số liệu của 2 loại NAK này để thay thế cho nhau
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 American Acedemy of Ophthalmology Section 2- Fundamentals and Principles of Opthalmology LEO
1999
2 Birchall W, Kumar V A comparative study of proxymetacaine- fluorescein and lignocaine-fluorescein use during applanation tonometry Br.J.Ophthalmol 2001; 85: 477-479
3 Brubaker RF Tonometry and Corneal thickness Archives of Ophthalmology Vo.117 No.1 January 1999
4 Bucci MG Tonometry: advantages and disadvantages
of different instruments Rome- Glaucoma World No.8 October 1997
Trang 55 dos Santos MG, Makk S., Berghold A Intraocular
pressure difference in Goldmann applanation
tonometry versus Perkins hand-held applanation
tonometry in overweight patients Ophthalmology
1998, Vo.105: 2260-2263
8 Simon G, Small RH, Ren Q, Parel JM Effect of corneal hydration on Goldmann applanation tonometry and corneal topography Refract Corneal Surg 1993 Mar-Apr; 9(2): 110-117
9 Stamper RL., Tanaka GH, Intraocular pressure: Meassurement, Regulation and Flow Relations Duane s′ Ophthalmology Mosby 1999 CD-ROM
6 Palmer DJ Concepts and measurement techniques of
intraocular pressure Manegement of difficult
tonometer, American Journal of Ophthalmology Vo.77 No.5 May 1974; 740-746
7 Parker V.A., Herrtage J., Sarkies NJC Clinical
comparison of the Keeler Pulsair 3000 with Goldmann
applanation tonometry Br.J.Opthalmol 2001; 85:
1303-1304
11 Whitacre MM., Stein R Sources of error with use of Goldmann-type tonometers Survey of Ophthalmology Vo.38 No.1 1993; 1-30