1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi ở bệnh nhân AIDS tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

6 99 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 308,3 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nhận xét về đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, tình trạng miễn dịch, đặc điểm tổn thương trên phim X quang phổi của người nhiễm HIV/AIDS mắc lao phổi bằng xét nghiệm bệnh phẩm dịch rửa phế quản phế nang (BAL).

Trang 1

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG LAO PHỔI Ở BỆNH NHÂN AIDS TẠI BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Tiến Lâm*

TÓM TẮT

Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm dịch rửa phế quản phế nang (BAL) tìm

Mycobacterium tuberculosis gây lao phổi cho 131 bÖnh nh©n (BN) AIDS điều trị nội trú tại Khoa Virut

Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW từ 4 - 2011 đến 3 - 2012 Kết quả:

56/131 mẫu bệnh phẩm (42,7%) xác định M tuberculosis bằng nuôi cấy hoặc PCR hoặc cả hai

9/56 BN (16,1%) lao phổi kèm theo lao ngoài phổi; 15/56 BN (26,9%) lao phổi kèm theo viêm phổi do

vi khuẩn và 20/56 BN (35,7%) lao phổi kèm theo nhiễm nấm phổi

Các triệu chứng lâm sàng gồm: 49/56 BN (87,5%) có sốt; trong đó, sốt kéo dài > 3 tuần 27/56 BN

(48,2%), 33/56 BN (58,9%) có ho, trong đó, ho khan 12,5%, ho có đờm 46,4%, chủ yếu là ho đờm

màu trắng, không gặp trường hợp nào có máu trong đờm; khó thở 17,9%; đau ngực 17,9%, 1 BN

(1,8%) có ran khi nghe phổi, 3 trường hợp (5,4%) có hội chứng 3 giảm 11/56 BN (19,6%) có đồng

nhiễm HBV; 51,8% đồng nhiễm HCV và 14,3% đồng nhiễm cả HIV/HBV/HCV

83,9% có số lượng CD4 + ≤ 200 tÕ bµo/mm3

(TB/mm3), trong đó, 34/56 BN (60,7%) < 50 TB/mm3

; 10,7% từ 50 - 100 TB/mm3 và 12,5% từ 101 - 200 TB/mm3

Tổn thương phổi trên phim X quang: chủ yếu là thâm nhiễm nốt, thâm nhiễm kẽ và 10,7% không

thấy tổn thương trên phim X quang phổi

* Từ khóa: AIDS; Lao phổi; Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

Clinical and paraclinical chacracteristics of

tuberculosis in AIDS patients at National Hospital of tropical disease

Summary

131 AIDS patients hospitalized between April 2011 to March 2012 at National Hospital of Tropical

Diseases have been recorded clinical manifestations, laboratoty findings, chest X-ray and taken

bronchoalveolar levage (BAL) for identifying M tuberculosis caused lung infection

Results:

56/131 samples (42.7%) BAL had been detected M tuberculosis by culture or PCR or both 9/56

lung tuberculosis (TB) cases (16.1%) acompanying with extrapulmonary TB infection; 15/56 lung TB

cases (26.9%) with bacterial infections and 20/56 lung TB (35.7%) with fungal infections

* Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW

Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS TS Đỗ Quyết

PGS TS Trịnh Thị Xuân Hòa

Trang 2

Clinical symptoms: 49/56 patient (87.5%) had fever including had 27/56 (48.2%) had fever longer than

3 weeks, cough was 33/56 (58.9%), including 12.5% nonproductive cough, 46.4% productive cough, manily white sputum cough (19/26), no case with blood sputum; dyspnea was 17.9%; chest pain 17.9%, when examining lung: 1 case (1.8%) with rale, 3 cases (5.4%) had three reduced sign syndromes; 19.6% cases had co-infection with HBV; 51.8% of cases had co-infection with HCV and 14.3% of patients had co-infection with both HBV and HCV

47/56 cases (83.9%) had CD4+ count ≤ 200 cells/mm 3

, among them 34/56 (60.7%) had < 50 cells/mm 3 , 6/56 (10.7%) from 50 to 100 TB/mm 3 and 7/56 (12.5%) from 101 to 200 cells/mm 3

Chest X-ray lessions were mainly nodular infiltration and intestitial infiltration 10.7% of cases having no lession in chest X-ray

* Key words: AIDS; Tuberculosis; Clinical and paraclinical characteritics

ĐẶT VẤN ĐỀ

Người nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt ở những

BN bị suy giảm miễn dịch nặng có nguy cơ

mắc rất nhiều loại nhiễm trùng cơ hội khác

nhau, nhất là ở hệ thống hô hấp Trong số

các căn nguyên gây nhiễm trùng cơ hội hệ

thống hô hấp thì lao là nguyên nhân thường

gặp, biểu hiện lâm sàng có thể không điển

hình, nhiều khi khó chẩn đoán được bằng

tiêu chuẩn vàng, nhất là ở nh÷ng cơ sở còn

hạn chế về khả năng chẩn đoán vi sinh

Việc chẩn đoán chính xác căn nguyên

lao phổi, điều trị đúng phác đồ và đủ liệu

trình góp phần quan trọng làm thay đổi tiên

lượng, giảm tỷ lệ tử vong, tăng khả năng

sống và nâng cao chất lượng cuộc sống

cho người nhiễm HIV/AIDS

Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

này nh»m môc tiêu:

- Nhận xét về đặc điểm lâm sàng, xét

nghiệm, tình trạng miễn dịch, đặc điểm tổn

thương trên phim X quang phổi của người

nhiễm HIV/AIDS mắc lao phổi bằng xét

nghiệm bệnh phẩm dịch rửa phế quản phế

nang (BAL)

- Xác định tỷ lệ lao phổi và tỷ lệ lao phổi

phối hợp với các tác nhân nhiễm trùng cơ

hội khác

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

131 BN AIDS điều trị nội trú tại Khoa Virut Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW từ tháng 4 - 2011 đến 3 - 2012

* Tiêu chuẩn chọn BN:

- > 15 tuổi

lâm sàng: sốt, ho, đau ngực; thấy/hoặc không thấy tổn thương trên phim X quang ngực

- Hoặc có tổn thương phế quản phổi trên phim X quang ngực, nhưng không có biểu hiện lâm sàng

quản ống mềm

- Ký giấy cam kết đồng ý làm thủ thuật nội soi phế quản

2 Phương pháp nghiên cứu

* Thiết kế mẫu thu thập số liệu:

Thu thập các thông tin về nhân khẩu học, lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa, huyết học, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm vi sinh, sinh học phân tử dịch rửa phế quản phế nang

* Nội soi phế quản ống mềm lấy dịch rửa

Trang 3

phế quản phế nang tìm trực khuẩn lao

bằng: soi trực tiếp; nuôi cấy; PCR

* Xác định căn nguyên vi khuẩn và nấm

của dịch rủa phế quản phế nang:

thống máy BACTEC 9120

- Nuôi cấy nÊm trên môi trường Sabouraud,

nếu dương tính: khuẩn lạc nấm Candida

hình tròn, màu trắng, kích thước khoảng

Penicillium marneffei có sinh sắc tố màu

hồng Khuẩn lạc nấm Cryptococcus neofoman

màu trắng ngà, hình tròn, đứng riêng lẻ hoặc

tạo thành đám Khuẩn lạc nấm Aspergilus

có màu xanh lá cây, có viền màu trắng bao

xung quanh

* Xử lý kết quả: bằng phần mềm EpiData

và Stata10

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ

BÀN LUẬN

131 BN đủ tiêu chuẩn chọn vào nghiên

cứu, 131 mẫu bệnh phẩm dịch rửa phế

quản phế nang 56/131 (42,7%) mẫu bệnh

phẩm xác định được M tuberculosis Kết

quả này thấp hơn so với nghiên cứu của

nhiễm lao phổi ở BN AIDS là 57% và 71%;

nhưng cao hơn nhiều kết quả của Zang Y

và CS [9] nghiên cứu trên 340 người nhiễm

HIV không có triệu chứng: tỷ lệ nhiễm lao

phổi 4%; Rose AM là 8,5% [6] và Taylor IK

[8] chỉ có 3% bệnh phÈm BAL xác định được

M tuberculosis Kết quả của chúng tôi tương

tự với nghiên cứu của Aerts D và CS [2]:

tỷ lệ nhiễm lao ở BN HIV/AIDS là 47%

1 Triệu chứng lâm sàng

Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng lao phổi ở

BN HIV/ AIDS

< 1 tuần 15 26,8

2 - 3 tuần 7 12,5

> 3 tuần 27 48,2

Đau ngực Không 46 82,1

> 3 tuần (48,2%) 41,1% BN không có biểu hiện ho Dấu hiệu đau ngực, khó thở và thấy ran khi nghe phổi gặp với tỷ lệ thấp (17,9%; 17,9% và 19,6%) 6/56 BN (10,8%) lao không có biểu hiện ho và sốt, chỉ có biểu hiện tổn thương trên phim X quang Như vậy, chụp X quang và xét nghiệm tầm soát lao hết sức cần thiết, tránh bỏ sót lao phổi ở BN HIV/AIDS

* Lao phổi và các căn nguyên khác:

Lao phổi + lao ngoài phổi: 9 BN (16,1%); lao phổi + vi khuẩn khác: 15 BN (26,9%); lao phổi + nấm phổi: 20 BN (35,7%); lao phổi + vi khuẩn + nấm phổi: 4 BN (8,7%)

Lao phổi xảy ra đồng thời với các căn nguyên như lao ngoài phổi, vi khuẩn khác

và nấm gây viêm phế quản phổi, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho chẩn đoán nếu chỉ dựa vào xét nghiệm cơ bản, hình ảnh X quang

Trang 4

phổi và xét nghiệm đờm thông thường Đặc

biệt, 4/56 BN (8,7%) nhiễm cùng lúc cả lao,

vi khuẩn và nấm, điều này gây nhiều khó

khăn cho chẩn đoán và điều trị So với kết

quả của Nguyễn Tiến Lâm và CS [1]: trong

tổng số 315 BN HIV/AIDS có nhiễm trùng

cơ hội, lao chiếm 31,7% và xảy ra đồng

thời với nhiễm trùng cơ hội khác như nấm

Candida, PM, Toxoplasma, PCP, CMV, các vi

khuẩn khác

2 Xét nghiệm miễn dịch học

* Số lượng tế bào CD4+:

: 54

(3,6%)

Hầu hết BN HIV/AIDS mắc lao phổi có

) (96,4%) So với kết quả của Ghate M [4], số

lượng CD4 của BN trong nghiên cứu này

so với số lượng CD4 trung bình của nam =

3 Chẩn đoán hình ảnh

Bảng 2: Đặc điểm tổn thương phổi trên

phim X quang

Không thấy tổn thương 1 (1,8)

Có tổn thương 55 (98,2)

Đơn thuần

n (%)

Phối hợp

n (%) Viêm phế quản 2 (3,6) 4 (7,2)

Viêm phế quản phổi 0 3 (5,4)

Khối mờ tam giác 2 (3,6) 3 (5,4)

Thâm nhiễm nốt 16 (28,6) 29 (51,8)

Thâm nhiễm kẽ 10 (17,9) 15 (26,8)

Tràn dịch màng phổi 0 5 (8,9)

55/56 BN (98,2%) có biểu hiện tổn thương phổi trên phim X quang với các dạng tổn thương 1/56 BN (1,8%) không thấy tổn thương Dạng tổn thương thường gặp nhất

là thâm nhiễm nốt trong nhu mô phổi, sau

đó là thâm nhiễm kẽ; các dạng tổn thương khác gặp với tỷ lệ thấp Các tổn thương này

có thể đơn thuần hoặc phối hợp nhiều dạng tổn thương trên cùng một BN, trong đó chủ yếu là tổn thương thâm nhiễm nốt và thâm nhiễm kẽ phối hợp với nhau và phối hợp với các dạng tổn thương khác Chúng tôi không gặp trường hợp nào tổn thương hang do lao Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt với Lin CY [5]: tỷ lệ lao hang ở BN AIDS là 5,4%

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 131 BN HIV/AIDS được xét nghiệm dịch rửa phế quản phế nang tìm căn nguyên lao phổi, chúng tôi đi tới các kết luận sau:

- Triệu chứng lâm sàng của lao phổi ở

BN AIDS gồm: sốt, trong đó 48,2% sốt kéo dài > 3 tuần, ho khó thở, đau ngực, nghe phổi có ran, hội chứng 3 giảm 10,8% BN lao phổi hoàn toàn không có biểu hiện ho

và sốt

96,4% BN có số lượng tế bào CD4+ rất

gặp hầu hết các dạng tổn thương, hầu hết dạng tổn thương đơn thuần hoặc phối hợp các dạng tổn thương với nhau, nhiều nhất

là tổn thương dạng lưới và thâm nhiếm nốt

- 35,7% lao kết hợp với nấm phổi, 26,9% lao phổi đồng thời với vi khuẩn khác và 8,7% nhiễm đồng thời cả lao, vi khuẩn và nấm

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Tiến Lâm và CS Căn nguyên

nhiễm trùng cơ hội trên BN HIV/AIDS điều trị nội

trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW Y học thực

hành 2011, 781, tr.135-138

2 Aerts D and J R The epidemiological

profile of tuberculosis in southern Brazil in times

of AIDS Int J Tuberc Lung Dis 2004, 8 (6),

pp.785-791

3.Chakraborty N, et al Current trends of

opportunistic infections among HIV-seropositive

patients from Eastern India Jpn J Infect Dis

2008, 61 (1), pp.49-53

4 Ghate M, et al Incidence of common opportunistic

infections in HIV-infected individuals in Pune,

India: analysis by stages of immunosuppression

represented by CD4 counts Int J Infect Dis

2009, 13 (1), pp.1-8

5 Lin CY, et al Aetiology of cavitary lung

lesions in patients with HIV infection HIV Med

2009, 10 (3), pp.191-198

6 Rose AM, et al An estimate of the

contribution of HIV infection to the recent rise in tuberculosis in England and Wales Thorax

2002, 57 (5), pp.442-425

7 Sharma SK, et al Spectrum of clinical

disease in a series of 135 hospitalised HIV-infected patients from north India BMC Infect Dis 2004, 4, p.52

8 Taylor IK, et al Pulmonary complications

of HIV disease: 10 year retrospective evaluation

of yields from bronchoalveolar lavage, 1983-1993 Thorax 1995, 50 (12), pp.1240-1245

9 Zhang Y, et al Diagnosis of pulmonary

tuberculosis among asymptomatic HIV+ patients

in Guangxi, China Chin Med J (Engl) 2010, 123 (23), pp.3400-3405

Ngày nhận bài: 17/9/2012 Ngày giao phản biện: 25/11/2012 Ngày giao bản thảo in: 28/12/2012

Ngày đăng: 21/01/2020, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w