1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

103 229 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Mục tiêu của tài liệu Chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là: Trình bày được triệu chứng, biến chứng, điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, lập kế hoạch chăm sóc.

CHĂM SĨC BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP Mục tiêu: Trình bày được triệu chứng, biến chứng, điều trị bệnh viêm khớp dạng   thấp Lập kế hoạch chăm sóc 1.Đại cương: Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh hay gặp nhất trong các bệnh   khớp. Là một bệnh mang tính xã hội vì sự  thường có, vì sự  diễn tiến kéo dài   và vì hậu quả dẫn đến sự tàn phế Bệnh VKDT được biết đến từ  lâu, nhưng cho đến gần đây mới có sự  thống nhất về tên gọi, về tiêu chuẩn chẩn đốn và về cơ chế bệnh sinh. Bệnh   có nhiều tên gọi như  thấp khớp teo đét, bệnh khớp Charcot, viêm khớp dạng  thấp, viêm đa khớp mạn tính tiến triển, viêm đa khớp nhiễm khuẩn khơng đặc  hiệu, thấp khớp mạn tính dính và biến dạng Hiện nay bệnh được mang tên viêm khớp dạng thấp để phân biệt với các  bệnh khớp khác (thấp khớp cấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, thấp khớp   phản ứng). Có thể nói đây là bệnh của phụ nữ tuổi trung niên vì 70­80% bệnh   nhân là nữ. Bệnh có tính chất gia đình trong một số trường hợp 2.Nguyên nhân: Có   nhiều   giả   thuyết     đưa       nguyên  nhân    bệnh,   gần  đây  người ta coi VKDT là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố ­ Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính và lứa tuổi ­ Yếu tố di truyền: người ta nhận thấy bệnh VKDT có tính chất gia đình,   nhiều cơng trình nghiên cứu nêu lên mối liên quan giữa bệnh VKDT và yếu tố  kháng ngun HLA (60­70% bệnh nhân VKDT mang yếu tố này) ­ Các yếu tố  thuận lợi khác: đó là những yếu tố  phát động bệnh như  suy  yếu, mệt mỏi, chấn thương, bệnh truyền nhiễm, lạnh và  ẩm kéo dài, phẫu  thuật 3.Cơ chế bệnh sinh: Lúc đầu tác nhân gây bệnh tác động vào một cơ  chế có sẵn cơ  địa thuận  lợi và có những yếu tố  di truyền dễ tiếp nhận bệnh, cơ thể đó sinh ra kháng   thể chống lại tác nhân gây bệnh, rồi kháng thể này lại trở thành tác nhân kích   thích cơ thể sinh ra một kháng thể chống lại nó (ta gọi là tự kháng thể). Kháng   thể  lúc đầu và tự  kháng thể  với sự  có mặt của bổ  thể, kết hợp với nhau  ở  trong dịch khớp thành những phức hợp kháng ngun­kháng thể.  Những phức hợp kháng ngun­kháng thể  được một số  tế  bào đi đến để  thực bào, sau đó những tế bào này sẽ bị phá hủy bởi chính các men tiêu thể mà   chúng giải phóng ra để tiêu các phức hợp kháng ngun­kháng thể trên. Sự phá  hủy các tế bào thực bào giải phóng nhiều men tiêu thể, những men này sẽ kích  thích và hủy hoại màng họat dịch khớp gây nên một q trình viêm khơng đặc  hiệu, q trình này kéo dài khơng chấm dứt đi từ khớp này qua khớp khác, mặc   dù tác nhân gây bệnh ban đầu đã chấm dứt từ lâu Tác nhân gây bệnh   Các yếu tố cơ địa, kháng thể          phức hợp KNKT       thực bào tự kháng thể            giải phóng men tiêu thể di truyền, thuận lợi                                                                màng hoạt dịch khớp                                                                                                  viêm khơng đặc hiệu Xơ hóa, teo cơ Dính và biến dạng khớp 4.Triệu chứng lâm sàng: 4.1.Viêm khớp: 4.1.1.Khởi phát: ­ Vị  trí ban đầu: 2/3 trường hợp bắt đầu bằng viêm một khớp, trong đó 1/3  bắt đầu bằng viêm một trong các khớp nhỏ ở bàn tay, 1/3 bắt đầu bằng khớp   gối và 1/3 là các khớp còn lại ­ Tính chất: sưng đau rõ, ngón tay thường có hình thoi, dấu hiệu cứng khớp   buổi sáng, bệnh diễn tiến kéo dài từ  vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang   giai đoạn tồn phát 4.1.2.Tồn phát: ­ Vị  trí viêm khớp:  Bàn tay 90% (cổ  tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón),   khớp gối 90%, bàn chân 70% (cổ chân, ngón chân), khớp khuỷu 60% ­ Tính chất viêm: + đối xứng 95% + sưng phần mu tay hơn lòng bàn tay + sưng đau và hạn chế vận động, ít nóng đỏ + có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng + đau tăng nhiều về đêm + các ngón tay có hình thoi (ngón 2,3,4) 4.1.3.Diễn tiến: các khớp viêm tiến triển tăng dần dẫn đến tình trạng dính và  biến dạng 4.2.Triệu chứng tồn thân và ngồi khớp 4.2.1.Tồn thân: gầy sút, mệt mỏi, ăn ngủ  kém, da niêm xanh nhợt do thiếu   máu 4.2.2.Biểu hiện ngồi da: ­ Hạt dưới da là một dấu hiệu đặc hiệu, đó là những hạt hay cục nổi lên khỏi   mặt da, chắc, khơng đau, khơng có lỗ dò, khơng di động vì dính vào nền xương  ở dưới, có kích thước từ 5mm đến 20mm. Vị trí hay gặp là trên xương trụ gần  khớp khuỷu, trên xương chày gần khớp gối ­ Da khơ, teo và xơ nhất là các chi ­ Gan bàn tay và bàn chân thấy giãn mạch, đỏ hồng ­ Rối loạn vận mạch và dinh dưỡng có thể gây lt vơ khuẩn ở chân, phù một  đoạn chi nhất là chi dưới 4.2.3.Cơ, gân, dây chằng và bao khớp: ­ Teo cơ  rõ rệt   vùng quanh khớp tổn thương. Teo cơ là hậu quả  do khơng  vận động ­ Viêm gân: hay gặp viêm gân Achille ­ Dây chằng: phần lớn là viêm co kéo ­ Bao khớp: có thể phình ra thành các kén (kyste) hoạt dịch 4.2.4.Nội tạng: rất hiếm gặp trên lâm sàng ­ Tim: tổn thương cơ tim kín đáo, có thể có viêm màng ngòai tim ­ Hơ hấp: viêm màng phổi ­ Hạch: hạch nổi to và đau ở mặt trong cánh tay ­ Lách: lách to ­ Xương: mất vơi, gãy xương tự nhiên 4.2.5.Mắt, thần kinh, chuyển hóa: ­ Mắt: viêm giác mạc, viêm mống mắt thể mi ­ Thần kinh: viêm và xơ  cứng phần mềm quanh khớp có thể  chèn ép vào các   dây thần kinh ngoại biên ­ Thiếu máu nhược sắc ­ Rối loạn thần kinh thực vật 5.Cận lâm sàng: 5.1.Xét nghiệm: 5.1.1.Xét nghiệm chung: ­ Cơng thức máu: HC giảm, nhược sắc, bạch cầu có thể tăng hoặc giảm ­ Tốc độ lắng máu tăng ­ Điện di protein: albumin giảm và globulin tăng 5.1.2.Các xét nghiệm miễn dịch: Nhằm phát hiện yếu tố dạng thấp   trong huyết thanh (tự kháng thể),   đó là một globulin miễn dịch IgM có khả năng ngưng kết với IgG 5.2.Sinh thiết: 5.2.1.Sinh thiết màng họat dịch: Tiến hành ở khớp gối bằng kim sinh thiết hoặc bằng phẫu thuật. Trong   VKDT thấy 5 tổn thương sau: ­ Sự tăng sinh các hình lơng của màng hoạt dịch ­ Tăng sinh của lớp tế  bào phủ  hình lơng, từ  một lớp phát triển thành   nhiều lớp ­ Xuất hiện những đám hoại tử giống như tơ huyết ­ Tăng sinh nhiều mạch máu tân tạo ở phần tổ chức đệm ­ Thâm   nhập   nhiều   tế   bào   viêm   quanh     mạch   máu,   chủ   yếu     lympho bào Khi có từ 3 tổn thương trở lên, có thể chẩn đốn xác định 5.2.2.Sinh thiết hạch dưới da: Ở giữa là một đám lớn hoại tử dạng tơ huyết, xung quanh bao bọc bởi   rất nhiều tế bào loại lympho bào và tương bào 5.3.X quang: ­ Giai đoạn đầu: thấy tình trạng mất vơi   đầu xương và cản quang  ở  phần mềm quanh khớp ­ Sau một thời gian, thấy xuất hiện những hình khuyết nhỏ  hay bào mòn   xương phần tiếp giáp giữa sụn khớp và đầu xương, khe khớp hẹp do sụn  khớp bị tổn thương ­ Sau cùng là tình trạng hủy hoại phần sụn khớp và đầu xương gây nên  dính và biến dạng khớp 6.Tiến triển, biến chứng: 6.1.Tiến triển: Bệnh có diễn biến kéo dài nhiều năm, phần lớn có tiến triển từ từ tăng  dần, rất hiếm thấy trường hợp lui dần rồi khỏi hẳn Người   ta   chia       giai   đoạn   dựa   theo   chức     vận   động     tổn  thương X quang: ­ GĐ 1: tổn thương mới khu trú ở màng họat dịch, sưng đau chỉ ở phần  mềm,   X  quang   chưa   có   thay   đổi,   bệnh   nhân     vận   động   gần     bình  thường ­ GĐ 2: tổn thương đã ảnh hưởng một phần đến đầu xương, sụn khớp.  Trên hình ảnh X quang, có hình bào mòn, khe khớp hẹp. Khả năng vận động bị  hạn chế, tay còn nắm được, đi lại bằng gậy, nạng ­ GĐ 3:  Tổn thương nhiều   đầu xương, sụn khớp, dính khớp một   phần. Khả  năng vận động còn ít, bệnh nhân chỉ  còn tự  phục vụ  mình trong   sinh họat, khơng đi lại được ­ GĐ 4:  Dính khớp và biến dạng trầm trọng, mất hết chức năng vận  động, tàn phế hồn tồn 6.2.Biến chứng ­ Nhiễm khuẩn, nhất là lao ­ Các tai biến do dùng thuốc điều trị  VKDT: steroid, thuốc chống viêm, thuốc  giảm đau, thuốc ức chế miễn dịch ­ Chèn ép thần kinh do các tổn thương phần mềm quanh đường đi của các dây  thần kinh ngoại biên hoặc tổn thương cột sống cổ chèn ép tủy cổ ­ Biến chứng tim, thận và mắt 7.Điều trị: VKDT là một bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi q trình điều   trị  phải kiên trì, liên tục, phải sử dụng nhiều biện pháp điều trị  như nội khoa,  ngoại khoa, vật lý, chỉnh hình. Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn: nội  trú, ngoại trú, điều dưỡng 7.1.Với thể nhẹ, giai đoạn I: ­ Aspirin 1­2g/ngày ­ Delagyl (chloroquin)0,2­0,4 g/ngày, thuốc có tác dụng ức chế men tiêu   thể ­ Tiêm Hydrocortison acetat vào khớp ­ Tăng cường vận động, tập luyện, điều t rị vật lý ­ Tránh lạnh và ẩm 7.2.Với thể trung bình, giai đoạn II: ­ Aspirin 1­2 g/ngày ­ Delagyl 0,2­0,4 g/ngày ­Dùng   thêm     thuốc   chống   viêm   non   steroid   sau:   Indomethacin  (25mgx2­6v), Phenylbutazon (100mgx1­2v), Voltaren (25mgx2­6v)… Có  thể   dùng  steroid  liều  trung bình  40mg  prednisolon/ngày  rồi giảm  dần, không nên dùng kéo dài. Kết hợp thêm các biện pháp như thể nhẹ ở trên 7.3.Thể nặng, tiến triển nhiều: ­ Steroid liều cao: Prednisolon 1,5 mg/kg/24h hoặc Hydrocortison 100­ 200mg   tĩnh   mạch,     giảm   liều   dần   Duy   trì     liều   tối   thiểu   5mg   prednisolon (1v) mỗi ngày ­ Sử   dụng   thuốc   ức   chế   miễn   dịch     cyclophosphamid   1­ 2mg/kg/ngày, ­ Lọc huyết tương nhằm loại bỏ các phức hợp kháng nguyên kháng thể  lưu hành trong máu ­ Tiêm vào trong khớp chất đồng vị phóng xạ ­ Tiếp tục điều trị  giống như  giai đoạn I và II   trên, chú ý luyện tập  chống dính và biến dạng khớp 7.4.Điều trị bằng ngoại khoa, vật lý: ­ Điều trị  ngoại khoa được chỉ  định trong 2 trường hợp : cắt bỏ  màng  hoạt dịch khi bệnh còn khu trú   gối và phẩu thuật chỉnh hình để  phục hồi   chức năng (ghép các khớp nhân tạo bằng chất dẻo) ­ Điều trị vật lý là một u cầu bắt buộc nhằm hạn chế đến mức thấp  nhất các di chứng 8.Chăm sóc 8.1.Nhận định chăm sóc: ­Hỏi chi tiết vị trí đau và tính chất đau: đau   những khớp nào? thời gian   đau? Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng? Có hạn chế vận động? có sốt và chán   ăn? ­Nhận định: +quan sát khớp viêm: tính chất đối xứng 2 bên, các biểu hiện viêm +quan sát có teo cơ, loạn dưỡng, yếu cơ ở những vùng khớp viêm 8.2.Chẩn đốn chăm sóc:  ­Bệnh nhân đau và khó chịu do viêm các khớp ­Giảm khả năng hoạt động do hạn chế vận động khớp ­Lo lắng do đau khớp triền miên kéo dài ảnh hưởng khả năng lao động ­Nguy cơ thiếu hụt về dinh dưỡng  8.3.Kế hoạch chăm sóc: ­Làm giảm đau và giảm khó chịu cho bệnh nhân ­Tăng khả năng hoạt động cho bệnh nhân ­Làm giảm lo lắng cho bệnh nhân ­Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân 8.4.Thực hiện chăm sóc: ­ Làm giảm đau và hết khó chịu cho bệnh nhân: + Để bệnh nhân và các khớp đau ở tư thế cơ năng giúp bệnh nhân đỡ đau,  dễ chịu + Bất động và nghỉ ngơi: giải phóng cho khớp khỏi sức nặng của cơ thể + Áp dụng nhiệt trị liệu như chườm nóng, chườm lạnh + Cung cấp cho bệnh nhân một số  phương tiện trợ  giúp như  nạng, gậy,   nẹp dùng để chống đỡ và cố định khớp ở tư thế cơ năng + Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc giảm đau như diclophenac ­ Tăng cường khả năng vận động của khớp và hoạt động của cơ thể + Điều dưỡng phải hướng dẫn bệnh nhân tập vận động kết hợp xoa bóp  sớm khi khớp đã giảm đau nhiều. Việc luyện tập và xoa bóp phải tiến hành  thường xun để tránh teo cơ, cứng khớp + Hướng dẫn và giúp đỡ bệnh nhân tiến hành các hoạt động tự chăm sóc ­ Tăng cường niềm lạc quan tinh thần cho bệnh nhân Điều dưỡng cùng gia đình bệnh nhân hiểu và thơng cảm cho bệnh nhân,  cổ  vũ động viên niềm lạc quan tin tưởng, khun bệnh nhân chịu khó tập   luyện để tránh tàn phế ­ Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân + Hướng dẫn cho bệnh nhân biết cách lựa chọn thức ăn cung cấp nhiều  năng lượng như  chọn thực phẩm nhiều protein, rau quả tươi, các vitamin và   chất khoáng để giúp phục hồi tổ chức + Khuyên bệnh nhân ăn nhiều bữa nhỏ, ăn những  thức ăn có nhiều giá trị  dinh dưỡng cao như thịt nạc, trứng, sữa… + Đối với bệnh nhân quá béo, cần hướng dẫn ăn giảm năng lượng để  giảm trọng lượng thừa, giảm gánh nặng cho khớp 8.5.Đánh giá  Những kết quả mong muốn cho bệnh nhân là: ­Hết đau các khớp, tăng được khả năng hoạt động ­Bệnh nhân hiểu về bệnh và an tâm tin tưởng vào điều trị ­Biết cách luyện tập vận động để tránh tàn phế 10 ­ Bệnh nhân hết mệt, hết sốt, hết xuất huyết ­ Các dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm trở lại bình thường  ­ Đánh giá xem chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp   ứng nhu cầu bệnh nhân hay khơng? 89 CHĂM SĨC BỆNH NHÂN CĨ CƠN ĐAU THẮT NGỰC MỤC TIÊU: 1.Trình bày định nghĩa, ngun nhân, triệu chứng, điều trị  cơn đau thắt  ngực  2.Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thắt ngực 1. Định nghĩa: Đau thắt ngực là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi cơn đau kịch  phát hoặc cảm giác đè nén khó chịu trong lồng ngực. Bản chất của cơn đau là  do thiếu máu cung cấp cho động mạch vành, làm thiếu hụt oxy cung cấp cho   cơ tim 2. Ngun nhân: 2.1. Bệnh động mạch vành: ­ Vữa xơ động mạch vành gây hẹp lòng mạch là ngun nhân hay gặp   ­ Các bệnh khác của động mạch vành ít gặp hơn như   : Viêm động  mạch vành do giang mai, dị  dạng bẩm sinh  động mạch vành, co thắt động   mạch vành 2.2. Một số bệnh khác: ­ Bệnh van động mạch chủ: Hở  van động mạch chủ, hẹp van động  mạch chủ, hẹp động mạch chủ, hẹp d ưới van động mạch chủ ­ Bệnh van hai lá: Hở van hai lá, sa van hai lá ­ Bệnh cơ tim phì đại ­ Thiếu máu cung cấp động mạch vành do các nguyên nhân khác: Nhịp   tim quá nhanh hoặc quá chậm, tình trạng sốc, thiếu máu… 3. Triệu chứng: 3.1. Cơn đau điển hình: ­ Thường xuất hiện sau một gắng sức 90 ­ Đau một vùng trư ớc ngực trái hoặc sau xư ơng ức ­ Đau lan ra vai, cánh tay, mặt trong cẳng tay và ngón 4 – 5 của bàn tay  bên trái, đơi khi lan lên cổ và hàm trái ­ Thời gian một cơn đau chỉ kéo dài vài giây đến vài phút (thường dưới   3 phút). Nếu cơn đau kéo dài ( > 15 phút ) phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim ­ Cơn  đau giảm hoặc mất trong vòng vài phút sau khi ngậm 1 viên  Nitroglycerin dưới lưỡi 3.2. Cơn đau khơng điển hình: ­ Đau xảy ra cả khi nghỉ ngơi thậm chí cả lúc ngủ ­ Vị trí đau khác thường có thể ở vùng thượng vị hoặc ngực phải ­ Thời gian cơn đau thường kéo dài và xuất hiện liên tiếp ­ Có trường hợp bệnh nhân khơng đau mà chỉ cảm thấy nghẹt thở; nặng  ngực hoặc khó thở 4. Điều trị: 4.1. Điều trị nội khoa: ­ Điều trị trong cơn đau: Cho người bệnh ngậm dưới lưỡi một trong ba loại thuốc sau sẽ có tác dụng  cắt cơn nhanh chóng:     + Nitroglycerin viên 0,5 mg    + Isosorbit Dinitrat viên 2,5 mg; 5 mg    + Adalat (gel) viên nang 10 mg ­ Điều trị ngồi cơn đau:  + Loại bỏ yếu tố khởi phát cơn đau như: Gắng sức, xúc cảm, lạnh đột ngột,  bữa ăn thịnh soạn…  + Điều trị căn ngun như: Điều trị vữa xơ động mạch  + Điều chỉnh lối sống (loại bỏ yếu tố nguy cơ): Luyện tập hợp lý, khơng hút  thuốc, khơng uống rượu, kiềm chế trọng lượng…  + Dùng một trong các thuốc ngừa cơn:  Isosorbid Dinitrat (chậm) viên 20 ­ 40 mg uống 91 . Chẹn Bêta giao cảm: Propranolon viên 40 mg uống . Chẹn canxi: Nifedipin Retard 20 mg viên uống 4.2. Điều trị ngoại khoa: Đư ợc chỉ định khi điều trị nội khoa khơng kết quả bằng: ­ Nong động mạch vành ­ Phẫu thuật bắc cầu nối chủ ­ vành 5. Chăm sóc: 5.1 Nhận định chăm sóc: Tập chung vào 2 vấn đề chính ­ Hỏi chi tiết và ghi lại đầy đủ tính chất, đặc điểm của cơn đau gồm:  + Xuất hiện khi nào (sau gắng sức, xúc cảm, lạnh đột ngột…) ?   + Kéo dài bao lâu (giây, phút, giờ) ? + Tính chất và vị trí đau (đau vùng nào, có lan khơng, hướng lan) ? + Ngậm Nitroglycerin có đỡ khơng ? Bao lâu thì đỡ ? + Cơn đau có tái diễn khơng ? ­ Hỏi và thăm khám để phát hiện các triệu chứng và các biến chứng kèm theo: + Lo sợ, vã mồ hơi, buồn nơn, khó thở khi đau? + Có tiền sử tăng HA?  + Có vữa xơ động mạch khơng? (khám mạch máu) + Có suy tim khơng ? + Có lần nào bị nhồi máu cơ tim ? + Thực hiện các xét nghiệm:       . Điện tâm đồ       . Nghiệm pháp gắng sức                   . XN máu: Cholesterol, Glucose 5.2. Chẩn đốn chăm sóc: Dựa trên các dữ kiện đã thu thập được sau khi hỏi và thăm khám người bệnh,  các chẩn đốn điều dưỡng chính của bệnh nhân đau thắt ngực có thể gồm: ­ Đau ngực do mất cân bằng cung ­  cầu oxy cơ tim 92 ­ Lo lắng do thay đổi tình trạng sức khoẻ ­ Người bệnh khơng biết cách ngăn ngừa cơn đau và đối phó với cơn đau do   thiếu kiến thức về bệnh.       ­ Nguy cơ khơng tơn trọng triệt để chế độ  điều trị  do khơng biết thay đổi lối   sống cho phù hợp với bệnh 5.3. Lập kế hoạch chăm sóc: ­ Làm mất cơn đau ngực ­ Giảm lo lắng cho người bệnh ­ Giúp ngư ời bệnh biết cách ngăn ngừa cơn đau ­ Hướng dẫn người bệnh cách đối phó với cơn đau khi nó xẩy ra ­ Người bệnh biết thay đổi lối sống phù hợp với bệnh 5.4. Thực hiện chăm sóc: * Nhanh chóng làm mất cơn đau ngực: ­ Ngay lập tức có mặt bên người bệnh để  người bệnh n lòng góp  phần làm giảm cơn đau ­ Để  người bệnh nằm nghỉ  nhằm làm giảm tiêu thụ  oxy cơ  tim góp   phần làm giảm cơn đau ­ u cầu người bệnh há miệng, đặt ngay một viên Nitroglycerin hay  Adalat theo y lệnh vào dưới lưỡi người bệnh và dặn người bệnh khơng được   nuốt nước bọt cho đến khi tan hết viên thuốc ­ Ngồi lại với người bệnh để:    + Theo dõi HA vì các thuốc cắt cơn đau có thể gây hạ HA    + Nói cho người bệnh biết tác dụng phụ của thuốc có thể xuất  hiện sau khi ngậm thuốc để người bệnh n tâm    + Theo dõi cơn đau xem sau khi ngậm thuốc bao lâu thì cơn đau  mất. Nếu cơn đau khơng mất hoặc mất rồi lại xuất hiện thì phải báo   ngay cho thầy thuốc * Làm giảm lo lắng cho người bệnh: ­ Có mặt bên người bệnh càng nhiều càng tốt đặc biệt trong lúc có cơn  93 đau ­ Cung cấp một số thơng tin về bệnh, giải thích cho người bệnh an tâm ­ Nếu thầy thuốc cho thuốc an thần thì thực hiện cho người bệnh * Hướng dẫn người bệnh cách ngừa cơn đau: ­ Phát hiện các yếu tố làm khởi phát cơn đau để loại bỏ ­ Loại bỏ hoặc hạn chế tất cả các yếu tố nguy cơ như:    + Kiềm chế trọng lượng khơng để thừa cân    + Bỏ thuốc lá    + Điều trị tăng HA nếu có    +Tránh các sang chấn tâm lý ­ Thường xun uống thuốc ngừa cơn theo đơn của thầy thuốc * Hướng dẫn người bệnh đối phó với cơn đau khi nó xảy ra: ­ Dặn người bệnh ln mang theo Nitroglycerin và ngậm ngay 1 viên   dưới lưỡi khi có cơn đau ­ Dặn người bệnh nếu sau ngậm thuốc 5 phút mà cơn đau khơng mất   hoặc mất nhưng lại xuất hiện ngay thì phải đến gặp thầy thuốc * Thuyết phục người bệnh thay đổi lối sống cho phù hợp: ­   Tránh     hoạt   động   gắng   sức       hoạt   động   gây   đau  ngực (có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhưng khơng được gắng  sức và đột ngột) ­ Ngủ đầy đủ. Tránh lạnh đột ngột. Tránh các sang chấn tâm lý ­ Khơng ăn q no, khơng ăn bữa lớn, ăn nhạt vừa phải, ăn bữa nhỏ,   chậm rãi. Tránh các thức ăn có nhiều Cholesterol. Khơng uống q nhiều các   loại đồ uống có cafein ­ Bỏ thuốc lá và loại bỏ tất cả các yếu tố nguy cơ khác nếu có 5.5. Đánh giá chăm sóc: Những kết quả mong muốn ở người bệnh là: ­ Hết đau ngực, hết lo lắng ­ Biết cách ngăn ngừa cơn đau 94 ­ Biết cách đối phó với cơn đau khi nó xẩy ra ­ Biết thay đổi lối sống cho phù hợp với bệnh 95 CHĂM SĨC BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO Mục tiêu:           ­ Trình bày định nghĩa, ngun nhân, triệu chứng, điều trị TBMN           ­ Lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân TBMN 1. Đại cương: TBMN (Cerebro Vascular Accident) còn được gọi là đột quị  (Stroke) xẩy ra   khi có gián đoạn sự cung cấp máu bình thường cho não. Bình thường não phải  nhận được một dòng máu  ổn định để  duy trì các chức năng vì não khơng có   khả năng dự trữ oxy và glucose. Nếu dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn,  thiếu máu cục bộ  sẽ  xẩy ra   tổ  chức não và làm chết các tế  bào thần kinh   gây nên các dấu hiệu thần kinh khu trú * Định nghĩa: TBMN là những thiếu sót chức năng thần kinh xẩy ra đột ngột với các triệu  chứng thần kinh khu trú tồn tại q 24 giờ  hoặc tử  vong trong vòng 24 giờ  (khơng kể ngun nhân chấn thương sọ não) * Dịch tễ học: Mặc dù số tử  vong do đột quị  có giảm trong vài năm qua, nhưng nó vẫn là  nguyên nhân đứng thứ  3 gây tử  vong   Mỹ  (sau bệnh tim mạch và ung thư).  Mỗi năm nước Mỹ có thêm khoảng nửa triệu người bị đột quị  và trên 50% số  này có tăng huyết áp Ở Việt Nam số người bị đột quị  ngày càng tăng, đa số  xảy ra ở  người lớn   tuổi, nhưng cũng có khi xẩy ra ở người trẻ tuổi Nam mắc nhiều hơn nữ  từ 10 % đến 15 % Có thể xẩy ra ở bất cứ tuổi nào nhưng bị nhiều hơn ở người trên 45 tuổi và   tăng hơn ở người trên 65 tuổi * Phân loại:    Có hai loại đột quị: ­ Đột quị do nhồi máu não: (do 2 ngun nhân chính)           96 + Tắc mạch bởi cục máu đơng hình thành tại chỗ do vữa xơ động mạch  não + Tắc mạch do cục máu đơng từ nơi khác đến động mạch não hay gặp   trong hẹp van 2 lá có loạn nhịp hồn tồn hay trong viêm nội tâm mạch nhiễm   khuẩn.   ­ Đột quị  do chảy máu não: Trong trường hợp này gọi là chảy máu vì máu   thốt ra   khỏi   thành   mạch   vào   nhu   mô   não   Những   yếu   tố   nguy       chảy máu não: + Ba yếu tố cơ bản là: Tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh van tim + Các yếu tố nguy cơ khác là: Thuốc lá, tiêm chích Heroin, béo phì, lối  sống trì trệ  ít hoạt động, sang chấn tinh thần, mức Cholesterol, Triglycerit   cao… Ngồi ra còn có thể  do vỡ  phồng động mạch hoặc vỡ  phồng động ­ tĩnh  mạch não thường xảy ra ở người trẻ tuổi 2. Triệu chứng: Bệnh cảnh điển hình thường xẩy ra   một người lớn tuổi có tiền sử  tăng  huyết áp, vữa xơ động mạch và có thể có bệnh tiểu đường Bệnh nhân đột ngột có các triệu chứng sau: ­ Liệt nửa người (trái hoặc phải do tổn thương bán cầu đại não phải hoặc   trái) ­ Liệt nửa mặt cùng bên hoặc khác bên so với liệt nửa thân với miệng méo,   nhân trung lệch về bên lành, nước miệng chảy ra bên liệt ­ Rối loạn ngơn ngữ: Có thể thất ngơn, nói khó, nói ngọng, thất đọc ­ Rối loạn về nuốt: Nuốt khó, nuốt sặc do liệt màn hầu nếu tổn thương dây   IX, X, XI, khơng nhai được nếu tổn thương dây V ­ Rối loạn cơ tròn: Đái ỉa khơng tự chủ hoặc bí đái, bí ỉa ­ Rối loạn nhận thức: Lú lẫn, thờ ơ, suy giảm trí nhớ ­ Nặng hơn có thể hơn mê: Dễ gây tắc đờm, tụt lưỡi ­ Rối loạn kiểu thở (Cheyne – Stokes), suy hơ hấp.     97 3. Điều trị:    Ngun tắc điều trị  cơ bản là ngăn chặn tăng huyết áp để  TBMN khơng   xảy ra. Khi đã có TBMN thì điều trị càng sớm càng tốt *  Giai đoạn cấp: ­ Hồi sức tồn diện gồm:    + Hơ hấp: Hút đờm dãi, đặt nội khí quản, thở máy    +   Tim   mạch:   Duy   trì   mạch   huyết   áp,   cho   phép   giữ   huyết   áp     mức   150/100 mmHg để đảm bảo cung cấp máu cho não (khơng nên hạ huyết áp q  nhanh và mạch khi đã có TBMN) ­ Tăng cường chăm sóc và ni dưỡng ­ Giải quyết các biến chứng: Nhiễm trùng, lt ­ Một số thuốc hỗ trợ:    + Thuốc chống đơng: Heparin, Wafarine, Aspirin    + Thuốc giãn cơ trơn mạch máu não: Nimodipin     +Thuốc bảo vệ và dinh dưỡng não: Cerebrolysin, Nootropyl, Tanakan… *  Giai đoạn ổn định:    Chủ yếu là điều trị phục hồi chức năng nhằm cải thiện khả năng tự chăm   sóc và hoạt động thể lực 4. Phòng bệnh: ­ Quan trọng nhất là ngăn ngừa và kiểm sốt huyết áp khơng để  xảy ra  TBMN ­ Tránh các yếu tố  nguy cơ  khác: Tránh hút thuốc, kiềm chế  trọng lượng,  giảm Chlesterol máu, kiểm sốt đường máu ­ Ngăn ngừa đột quị  do tắc mạch bằng phát hiện và điều trị  sớm bệnh van   tim, rung nhĩ, viêm nội tâm mạch nhiễm khuẩn ­ Giáo dục thanh niên khơng tiêm chích ma t để  ngăn ngừa đột quị  do  nghẽn mạch.      5. Chăm sóc: 5.1. Nhận định chăm sóc: 98 Cần lần lượt thu thập các thơng tin về: ­ Mức độ tỉnh táo (ý thức) của bệnh nhân ­ Các dấu hiệu sinh tồn ­ Phát hiện các thiếu sót về nói, nghe, nhìn, đọc, viết ­ Khả năng tự chăm sóc và hoạt động thể lực? ­ Ăn uống: Nuốt có khó; ngẹn; sặc hay khơng? Tình trạng dinh dưỡng? ­ Tình trạng bài tiết: Bí đại, tiểu tiện ? Đại, tiểu tiện khơng tự chủ? ­ Phát hiện các yếu tố nguy cơ… ­ Trình độ học vấn? Hồn cảnh kinh tế? Mối quan hệ gia đình? Điều kiện  sống và làm việc… 5.2. Chẩn đốn chăm sóc: ­ Rối loạn tưới máu não do giảm dòng máu tới não hoặc do tăng áp lực nội   sọ ­ Giảm hoạt động thể  lực và giảm khả  năng tự  chăm sóc do liệt, do giảm  nhận thức ­ Giảm thơng tin bằng lời nói do tổn thương bán cầu đại não trái ­ Nuốt khó do yếu cơ, do giảm phản xạ nuốt ­ Rối loạn đại, tiểu tiện do mất phản xạ, rối loạn nhận thức ­ Nguy cơ bị lt ép do nằm bất động, do giảm cảm giác 5.3. Lập kế hoạch chăm sóc:    Các mục tiêu chăm sóc cần đạt được là: ­ Duy trì được dòng máu não thoả đáng ­ Người bệnh sẽ dần dần cải thiện được khả năng hoạt động thể lực và tự  chăm sóc bản thân, ngăn ngừa được các biến chứng ­ Người bệnh sẽ thơng tin được bằng cách thay đổi phương pháp thơng tin  và luyện tập phục hồi được tiếng nói ­ Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh.                 ­ Người bệnh sẽ khơng bị  tổn thương da hoặc sẽ  phục hồi tổn thương da   nhanh chóng nếu đã có 99 5.4. Thực hiện chăm sóc: * Duy trì dòng máu não thỏa đáng bằng các biện pháp: (Đặc biệt là trong giai đoạn cấp) ­ Ít nhất cứ 4 giờ điều dưỡng phải nhận định về nhận thức của người bệnh  theo thang điểm Glasgow (điểm tối  ưu là 15, càng thấp thì sự  tưới máu não   càng kém) ­ Trong trường hợp có phù não, tăng áp lực nội sọ  thì để  người bệnh nằm  đầu cao 300 nhằm làm tăng dẫn lưu tĩnh mạch não, giảm bớt áp lực nội sọ tạo   điều kiện tốt cho tưới máu não ­ Trong khi chăm sóc, tránh tất cả các hoạt động có thể gây tăng áp lực nội   sọ cho người bệnh như: + Tránh để người bệnh bị cong gập nhất là đoạn hơng, cổ + Hạn chế ho của người bệnh + Giữ bệnh phòng tuyệt đối im lặng.             ­ Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn ít nhất là 4 giờ/1 lần (Cho phép giữ  huyết áp   mức 150/100 mmHg để  duy trì áp lực tưới máu  não) ­ Thực hiện một số thuốc theo y lệnh * Cải thiện khả năng hoạt động thể lực: ­ Tập vận động với các ngun tắc sau:    + Luyện tập thụ động nếu mất hồn tồn vận động (lúc đầu)    + Luyện tập chủ động khi đã hồi phục một phần (giai đoạn ổn định)    + Luyện tập tất cả  các cơ  và các khớp bên liệt tuần tự  từ  gốc đến   ngọn (kể cả ngón tay ngón chân) và làm tất cả các động tác mà khớp đó có (co,   duỗi, dạng, khép và quay). Luyện tập ngày 3 lần, mỗi động tác của khớp làm 5  lần ­ Cung cấp cho người bệnh các phương tiện hỗ trợ  như  ghế ngồi, xe đẩy,  gậy chống  100 ­ Chú ý cách vận chuyển người bệnh để  hạn chế  tiêu hao năng lượng cho   điều dưỡng và tránh biến chứng (ngã, gẫy xương  ) cho người bệnh    Các can thiệp chăm sóc trên nếu được thực hiện triệt để  người bệnh sẽ  phục hồi khả  năng vận động, tránh được các biến chứng do bất động (thối  khớp, cứng khớp, lt ép, viêm phổi …) * Cải thiện khả năng tự chăm sóc:    Các hoạt động tự  chăm sóc bao gồm: Vệ sinh răng miệng, mặc quần áo,  trang điểm ­ Muốn phục hồi khả  năng tự  chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tự  làm càng nhiều càng tốt. Chỉ trợ giúp khi người bệnh khơng tự làm được ­ Chỉ cho người bệnh cách hợp lý để tự chăm sóc mình (cách mặc quần áo,  vệ sinh cá nhân  ) ­ Cung cấp cho người bệnh các phương tiện trợ  giúp: Ghế  ngồi đại tiện,  gậy chống, xe lăn…                               ­ Cung cấp một chế độ ăn đủ năng lượng để người bệnh có thể tập luyện * Cải thiện khả năng giao tiếp: ­ Trước hết cần thay đổi cách thơng tin với người bệnh bằng các phương  pháp thơng tin khơng lời qua dùng hình ảnh, chữ viết, ra hiệu (nếu khơng liệt   tay) ­ Sau đó là luyện tập phát âm: Nguyên tắc là luyện từng từ, cụm từ, câu   ngắn, câu dài hơn bằng cách:  + Điều dưỡng ngồi đối diện với người bệnh, phát âm chậm rãi, rõ ràng   từng từ rồi dần dần là cụm từ, câu và để người bệnh nhắc lại.  + Luyện tập nhiều lần trong ngày * Giúp cho người bệnh nuốt dễ dàng, đảm bảo đủ dinh dưỡng:  ­ Cho người bệnh ăn ở tư thế ngồi trên giường hoặc trên ghế tựa cho khỏi   ngã. Trong tư thế ngồi thức ăn dễ xuống dạ dày hơn ­ Chọn thức ăn: Lựa chọn thức ăn mềm và đặc (cháo, súp đặc). Khơng ăn  thức ăn dạng lỏng khi bệnh nhân có biểu hiện sặc (trừ khi phải ăn qua Sonde)   101 Thức ăn phải đủ  chất dinh dưỡng, cân đối về  thành phần, đủ  năng lượng, ăn   làm nhiều bữa ­ Cách cho ăn: Đưa miếng thức ăn vào sâu trong khoang miệng lệch về bên  khơng liệt ­ Hàng ngày luyện tập, xoa các cơ ở mặt (cơ cắn, cơ nhai, cơ cổ) giúp cho  sự phục hồi các cơ tham gia động tác nhai nuốt * Giúp người bệnh đại tiện, tiểu tiện bình thường: ­ Cần lập lại phản xạ   đại, tiểu tiện cho người bệnh bằng cách: Cứ  4   giờ/lần cho ngồi bơ tiểu tiện và ngày/1lần ngồi bơ đại tiện (vào đúng giờ đại  tiện đã hình thành từ trước khi bị tai biến) ­ Khuyến khích người bệnh ăn các thức ăn có nhiều chất xơ  và uống đủ  nước để gây cảm giác đầy trực tràng và bàng quang ­ Luyện tập ngày nhiều lần bài tập cơ thắt bàng quang và trực tràng ­ Kích thích bàng quang và hậu mơn bằng tay (có đeo găng) hoặc bằng   nhiệt, bằng thuốc đặt hậu mơn ­ Thơng tiểu và thụt tháo nếu cần thiết * Hạn chế tổn thương da:   ­ Thay đổi tư thế cho người bệnh ít nhất 2 giờ/1 lần ­ Chăm sóc da thật cẩn thận, sạch sẽ nhất là vùng da bị tì đè để ngăn ngừa   lt, nhiễm khuẩn: Hàng ngày rửa da thật sạch, nhẹ nhàng bằng xà phòng, lau   da thật khơ bằng khăn mềm, bơi chất thơm và chất ngăn ngừa nhiễm khuẩn ­ Dinh dưỡng thật đầy đủ  giúp cho việc phục hồi, làm lành vết thương   (nếu đã bị lt). Đặc biệt khơng để thiếu Protit ­ Cung cấp cho người bệnh các phương tiện bảo vệ cơ học như  đệm hơi;  đệm xốp; tốt nhất là đệm nước. Tuyệt đối khơng để  da bị  xây xước mất sự  tồn vẹn của da ­ Chăm sóc tại chỗ lt (nếu đã bị) bằng thuốc kháng sinh 5.5. Đánh giá chăm sóc:    Xem có đạt được các mục tiêu đã đề ra: 102 ­ Cải thiện được dòng máu tới não: Biểu hiện bằng cải thiện được mức độ  nhận thức, khơng xuất hiện thêm các tổn thương thần kinh ­ Phục hồi dần hoạt động thể lực. Dần dần tự chăm sóc được bản thân ­ Thơng tin được bằng một hình thức giao tiếp khác hoặc phục hồi được  tiếng nói 103 ... ­Tăng khả năng hoạt động cho bệnh nhân ­Làm giảm lo lắng cho bệnh nhân ­Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân 8.4.Thực hiện chăm sóc: ­ Làm giảm đau và hết khó chịu cho bệnh nhân: + Để bệnh nhân và các khớp đau ở tư thế cơ năng giúp bệnh nhân đỡ đau, ... Chẩn đốn phân biệt: với các bệnh + Thấp khớp cấp + Viêm khớp dạng thấp + Với các bệnh trong nhóm bệnh tạo keo: xơ cứng bì, viêm da cơ, viêm nút  quanh động mạch 6.Điều trị: Cho đến nay, ngun nhân trực tiếp gây các bệnh tạo keo chưa được biết, ... 10 CHĂM SĨC BỆNH NHÂN BỆNH LUPUS BAN ĐỎ Mục tiêu: 1.Trình bày được triệu chứng lâm sàng và tiến triển của bệnh Chăm sóc bệnh nhân bệnh lupus ban đỏ 1.Đại cương: Bệnh lupus ban đỏ rải rác là bệnh gặp nhiều nhất trong nhóm bệnh tạo 

Ngày đăng: 21/01/2020, 11:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w