Bài viết nghiên cứu cắt ngang, sử dụng bảng kiểm quan sát trên 341 cơ sở bán lẻ thuốc (37 nhà thuốc, 221 quầy thuốc, 47 đại lý bán thuốc và 36 tủ thuốc trạm y tế) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ tháng 11 - 2012 đến 03 - 2013 nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ sở này so với quy định hiện hành trong hoạt động bán lẻ thuốc.
Trang 1KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA
HỆ THỐNG BÁN LẺ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Trịnh Hồng Minh*; Phạm Đình Luyến**; Phan Văn Bình***
TÓM TẮT
Nghiên cứu cắt ngang, sử dụng bảng kiểm quan sát trên 341 cơ sở bán lẻ thuốc (37 nhà thuốc,
221 quầy thuốc, 47 đại lý bán thuốc và 36 tủ thuốc trạm y tế) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ tháng 11 -
2012 đến 03 - 2013 nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của các cơ sở này so với quy định hiện
hành trong hoạt động bán lẻ thuốc Kết quả cho thấy vẫn còn những hạn chế cơ bản, cụ thể:
- 100% đại lý và tủ thuốc trạm y tế vi phạm quy định bán thuốc thuộc nhóm kê đơn
- Tỷ lệ dược sỹ có mặt tại nhà thuốc chỉ đạt 29,7%
- Tỷ lệ đạt nhiệt độ và độ ẩm để bảo quản thuốc còn quá thấp (1,5% và 6,5%)
- Vi phạm về bán thuốc thuộc nhóm kê đơn khi không có đơn và người thay thế thuốc trong đơn
không phải là dược sỹ đại học còn phổ biến (91,2% và 96,5%)
- Tỷ lệ chấp hành tốt quy định về giá thuốc chỉ đạt 0,9%
* Từ khóa: Hệ thống bán lẻ thuốc; Thực trạng hoạt động
Research on the activities in reality of selling
medicine system by retail in Dongnai province
Summary
A cross-sectional study, using observation checklist, was conducted in medicine outlets by retail
(including 37 pharmacies, 221 counters for the retail of medicine, 47 medicine selling agents and 36
medicine chests) in the province of Dongnai from 11 - 2012 to 03 - 2013 in order to assess the status
of the base activity compared with the current regulations in the retail drug operations The results
showed that there are still fundamental limitations, namely are:
- 100% of agents and medicine chests with violation of selling medicine belonging group of prescription
- The percentage of the presence of pharmacists only reaches 29.7%
- The percentage of temperature & humidity preservation for protection of medicine is still low
(1.5% and 6.5%)
- Violating of selling medicine belonging the group without prescriptions and replacement of
medicine sellers who are not pharmacists are still many (91.2% and 96.5%)
- The percentage of those who observe the laws on medicine prices is only 0.9%
* Key words: System of selling medicine; Status of operation
* Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai
** Trường Đại học Y - Dược TP Hồ Chí Minh
*** Học viện Quân y
Người phản hồi (Correspondinh): Trịnh Hồng Minh (hongminh@cyd.edu.vn)
Ngày nhận bài: 24/4/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/6/2013
Ngày bài báo được đăng: 24/6/2013
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng Nai là một tỉnh phát triển mạnh về
kinh tế, xã hội và dân số tăng nhanh trong
những năm qua Vì thế, nhu cầu về chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh
cũng ngày càng cao Tính đến cuối năm 2011,
đã có trên 1.600 cơ sở hành nghề dược đang
hoạt động, phân bổ khắp trên địa bàn tỉnh
bao gồm 01 thành phố loại II, một thị xã và
09 huyện với 171 phường, xã [9]
Hoạt động của hệ thống bán lẻ thuốc
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm
qua cơ bản đã đi vào nề nếp, đáp ứng phần
lớn nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân,
việc triển khai thực hiện tiêu chuẩn GPP
đang tiếp tục thực hiện [9] Nhằm đánh giá
thực trạng hoạt động của hệ thống bán lẻ
thuốc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này nhằm: So sánh
với những quy định hiện hành trong lĩnh vực
bán lẻ thuốc, từ đó đưa ra những vấn đề
tồn tại trong hoạt động bán lẻ thuốc trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai, gồm 04 loại hình [6]: nhà thuốc
tư nhân; quầy thuốc tư nhân; đại lý bán lẻ
thuốc; tủ thuốc của trạm y tế
* Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu với quần
thể hữu hạn với N = 1.619, ta có
N Z21-α/2 P (1-P)
n = = (310 x10%) = 341 cơ sở
d2 N + Z21-α/2 P (1-P)
(Z = 1,96; p = 0,9; d = 3% để tăng cỡ mẫu);
341 bảng kiểm đạt yêu cầu đưa vào nghiên
cứu [4]
* Địa điểm nghiên cứu: các cơ sở bán lẻ
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (chọn ngẫu nhiên theo danh sách của Sở Y tế có phân theo loại hình và địa bàn) [9]
* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11 - 2012
đến 03 - 2011
2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng [4]
* Thu thập số liệu: dùng bảng kiểm quan
sát, với hai hình thức: công khai và không công khai
* Phân tích và xử lý số liệu:
Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 [5] có so sánh kết quả với một số đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh, Nghệ An,
Hà Nội bằng phép kiểm Chi bình phương cho từng cặp số liệu, p = 0,05, độ tự do = 1
Hệ số chi-square < 3,84: 2 số liệu không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Hệ số chi-square > 3,84: 2 số liệu có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê [7]
* Đánh giá kết quả: theo tiêu chuẩn GPP [2]
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1 Tiêu chuẩn GPP
Trong tổng số 341 cơ sở quan sát (37 nhà thuốc và 221 quầy thuốc), số cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP là 37/37 nhà thuốc (100%), quầy thuốc 90/221 (40,1%) So với kết quả của Phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế Đồng Nai,
số lượng các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
là 162/175 (93%) và quầy thuốc là 312/1048 (30%), kết quả khảo sát ngẫu nhiên không khác biệt có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thực
tế, hệ số chi-square = 2,19 [2]
2 Phạm vi hoạt động
Trang 3Bảng 1: Phạm vi hoạt động của các cơ sở bán lẻ phân chia theo loại hình
LOẠI HÌNH
BÁN LẺ
TỔNG KINH DOANH GÂY NGHIỆN
KINH DOANH THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN
KINH DOANH THUỐC
KÊ ĐƠN
KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
KINH DOANH
MỸ PHẨM
KINH DOANH DỤNG CỤ
Y TẾ
(100%)
320 (93,8%)
167 (49%)
341 (100%)
Không có cơ sở bán lẻ nào kinh doanh thuốc gây nghiện 22 cơ sở kinh doanh thuốc hướng tâm thần, trong đó, 19 tủ thuốc trạm y tế Tất cả các cơ sở đều kinh doanh thuốc thuộc nhóm kê đơn (100%), kinh doanh dụng cụ y tế thông thường (100%), các sản phẩm từ thực phẩm chức năng (93,8%) và mỹ phẩm (49%) Theo kết quả này, tỷ lệ vi phạm về kinh doanh nhóm thuốc kê đơn 100%; vi phạm về kinh doanh thuốc hướng tâm thần 22,9% [1]
3 Về nhân sự
Bảng 2: Số lượng và trình độ chuyên môn của người trực tiếp bán lẻ thuốc
LOẠI HÌNH
đại học
Cao đẳng dược
Trung cấp dược
Sơ cấp dược
(88,9%)
28 (8,2%)
10 (2,9%)
11 (29,7/2,8%)
2 (0,5%)
298 (76,6%)
78 (20,1%)
Số lượng người trực tiếp bán lẻ của các cơ sở bán lẻ còn ít, chủ yếu là 01 người (88,9%) Các cơ sở có 02 người có tỷ lệ thấp (8,2%), đặc biệt, cơ sở có ≥ 03 người chỉ có 2,9% Trình độ chuyên môn của người trực tiếp bán lẻ chủ yếu là trung cấp dược Ngay tại các nhà thuốc, chỉ có 11 dược sỹ đại học trực tiếp tham gia bán lẻ (29,7%/nhà thuốc và 2,8%/tổng số cơ sở bán lẻ) Trình độ cao đẳng dược có tỷ lệ rất thấp (0,5%), còn trình độ trung cấp dược chiếm tỷ lệ cao nhất (76,6%), tỷ lệ trình độ sơ cấp dược 19,8% Tỷ lệ dược
sỹ đại học có mặt tại nhà thuốc so với đề tài nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ninh (20,9%) không khác biệt có ý nghĩa thống kê, hệ số chi-square = 2,60 [3, 10]
4 Về cơ sở vật chất
Trang 4Bảng 3: Diện tích cơ sở, khu vực ngồi chờ và số ghế dành cho bệnh nhân tại các cơ sở
bán lẻ phân theo loại hình
LOẠI HÌNH
BÁN LẺ
Tủ thuốc trạm
(88,3%)
35 (10,3%)
5 (1,4%)
48 (14,1%)
233 (68,3%)
35 (10,3%)
25 (7,3%)
341 cơ sở quan sát đều có diện tích đạt tiêu chuẩn GPP tối thiểu 10 m2 Tuy nhiên, chỉ
có 1,4% số cơ sở có diện tích > 30 m2
.Với diện tích từ 10 - 20 m2, hầu như chỉ đủ cho cơ
sở sắp xếp khu vực để bán lẻ, còn diện tích dành cho nơi ngồi chờ của người mua thuốc rất nhỏ (từ 1 - 2 ghế chiếm tỷ lệ cao nhất 68,3%) Tiêu chí này cũng rất quan trọng trong việc tạo được thương hiệu và thu hút người mua thuốc [2]
Bảng 4: Tỷ lệ cơ sở đạt một số điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động bán lẻ
LOẠI HÌNH
BÁN LẺ
TỔNG CÓ SỬ DỤNG
MÁY ĐIỀU HÕA HÀNG NGÀY
ĐẠT ĐIỀU KIỆN
VỀ BẢO QUẢN
BẢNG HIỆU VÀ SẮP XẾP THUỐC THEO GPP
TÀI LIỆU VÀ QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
THEO DÕI SỬ DỤNG THUỐC
THEO DÕI THUỐC TẠI CƠ
SƠ Nhiệt
độ
Độ
ẩm
Có bảng hiệu
Có sắp xếp
Tủ thuốc trạm
(0,9%)
5 (1,5%)
22 (6,5)
293 (86%)
227 (66,6%)
313 (91,8%)
2 (0,3%)
260 (76,2%)
Các nhà thuốc và quầy thuốc (kể cả quầy thuốc chưa đạt GPP) đều đã trang bị máy điều hòa nhiệt độ, nhưng tỷ lệ cơ sở có sử dụng thường xuyên chỉ đạt 1,2% Số liệu này cho thấy: việc trang bị máy điều hòa nhiệt độ vẫn chỉ mang tính hình thức Do đó, các cơ
sở đạt yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm theo quy định rất thấp (1,5 và 6,5%), tỷ lệ này sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thuốc bảo quản tại các cơ sở bán lẻ
Trang 5Một trong những ưu điểm của các cơ sở
bán lẻ hiện nay là điều kiện về kết cấu cơ
sở và quầy kệ đều đạt so với quy định, kể cả
các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa Tuy nhiên,
một số quầy thuốc chưa đạt GPP, đại lý và
các tủ thuốc trạm y tế chưa có bảng hiệu
của nhóm thuốc và chưa sắp xếp thuốc
theo tiêu chuẩn GPP (tỷ lệ chưa thực hiện
tương ứng 14% và 33,4%)
Việc trang bị tài liệu tra cứu thuốc và quy
chế chuyên môn tại các cơ sở bán lẻ thực
hiện khá tốt, hầu hết đều có từ 1- 2 cuốn tài
liệu (91,8%), tỷ lệ này so với đề tài nghiên
cứu tại tỉnh Quảng Ninh (85,5%) khác biệt có
ý nghĩa thống kê, hệ số chi-square = 4,30,
việc thực hiện tại Đồng Nai tốt hơn [3]
Việc theo dõi sử dụng thuốc của người
mua thuốc hầu như không cơ sở nào thực
hiện (0,3%) Vì vấn đề theo dõi sử dụng thuốc
hết sức phức tạp và chưa có hướng dẫn cụ
thể, nên các cơ sở rất khó thực hiện
Việc kiểm soát chất lượng thuốc thực
hiện chưa tốt, 23,8% cơ sở không biết số
lượng mặt hàng mình đang kinh doanh là
bao nhiêu, không tiến hành kiểm kê định kỳ
để kiểm tra số lượng và chất lượng thuốc
5 Một số hoạt động của người bán lẻ
tại các cơ sở
* Thực hiện các quy định về bán thuốc
khi không có đơn thuốc:
Việc thực hiện quy trình bán thuốc cho
bệnh nhân không có đơn khá tốt, nhân viên
bán thuốc thường hỏi về tuổi, cân nặng
(đặc biệt là trẻ em), hỏi về việc sử dụng các
nhóm thuốc khác cũng được quan tâm
(83,9%), đặc biệt tình trạng dị ứng với thuốc
được người bán lẻ thuốc rất quan tâm (tỷ lệ hỏi đạt 100%)
Khi bán thuốc không có đơn thuốc, cách hướng dẫn sử dụng thuốc chủ yếu vẫn là bằng lời (93,3%), chỉ có 6,7% ghi cách thức
sử dụng thuốc cho bệnh nhân ra giấy riêng Chưa có cơ sở nào thực hiện sử dụng bao
bì của cơ sở để hướng dẫn cách dùng thuốc theo quy định của GPP Các nội dung hướng dẫn chủ yếu vẫn là cách dùng thuốc (100%), thời gian dùng thuốc (100%), cách sử dụng dung môi để uống thuốc với các thuốc dùng bằng đường uống hầu như không có cơ sở nào quan tâm (1,8%) Việc hướng dẫn bệnh nhân khi gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc được quan tâm (94,7%) Việc cung cấp thông tin về thuốc cho người mua thuốc còn hạn chế Đặc biệt, cách lưu trữ thông tin về thuốc khi mua thuốc không có đơn chưa được hướng dẫn một cách đầy đủ (26%) Một trong những vi phạm thường gặp nhất tại các cơ sở bán lẻ thuốc là bán thuốc thuộc
nhóm kê đơn khi không có đơn (91,2%)
* Thực hiện nhiệm vụ bán thuốc khi người bệnh có đơn thuốc:
Các cơ sở bán lẻ đã tuân thủ quy trình bán thuốc theo đơn (kiểm tra đơn trước khi bán, đạt tỷ lệ 100%) Một số đơn thuốc chưa đúng quy định (quá ngày mua thuốc, thiếu chữ ký, đơn kê toàn biệt dược…) cũng đều được các cơ sở bán lẻ đáp ứng 13% cơ sở bán lẻ từ chối đơn thuốc rơi vào trường hợp không đọc được đơn, không có thuốc như trong đơn… 89,4% cơ sở bán lẻ
có thay thế thuốc trong đơn, chỉ có 3,5% người thay thế thuốc trong đơn là dược sỹ
đại học (theo quy định về thay thế thuốc)
Các cơ sở thường ít quan tâm đến việc hướng dẫn sử dụng thuốc so với trường hợp
Trang 6bán thuốc không có đơn Ví dụ, cách thức
dùng thuốc chỉ có 76,5% được hướng dẫn
Tương tự như vậy, việc dặn bệnh nhân lưu
ý đến tác dụng phụ của thuốc chỉ có 71,8%
Đặc biệt, hầu như các cơ sở bán lẻ không
hướng dẫn bệnh nhân sau khi dùng hết
đơn thuốc mà bệnh chưa khỏi thì cách thức
tái khám như thế nào (tỷ lệ có hướng dẫn
14,1%)
* Thực hiện các hoạt động chuyên môn
khác:
Việc thực hiện trang phục ngành cũng
thực hiện chưa tốt, đặc biệt là việc đeo bảng
tên khi hành nghề (tỷ lệ thực hiện 1,6%)
Tỷ lệ này so với đề tài nghiên cứu tại tỉnh
Quảng Ninh (9,9%) khác biệt có ý nghĩa
thống kê, hệ số chi-square = 6,95 Tỷ lệ vi
phạm tại Đồng Nai cao hơn Vì vậy, người
mua thuốc không thể biết người bán thuốc
có trình độ chuyên môn như thế nào [3]
Một trong những mục tiêu của GPP là hướng tới cộng đồng để giúp cho người sử dụng thuốc có hiểu biết nhất định trong việc
sử dụng thuốc cũng như một số quy định của Ngành Y tế đối với họ Tuy nhiên, công tác tuyên truyền này thực hiện chưa tốt ở các cơ sở bán lẻ (mới đạt 27,6%) Về thái
độ phục vụ, tương đối tốt, các cơ sở bán lẻ
đã có thái độ hòa nhã, chu đáo đối với người mua thuốc (6,2%)
Thời gian trung bình cho một người mua thuốc cao nhất 1 - 3 phút (95,9%) Đây là một tiêu chí thể hiện việc thực hiện nhiệm
vụ thông tin thuốc tốt hay chưa tốt, nếu cơ
sở thực hiện nhiệm vụ thông tin thuốc tốt, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động
6 Thực hiện nhiệm vụ tư vấn sử dụng thuốc
Bảng 5: Trang bị cơ sở vật chất và số người có nhu cầu tư vấn tại cơ sở
LOẠI HÌNH
BÁN LẺ
CÓ TƯ VÁN
Có phòng
tư vấn riêng
Có bàn
tư vấn
Không có khu vực
tư vấn
Không
có ai
< 2 người
Từ 03 - 05 người
Từ 5 - 9 người
Tủ thuốc trạm
(23,5%)
3 (0,9%)
293 (86%)
45 (13,1%)
261 (76,5%)
76 (22,3%)
3 (0,9%)
1 (0,3%)
Tư vấn sử dụng thuốc là một nhiệm vụ của các cơ sở bán lẻ Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ còn mới với cả người bán lẻ và người mua thuốc Để có thể thực hiện được nhiệm vụ này, người bán lẻ cần có kiến thức chuyên môn sâu và rộng về thuốc và sử dụng thuốc Người bán lẻ chưa phân biệt rõ nhiệm vụ thông tin thuốc và tư vấn sử dụng thuốc
Trang 7Thông tin thuốc được thực hiện tại các cơ sở tương đối tốt, nhưng hoạt động tư vấn sử dụng thuốc mới chỉ có 23,5% cơ sở thực hiện, các cơ sở có phòng tư vấn riêng chỉ có 0,9%, vẫn còn 13,1% cơ sở chưa có khu vực tư vấn cho người mua thuốc Tuy nhiên, tỷ lệ người có nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc rất ít (23,5%), trong đó số cơ sở có từ 1 - 2 người
có nhu cầu tư vấn mỗi ngày là 22,3%, số lượng này cho thấy người mua thuốc chưa thật tin vào khả năng tư vấn của các cơ sở bán lẻ [2]
7 Thực hiện các quy định về giá thuốc
Bảng 6: Thực hiện quy định về giá thuốc tại các cơ sở bán lẻ
LOẠI HÌNH
BÁN LẺ
ĐÁNH GIÁ NGƯỜI MUA THUỐC QUAN TÂM ĐẾN GIÁ
Không có bảng giá
Có bảng giá chưa
đủ thuốc
Có bảng giá có
đủ thuốc
1 - 3 tháng
6 tháng -
1 năm
> 1 năm
(16,4%)
282 (82,7%)
3 (0,9%)
136 (39,9%)
200 (58,7%)
5 (1,4%)
298 (87,4%)
Việc công khai giá thuốc bán lẻ là một
nhiệm vụ phải thực hiện tại các cơ sở bán
lẻ, nhưng vẫn còn 16,4% cơ sở chưa có
bảng giá thuốc, chủ yếu ở các quầy thuốc
chưa đạt GPP và đại lý Số liệu này so với
nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
(11,8%) và tỉnh Thái Bình (22,7%) không
khác biệt có ý nghĩa thống kê, hệ số
chi-square tương ứng là 1,29 và 1,74 [3, 10]
Việc công khai bảng giá chủ yếu là hình
thức, 82,7% cơ sở có bảng giá, nhưng chưa
đủ số lượng thuốc đang kinh doanh tại cơ
sở, tỷ lệ các cơ sở có bảng giá đầy đủ
thuốc chỉ đạt 0,9% Việc thực hiện cập nhật
bảng giá thuốc cũng chưa có quy định cụ
thể nên mỗi cơ sở thực hiện khác nhau,
tỷ lệ cao nhất là 06 tháng đến 01 năm cập
nhật một lần (58,7%), còn lại ở mức trung
bình từ 1 - 3 tháng và > 1 năm Người mua
thuốc cũng rất quan tâm đến giá thuốc
(12,6% cơ sở đánh giá là người mua thuốc không quan tâm) Trong thực tế, người mua thuốc rất ít khi đọc bảng giá, thông qua việc bán thuốc mà họ biết giá thuốc lên hay xuống Ngoài việc dán bảng giá, trên bao bì thuốc các cơ sở đã có dán giá thuốc, nên người mua thuốc có thể kiểm tra giá thuốc qua bao bì
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Từ kết quả khảo sát thực trạng hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ tháng 11 - 2012 đến
03 - 2013, so sánh với những quy định hiện hành trong hoạt động bán lẻ thuốc, chúng tôi rút ra một số kết luận:
- Người bán lẻ thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh đã có trình độ chuyên môn tối thiểu là dược tá Các cơ sở
Trang 8hoạt động có giấy tờ pháp lý theo quy định,
cơ sở khang trang, sạch đẹp, diện tích tối
thiểu 10 m2 theo quy định của tiêu chuẩn
GPP Việc sắp xếp thuốc trong cơ sở gọn
gàng, ngăn nắp, quầy kệ đều bằng nhôm,
kính, tường nền nhà đảm bảo dễ xử lý
Nhân viên bán thuốc đa số đều có thái độ
phục vụ tốt, hòa nhã với người mua thuốc,
tuân thủ tốt trình tự khi bán thuốc không có
đơn thuốc
- Hoạt động của hệ thống bán lẻ thuốc
trên địa bàn tỉnh còn tồn tại một số hạn chế
về phạm vi hoạt động, nhân sự, cơ sở vật
chất, chấp hành các quy chế chuyên môn,
tư vấn sử dụng thuốc và giá thuốc Việc thực
hiện quy chế chuyên môn chung tại các cơ
sở bán lẻ mới chỉ đạt ở mức khá và trung
bình Chưa có cơ sở nào thực hiện tốt các
quy chế chuyên môn liên quan đến hoạt động
bán lẻ thuốc
Kết quả này cho thấy hoạt động của hệ
thống bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai còn hạn chế Vì vậy, cần phải có một
số biện pháp can thiệp phù hợp trong thời
gian tới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Y tế Thông tư số 43/TT-BYT ngày
15/12/2010 quy định lộ trình thực hiện nguyên
tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP;
địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ
thuốc 2010
2 Bộ Y tế Thông tư 46/2011/TT-BYT ngày
21 tháng 12 năm 2011, Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” 2011
3 Vũ Tuấn Cường Phân tích thực trạng
công tác triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc-GPP” tại các cơ
sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Luận văn Dược sỹ chuyên khoa cấp II 2010
4 Đoàn Huy Hậu Phương pháp nghiên cứu
khoa học Học viện Quân y 2012
5 Phạm Lê Hồng Nhung Hướng dẫn thực hành
SPSS cơ bản Trường Đại học Kinh tế Luật 2012
6 Luật Dược Luật số 34/2205/QH11 ngày
14/06/2005 - Quốc hội Nước CHXHCNVN khóa XI,
kỳ họp thứ 7 (từ ngày 05/5 đến ngày 14/06/2005)
2005
7 Nguyễn Ngọc Rạng Phân phối và phép
kiểm chi bình phương-Website: bvag.com.vn
2012
8 Thủ tướng Chính phủ Nghị định 79/2006/
NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược 2006
9 Sở Y tế Đồng Nai Báo cáo hoạt động
hành nghề Dược năm 2012 2012
10 Nguyễn Thanh Xuân Nghiên cứu mạng
lưới bán lẻ thuốc tỉnh Thái Bình trong quá trình hướng tới việc áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “ Thực hành tốt nhà thuốc-GPP” Luận văn Dược
sỹ chuyên khoa cấp II 2008