1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa, bảo vệ gan của Bán chi liên (Scutelaria barbata D. Don)

9 111 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 485,16 KB

Nội dung

Cao toàn phần, các dịch chiết nước, alkaloid, flavonoid… hay các chất phân lập được từ Bán chi liên (Scutelaria barbata D. Don) được báo cáo có hoạt tính kháng ung thư trực tràng, u xơ tử cung, ung thư gan, tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn... Bài viết khảo sát hoạt tính chống oxy hóa, bảo vệ gan của Bán chi liên (Scutelaria barbata D. Don).

Trang 1

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA, BẢO VỆ GAN

CỦA BÁN CHI LIÊN (Scutelaria barbata D Don)

Nguyễn Thị Linh Ngân*, Ngô Thanh Diệp*, Đỗ Thị Hồng Tươi*

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Cao toàn phần, các dịch chiết nước, alkaloid, flavonoid… hay các chất phân lập được từ Bán chi

liên (Scutelaria barbata D Don) được báo cáo có hoạt tính kháng ung thư trực tràng, u xơ tử cung, ung thư gan, tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn

Mục tiêu: khảo sát hoạt tính chống oxy hóa, bảo vệ gan của Bán chi liên (Scutelaria barbata D Don)

Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mẫu thử là cao cồn 50%, cao flavonoid, apigenin, luteonin từ Bán

chi liên Đánh giá hoạt tính độc tế bào gan HepG2 bằng test MTT Khảo sát hoạt tính chống oxy hoá in vitro bằng phương pháp DPPH và định lượng MDA gan; độc tính cấp đường uống trên chuột đực và cái, theo dõi tỷ lệ chết trong 72 giờ Tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan in vitro được khảo sát trên chuột nhắt gây viêm gan bằng CCl 4

vào ngày 15 sau khi cho chuột uống cao hoặc thuốc đối chiếu silymarin trong 14 ngày liên tiếp Ngày 16, xác định hoạt tính ALT, AST và hàm lượng MDA, GSH trong gan; quan sát đại thể và vi thể gan

Kết quả: Cao cồn 50%, cao flavonoid và luteonin không độc tế bào gan HepG2 trong khi apigenin ức chế sự

tăng trưởng tế bào Cao cồn 50%, cao flavonoid và luteonin có hoạt tính chống oxy hóa in vitro với IC 50 lần lượt là 110,78; 29,82; 58,03 μg/ml trong phương pháp DPPH và 25,61; 19,88; 10,16 μg/ml trong phương pháp MDA Liều tối đa của cao cồn 50% không gây chết chuột LD 0 là 16 g cao/kg; cao flavonoid không có độc tính cấp đường uống ở liều tối đa D max là 2,24 g/kg Các cao từ Bán chi liên giúp giảm tổn thương gan do CCl 4 qua sự giảm hoạt tính AST, ALT và lượng MDA; tăng lượng GSH, cải thiện mức độ viêm gan khi phân tích mô bệnh học Tác dụng của cao cồn tương tự silymarin trong khi cao flavonoid chống oxy hóa, bảo vệ gan tốt hơn

Kết luận: Cao cồn 50% và cao flavonoid từ Bán chi liên có tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan ở cấp độ in

vitro và in vivo Tác dụng này có thể do hoạt tính chống oxy hóa của luteolin trong dược liệu

Từ khóa: Bán chi liên, tế bào HepG2, độc tính cấp, chống oxy hóa, bảo vệ gan

ABSTRACT

STUDY ON ANTIOXIDANT AND HEPATOPROTECTIVE EFFECTS

OF SCUTELARIA BARBATA D DON

Nguyen Thi Linh Ngan, Ngo Thi Thanh Diep, Do Thi Hong Tuoi

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement of Vol 20 - No 2 - 2016: 195 - 203

Introduction - Objectives: Alcoholic, flavonoids, alkaloids extracts and some substances isolated from

Scutelaria barbata D Don have been reported about their activity against colorectal cancer, liver cancer as well as antioxidant, anti-inflammatory and antibacterial effects The aim of this work was to study on antioxidant and hepatoprotective effects of S barbata D Don

Methods: 50% alcoholic and flavonoids extracts; apigenin, luteonin were assessed cytotoxicity in

HepG2 cells by MTT test, in vitro antioxidant activity by DPPH and MDA methods Oral acute toxicity in

*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

mice was studied on death rate within 72 hours after being dosed Hepatoprotective effects were evaluated against CCl 4 induced hepatitis Mice were pre-treated orally with extracts or silymarnin for 14 days followed by a single dose of CCl 4 on 15 th day On day 16, liver enzymes AST, ALT activities were estimated

in serum Glutathione (GSH) and malondialdehyde (MDA) levels in liver homogenate were determined Liver histopathological changes were also studied

Results: 50% alcoholic and flavonoids extracts, luteonin had no cytotoxicity in HepG2 cells while apigenin

inhibited cells growth Two extracts and luteonin had in vitro antioxidant activity with respective IC 50 of 110.78; 29.82; 58.03 μg/ml in DPPH method; 25.61; 19.88; 10.16 μg/ml in MDA assay Minimum lethal dose of alcoholic extract was 16 g/kg while flavonoid one had no oral acute toxicity at D max of 2.24 g/kg Two these extracts attenuated liver damage due to CCl 4 administration as indicated by significant reduction in elevated levels of ALT, AST and MDA; increase in GSH content; improvement of hepatitis level in histopathological analysis These effects of alcoholic extract were similar to that of silymarin while flavonoid extract exhibited better hepatoprotection

Conclusion: Alcoholic and flavonoid extracts of S barbata D Don had antioxidant and

hepatoprotective effects in vitro as well as in vivo This effect may be due to antioxidant activity of luteonin present in the medicinal plant

Key words: Scutelaria barbata D Don, HepG2 cells, acute toxicity, antioxidant, hepatoprotective effect

ĐẶT VẤN ĐỀ

Gan là một cơ quan lớn, thực hiện nhiều

chức năng đặc biệt của cơ thể Do gan ở vị trí cửa

ngõ, dễ bị ảnh hưởng bởi các chất độc nên bệnh

gan đa dạng, phức tạp và ngày càng gia tăng gây

ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Xu

hướng hiện nay là phát triển, sử dụng thuốc từ

dược liệu giúp bảo vệ gan, kiểm soát và điều trị

kịp thời nhờ ưu điểm có thể sử dụng lâu dài,

tính an toàn cao

Bán chi liên (Scutellaria barbata D.Don), họ

Lamiaceae được dùng trong y học cổ truyền

nhờ có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh

nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu sưng, giảm đau(11)

Từ xưa, Bán chi liên được dùng chữa đinh

nhọt, viêm gan viêm vú, viêm mủ da, sâu

quảng, rắn độc cắn, bệnh phụ khoa(11) Bán chi

liên cũng có trong bài thuốc chữa ung thư

phổi, gan, trực tràng giai đoạn đầu Một số

nghiên cứu trên thế giới báo cáo cao toàn

phần, hoặc các dịch chiết khác nhau như nước,

alkaloid, flavonoid… hay các chất phân lập

được từ Bán chi liên như apigenin, scutellanin,

luteolin… có hoạt tính kháng ung thư trực

tràng, u xơ tử cung, ung thư gan, tác dụng

khuẩn (1,2,5,12) Hiện nay, ở Việt Nam có các nghiên cứu về thành phần hóa học, khả năng kháng lại NF-kB của Bán chi liên nhưng chưa

có nghiên cứu hay chứng minh về tác dụng chống oxy hóa trên của cao toàn phần, cao flavonoid, một số chất phân lập từ dược liệu này như apigenin, luteolin(7) Từ những cơ sở trên, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa, bảo vệ gan của

Bán chi liên (Scutelaria barbata D Don)”

VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cao dược liệu: cao cồn 50% toàn phần, cao

flavonoid, apigenin, luteonin từ Bán chi liên được kiểm nghiệm, cung cấp bởi BM Hóa phân tích-Kiểm nghiệm, Khoa Dược, ĐH Y Dược Tp HCM

Hóa chất: DPPH, quercetin, MDA chuẩn,

GSH chuẩn (Sigma-Aldrich, Mỹ), methanol, acid thiobarbituric (Merck, Đức), silymarin (Madaus, Đức), formalin (Trung Quốc) Các loại hóa chất

sử dụng đạt tiêu chuẩn độ tinh khiết phân tích

PA (Pure for analysis)

Động vật nghiên cứu: Chuột nhắt Swiss

albino, 6-7 tuần tuổi, trọng lượng trung bình

22-25 g, do Viện Vaccin và Sinh phẩm Y tế Nha

Trang 3

Trang cung cấp Chuột đực và cái, khoẻ mạnh,

không có biểu hiện bất thường, nuôi ổn định

trong môi trường thí nghiệm 3 - 5 ngày Chuột

được nuôi trong lồng kích thước 25x35x15 cm (6

chuột/lồng) và cung cấp thức ăn, nước uống đầy

đủ trong thử nghiệm

Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát hoạt tính độc tế bào ung thư gan

HepG2 (1)

Tế bào HepG2 (2,5 × 104/cm2) nuôi cấy trong

môi trường EMEM, bổ sung 10% huyết thanh

thai bò, 2 mM L-glutamin, 100 IU/ml penicilin,

100 μg/ml streptomycin trên đĩa 96 giếng, ủ

37°C, 5% CO2 Sau 18 giờ, xử lý tế bào với mẫu

thử ở các nồng độ khác nhau hoặc đối chứng

doxorubicin trong 24 giờ Ủ ở 37oC, 5% CO2, thực

hiện test MTT xác định tỷ lệ tế bào sống Dung

dịch mẹ pha trong dimethyl sulfoxid (DMSO)

Tiến hành song song với mẫu chứng DMSO có

nồng độ tương đương

Xác định tỷ lệ tế bào sống bằng test MTT:

[3-(4,5-dimethyl-thiazol-2-yl)-2,5-diphenyl

tetrazolium bromid)] (MTT) chuyển thành tinh

dehydrogenase (SDH) chỉ có trong ty thể tế bào

sống Formazan tan trong isopropanol tạo dung

dịch màu tím, đo OD ở 570 nm phản ánh số

lượng tế bào sống trong mẫu Tiến hành song

song với mẫu không xử lý và mẫu đối chứng

doxorubicin Lặp lại thí nghiệm 3 lần, 6 mẫu cho

1 điều kiện nuôi cấy (ứng với 1 nồng độ)

Khảo sát hoạt tính chống oxy hoá in vitro

Phương pháp DPPH (9):

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) là gốc tự do ổn định,

không tự kết hợp để tạo nhị phân tử Gốc tự do

có màu tím nhờ vào điện tử N chưa ghép đôi

Mẫu thử có hoạt tính chống oxy hóa làm giảm

màu của DPPH vì gốc tự do DPPH kết hợp với

một H của mẫu thử tạo thành DPPH dạng

nguyên tử Hoạt tính chống oxy hóa của mẫu

thử tỷ lệ thuận với độ mất màu của DPPH xác

định bằng cách đo độ hấp thu OD ở bước sóng

517 nm Hoạt tính chống oxy hoá (HTCO) được

tính theo công thức: HTCO (%) = [(ODchứng -

ODthử)/ ODchứng] × 100 Mẫu chứng (có DPPH, không có mẫu thử) và mẫu đối chiếu quercetin được tiến hành song song Xác định IC50 (nồng

độ có HTCO bằng 50%) của mẫu thử

Phương pháp định lượng MDA (9): Malonyl dialdehyd (MDA) sinh ra trong quá trình peroxy hóa lipid phản ứng với acid thiobarbituric tạo phức trimethin màu hồng có đỉnh hấp thu cực đại ở 532 nm, sử dụng quercitin làm chất đối chứng Hỗn hợp phản ứng gồm 0,1 ml mẫu thử

ở các nồng độ khác nhau, 0,5 ml dịch đồng thể gan 10% (kl/tt), đệm phosphat 50 mM vừa đủ 2

ml Ủ hỗn hợp 15 phút ở 37˚C và dừng phản ứng bằng 1 ml acid tricloacetic 10% Ly tâm, lấy 1 ml dịch trong cho phản ứng với 1 ml acid thiobarbituric 0,8% ở 100˚C trong 15 phút Làm lạnh, đo OD ở 532 nm Thực hiện 3 lần, lấy giá trị trung bình Tính hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) theo công thức: HTCO% = [(ODchứng -

ODthử)/ODchứng] x 100, trong đó ODchứng và ODthử

lần lượt là độ hấp thu của mẫu chứng (không có mẫu thử) và mẫu thử Xác định IC50 (nồng độ có HTCO = 50%) của mẫu thử

Khảo sát độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng (3)

Cao cồn pha trong nước cất, cao flavonoid pha trong hỗn hợp gồm tween 80 5% (tt/tt) và nước cất

Cho chuột nhịn đói ít nhất 12 giờ trước khi cho uống 0,2 ml/10g cao Bán chi liên liều duy nhất hỗn dịch có nồng độ tối đa có thể qua kim Tiến hành song song với chuột chứng uống nước cất hoặc tween 5% (tt/tt) Theo dõi

và ghi nhận cử động tổng quát, biểu hiện về hành vi, trạng thái lông, ăn uống, tiêu tiểu và

số lượng chuột chết trong 72 giờ Nếu chuột không có dấu hiệu bất thường hoặc chết, tiếp tục theo dõi trong 14 ngày Nếu có chuột chết, giảm liều, tìm liều tối thiểu gây chết 100% chuột (LD100), liều tối đa không gây chết chuột (LD0) và liều gây chết 50% chuột (LD50)

Trang 4

Khảo sát tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan

trên chuột nhắt trắng (4,6)

Chia chuột ngẫu nhiên thành 9 lô (8 hoặc 10

chuột/lô): lô sinh lý và lô chứng bệnh: uống nước

cất; lô tween 5% và lô chứng bệnh + tween 5%: uống

tween 80 pha trong nước cất ở nồng độ 5% (tt/tt);

lô đối chiếu: uống silymarin 100 mg/kg; 2 lô cao

cồn: uống cao cồn liều 800 mg/kg và 1600 mg/kg;

2 lô cao flavonoid: uống cao flavonoid liều 80

mg/kg và 160 mg/kg

Thời gian cho uống hằng ngày trong

khoảng 8 - 10 giờ sáng, thể tích uống 0,1 ml/10

g, liên tục trong 14 ngày Vào ngày thứ 15,

chuột được tiêm phúc mô dầu oliu (lô sinh lý,

lô tween 5%) hoặc dung dịch CCl4 0,2% pha

trong dầu oliu (tt/tt) cho các lô còn lại, thể tích

tiêm 0,1 ml/10 g chuột Chuột được cho nhịn

đói qua đêm Vào ngày thứ 16 (24 giờ sau khi

tiêm phúc mô), mổ lấy máu tim xác định hoạt

tính ALT, AST bằng phương pháp đo động

học enzym tại Trung tâm xét nghiệm Medlatex

và tách gan để quan sát mô bệnh học (đại thể,

vi thể) cũng như định lượng MDA, GSH

Định lượng malonyl dialdehyd (MDA) và

glutathion (GSH) trong gan

Sau khi quan sát đại thể, một phần gan được

cố định trong formol 10% để nhuộm

hematoxylin-eosin (HE), phân tích vi thể; phần

gan còn lại được nghiền đồng thể trong dung

dịch KCl 1,15% theo tỉ lệ 1g:10 ml ở 0-4°C Lấy 2

ml dịch đồng thể, thêm 1 ml đệm Tris-HCl ủ

37°C trong 60 phút Thêm 1 ml acid tricloacetic

10%, ly tâm 15 phút 10000 vòng/phút ở 4°C Lấy

2 ml dịch trong cho phản ứng với 1 ml acid

thiobarbituric 0,8% ở 100°C trong 15 phút, đo

OD ở 532 nm để định lượng MDA; hoặc lấy 1 ml

dịch trong cho phản ứng với 1,8 ml đệm

phosphat-EDTA và 0,2 ml thuốc thử, ủ ở nhiệt

độ phòng 3 phút, đo OD ở 412 nm để định lượng GSH Hàm lượng MDA và GSH (nmol/ml dịch đồng thể) được tính theo phương trình hồi quy của MDA hoặc GSH chuẩn

Phân tích kết quả và xử lý số liệu thống kê

Kết quả được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn của giá trị trung bình (Mean ± SEM), đánh giá ý nghĩa thống kê bằng phép kiểm Kruskal-Wallis và Mann-Whitney trên phần mềm SPSS 20.0 Sự khác biệt có ý nghĩa khi p < 0,05

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Khả năng độc tế bào

Kết quả khảo sát hoạt tính độc tế bào gan HepG2 của các cao Bán chi liên, luteonin, apigenin so với chất đối chiếu doxorubicin 10

μg/ml được trình bày trong Bảng 1 Cao

flavonoid nồng độ 65 và 125 μg/ml không làm thay đổi tỷ lệ tế bào sống Cao flavonoid ở nồng

độ 250, 500, 1000 μg/ml, apigenin 25, 40, 100 μM

và doxorubicin 10 μg/ml ức chế sự tăng trưởng

tế bào (p < 0,01); nồng độ càng cao sự ức chế càng mạnh Cao cồn ở nồng độ 65, 125, 250, 500,

1000 μg/ml, luteonin nồng độ 25, 100, 200, 400

μM và apigenin 400 μM kích thích sự tăng trưởng của tế bào HepG2 so với mẫu chứng tương ứng (p < 0,01) Như vậy, cao cồn ở nồng

độ 65 - 1000 μg/ml, cao flavonoid 65, 125 μg/ml

và luteonin ở nồng độ 25- 400 μM không thể hiện hoạt tính độc tế bào Do đó, chọn 3 mẫu thử này để khảo sát khả năng chống oxy hóa và bảo

vệ gan trong các thử nghiệm sau

Bảng 1: Hoạt tính độc tế bào gan HepG2 của các cao Bán chi liên, luteonin và apigenin sau 24 giờ

DMSO

mẫu chứng

Trang 5

Lô Nồng độ OD trung bình ± SEM

Cao cồn toàn phần

Cao flavonoid

Luteolin

Apigenin

* p < 0,05 và ** p < 0,05 so với mẫu chứng tương ứng

Hoạt tính chống oxy hoá in vitro

Phương pháp DPPH: Thuốc thử DPPH là gốc

tự do có màu tím nhờ vào điện tử N không ghép

đôi, khi gặp chất chống oxy hoá có khả năng

nhường điện tử cho N thì màu tím mất đi Kết

quả cho thấy khi tác dụng với mẫu cao hoặc hoạt

chất nồng độ càng lớn, màu tím của DPPH càng

giảm Điều đó chứng tỏ các cao cồn, cao

flavonoid, luteolin từ Bán chi liên có hoạt tính

chống oxy hoá in vitro theo cơ chế bắt gốc tự do,

phản ứng với DPPH làm giảm màu của gốc tự

do này

Phương pháp định lượng MDA: Các gốc tự

do gây peroxy hóa lipid tạo sản phẩm MDA phản ứng với acid thiobarbituric cho phức trimethin màu hồng Mẫu thử có hoạt tính chống oxy hoá làm giảm lượng MDA sinh ra Kết quả cho thấy cao cồn, cao flavonoid, luteolin từ Bán chi liên có nồng độ càng lớn, độ hấp thu của dung dịch sản phẩm càng giảm Như vậy, các mẫu thử từ Bán chi liên có hoạt tính chống oxy

hoá in vitro, ức chế quá trình peroxy hóa lipid tế

bào Phương trình tuyến tính về hoạt tính chống oxy hoá theo nồng độ mẫu thử và IC50 được trình

bày trong Bảng 2

Bảng 2: Phương trình tuyến tính và giá trị IC 50 của mẫu thử và chất đối chứng quercetin

Phương pháp DPPH

Phương pháp định lượng MDA

Trang 6

Kết quả thử nghiệm DPPH và MDA cho

thấy cao cồn, cao flavonoid, luteolin từ Bán chi

liên có tác dụng chống oxy hóa theo cơ chế bắt

gốc tự do, hạn chế quá trình peroxyd hóa lipid

Tác dụng này phù hợp với nghiên cứu trước đây

báo cáo dịch chiết cồn Bán chi liên có hoạt tính

chống oxy hóa với IC50 là 78,8 μg/ml(7) Báo cáo

cũng cho thấy chất barbatin B và scutebarbatin A

trong Bán chi liên thể hiện hoạt tính chống oxy

hóa cao với giá trị IC50 lần lượt là 10,42 và 2,8

μg/ml Trong đề tài này, cao cồn có hoạt tính

chống oxy hóa thấp hơn cao flavonoid và

luteonin

Độc tính cấp đường uống của cao cồn và

cao flavonoid từ Bán chi liên

Chuột chứng uống nước cất hoặc tween 80

nồng độ 5% (tt/tt) đều sống khỏe mạnh, ăn cám

viên, uống nước, tiêu tiểu, cử động bình thường

trong 72 giờ và trong 14 ngày

Ở liều tối đa có thể cho uống 20 g cao

cồn/kg, có 2/6 chuột chết và 4/6 chuột sống sau

72 giờ Ở liều 10 g cao/kg, không có chuột chết

Tiến hành với 4 liều 12, 14, 16 và 18 g/kg (6

chuột/liều) cho thấy ở các liều 12, 14 và 16 g/kg

không chuột nào chết Ở liều 18 g/kg, có 1/6

chuột chết và 5/6 chuột sống sau 72 giờ Kết

quả ở liều 17 g/kg tương tự liều 18 g/kg Với

cao flavonoid, khi cho uống 0,2 ml/10 g hỗn dịch nồng độ tối đa qua kim 122 mg cao/ml (tương đương liều 2,24 g/kg), tất cả 12 chuột đều sống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường trong 72 giờ cũng như trong 14 ngày Chuột chết trong thử nghiệm và sống sau 14 ngày được gây mê bằng đá CO2, mổ, quan sát cho thấy không có sự thay đổi về đại thể của các

cơ quan phổi, tim, gan, thận, hệ tiêu hóa

Như vậy, cao cồn có LD0 là 16 g cao/kg và cao flavonoid không có độc tính cấp đường uống

ở liều Dmax là 2,24 g cao/kg Từ đó, chọn khảo sát tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan trên chuột nhắt với liều của cao cồn là 800 mg/kg và 1600 mg/kg (1/20 và 1/10 LD0); cao flavonoid là 80 mg/kg và 160 mg/kg (nhỏ hơn 1/5 Dmax) do cao flavonoid có hiệu xuất chiết từ cao cồn là 10%

Tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan in vivo

Tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của cao Bán chi liên trên chuột nhắt gây tổn thương gan bằng carbon tetraclorid 0,2% (tt/tt) pha trong dầu

ô liu

Tác động trên hoạt tính men gan ALT, AST

Kết quả khảo sát hoạt tính men gan ALT,

AST được trình bày trong Bảng 3

Bảng 3: Chỉ số ALT và AST của các lô chuột thử nghiệm

## p < 0,01; ### p < 0,001 so với lô sinh lý/tween 5%; ***p < 0,001 so với lô chứng bệnh/chứng bệnh + tween 5%

@ p < 0,05; @@ p < 0,01 so lô cao cồn với lô đối chiếu silymarin

Hoạt tính ALT, AST khác biệt không có ý

nghĩa thống kê giữa lô sinh lý với lô tween 5%

hay giữa lô chứng bệnh với lô CCl4+ tween 5%;

chứng tỏ tween 5% không gây tổn thương gan

Ở lô chứng bệnh, ALT tăng gấp 7,5 lần và AST tăng gấp 3,1 lần so với lô sinh lý (p < 0,001) Chứng tỏ CCl4 0,2% (tt/tt) trong dầu ô liu đã gây tổn thương tế bào gan thành công làm phóng

Trang 7

thích ALT, AST ra dịch ngoại bào, làm tăng nồng

độ trong máu

Hoạt tính ALT, AST ở chuột uống cao thử và

silymarin giảm có ý nghĩa thống kê so với lô

chứng bệnh hoặc lô chứng bệnh uống tween 5%

(p < 0,001) Cụ thể: ALT của lô silymarin liều 100

mg/kg làm giảm 6,6 lần, lô cao cồn liều 1600

mg/kg giảm 4,8 lần, liều 800 mg/kg giảm 4,4 lần

so với lô chứng bệnh; cao flavonoid liều 160

mg/kg giảm 6,5 lần, liều 80 mg/kg giảm 6,0 lần so

với lô CCl4 + tween 5% Tương tự, với AST,

silymarin 100 mg/kg làm giảm 4,0 lần, cao cồn

liều 1600 mg/kg và 800 mg/kg đều làm giảm 2,9

lần; cao flavonoid liều 160 mg/kg giảm 2,0 lần,

liều 80 mg/kg giảm 2,4 lần Như vây, cao cồn Bán chi liên giảm hoạt tính ALT kém hơn còn cao flavonoid làm giảm hoạt tính ALT tương đương silymarin giúp các chỉ số này trở về gần mức của chuột sinh lý

Tác động trên hàm lượng MDA, GSH trong gan

Dựa vào phương trình tuyến tính của MDA chuẩn y = 0,09x + 0,092 (R2: 0,983); GSH chuẩn

y = 0,003x + 0,049 (R2: 0,990), hàm lượng MDA, GSH của chuột được xác định và trình bày ở

Bảng 4

Bảng 4: Hàm lượng MDA, GSH trong gan chuột của các lô thử nghiệm

## p < 0,01; ### p < 0,001 so với lô sinh lý/tween 5% ***p < 0,001 so với lô chứng bệnh/chứng bệnh + tween 5%

@ p < 0,05; @@ p < 0,01 so lô cao cồn với lô đối chiếu silymarin

Kết quả cho thấy lượng MDA, GSH khác biệt

không có ý nghĩa thống kê giữa lô sinh lý với lô

tween 5% cũng như giữa lô chứng bệnh với lô

chứng bệnh + tween 5% Điều đó chứng tỏ uống

tween 5% không ảnh hưởng đến hàm lượng

MDA, GSH trong gan Khi tiêm CCl4 0,2%, ở lô

chứng bệnh lượng MDA tăng gấp 1,5 lần; GSH

giảm gấp 1,5 lần so với lô sinh lý (p < 0,001) Như

vậy, CCl4 đã gây tổn thương tế bào gan làm tăng

sinh các gốc oxy tự do

Ở các lô cao thử và silymarin, hàm lượng

MDA thấp hơn và lượng GSH trong gan cao hơn

có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh hoặc lô

chứng bệnh uống tween 5% (p < 0,001) Cao cồn

và cao flavonoid đều làm giảm hàm lượng MDA

khoảng 1,6 lần so với lô chứng bệnh hoặc lô

chứng bệnh uống tween 5% trong khi lô

silymarin làm giảm khoảng 1,4 lần Đối với hàm

lượng GSH, cao flavonoid làm tăng 1,6 lần, cao cồn làm tăng 1,2-1,3 trong khi silymarin làm tăng 1,1 lần Điều này bước đầu cho thấy cao flavonoid có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ gan tốt hơn silymarin

Về đại thể, tất cả gan chuột sinh lý hoặc chuột uống tween 5% có màu đỏ, mặt nhẵn, mật

độ mềm, không phù nề, không sung huyết Chuột ở lô chứng bệnh và lô chứng bệnh uống tween 5%, gan nhạt màu, phù nề, sung huyết, bề mặt có chỗ bạc màu hoặc không trơn láng, có chấm xuất huyết hoặc chấm trắng nhô lên Chuột uống cao toàn phần và cao flavonoid Bán chi liên, silymarin, có gan màu đỏ, bề mặt nhẵn, không phù nề, không sung huyết

Cao cồn 50% và cao flavonoid Bán chi liên làm giảm tổn thương gan trên vi thể ở chuột gây viêm gan bằng CCl4 (Hình 1) Kết quả vi thể

Trang 8

ngẫu nhiên 6 mẫu gan mỗi lô được trình bày trong Bảng 5

Nhu mô gan bình thường Tĩnh mạch trung tâm bình thường Khoảng cửa bình thường

Hoại tử trong tiểu thùy Hoại tử quanh khoảng cửa Viêm quanh khoảng cửa

Hình 1: Hình ảnh vi thể tế bào gan chuột (nhuộm HE)

Bảng 5: Kết quả phân tích vi thể tế bào gan của các lô chuột thử nghiệm

2/6 mẫu viêm gan mức độ tối thiểu (viêm quanh khoảng cửa, hoại tử trong tiểu thùy) Tween 5%

3/6 mẫu bình thường 2/6 viêm gan mức độ tối thiểu (viêm quanh khoảng cửa, hoại tử trong tiểu thùy)

1/6 rải rác có vài ổ bị vôi hóa, hoại tử trong tiểu thùy Chứng bệnh

2/6 mẫu bình thường 4/6 mẫu viêm gan (hoạt tử và thoái hóa tĩnh mạch trung tâm, viêm gan cấp tính áp xe hóa trên nền

viêm gan tối thiểu)

Silymarin

100 mg/kg

4/6 mẫu bình thường 2/6 mẫu viêm gan mức độ tối thiểu (viêm quanh khoảng cửa, hoại tử trong tiểu thùy) Cao cồn

1600 mg/kg

3/6 mẫu bình thường 3/6 mẫu viêm gan mức độ tối thiểu (viêm quanh khoảng cửa, hoại tử trong tiểu thùy) Cao cồn

800 mg/kg

2/6 mẫu bình thường 2/6 mẫu viêm gan mức độ tối thiểu 2/6 viêm gan (hoại tử và thoái hóa ở quanh tĩnh mạch trung tâm) Cao flavonoid

160 mg/kg

4/6 mẫu bình thường 2/6 mẫu viêm gan mức độ tối thiểu (viêm quanh khoảng cửa, hoại tử trong tiểu thùy) Cao flavonoid

80 mg/kg

4/6 mẫu bình thường 2/6 mẫu viêm gan mức độ tối thiểu (viêm quanh khoảng cửa, hoại tử trong tiểu thùy) Như vậy, cao cồn, cao flavonoid của Bán chi

liên trong đề tài này đã cho tác động chống oxy

hóa, bảo vệ gan hiệu quả Kết quả làm giảm tình

trạng tăng hoạt tính ALT, AST huyết tương và

lượng MDA sinh ra trong gan, làm tăng lượng

GSH gan trở phù hợp với những quan sát đại thể

và phân tích vi thể cấu trúc tế bào gan của chuột

ở các lô thử nghiệm Điều này hoàn toàn phù hợp với báo cáo trước đây về tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của Bán chi liên(5) Về cơ chế, tác động này của các cao Bán chi liên có thể giải thích do trong thành phần hoạt chất có hàm lượng lớn các flavonoid, nhóm chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, theo nhiều cơ chế khác

Trang 9

nhau như đánh bắt gốc tự do trực tiếp, thông

qua oxid nitric sau đó đánh bắt oxid nitric, ức

chế hoạt động của xanthin oxidase, giảm bạch

cầu bám dính, ảnh hưởng đến những enzym

khác… (8,10)

KẾT LUẬN

Cao Bán chi liên không có độc tính cấp

đường uống ở liều tối đa Dmax là 25,68 g cao/kg

tương đương 51,37 g nấm khô/kg Uống cao với

liều 5 g/kg trong 7 ngày cho tác động chống oxy

hóa, bảo vệ gan hiệu quả giúp phòng ngừa

những tổn thương do CCl4 0,2% (v/v) gây ra trên

chuột nhắt trắng tương đương đối chứng

silymarin

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dai ZJ, Gao J (2011) In Vitro and In Vivo Antitumor Activity

of Scutellaria barbata Extract on Murine Liver Cancer,

Molecules, 16: 4389-4400

2 Dai ZJ, Lu WF (2013) Protective Effects of Scutellaria barbata

Against Rat Liver Tumorigenesis, Asian Pacific J Cancer Prev,

14(1): 261-265

3 Đỗ Trung Đàm (2014) Phương pháp xác định độc tính cấp

của thuốc, NXB Y học - Hà Nội

4 Đoàn Thị Nhu, Đỗ Trung Đàm, Phạm Duy Mai, Nguyễn

Thượng Dong, Nguyễn Thị Thu Hương Phương pháp

nghiên cứu tác động dược lý của thuốc từ dược thảo, NXB

Khoa Học và Kỹ Thuật, 2006, tr.279-294

5 Lin CC, Shieh DE (1997) Hepatoprotective effect of the fractions of Ban-zhi-lian on experimental liver injuries in

rats, Journal of Ethnopharmacology, 56, 193 - 200

6 Nguyễn Bảo Trân, Trần Quang Vinh, Nguyễn Ngọc Khôi (2011) Tác dụng chống oxy hoá và bảo vệ gan của lá cây

chùm ngây (Moringa oleifera Lam Moringaceae), Tạp chí

Dược học, 421: 25-29

7 Nguyễn Văn Hùng, Phạm Văn Cường, Đoàn Thị Mai Hương, Trịnh Thị Thanh Vân, Nguyễn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Thảo, Trần Văn Hiệu (2009) Nghiên cứu thành phần hóa

học và hoạt tính sinh học cây Bán chi liên Scutellaria barbata D.Don Tạp chí Hóa học, 47(6): 192-198

8 Pietta PG (2000) Flavonoids as antioxidants J Nat Prod.,

63(7): 1035-42

9 Prio RL, Wu X, Schaich K (2005) Standardized methods for the determination of antioxydant capacity and phenolics in

food and dietary supplement, J Agric Food Chem., 55: 2698A

- J

10 Robert JN, Elsvan N (2001) Flavonoids: a review of probable

mechanisms of action and potential applications Am J Clin

Nutr, 74: 418-25

11 Viện dược liệu (2004) Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt

Nam, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tập I, tr 172-173

12 Yoichi S, Shiho S (2000) Phytochemical flavones isolated

from Scutellaria barbata and antibacterial activity against

methicillin resistant Staphylococcus Journal of Ethnopharmacology, 72: 483-488

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2015

Ngày đăng: 15/01/2020, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w