1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy kín đầu trên xương đùi ở người cao tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng

7 96 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 358,76 KB

Nội dung

Bài viết trình bày đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tình trạng loãng xương, kết quả phẫu thuật thay khớp háng trong gãy đầu trên xương đùi ở người cao tuổi.

Trang 1

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY KÍN ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI CAO TUỔI BẰNG PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG

Nguyễn Lê Minh Thống*, Đinh Văn Thủy*

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Gãy đầu trên xương đùi là gãy xương hay gặp ở người cao tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam Tại

Hoa Kỳ hằng năm có khoảng trên 200,000 ca gãy đầu trên xương đùi, tỉ lệ tử vong được báo cáo là từ 15 - 30% với chi phí điều trị tốn trên 10 tỉ đô la Mỹ hàng năm Tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, mỗi năm trung bình

400 lượt bệnh nhân nhập viện vì gãy xương vùng háng Điều trị loại gãy này bằng phương pháp thay khớp háng đạt nhiều ưu điểm so với các phương pháp khác

Mục tiêu: 1 - Đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tình trạng loãng xương

2 - Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng trong gãy đầu trên xương đùi ở người cao tuổi

Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả lâm sàng từ 01/12/2013 đến 19/01/2015 ở những bệnh nhân trên

65 tuổi phẫu thuật thay khớp háng điều trị gãy đầu trên xương đùi bằng các phương pháp thay khớp nhân tạo có hoặc không có buộc vòng thép tăng cộng nẹp vít tăng cường Tái khám, kiểm tra lâm sàng và X-quang sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS và phép kiểm định T

Kết quả: Có 119 bệnh nhân trong đó 94/119 (80,4%) nữ và 23/116 (19,6%) nam Nguyên nhân do tai nạn

sinh hoạt chiếm đa số 106/119 bệnh nhân (90,5%) Số bệnh nhân bị loãng xương từ độ 3 đến độ 2 là 102/119 (chiếm 87,2%) Trong đó mức loãng xương độ 2 chủ yếu ở nhóm bệnh nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi 20/119 (chiếm 16,8%) Sự khác biệt về mức độ loãng xương giữa hai nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p<0,01 Có 97/119 trường hợp đi lại bình thường sau phẫu thuật 05 tháng (chiếm 85,1%), 1/119 trường hợp hạn chế nặng (chiếm 0,9%), không trường hợp nào không đi lại được 13/119 trường hợp bị biến chứng sau mổ gồm: viêm phổi 4/119 trường hợp (3,4%), nhiễm trùng tiết niệu 8/119 (6,8%), loét cùng cụt 1/119 trường hợp (11,1%)

Kết luận: Thay khớp háng cho gãy đầu trên xương đùi ở người cao tuổi loãng xương, mắc nhiều bệnh lý

kèm theo giúp bệnh nhân sớm vận động, tập phục hồi chức năng góp phần lớn vào việc tránh các biến chứng nặng

dễ gây tử vong

Từ khóa: Gãy đầu trên xương đùi

ABSTRACT

EVALUATING THE TREATMENT OUTCOME OF CLOSED PROXIMAL FEMORAL BY HIP

REPLACEMENT IN ELDERLY

Nguyen Le Minh Thong, Đinh Van Thuy

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement of Vol 20 - No 5 - 2016: 164 - 170

Proximal femoral fracture is common in elderly with higher proportion in women than men In United State, about 2000 proximal femoral fractures each year, the motarity rate of 15-30% and the treatment cost is more than

10 million US dollars In Gia Dinh People hospital, 400 admissions caused by hip fracture annually Hip replacement as a treatment option has greater advantages comparing to other methods

Objective: 1 Evaluation the clinical and parainical features of osteoporosis 2 - Evaluation outcome of hip

* Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Trang 2

replacement in proximal femoral fracture in elderly

Methodology: Prospective, descriptive study from 01/12/2013 to 19/01/2015, study population includes

patients with age greater than 65 years old followed hip replacement for proximal femoral fracture with/without agmentation by either wire or screw Follow-up visit with clinical examination and x-ray at first month, third month, sixth month Data interpretation using statistic method by SPSS software and T-test

Result: Total 119 patients which is 94/119 cases (80.4%) in woman and 23/116 cases (19.6 %) in man

Fracture caused by home accident is higher proportion, 102/119 patients (90.5%) 102/119 patients (87.2%) have grade II-III osteoporosis In grade II osteoporosis subgroup, there is a high prevalance in women greater than 80 years old, 20/119 cases (16.8%) The difference in the osteoporotic severity between two subgroups (< 80 and ≥ 80 years old) is significant (p value < 0.01) 97/119 cases can walk normaly at fifth month post-operative (85.1%), 1/119 case has severe limitation of walking function, there is no case can not walk post-operative Complication includes pneumonia in 4/119 cases (3.4%), urinary tract infection in 8/119 cases (6.8%), pressure ulcer over the coccyx in 1/119 cases (11.1)

Keyword: Fractures of the hip and proximal femur

ĐẶT VẤN ĐỀ

Gãy đầu trên xương đùi là gãy xương hay

gặp ở người cao tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam Ở

người già do tình trạng loãng xương nên vùng

mấu chuyển và cổ xương đùi trở thành điểm yếu

dễ bị gãy xương

Tại Hoa Kỳ hằng năm có khoảng trên

200.000 ca gãy đầu trên xương đùi, tỉ lệ tử vong

được báo cáo là từ 15 -30% Hầu hết gãy vùng

này xảy ra ở người trên 70 tuổi và chi phí ước

tính cho việc điều trị các bệnh này hàng năm tốn

khoảng trên 10 tỉ USD(1)

Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Nhân

Dân Gia Định trong 5 năm trở lại đây trung bình

mỗi năm có hơn 400 bệnh nhân bị gãy đầu trên

xương đùi được nhập viện điều trị và số lượng

ngày càng tăng Tại khoa Chấn Thương Chỉnh

Hình Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, chúng tôi

đã triển khai các phương pháp điều trị như kết

hợp xương bằng nẹp DHS, đinh, nẹp khóa, thay

khớp háng đem lại kết quả tốt

Nhằm tổng kết rút kinh nghiệm và từng

bước nâng cao chất lượng điều trị loại gãy

xương này ở cơ sở mình, chúng tôi đã thực

hiện đề tài “Đánh giá kết quả điều trị phẫu

thuật gãy kín đầu trên xương đùiở người cao

tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng” với

mục tiêu nghiên cứu là:

1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng mức độ loãng xương của bệnh nhân gãy đầu trên xương đùi

2 Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy kín đầu trên xương đùi bằng phẫu thuật thay khớp háng

TỔNG QUAN TÀI LIỆU Phân loại gãy đầu trên xương đùi theo Association of Orthopaedic (A.O)

B1 B2 B3

Trang 3

Đặc điểm cấu tạo xương ở đầu trên xương

đùi

Hình 1 Hệ thống cung nhọn và quạt chân đế đầu

trên xương đùi (4,5)

Hình 2 Chỉ số Singh (5)

Chất lượng xương được xác định chính xác

qua đo chỉ số mật độ khoáng xương.Tuy nhiên

trên lâm sàng thường sử dụng chỉ số Singh, chỉ

số này được đánh giá thông qua việc đánh giá

các bè xương trên phim X-quang thường qui để

dánh giá mức độ loãng xương của đầu trên

xương đùi

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm bệnh nhân cao tuổi (trên 65 tuổi)

gãy đầu trên xương đùi được điều trị phẫu thuật

từ ngày 01/12/2013 đến ngày 19/01/2015 tại khoa

ngoại Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Nhân

dân Gia Định TP Hồ Chí Minh

- Gãy đầu trên xương đùi ở bệnh nhân trên

65 tuổi nhóm gãy liên mấu chuyển A1.2; A1.3;

A2; A3.3 Nhóm gãy cổ xương đùi B2, B3 theo

phân loại A.O

- Gãy đầu trên xương đùi đã điều trị bảo tồn hay kết hợp xương bằng phương tiện khác thất bại

- Bệnh nhân, thân nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và tái khám đầy đủ Không kèm bệnh lý nội khoa nặng không thể thực hiện được phẫu thuật

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu mô tả lâm sàng, các bệnh nhân được tái khám, kiểm tra lâm sàng và X-quang sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng

Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học thông thường dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và phép kiểm định T

Phương pháp tiến hành

Chúng tôi sử dụng 1 trong 3 phương pháp

vô cảm sau:

- Tê tủy sống

- Tê ngoài màng cứng

- Mê nội khí quản

Kết quả điều trị tại thời điểm tái khám sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng

- Đau, vị trí đau, tính chất đau, đau khi đi lại hay nghỉ ngơi

- Tình trạng vết mổ: lành tốt hay nhiễm trùng

- Teo cơ vùng đùi

- Biên độ vận động khớp háng

- Dụng cụ hỗ trợ khi đi lại

- Biến dạng ngắn chi

- Chân bị xoay trong hoặc xoay ngoài

- X-quang kiểm tra

- Đánh giá kết quả phục hồi chức năng theo tiêu chuẩn của Kyle và cộng sự(6,10) tại thời điểm tái khám 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng Tham khảo thêm chỉ số đánh giá Merle D’Aubigne’ – Postel + Rất tốt: Bệnh nhân đi lại bình thường, khập khiễng rất ít, không đau, hiếm khi phải dùng gậy

Trang 4

+ Tốt: bệnh nhân đi lại bình thường, khập

khiễng ít, thỉnh thoảng đau, thỉnh thoảng dùng

gậy trợ giúp

+ Trung bình: đi lại hạn chế, đau trung bình,

sử dụng gậy hoặc nạng khi đi lại

+ Xấu: đau liên tục, không có khả năng đi lại,

phải ngồi xe lăn

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian từ 01/12/2013 đến 19/01/2015

có 119 bệnh nhân trên 65 tuổi được phẫu thuật

thay khớp háng điều trị gãy đầu trên xương đùi

tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện

Nhân dân Gia định

Tuổi, giới tính

Bảng 1 Liên quan giữa tuổi và giới (n=117)

- Trong tổng số 117 bệnh nhân được nghiên

cứu, bệnh nhân trẻ tuổi nhất là 65 tuổi, lớn nhất

là 103 tuổi Ở độ tuổi trên 90 có 7 bệnh nhân

(6%) Tuổi trung bình là 79,9 ± 6,47tuổi

- Phần lớn bệnh nhân là nữ giới Tỷ lệ nam /

nữ xấp xỉ 1/4

Nguyên nhân gãy xương:

Bảng 2 Nguyên nhân gãy đầu trên xương đùi( n=

117)

Nguyên nhân chủ yếu của gãy đầu trên

xương đùi ở người cao tuổi chủ yếu là do ngã, có

106 bệnh nhân chiếm tỷ lệ là 90,5%

Có 62 BN gãy chân phải và 55 BN gãy chân

trái.Bệnh nhân bị gãy đầu trên xương đùi chân

bên trái (53%) cao hơn so với chân phải (47%)

Tình trạng loãng xương

Bảng 3 Sự liên quan giữa tuổi và mức độ loãng

xương ( n=117)

Độ loãng xương

Độ tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân bị loãng xương từ độ 3 đến độ 2 Trong đó mức loãng xương độ 2 chủ yếu ở nhóm bệnh nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi

Sự khác biệt về mức độ loãng xương giữa hai nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p<0,01

Bệnh lý nội khoa mãn tính

Bảng 4 Bệnh nội khoa mạn tính kèm theo

Tất cả các bệnh nhân có bệnh lý nội khoa đều được mời các bác sĩ chuyên khoa hội chẩn và điều trị ổn định các bệnh lý mạn tính kèm theo trước khi phẫu thuật

Bảng 5 Thiếu máu trước mổ (n=63)

- 79 bệnh nhân (67,5%) bị thiếu máu và cần phải truyền máu trước mổ

Thời điểm phẫu thuật

Bảng 6 Thời gian từ khi gãy xương đến khi phẫu

thuật (n=117)

Trang 5

Phương tiện phẫu thuật

Bảng 7 Phương tiện phẫu thuật (n=117)

Khớp nhân tạo + buộc vòng

Khớp nhân tạo + nẹp vít

Có 9 bệnh nhân gãy liên mấu chuyển, có

mảnh rời ở mấu chuyển lớn, sau khi thay khớp

chúng tôi buộc chỉ thép để cố định mảnh rời

(7,7%)

Có 1 BN đường gãy nứt dài từ mấu chuyển

lớn xuống 1/3 trên thân xương đùi, chúng tôi đã

bắt nẹp vít + buộc chỉ thép (0,8%)

7 Thời gian nằm viện

Bảng 8 Phân bố bệnh nhân theo thời gian nằm viện (

n=117)

Trong nhóm 117 bệnh nhân gãy đầu trên

xương đùi điều trị bằng phẫu thuật, bệnh nhân

có thời gian nằm viện ngắn nhất là 4 ngày, bệnh

nhân nằm viện lâu nhất là 43 ngày, thời gian

nằm viện trung bình là 15,25 ± 6 ngày

Diễn biến tại vết mổ

Bảng 9 Diễn biến tại vết mổ (n=117)

Nhiễm khuẩn sâu, rò mủ kéo

dài

Có 113 bệnh nhân (96,6%) liền da kỳ đầu, chỉ

có 2 trường hợp có biểu hiện của tình trạng

nhiễm khuẩn nông vết mổ và được phát hiện

sớm được điều trị ổn định, khi xuất viện vết mổ

khô, sẹo liền tốt và hết biểu hiện nhiễm trùng 2

trường hợp tử vong sau mổ tại phòng hồi sức do

nhồi máu cơ tim và viêm phổi nặng suy hô hấp

Không có trường hợp nào bị nhiễm trùng sâu, dò

mủ kéo dài sau mổ

Bảng 10 Các biến chứng toàn thân sau mổ (n=117)

Theo dõi tái khám (đánh giá kết quả sau

mổ 1 tháng, sau mổ 3 tháng)

Bảng 11 Kết quả tái khám sau phẫu thuật 1 tháng

(n=115)

Đau

Chịu lực

Chống chân không

Bảng 12 Kết quả tái khám sau 3 tháng phẫu thuật

(n=114)

Đau

Chịu lực

Kết quả cho thấy mức độ đau giảm dần theo thời gian và mức độ chịu lực tăng dần theo thời gian

Tình trạng đi lại sau 5 tháng

Bảng 13: Tình trạng đi lại của bệnh nhân (n=114)

KẾT LUẬN

Qua những số liệu và kết quả thu được trong công trình nghiên cứu điều trị phẫu thuật thay khớp háng trên 119 bệnh nhân gãy đầu trên xương đùi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ

Trang 6

ngày 01/12/2013 đến ngày 17/01/2015 Chúng tôi

nhận thấy

Phần lớn gặp ở nữ giới với tỉ lệ nam/nữ là

1/4

Ở những bệnh nhân cao tuổi này thì đa số

bệnh nhân có bệnh lý kèm theo như tim mạch,

đái tháo đường chủ yếu là đái tháo đường típ II,

suy dinh dưỡng, thiếu máu, suy thận Những

bệnh lý này làm gia tăng nguy cơ gãy xương,

làm chậm quá trình liền xương và đe dọa trực

tiếp đến sức khỏe người bệnh

Trong nghiên cứu của chúng tôi thời điểm

phẫu thuật sớm nhất là 1 ngày, muộn nhất là 16

ngày, thời gian trung bình từ khi chấn thương

đến khi phẫu thuật là 5,63 ± 3,51 ngày (Bảng 6)

Những trường hợp phẫu thuật sớm là nhờ bệnh

nhân có tổng trạng tốt, ít bệnh lý (trong nghiên

cứu có 7 trường hợp) Bệnh nhân hồi phục

nhanh và kết quả không có biến chứng.Những

trường hợp phẫu thuật muộn là do các yếu tố

như thời gian đến viện muộn, thể trạng yếu do

mắc nhiều bệnh nội khoa cần phải điều trị ổn

định mới mổ được

Vùng đầu trên xương đùi khi gãy thường

mất một lượng máu đáng kể cần phải xem xét

truyền máu trước mổ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian

nằm viện ngắn nhất là 4 ngày, lâu nhất là 43

ngày và thời gian nằm viện trung bình là 15,25

ngày Số ngày nằm viện điều trị của chúng tôi

tương đối dài vì phần lớn bệnh nhân trong mẫu

nghiên cứu của chúng tôi có kèm theo bệnh lý

nội khoa và cần thời gian nằm viện để điều trị về

giới hạn cho phép phẫu thuật an toàn

Sau mổ tất cả các bệnh nhân đều được kiểm

tra vết mổ tốt, tình trạng bệnh lý toàn thân ổn, X

quang kiểm tra tốt mới xuất viện

BÀNLUẬN

Cần quan tâm hơn đến vấn đề loãng xương

nhằm giảm nguy cơ gãy xương đặc biệt là gãy

xương ở người già

Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào cũng rất quan trọng, phải an toàn và phải giúp bệnh nhân sớm vận động tránh các biến chứng tại chỗ cũng như toàn thân như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu, loét tì đè

Cần có thái độ tích cực trong công tác chuẩn

bị cho người bệnh trước mổ, điều trị các bệnh nội khoa, nâng cao thể trạng người bệnh Điều này nhờ vào sự phát triển của các chuyên khoa sâu như Tim mạch, Nội tiết, Hô hấp nên khuyến cáo chỉ thực hiện ở cơ sở điều trị lớn, có đầy đủ các chuyên ngành mũi nhọn

Phẫu thuật sớm sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm Tuy nhiên xử trí cấp cứu loại bệnh này là rất hạn chế do khó kiểm soát được hết các bệnh tật tiềm ẩn

Vấn đề an toàn phẫu thuật, khi gây mê hồi sức trong và sau mổ cần phải được khám tiền phẫu đánh giá, tiên lượng một cách chặc chẽ Trong những năm gần đây, sự tiến bộ của y học với các trang thiết bị hiện đại cùng với sự phát triển đội ngũ phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê hồi sức sau mổ tại Việt Nam nên chỉ định phẫu thuật cho những bệnh nhân lớn tuổi nói chung và cho bệnh nhân gãy đầu trên xương đùi ngày càng

mở rộng Việc phẫu thuật thay khớp háng cho loại gãy này ở nhóm đối tượng người cao tuổi loãng xương, mắc nhiều bệnh lý kèm theo giúp bệnh nhân sớm vận động, tập phục hồi chức năng góp phần lớn vào việc tránh các biến chứng nặng dễ gây tử vong nói trên(2,8,7)

Cần phải kết hợp với vật lý trị liệu sớm ngay trước mổ và cả quá trình điều trị về sau

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Agrawal M et al (2010), "Modiffied minimally invasive approach for dynamic hip screw fixation", Springer,

pp.375-379

2 Appelt A et al (2005), "Complications after Intramedullary Stabilization of Proximal Femur Fractures a Retrospective Analysis of 178 Patients", European Journal of Trauma and Emergency Surgery, pp.262-267

3 Browner B.D (2008), "intertrochanteric hip fractures", Skeletal Trauma, Saunders, Chapter 49

4 Chapman MW (2001), "Fractures of the hip and proximal femur", Chapman's Orthopaedic Surgery, Lippincott Williams

& Wilkins, pp.618-666.45 Kanis J.A et al (2012), "A

Trang 7

systematic review of hip fracture incidence and probability of

fracture worldwide", Springer

5 LaVelle DG (2007), "Hip fractures", Campbell's Operative

Orthopaedics, Mosby Elsevier Part XIII, pp 3237-3296

6 Maeda Y et al (2010), "Comparison of Femoral Morphology

and Bone Mineral Density between Femoral Neck Fractures

and Trochanteric Fractures", Springer, pp.884-889

7 Nguyễn Văn Tuấn và cộng sự (2007), Loãng xương, Nhà xuất

bản y học

8 Stern R et al (2011), "Prospective randomised study comparing

screw versus helical blade in the treatment of low-energy

trochanteric fractures", Springer, pp.1855-1861

9 Tank PW and Gest TR (2009), "The lower limb", Atlas of anatomy, Lippincott Williams & Wilkins, pp.86-158

10 Wiesel SW and Delahay JN (2007), "The hip and femur", Essentials of Orthopaedic Surgery, Springer, pp.415 - 454

Ngày nhận bài báo: 15/8/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/09/2016 Ngày bài báo được đăng: 15/11/2016

Ngày đăng: 15/01/2020, 06:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w