1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khảo sát sự tương quan giữa lâm sàng và siêu âm sinh hiển vi trong chẩn đoán tách khe thể mi do chấn thương đụng dập

7 69 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 419,88 KB

Nội dung

Bài viết trình bày khảo sát sự tương quan giữa triệu chứng lâm sàng và kết quả trên siêu âm sinh hiển vi trong chẩn đoán tách khe thể mi do chấn thương đụng dập.

Trang 1

KHẢO SÁT SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA LÂM SÀNG

VÀ SIÊU ÂM SINH HIỂN VI TRONG CHẨN ĐOÁN TÁCH KHE THỂ MI

DO CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP

Nguyễn Hữu Thế*, Võ Thị Hoàng Lan*

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát sự tương quan giữa triệu chứng lâm sàng và kết quả trên siêu âm sinh hiển vi trong

chẩn đoán tách khe thể mi do chấn thương đụng dập

Phương pháp: Nghiên cứu báo cáo loạt ca 13 mắt đối chiếu và phân tích với dữ liệu hồi cứu 31 mắt từ tháng

5/2012 đến tháng 5/2014

Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi gồm 11 nam và 2 nữ, tuổi trung bình 38,9 ± 7,43 Thị lực ở mức giảm

trung bình và nặng Có 2 trường hợp nhãn áp bình thường, 11 trường hợp nhãn áp thấp Đa số có phù giác mạc

và xuất huyết tiền phòng (84,6%) Chỉ có một trường hợp quan sát được khe tách thể mi khi soi góc tiền phòng

Độ rộng khe tách thể mi trung bình 5,15 ± 2,58 cung giờ và số khe tách thể mi 1,23 ± 0,44 khe Khe tách ở phía dưới chiếm tỷ lệ ít nhất (29%) Trung bình độ rộng khe tách thể mi, số khe tách giữa nhóm nhãn áp thấp và nhãn

áp bình thường khác nhau không ý nghĩa (p = 0,635 > 0,05, Independent Samples T Test và p = 0,641 > 0,05, Mann-Whitney U)

Kết luận: Siêu âm sinh hiển vi là công cụ hữu ích trong chẩn đoán khe tách thể mi do chấn thương đụng

dập Độ rộng và số khe tách thể mi do chấn thương đụng dập không tương ứng với mức độ hạ nhãn áp

Từ khóa: Khe tách thể mi do chấn thương đụng dập, siêu âm sinh hiển vi (UBM)

ABSTRACT

THE RESEARCH OF CORRELATION BETWEEN CLINICAL AND ULTRASOUND BIOMICROSCOPIC

CHARACTERISTICS IN DIAGNOSIS OF TRAUMATIC CYCLODIALYSIS CLEFTS

Nguyen Huu The, Vo Thi Hoang Lan

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 20 - Supplement of No 1 – 2016: 156 - 162

Purpose: To investigate the clinical manifestations and imaging characteristics of ultrasound biomicroscopy

(UBM) in patients with traumatic cyclodialysis clefts

Methods: Case series and retrospective study

Results: Our study included 11 males and 2 females, the average age was 38.9 ± 7.43 years The BCVA

decreased moderate to severe There were 2 cases of normal IOP, 11 cases of hypotony Most of patients had corneal edema and hyphema (84.6 %) Only 1 case was detected cyclodialysis cleft on gonioscopy The cyclodialysis clefts extended for 5.15 ± 2.58 clock hours (range, 1 - 10 clock hours) The mean number of cyclodialysis clefts was 1.23 ± 0.44 (range, 1–2) The inferior cleft is fewest (in 29% of eyes) There was no significant difference between the mean extent or number of cyclodialysis clefts and IOP (p = 0.635 > 0.05, Independent Samples T Test and p = 0.641 > 0.05, Mann-Whitney U)

Conclusion: UBM is a useful tool in the diagnosis of traumatic cyclodialysis clefts There was no association

between the extent, the number of the cleft and the magnitude of hypotony

* Bộ môn Mắt Đại học Y Dược TPHCM

Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Hữu Thế ĐT: 01674560056 Email: huuthenguyen@gmail.com

Trang 2

Key words: Traumatic cyclodialysis cleft, Ultrasound Biomicroscopy (UBM)

MỞ ĐẦU

Khe tách thể mi (cyclodialysis cleft) là một

dạng tổn thương không thường gặp- xảy ra khi

những sợi cơ dọc của cơ thể mi bị rách ra khỏi

cựa củng mạc Sự bất thường này sẽ tạo nên một

đường thoát thủy dịch thứ phát từ tiền phòng

vào khoang thượng hắc mạc(2) Nguyên nhân

thường gặp nhất của khe tách thể mi là do chấn

thương đụng dập nhãn cầu Những trường hợp

này nếu không được phát hiện và điều trị kịp

thời sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí có thể

gây mất thị lực vĩnh viễn(7) Soi góc tiền phòng là

cách truyền thống để chẩn đoán khe tách thể mi

Nhưng kỹ thuật này thường gặp nhiều khó khăn

khi bệnh nhân có khe tách nhỏ hoặc kèm các tình

trạng: xuất huyết tiền phòng, phù giác mạc, tiền

phòng nông, mắt mềm(7) Siêu âm sinh hiển vi

(Ultrasound Biomicroscopy: UBM) là một

phương tiện không xâm lấn và tương đối rẻ cho

phép thấy được cấu trúc góc tiền phòng, mống

mắt, thể mi với độ phân giải cao Năm 1996,

Gentile và cộng sự(5) đã báo cáo 6 trường hợp khe

tách thể mi không phát hiện được bằng soi góc

tiền phòng và chẩn đoán được nhờ UBM Tiếp

theo đó, nghiên cứu của Jeong-Min Hwang năm

2008()6 đã cho thấy vai trò quan trọng của

phương pháp này

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về UBM đều

dùng phương pháp 4 kinh tuyến để khảo sát tại

4 vị trí là 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ và 12 giờ Trong khi

đó, những nghiên cứu trên thế giới về khe tách

thể mi đều khảo sát tất cả 12 kinh tuyến(6,9) Hơn

nữa, chưa có nghiên cứu nào về khe tách thể mi

do chấn thương đụng dập Do vậy chúng tôi tiến

hành nghiên cứu: “Khảo sát sự tương quan giữa

lâm sàng và UBM trong chẩn đoán khe tách thể

mi do chấn thương đụng dập”

Mục tiêu

1 Khảo sát đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của

nhóm bệnh nhân được chẩn đoán khe tách thể

mi do chấn thương đụng dập

2 Xác định đặc điểm hình ảnh khe tách thể

mi trên siêu âm sinh hiển vi của nhóm loạt ca và nhóm hồi cứu

3 Kiểm định sự tương quan giữa lâm sàng

và siêu âm sinh hiển vi ở nhóm loạt ca

PHƯƠNG PHÁP

Đây là nghiên cứu báo cáo loạt ca có đối chiếu và phân tích với dữ liệu hồi cứu từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2014 Chọn tất cả các bệnh nhân khe tách thể mi do chấn thương đụng dập tại Bệnh Viện Mắt Tp.HCM từ 12/2014 đến 05/2015 Bệnh nhân có khả năng hợp tác để UBM

và đồng ý tham gia nghiên cứu Trên UBM: xác định được cấu trúc tiền phòng, cựa củng mạc, khe tách thể mi Những bệnh nhân có phẫu thuật nội nhãn trước đó như phẫu thuật glôcôm, thay thể thủy tinh, phẫu thuật võng mạc - dịch kính, vỡ nhãn cầu, đa chấn thương không được chọn vào nhóm nghiên cứu Đối với nhóm hồi cứu từ dữ liệu trong máy UBM: dữ liệu có đầy

đủ các lát cắt gồm 1 lát cắt khảo sát tiền phòng, 4 lát cắt tại các vị trí 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ và 12 giờ Chất lượng hình ảnh rõ ràng, thấy được cựa củng mạc, thấy được khe tách thể mi

Hình 1: Khe tách thể mi trên siêu âm sinh hiển vi

(mũi tên) Nguồn: Duane (2006)

Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu được giải thích, hiểu và đồng ý tham gia Sau đó bệnh nhân được khai thác bệnh sử, tiền căn, đo thị lực, nhãn áp, khám đèn khe, siêu âm B để loại trừ vỡ nhãn cầu cực sau, soi góc tiền phòng và UBM Bệnh nhân tiến hành UBM: chế độ “Sulcus to sulcus” để khảo sát tiền phòng, bề dày giác mạc

Trang 3

và chế độ “Angle mode” để phát hiện bất

thường ở góc tiền phòng, thể mi Vị trí góc khảo

sát theo thứ tự kinh tuyến từ 1 giờ đến 12 giờ Đo

các thông số trên máy UBM ở lát cắt khảo sát

tiền phòng và 12 lát cắt góc tiền phòng

Biến số nghiên cứu: Dịch tễ và lâm sàng:

tuổi, giới, địa chỉ, mắt chấn thương, thị lực tốt

nhất sau chỉnh kính (BCVA), nhãn áp, phù giác

mạc, xuất huyết tiền phòng, khe tách thể mi xác

định khi soi góc tiền phòng Biến số trên UBM:

xuất huyết tiền phòng, bề dày giác mạc trung

tâm (mm), vùng có khe tách thể mi, độ rộng khe

tách thể mi, số khe tách thể mi

KẾT QUẢ

Có 13 bệnh nhân (gồm 11 nam và 2 nữ) được đưa vào mẫu nghiên cứu (mẫu 1) để đánh giá lâm sàng và sự tương quan giữa lâm sàng với UBM Có 31 bệnh nhân ở nhóm hồi cứu (mẫu 2) được phân tích đối chiếu kết quả trên UBM với mẫu 1

Tuổi trung bình 38,9 ± 7,43 Thị lực giảm trung bình và nặng Có 2 trường hợp nhãn áp bình thường, 11 trường hợp nhãn áp thấp Đa số

có phù giác mạc và xuất huyết tiền phòng (84,6%) Chỉ có một trường quan sát được khe tách thể mi khi soi góc tiền phòng Nguyên nhân không soi được góc tiền phòng là: mắt mềm, giác mạc phù và xuất huyết tiền phòng

Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ lâm sàng của bệnh nhân khe tách thể mi do chấn thương đụng dập

Quan sát được góc tiền

phòng

p < 0,01

(p: phép kiểm chính xác Fisher)

Sự khác biệt giữa có và không có xuất huyết

tiền phòng là có ý nghĩa thống kê (mẫu 1: p =

0,022 < 0,05 Fisher; mẫu 2: p = 0,002 < 0,05 χ2)

Biểu đồ 1: Đặc điểm xuất huyết tiền phòng trên

UBM

Biểu đồ 2: Đặc điểm bề dày giác mạc trung tâm

Trung bình bề dầy giác mạc trung tâm của hai nhóm tương đương nhau Bề dày giác mạc trung tâm ở mẫu 1 là 0,641 ± 0,166 mm, mẫu 2 là 0,573 ± 0,064 mm

Trang 4

Biểu đồ 3: Vùng có khe tách thể mi

Khe tách thể mi do chấn thương đụng dập có

vị trí tổn thương ở vùng phía dưới chiếm tỷ lệ ít

nhất (mẫu 1: 38,5% và mẫu 2: 29%)

Bảng 2: Độ rộng khe tách thể mi

Biến số

(cung giờ)

Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Mẫu 1: Độ rộng khe tách thể mi trung bình là

5,15 ± 2,58 cung giờ, phạm vi từ 1 đến 10 cung

giờ Mẫu 2: Phương pháp 4 kinh tuyến không có

giá trị của biến số độ rộng khe tách thể mi

Biểu đồ 4: Số khe tách thể mi của mẫu 1

Mẫu 1: 76,9 % (10 mắt) tách thể mi chỉ có 1 khe tách và 23,1% (3 mắt) tách thể mi có 2 khe tách, khác nhau không ý nghĩa (p = 0,092 > 0,05, phép kiểm Fisher) Số khe tách thể mi trung bình

là 1,23 ± 0,439 khe

Bảng 3: Tương quan về xuất huyết tiền phòng

Đặc điểm (Số mắt) XHTP trên lâm sàng Tổng

Không Có

Tất cả các bệnh nhân xuất huyết tiền phòng đều được phát hiện trên UBM UBM chẩn đoán xuất huyết tiền phòng chỉ kết luận được có tổn thương này hay không Đối với từng mức độ xuất huyết trên lâm sàng, UBM không có hình ảnh tương ứng do bệnh nhân ở tư thế nằm

Bảng 4: Tương quan về nhãn áp và độ rộng khe tách

thể mi

Độ rộng khe tách (cung giờ) Nhóm nhãn áp Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

p

Bình thường

Trung bình độ rộng khe tách giữa nhóm nhãn áp thấp và nhãn áp bình thường khác nhau không ý nghĩa (p = 0,635 > 0,05, phép kiểm Independent Samples T Test) Mức độ hạ nhãn áp không tương ứng với độ rộng khe tách thể mi

Trang 5

Bảng 5: Tương quan về nhãn áp và số khe tách thể mi

Số khe tách Nhóm nhãn

áp

Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

p

Số khe tách thể mi giữa nhóm nhãn áp thấp

và nhãn áp bình thường khác nhau không ý

nghĩa (p = 0,641 > 0,05, phép kiểm

Mann-Whitney U) Mức độ hạ nhãn áp không tương

ứng với số khe tách thể mi

BÀN LUẬN

Khe tách thể mi do chấn thương đụng dập là

một tổn thương không thường gặp Trên thế giới

đã có nhiều tác giả thực hiện báo cáo một ca

nhưng có rất ít những nghiên cứu có cỡ mẫu lớn

về loại tổn thương này Số lượng bệnh nhân lớn

nhất trong các nghiên cứu là 32 mắt (31 bệnh

nhân), do tác giả Hwang và cộng sự thực hiện

trong 9 năm(6) Nghiên cứu có số bệnh nhân

nhiều thứ 2 là của Kuchle và Naumann trong 13

năm với 29 bệnh nhân(9)

Về đặc điểm dịch tễ và lâm sàng, nghiên cứu

hiện tại cho kết quả tương tự với các nghiên cứu

trên thế giới Nam giới bị khe tách thể mi do

chấn thương mắt luôn nhiều hơn nữ giới Theo

Deborah Pavan-Langston: nam giới là nguồn lao

động chính nhiều hơn nữ giới; nam giới liên

quan đến ẩu đả nhiều hơn nữ(11) Khe tách thể mi

do chấn thương đụng dập thường xảy ra ở nhóm

người trẻ tuổi Thị lực tốt nhất sau chỉnh kính

của bệnh nhân tại thời điểm vào viện hầu hết ở

mức giảm trung bình đến giảm nặng(1,6) Theo

Ioannidis, thị lực giảm trong khe tách thể mi do

chấn thương đụng dập do nhiều nguyên nhân:

phù giác mạc, xuất huyết tiền phòng, xếp nếp

hắc võng mạc, phù đĩa thị(7)

Bệnh nhân có khe tách thể mi do chấn

thương đụng dập nhãn cầu thường có nhãn áp

thấp(1) Nghiên cứu hiện tại cũng cho kết quả

tương tự, nhãn áp thấp chiếm 11 mắt so với

nhãn áp bình thường là 2 mắt (nhãn áp lần lượt

là 6,5 mmHg và 12,2 mmHg) Vì chúng tôi dùng

nhãn áp kế Schiötz nên giá trị nhãn áp thấp nhất

mà chúng tôi ghi nhận được là 4 mmHg Những bệnh nhân có nhãn áp thấp hơn mức đó thì không đo được giá trị nhãn áp cụ thể Đối với những trường hợp này, chúng tôi chỉ có thể ghi nhận nhãn áp là < 4 mmHg Do vậy, chúng tôi không có giá trị nhãn áp trung bình để so với các nghiên cứu trên thế giới

Bảng 6: Trung bình nhãn áp trong các nghiên cứu

Tác giả Nhãn áp (mmHg)

Trung bình

Độ lệch chuẩn Phạm vi

Nguyễn Hữu Thế và

Tình trạng nhãn áp thấp (< 6 mmHg) sẽ làm cho mắt bệnh nhân mềm, tiền phòng nông Do

đó việc soi được góc tiền phòng sẽ gặp khó khăn Trong những tình huống này, UBM là công cụ hữu ích để quan sát góc tiền phòng và để chẩn đoán khe tách thể mi(6,8,10)

Các nghiên cứu hiện nay đều cho thấy, soi góc tiền phòng theo phương pháp truyền thống

sẽ khó quan sát được khe tách thể mi do chấn thương đụng dập(5) Trong nghiên cứu của Ioannidis, tác giả lặp lại soi góc sau khi bơm nhầy vào tiền phòng và quan sát được khe tách thể mi ở tất cả các trường hợp Trong nghiên cứu hiện tại, chúng tôi chỉ quan sát được góc tiền phòng ở một bệnh nhân Trường hợp này, bệnh nhân đã chấn thương mắt 1 tháng, không phù giác mạc và không xuất huyết tiền phòng Những trường hợp còn lại trong mẫu nghiên cứu không quan sát được góc tiền phòng Nguyên nhân không soi được góc tiền phòng: phù giác mạc, xuất huyết tiền phòng, tiền phòng nông, nhãn áp thấp

Hầu hết các nghiên cứu về khe tách thể mi

do chấn thương đụng dập đều ghi nhận độ rộng trung bình của khe tách là 3 - 4 cung giờ(1,6) Nghiên cứu hiện tại cũng cho kết quả tương tự,

Trang 6

ở mẫu 1: độ rộng trung bình khe tách thể mi là

5,15 ± 2,58 cung giờ (phạm vi, 1 – 10 cung giờ)

Trong nghiên cứu của Kuchle - Naumann và

nghiên cứu của Agrawal - Shah, độ rộng khe

tách thể mi được ghi nhận với độ chính xác là 0,5

cung giờ Trong khi nghiên cứu của Hwang và

nghiên cứu của chúng tôi chỉ ở mức 1 cung giờ

Nguyên nhân của sự khác biệt này là do UBM

khảo sát từng vị trí theo 12 cung giờ nên độ rộng

tối thiểu của khe tách là 1 cung giờ Soi góc tiền

phòng sau khi bơm nhầy sẽ quan sát được khe

tách thể mi chính xác hơn UBM, độ rộng tối

thiểu là 0,5 cung giờ(1,9)

Siêu âm sinh hiển vi theo phương pháp 4

kinh tuyến, bệnh nhân được khảo sát 1 lát cắt

tiền phòng và 4 vị trí khảo sát góc tiền phòng lần

lượt là là 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ và 12 giờ Phương

pháp này xác định có hay không có khe tách thể

mi tại 4 vị trí được khảo sát, không xác định

được kích thước khe tách Đối với những vị trí

không khảo sát, nếu có tổn thương khe tách nhỏ

kèm theo thì chúng đã bị bỏ sót

Nghiên cứu của Kuchle và Naumman ghi

nhận 86,9 % bệnh nhân có 1 khe tách thể mi, số

lượng khe tách trung bình là 1,13 ± 0,34 (phạm

vi, 1 – 2 khe)(9) Nghiên cứu của Agrawal và Shah

cho thấy 64,7 % bệnh nhân có 1 khe tách thể mi-

trung bình số lượng khe tách thể mi là 1,47 ± 0,72

(phạm vi, 1 – 3 khe)(1) Nghiên cứu hiện tại cũng

có kết quả tương tự, ở mẫu 1: 76,9% bệnh nhân

tách thể mi do chấn thương đụng dập với 1 khe,

số lượng khe tách trung bình 1,23 ± 0,44 khe

(phạm vi, 1 – 2 khe) Do vậy, trong quá trình

khám bệnh nhân chấn thương đụng dập, nếu

phát hiện có 1 khe tách thì vẫn phải tiếp tục tìm

những khe tách khác Những khe tách nhỏ nằm

ở hai đầu của khe tách lớn dễ bị bỏ sót trong quá

trình soi góc tiền phòng(8)

Các nghiên cứu về khe tách thể mi do chấn

thương đụng dập có nhận xét không tương đồng

với nhau về vị trí của tổn thương Trong nghiên

cứu của Agrawal và Shah với 17 trường hợp, có

48% số mắt có khe tách thể mi ở phía dưới, 29%

số mắt có tổn thương ở phía trên, hai phía mũi

và thái dương có tỷ lệ bằng nhau là 14%(1) Theo Kuchle và Naumann thì thứ tự vùng tổn thương khe tách thể mi là ở phía trên (66% số mắt), tiếp đến là phía mũi (chiếm 52% số mắt), thái dương (chiếm 41 % số mắt) và sau cùng là phía dưới (chiếm 31 % số mắt)(9) Theo nghiên cứu của Ioannidis thì không có sự khác nhau giữa 4 vùng

ở bệnh nhân khe tách thể mi do chấn thương đụng dập(8) Nghiên cứu hiện tại cho kết quả biểu đồ 4: Khe tách thể mi ở phía dưới chiếm tỷ

lệ ít nhất mẫu 1 là 38,5%, ở mẫu 2 là 29%; tương đồng với Kuchle và Naumann

Tuy không có sự thống nhất giữa các kết quả nghiên cứu về vị trí thường gặp của khe tách thể

mi, tác giả Ioannidis nhận định rằng vị trí tổn thương khe tách thể mi có ảnh hưởng đến kết quả điều trị(8)

Khe tách thể mi do chấn thương đụng dập thường có tình trạng hạ nhãn áp, nhưng không

có sự liên quan giữa mức hạ nhãn áp và độ rộng khe tách thể mi(1,3,7,10) Nghiên cứu của chúng tôi:

11 bệnh nhân với khe tách thể mi có độ rộng dao động trong phạm vi từ 1 đến 10 cung giờ đều có mức nhãn áp là < 4 mmHg; 1 bệnh nhân với khe tách thể mi rộng 5 cung giờ có mức nhãn áp là 6,5 mmHg; bệnh nhân có nhãn áp cao nhất trong nhóm nghiên cứu là 12,2 mmHg với độ rộng khe tách là 7 cung giờ

Mặc dù nguyên nhân hạ nhãn áp là do khe tách thể mi làm thủy dịch tăng thoát, nhưng điều này vẫn chưa giải thích được hết mức hạ nhãn áp Một nguyên nhân nữa được Rebika đưa ra để giải thích cho tình trạng hạ nhãn áp

là sự giảm tưới máu thể mi(3) Tình trạng này gây tổn thương thể mi từ đó làm giảm sự sản xuất thủy dịch Hiện tại chưa có nghiên cứu nào đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán hoặc sử dụng siêu âm sinh hiển vi hay bất kỳ một phương pháp nào khác để chẩn đoán được tình trạng giảm tưới máu thể mi

Trong nghiên cứu của Agrawal - Shah số khe tách thể mi của bệnh nhân dao động trong phạm

Trang 7

vi từ 1 đến 3 khe và số khe tách này không có

tương quan với mức hạ nhãn áp của bệnh

nhân(1) Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết

quả tương tự, 10 bệnh nhân với 1 khe tách thể mi

có mức nhãn áp là < 4 mmHg – 12,2 mmHg, 3

bệnh nhân với 2 khe tách thể mi có mức nhãn áp

<4 mmHg; đa số bệnh nhân có nhãn áp < 4

mmHg cho dù số khe tách khác nhau Do đó,

việc điều trị đóng hết các khe tách thể mi thì mới

có thể hồi phục được nhãn áp của bệnh nhân về

mức bình thường

KẾT LUẬN

Siêu âm sinh hiển vi là công cụ hữu ích trong

chẩn đoán khe tách thể mi do chấn thương đụng

dập Nên sử dụng công cụ này nếu khám lâm

sang nghi ngờ có khe tách thể mi Độ rộng và số

khe tách thể mi do chấn thương đụng dập không

tương ứng với mức độ hạ nhãn áp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Agrawal P, Shah P (2013), "Long-term outcomes following

the surgical repair of traumatic cyclodialysis clefts" Eye, 27

(12), pp 1347-1352

2 Bhende M, Lekha T, Vijaya L, Gopal L, Sharma T, et al

(1999), "Ultrasound Biomiscroscopy in the diagnosis and

management of cyclodialysis clefts" Indian J Ophthalmol, 47

(1), pp 19-23

3 Dhiman R, Sobti A, Khandjuja S, Garg SP (2011-),

"Management of cyclodialysis cleft" Journal of Current Glaucoma Practice, 5 (2), pp 3

4 Firat PG, Doğanay S (2012), "Anterior Segment Complications in Ocular Contusion" J Trauma Treatment Journal of Trauma & Treatment, 01 (01), pp 3-9

5 Gentile RC, Pavlin CJ, Liebmann JM, Easterbrook M, Tello

C, et al (1996), "Diagnosis of traumatic cyclodialysis by ultrasound biomicroscopy" Ophthalmic Surg Lasers, 27 (2),

pp 97-105

6 Hwang J, Ahn K, Kim C, Park K, Kee C (2008), "Ultrasonic biomicroscopic evaluation of cyclodialysis before and after direct cyclopexy" Archives of Ophthalmology, 126 (9), pp 1222-1225

7 Ioannidis AS, Barton K (2010), "Cyclodialysis cleft: causes and repair" Curr Opin Ophthalmol, 21 (2), pp 150-4

8 Ioannidis AS, Bunce C, Barton K (2014), "The evaluation and surgical management of cyclodialysis clefts that have failed

to respond to conservative management" British Journal of Ophthalmology, 98 (4), pp 544-549

9 Kuchle M, Naumann GO (1995), "Direct cyclopexy for traumatic cyclodialysis with persisting hypotony Report in

29 consecutive patients" Ophthalmology, 102 (2), pp 322-33

10 Murta F, Mitne S, Allemann N, Paranhos Junior A (2014),

"Direct cyclopexy surgery for post-traumatic cyclodialysis with persistent hypotony: ultrasound biomicroscopic evaluation" Arq Bras Oftalmol, 77 (1), pp 50-3

11 Pavan-Langston D (2007), "Burns and Trauma", In: Manual

of Ocular Diagnosis and Therapy, Lippincott Williams & Wilkins, Sixth, pp 14-17

Ngày nhận bài báo: 24/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 01/02/2016

Ngày đăng: 14/01/2020, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w