1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đặc điểm giải phẫu bệnh u sau phúc mạc

6 98 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 322,84 KB

Nội dung

U sau phúc mạc (USPM) là các khối u hình thành và phát triển từ các thành phần mô mỡ, mô cơ, mô thần kinh, mô sợi, mạch máu, và các thành phần khác ở khoang sau phúc mạc. Bài viết trình bày nghiên cứu (NC) các đặc điểm giải phẫu bệnh đại thể và vi thể của u sau phúc mạc.

Trang 1

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH U SAU PHÚC MẠC

Nguyễn Thanh Anh Tuấn*, Ngô Quốc Đạt ** , Hứa Thị Ngọc Hà **

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: U sau phúc mạc (USPM) là các khối u hình thành và phát triển từ các thành phần mô

mỡ, mô cơ, mô thần kinh, mô sợi, mạch máu, và các thành phần khác… ở khoang sau phúc mạc Vì vậy các

u này có đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học rất đa dạng gây rất nhiều khó khăn trong chẩn đoán giải phẫu bệnh.USPM chiếm 0,5% của các khối u ác tính và khoảng 0,2% của tất cả các loại u

Mục tiêu: Nghiên cứu (NC) các đặc điểm giải phẫu bệnh đại thể và vi thể của u sau phúc mạc

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 91 trường hợp (TH) USPM tại Bộ môn Giải phẫu bệnh,

Đại học Y Dược TP.HCM

Kết quả: Độ tuổi phổ rộng, tuổi trung bình là 47,7 ± 16,5; tỉ lệ nam/nữ: 0,6 Nhóm kích thước u

1-5cm chiếm tỉ lệ cao nhất (37,4%), tỉ lệ u ác tính của nhóm u có kích thước >1-5cm cao hơn nhóm u có kích thước ≤ 5cm U loại tế bào hình thoi chiếm tỉ lệ cao nhất (51,6%), u đa dạng tế bào (24,2%), u tế bào hình tròn (22%) và 2,2% u tế bào dạng biểu mô 39 TH thuộc nhóm u lành tính (42,9%), nhóm ác tính có 52

TH (57,1%), trong đó 18 TH sarcôm mô mềm (19,8%), 18 ca u mô đệm đường tiêu hóa (19,8%), u thần

kinh ngoại biên ác tính có 5 TH (5,4%), lymphôm có 9 TH (9,9%), u tế bào mầm có 2 TH (2,2%)

Kết luận: U sau phúc mạc có đặc điểm mô học rất đa dạng, chủ yếu thuộc nhóm u ác tính

Từ khóa: U sau phúc mạc

ABSTRACT

A STUDY OF PATHOLOGICAL FEATURES OF RETROPERITONEAL TUMORS

Nguyen Thanh Anh Tuan, Ngo Quoc Dat, Hua Thi Ngoc Ha

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement of Vol 20 - No 2 - 2016: 160 - 165

Introduction: Retroperitoneal tumors were composed of the group of tumors araising from adipose

tissue, muscle tissue, fibrous tissue, vascular structure, peripheral nervous structure… of retroperitoneal space Those presented a diversity not only in clinical manifestations but also in histopathological features Retroperitoneal tumors were rare tumors with an estimate about 0.5% of malignant tumors and about 0.2% of all tumors

Objective: To study the pathological features of retroperitoneal tumors

Methods: A cross-sectional descriptive study of 91 cases diagnosed retroperitoneal tumors at

Pathology Department, University of Medicine and Pharmacy, HCM City

Results: Mean age was 47.7± 16,5 Male to female ratio was 0.6 Tumors with 1-5cm in greatest

diameter were the most common, with 37.4% The malignant tumors were predominant in group of tumor size >5cm and vice versa in group of tumor size ≤ 5cm Spindle cell tumors were the most common 51.6%, 24.2% were pleomorphic tumors, 22% were round cell tumor and only 2.2% were epithelioid tumors 42.9% were classified as benign tumors and 57.1% were classified as malignant tumors with 19.8% were soft tissue tumors, 19.8% were GISTs, and 5.4% were malignant peripheral nerve sheet tumors, 9.9%

* Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

** Khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Trang 2

were lymphoma, and only 2.2% were germ cell tumors

Conclusions: The histopathological features of retroperitoneal tumors were very diversified and most

of them were malignant

Keywords: Retroperitoneal tumors

ĐẶT VẤN ĐỀ

U sau phúc mạc (USPM) là các khối u

hình thành và phát triển từ các thành phần

mô mỡ, mô cơ, mô thần kinh, mô sợi, mạch

máu, và các thành phần khác… ở khoang sau

phúc mạc, các u này không có nguồn gốc thật

sự từ các tạng sau phúc mạc như: thận, tuyến

thượng thận, niệu quản, các mạch máu lớn:

động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ dưới,

cùng các nhánh bên và nhánh tận của

chúng(20)

USPM chiếm 0,5% của các khối u ác tính

và khoảng 0,2% của tất cả các loại u(7,17) Đặc

điểm mô bệnh học của USPM rất đa dạng,

chủ yếu là u ác tính khoảng 90%(3,20) Xét

nghiệm mô bệnh học xác định về bản chất,

nguồn gốc, phân loại USPM giúp ích cho việc

chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh(8,10),

góp phần phong phú thêm những hiểu biết

về USPM trên bệnh nhân Việt Nam Câu hỏi

nghiên cứu (NC) được đặt ra là: Tỉ lệ lành

tính và ác tính của USPM là bao nhiêu? Đặc

điểm giải phẫu bệnh thường gặp là gì? Vì vậy

chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu

xác định tỉ lệ các u sau phúc mạc

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô tả cắt ngang đặc điểm giải phẫu bệnh

đại thể và vi thể của 91 trường hợp u sau

phúc mạc tại Bộ môn Giải Phẫu Bệnh (GPB) –

Đại học Y Dược (ĐHYD) – Thành phố Hồ Chí

Minh (TP.HCM) thời gian từ 01/01/2008 đến

31/04/2015 Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS

16.0, sử dụng các phép kiểm thống kê để

kiểm chứng và so sánh các kết quả thu được

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Tuổi và giới

Trong NC này, tuổi nhỏ nhất 3 tuổi, lớn

nhất 89 tuổi và tuổi trung bình 47,7 ± 16,5 Nhóm tuổi thường gặp nhất là 50-59 tuổi (31,9%), nhóm 40-49 tuổi chiếm tỉ lệ 20,9%, nhóm 30-39 tuổi (12,1%) và 60-69 tuổi (14,3%), nhóm 20-29 tuổi (8,8%) và 70-79 tuổi (4,4%), chỉ có 3,3% nhóm 0-9 tuổi Nữ 57 (62,6%) mắc bệnh nhiều hơn nam 34 (37,4%) với tỉ lệ nam/nữ: 0,6

Bảng 1: Bảng đối chiếu tuổi và giới của USPM

với các tác giả

Lê Quý Sơn(11) 49,98 0,86 Nguyễn Thúy Oanh(15) 53 0,8 Phạm Quang Hà(17) 40,5 0,94

Mendenhall(12) 54 1,2 Chúng tôi nhận thấy sự tương đồng về tuổi và giới với các tác giả khác

Phân nhóm mô học của USPM

NC này, nhóm ác tính có 52 trường hợp (TH) (57,1%), nhóm u lành tính 39 TH (42,9%)

Bảng 2: Bảng đối chiếu độ mô học lành tính và ác

tính của USPM với các tác giả

tính

Mô học ác tính

Phạm Quang Hà(17) 52,3% 47,7%

Hồ Xuân Tuấn(6) 52,8% 47,2% Nicholson(16) 15% 85% Theo bảng 2, hầu hết các NC đều ghi nhận

u thuộc nhóm ác tính cao chiếm tỉ lệ rất cao, điều này cho thấy đa số USPM có biểu hiện triệu chứng lâm sàng là những u ác tính có kích thước lớn biểu hiện triệu chứng gián tiếp qua chèn ép các cơ quan lân cận

Về tỉ lệ các loại mô học của USPM, NC này cũng ghi nhận 18 TH sarcôm mô mềm (19,8%), 18 TH của u mô đệm đường tiêu hóa

Trang 3

(UMĐĐTH) (19,8%), u thần kinh ngoại biên

ác tính có 5 TH (5,4%), lymphôm có 9 TH

(9,9%), u tế bào mầm có 2 TH (2,2%) và nhóm lành tính có 39 TH (42,9%)

Bảng 3: Bảng so sánh tỉ lệ mô học của USPM với các tác giả

N=91

Lê Quý Sơn (10,11) N=93

Phạm Quang

Hà (17) N=107

Hồ Xuân

(16)

Sarcôm đa dạng không đặc hiệu 5,4% 0%

U TK ngoại biên ác tính 5,4% 9,67% 3,6%%

Như sarcôm mỡ, sarcôm cơ trơn, sarcôm

đa dạng không đặc hiệu tỉ lệ như nhau chiếm

5 TH (5,4%) trong 91 TH khảo sát, còn lại

sarcôm cơ vân chiếm 2 TH, sarcôm sợi chiếm

1 TH

Theo bảng 3, về phân nhóm mô học các

tác giả đều có các loại mô học rất đa dạng

Đặc biệt NC của chúng tôi ghi nhận 18 TH

UMĐĐTH, trong khi các tác giả khác không

có ghi nhận, đây là những UMĐĐTH ngoài

đường tiêu hóa được chẩn đoán xác định

dương tính dấu ấn CD117 (+) CD117 (+)

ngoài ý nghĩa trong chẩn đoán u mô đệm

đường tiêu hóa còn có ý nghĩa trong liệu

pháp nhắm trúng đích với ức chế cạnh tranh

với tyrosin kynase của KIT nhằm cải thiện

diễn tiến di căn của u

Ngược lại các tác giả trong nước và nước

ngoài đều có nhóm mô học sarcôm mô mềm

đều cao theo Lê Quý Sơn(11), 26,8%; Phạm

Quang Hà(17), 40,2%; Hồ Xuân Tuấn(6), 47,3%

và Nicholson(16), 50% Theo Chiapa(2), phần

lớn sarcôm mô mềm sau phúc mạc là ác tính,

chiếm đến 30% các loại USPM

NC này u có nguồn gốc thần kinh (TK)

chiếm 31 TH (34,1%) cũng tương đồng với

NC của các tác giả trong nước như sau Lê

Quý Sơn(10) , 20,43%; Trịnh Hồng Sơn(20), 28,6%; Nguyễn Bửu Triều(14), 20%

Nhóm u lymphôm ở sau phúc mạc rất thấp, Roisai J và Ackerman(18) USPM nhóm lymphôm rất hiếm, thường là lymphôm lan tỏa tế bào to dòng B NC này có 9 TH (9,9), trong đó lymphôm tế bào to, lan tỏa, dòng B chiếm 5 TH (5,4%) cao nhất trong nhóm lymphôm, tương tự với NC của Phạm Quang

Hà(17), 6 TH chiếm 5,6%

Đặc điểm giải phẫu bệnh của USPM

Kích thước u

Bảng 4: So sánh kích thước u của USPM với các

tác giả khác

Kích thước

NC chúng tôi

Lê Quý Sơn (10,11)

Phạm Quang

Hà (17)

1-5cm 34 (37,4%) 27,95% 12 (13%)

>5-10cm 21 (23,1%) 45,16% 46 (50%)

>10cm 20 (22%) 26,88% 34 (37%) Không xác

Theo bảng 4, NC này ghi nhận nhóm u có kích thước 1-5 cm chiếm tỉ lệ cao nhất 37,4%, cao hơn các NC khác Tuy nhiên nhóm u

>5-10 cm và >>5-10 cm cũng chiếm tỉ lệ khá cao tương đồng với các NC khác Điều này một lần nữa khẳng định USPM ở thời điểm phát

Trang 4

hiện có kích thước lớn Chúng tôi cũng ghi

nhận kích thước u càng lớn thì tỉ lệ ác tính

càng tăng

Theo Brenman MF(1), rõ ràng rằng sarcôm

mô mềm nguyên phát có kích thước càng lớn

thì nguy cơ di căn và gây chết càng cao, đặc

biệt là u mô mềm của USPM Kích thước u

cũng là yếu tố cho biết khả năng kiểm soát tại

chỗ, tại vùng bằng phẫu thuật đơn thuần hay

kèm với xạ trị Kích thước u liên quan rõ ràng

với tiên lượng Tái phát sớm thì độ mô học

đóng vai trò quan trọng, trong khi đó, tái phát

muộn thì kích thước đóng vai trò quan trọng

Enzinger Franz M và Weiss Sharon W(4)

cũng ghi nhận được mối tương quan giữa

thời gian sống còn không bệnh với kích thước

u (bảng 5)

Bảng 5: Bảng thời gian sống 5 năm liên quan kích

thước u đối với sarcôm mô mềm độ mô học cao (4)

năm không bệnh (%)

Đặc điểm vi thể

Hình thái tế bào

Trong NC này USPM loại tế bào hình thoi

47 TH (51,6%), kế đến là đa dạng tế bào 22 TH

(24,2%), tế bào hình tròn 20 TH (22%) và 2 TH

u tế bào dạng biểu mô (2,2%) 47 TH u tế bào

hình thoi, có 18 TH ác tính (38,3%) Thường

gặp nhất là UMĐĐTH và u vỏ bao TK lành

tính đều có 13 TH, u sợi TK lành tính 6 TH, u

cơ trơn lành tính 5 TH, sarcôm cơ trơn 3 TH

U TK ngoại biên ác tính, u hạch TK lành tính,

u cơ mỡ mạch máu lành tính 2 TH và u sợi

đơn độc lành tính 1 TH

Theo Fletcher(5) và Enzinger(4), sarcôm mô

mềm (trong đó của USPM chiếm 15%) 1/3 số

TH là tế bào hình thoi và 1/3 số TH là đa dạng

tế bào, còn lại là tế bào dạng biểu mô và tế bào tròn

NC của Thái Anh Tú(19) trên 122 TH sarcôm mô mềm có 42 TH (34,4%) là tế bào hình thoi, 38 TH (32%) là đa dạng tế bào, 14

TH (11,5%) tế bào dạng biểu mô, 11 TH (9%)

là tế bào tròn nhỏ Trong đó u vỏ bao TK ngoại vi ác tính gặp nhiều nhất, u mô bào sợi

ác tính, kế đến là sarcôm sợi, sarcôm hoạt mạc, sarcôm cơ trơn, sarcôm cơ vân

NC của Ngô Quốc Đạt(13) trên 131 TH của UMĐĐTH loại tế bào hình thoi chiếm 92 TH (70,2%) Loại tế bào dạng biểu mô và loại hỗn hợp tế bào dạng biểu mô và tế bào hình thoi chiếm tỉ lệ thấp và gần tương đương nhau, lần lượt là 15,3% và 14,5%

Weiss và Enzinger(4), USPM thường đa dạng tế bào, hình thoi, hình tròn, đa dạng tế bào, giống biểu mô hay tế bào hình tròn và những tế bào này có thể sắp xếp dạng bó, xoáy lốc hay dạng hốc, trên nền có hóa niêm hay không AFIP(9) đã phân tích những đặc điểm tế bào, cách sắp xếp tế bào, mô nền dạng niêm để có thể chẩn đoán hoặc hướng tới những khả năng chẩn đoán Sarcôm tế bào tròn hầu hết là u độ mô học cao, sarcôm đa dạng tế bào cũng tương tự, ngược lại, hầu hết sarcôm dạng niêm là độ mô học thấp

NC này có 22 TH (24,2%) USPM đa dạng

tế bào, thường gặp nhất là UMĐĐTH 5 TH, tiếp đến là sarcôm mỡ 4 TH, tiếp theo là sarcôm đa dạng không đặc hiệu 3 TH, sarcôm

cơ vân, sarcôm cơ trơn, u tế bào mầm đều có

2 TH và sau cùng là sarcôm sợi 1 TH Thái Anh Tú(19), nhóm sarcôm đa dạng tế bào có 38

TH, thứ tự thường gặp là u mô bào sợi ác tính

13 TH, sarcôm cơ vân thể đa dạng 11 TH, sarcôm mỡ thể đa dạng 3 TH

NC này USPM tế bào hình tròn 20 TH, trong đó 12 TH ác tính (60%), thường gặp nhất là lymphôm có 9 TH, kế đến là u cận hạch 5 TH, sau đó là bệnh Castleman 3 TH, sarcôm đa dạng không đặc hiệu 2 TH, 1 TH

Trang 5

sarcôm mỡ có Theo Enzinger(4) nhóm tế bào

tròn gồm có sarcôm cơ vân thể hốc, sarcôm cơ

vân dạng phôi, u TK ngoại bì phôi nguyên

phát, sarcôm mỡ dạng tế bào tròn Khi u có tế

bào nhân tròn, bào tương nhiều, đa diện, cần

phân biệt carcinôm di căn, mêlanôm

Thái Anh Tú(19), có 11 TH tế bào tròn kích

thước nhỏ trong đó có 6 TH sarcôm cơ vân

dạng hốc, u TK ngoại bì phôi nguyên phát

của dây TK ngoại vi, 4 TH và 1 TH sarcôm

biệt hóa kém

Trong NC này, 2 TH USPM tế bào dạng

biểu mô là u mạch máu lành tính, không ghi

nhận TH nào ác tính Sarcôm có dạng tế bào

dạng biểu mô là sarcôm phần mềm dạng hốc,

sarcôm dạng biểu mô, sarcôm mạch máu

dạng biểu mô, sarcôm cơ trơn, u vỏ bao TK

ngoại vi ác tính dạng biểu mô và sarcôm hoạt

mạc Thái Anh Tú(19), 14 TH u tế bào dạng

biểu mô, trong đó sarcôm mạch máu 4 TH,

sarcôm cơ vân 2 TH, sarcôm dạng biểu mô 1

TH, sarcôm mô mềm dạng hốc 1 TH

Cách sắp xếp tế bào của USPM

Enzinger(4) và Kempson RL(9) chia thành

nhiều nhóm với cách sắp xếp tế bào u thường

gặp như dạng bó, dạng xoáy lốc, dạng đám

rối, dạng hốc giúp định hướng chẩn đoán loại

mô học (Bảng 6)

Bảng 6: Cách sắp xếp tế bào của các loại

sarcôm (4,9)

Hốc Sarcôm phần mềm dạng hốc

Sarcôm cơ vân thể hốc

Bó Sarcôm cơ trơn

Bướu TK ngoại biên ác tính

Sarcôm hoạt mạc

Sarcôm sợi

Đám rối, xoáy lốc U mô bào sợi

U TK ngoại biên ác tính Hàng rào U TK ngoại biên ác tính

Tuyến U TK ngoại biên ác tính dạng tuyến

Sarcôm hoạt mạc

Thùy Sarcôm sụn dạng niêm

Sarcôm tế bào sáng

Sarcôm dạng biểu mô

NC này u xếp dạng bó và dạng xoắn lốc

38 TH (41,7%) chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là dạng bó 20 TH (22%), còn lại là dạng vách và dạng hốc 15 TH (16,5%) và 11 TH (12,1%)

38 TH tế bào xếp dạng bó và xoắn lốc có

14 TH ác tính (36,8%), còn lại là u vỏ bao TK lành tính, UMĐĐTH, u cơ trơn lành tính, u sợi TK lành tính, u hạch TK lành tính, u sợi đơn độc lành tính

20 TH tế bào xếp dạng bó có 17 TH ác tính (85%), trong đó có sarcôm đa dạng không đặc hiệu, sarcôm cơ trơn, sarcôm mỡ, sarcôm sợi, UMĐĐTH, u TK ngoại biên ác tính, u sợi TK lành tính, u cơ mỡ mạch máu

Tế bào xếp dạng hốc gặp trong UMĐĐTH, lymphôm, sarcôm cơ vân, sarcôm

mỡ, u cận hạch, u sợi TK lành tính, u TK ngoại biên ác tính, u mạch máu lành tính Tế bào xếp dạng vách gặp trong lymphôm, bệnh Castleman, u cận hạch, u nghịch mầm, sarcôm cơ vân, u mạch máu

Thái Anh Tú(19), NC 122 TH sarcôm mô mềm có tế bào sắp xếp dạng bó 23/122, dạng xoắn lốc, đám rối 22/122, dạng hốc 7/122 Tế bào sắp xếp dạng bó gặp các loại như sarcôm

cơ trơn, u vỏ bao thần kinh ngoại biên ác, sarcôm sợi; sắp xếp dạng đám rối bướu mô bào sợi, sắp xếp dạng lốc là sarcôm bì lồi; sắp xếp dạng hốc trong sarcôm cơ vân dạng hốc

KẾT LUẬN

Nhóm mô học lành tính

42,9%, trong đó u TK (66,7%), tiếp theo là

u cơ trơn (12,8%)

Nhóm mô học ác tính

57,1% trong có sarcôm mô mềm (19,8%), UMĐĐTH (19,8%), u TK ngoại biên ác tính (5,4%), lymphôm (9,9%), u tế bào mầm có 2

TH (2,2%)

Kích thước u của USPM

Kích thước 1-5cm chiếm tỉ lệ cao nhất (37,4%), tỉ lệ ác tính của nhóm u có kích thước

>5cm chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm u có kích

Trang 6

thước ≤ 5cm Trong đó nhận thấy kích thước

u càng lớn thì tỉ lệ ác tính càng cao

Hình thái tế bào của USPM

USPM với tế bào hình thoi (51,6%) trong

đó ác tính 38,3%, đa dạng tế bào (24,2%), tế

bào hình tròn (22%) trong đó ác tính chiếm

60% và tế bào dạng biểu mô (2,2%)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Cance WG, Brennan MF., Dudas ME., et al (1990), “

Altered expression of the retinoblastoma gene product in

human sarcoma”, N Engl J Med, (323), p.1475

2 Chiappa A., Zbar AP., Biffi R., Bertani E., et al (2006),

“Effect of resection and outcome in patients with

retroperitoneal sarcoma”, ANZ J Surg, Jun, 76(6), pp

462-466

3 Đỗ Đức Vân, Lê Ngọc Thành (1987), “Góp phần chẩn

đoán các khối u sau phúc mạc”, Luận án tốt nghiệp Bác

sỹ nội trú - Đại học Y Hà Nội

4 Enzinger FM and Weiss SW (2008), soft tumors, Mosby,

5 th edition

5 Fletcher DM (2007), “Soft tissue tumor”, Diagnostic

Histopathology of tumor, Churchill Livigstone Elsevier,

3th

6 Hồ xuân Tuấn (2001), “ Nghiên cứu hình ảnh chụp cắt

lớp vi tính các u sau phúc mạc nguyên phát thường gặp

ở bệnh viện Việt Đức”, Luận văn thạc sỹ Y học - Đại học

Y Hà Nội

chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng của u sau phúc mạc

thường gặp tại bênh viên Việt Đức”, Luận án thạc sỹ y

học - Đại học Y Hà Nội

8 Hứa Thị Ngọc Hà (2014), “ Hóa mô miễn dịch trong chẩn

đoán tiên lượng và điều trị bệnh”, Nhà xuất bản Y học

9 Kempson Richard L (2001), Tumors of the soft tissue,

AFIP, 3 rd , fascicle 30

10 Lê Quý Sơn, Trần Thiện Trung (2007), “Đặc điểm lâm

sàng và cận lâm sàng u sau phúc mạc”, Luận án chuyên

cấp 2 - Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

11 Lê Quý Sơn, Trần Thiện Trung (2007), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh và xử trí u sau phúc mạc”, Ngoại khoa số 5.tr 23-32

12 Mendenhall WM., Zlotecki RA., Hochwald SN., et al (2005), “Retroperitoneal Soft Tissue Sarcoma”, Cancer August 15, 104(4), pp.669-675

13 Ngô Quốc Đạt, Hứa Thị Ngọc Hà, Đỗ Trọng Hải (2012),

“Nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu bệnh, hóa mô miễn dịch có giá trị trong điều trị và tiên lượng u mô đệm đường tiêu hóa”, Luận án tiến sĩ Y học – Đại học Y dược

TP Hồ Chí Minh

14 Nguyễn Bửu Triều, Lê Ngọc Từ (2007), “Các u nguyên phát sau phúc mạc”, Bệnh học tiết niệu – Nhà xuất bản Y học, tr 442-444

Quang Nghĩa (1990-1991), “Bướu sau phúc mạc” , Công trình Nghiên cứu khoa học Khoa Y 1990-1991, tr

210-215

16 Nicholson BE., Theodorescu D (2004), “Diseases of The Retroperitoneum”, Adult and Pediatric Urology, (25), p.2

17 Phạm Quang Hà (2009), “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị các khối u sau phúc mạc tại bênh viện Việt Đức.”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2 - Đại học Y Hà Nội

18 Rosai and Ackerman: Surgical Pathology (2011), Mosby, 10th edition

19 Thái Anh Tú (2007), “Đặc điểm giải phẫu bệnh và lâm sàng sarcôm phần mềm”, Luận văn thạc sỹ Y học - Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

20 Trịnh Hồng Sơn, Hoàng Dương Vương, Đỗ Đức Vân, Nguyễn Phúc Cương (1999), “Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị các khối u sau phúc mạc tại bênh viện Việt Đức giai đoạn 1991 -1999”, Tạp chí Y học thực hành

số tháng 10

21 Windham TC., Pisters PW., (2005), “ Retroperitoneal

sarcoma”, Cancer Control, 12(1), pp 36-43

Ngày nhận bài báo: 20/02/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2016 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2016

Ngày đăng: 14/01/2020, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w