Chuyên đề: Nâng cao chất lượng luận tội của kiểm sát viên, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

20 90 0
Chuyên đề: Nâng cao chất lượng luận tội của kiểm sát viên, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề Nâng cao chất lượng luận tội của kiểm sát viên, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trình bày khái niệm về luận tội, ý nghĩa của luận tội, kỹ năng xây dựng luận tội, một số vấn đề rút kinh nghiệm trong việc xây dựng luận tội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chuyên đề để nắm bắt đầy đủ nội dung chi tiết.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK   CHUN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LUẬN TỘI CỦA KIỂM SÁT VIÊN, ĐÁP ỨNG U CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP             ­ Chỉ đạo thực hiện: Trần Đình Sơn, Viện trưởng;             ­ Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Thị Kim Liên, Phó Viện  trưởng;             ­ Trực tiếp biên soạn: Lê Văn Minh, Trưởng Phòng 3 Đắk Lắk, tháng 7 năm 2015 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  LUẬN TỘI CỦA KIỂM SÁT VIÊN  ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP                                                                                                       *             *                                                                          * Chuyên đề gồm 04 phần          1. Khái niệm về luận tội; ý nghĩa của luận tội;                    2. Kỹ năng xây dựng luận tôi;                    3. Một số vấn đề rút kinh nghiệm trong việc xây dựng luận   tội;                    4. Thay lời kết PHẦN I KHÁI NIỆM VỀ LUẬN TỘI; Ý NGHĨA CỦA LUẬN TỘI I.1. Khái niệm về luận tội:             Điều 18 Luật tổ  chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định:  “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền  cơng tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự            1. Cơng bố  cáo trạng hoặc quyết định truy tố  theo thủ  tục rút gọn,  quyết định khác về buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa           2. Xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết  vụ án tại phiên tòa            3. Kháng nghị  bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp phát   hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội           4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội theo quy   định của Bộ luật tố tụng hình sự” Điều 2 Quy chế cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử  hình sự năm 2007 quy định: “Khi thực hành quyền cơng tố tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự,  Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn: …Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tịa sơ thẩm…” Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định rõ: “1   Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tịa, Kiểm sát viên trình bày lời luận   tội…” Với các quy định trên, chúng ta thấy, hoạt động luận tội của Kiểm sát  viên (KSV) chỉ  có trong giai đoạn xét xử  các vụ  án hình sự  sơ  thẩm, hoạt  động này là biểu hiện cụ  thể  việc thực hiện chức năng cơng tố  của Viện   kiểm sát nhân dân (VKSND)  tại phiên tịa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự   Khi thực hành quyền cơng tố  (THQCT) tại phiên tịa xét xử  sơ  thẩm các vụ  án hình sự, việc luận tội của KSV vừa là nhiệm vụ vừa là quyền hạn. Điểm  khác biệt giữa phiên tịa phúc thẩm với phiên tịa sơ  thẩm ở chỗ, trong phần  tranh luận tại phiên tịa phúc thẩm, KSV khơng trình bày luận tội mà phát  biểu quan điểm của mình về  tính hợp pháp và tính có căn cứ  của bản án sơ  thẩm trên cơ sở  đánh giá những chứng cứ cụ thể, chứng cứ mới và kết quả  điều tra tại phiên tịa phúc thẩm Tranh luận là một thủ tục quan trọng của phiên tịa xét xử hình sự. Để  bắt đầu cho việc tranh luận, sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tịa sơ  thẩm, KSV trình bày lời luận tội. Lời luận tội thể hiện quan điểm của KSV,   đại diện VKSND THQCT về  xử  lý vụ  án sau khi đã tham gia xét hỏi cơng  khai tại phiên tịa Về  mặt hình thức, bản luận tội của KSV được chuẩn bị  trước bằng   văn bản để trình bày tại phiên tịa. Bản luận tội là một văn bản nghiệp vụ do  KSV thực hiện và là một văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ kiểm sát xét   xử. Tại khoản 1 Điều 23 Quy chế  kiểm sát xét xử  hình sự  (KSXXHS) quy   định: “Trước khi tham gia phiên tịa, Kiểm sát viên phải viết bản dự  thảo   luận tội theo mẫu hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đối với   vụ án trọng điểm, phức tạp hoặc xét xử lưu động, bản dự thảo luận tội của  Kiểm sát viên phải báo cáo lãnh đạo Viện duyệt và cho ý kiến” Vậy, bản luận tội là gì ?  Bản luận tội là một văn bản nghiệp vụ do KSV trình bày tại phiên tịa  hình sự  sơ  thẩm sau khi kết thúc phần xét hỏi, mở  đầu cho việc tranh luận  cơng khai, thể hiện rõ quan điểm của KSV đại diện cho VKSND kết luận về  tội phạm, người phạm tội, vai trị của bị  cáo, nhân thân bị  cáo, các tình tiết   tăng năng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với bị cáo, nguyên  nhân và điều kiện phạm tội … nhằm buộc tội bị cáo và đưa ra các đề  xuất   về loại và mức hình phạt, về các biện pháp tư pháp và việc giải quết vấn đề  dân sự  trong vụ  án hình sự  và đề  xuất về  các biện pháp đấu tranh phịng  ngừa tội phạm I.2. Ý nghĩa của luận tội Như trên đã đề cập, hoạt động luận tội của KSV tại phiên tịa hình sự  sơ  thẩm là loại hoạt động thực hiện chức năng cơng tố, nó thể  hiện quyền   lực của Nhà nước. Do vậy hoạt động luận tội mang ý nghĩa pháp lý, chính trị  ­ xã hội sâu sắc, bởi lẽ: I.2.1  Lời luận tội của KSV tại phiên tòa thể  hiện quan điểm của   VKSND trong việc xử lý đối với tội phạm và người thực hiện hành vi phạm  tội I.2.2. Lời luận tội của KSV sau khi kết thúc việc xét hỏi đã mở  đầu  giai đoạn tranh luận giữa người tiến hành tố  tụng (Kiểm sát viên) và những  người tham gia tố  tụng. Tranh luận tại phiên tịa là một thủ  tục bắt buộc   được quy định tại Chương XXI Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), thể hiện  ngun tắc tranh tụng của các bên trong tố  tụng hình sự. Trên cơ  sở  tranh   tụng dân chủ  và bình đẳng của các bên tham gia tại phiên tịa cùng những  phân tích và kết luận của KSV khi luận tội, Hội đồng xét xử  (HĐXX) cân  nhắc khi nghị án và ra bản án, quyết định có căn cứ pháp lý, đúng người, đúng  tội, đúng pháp luật, khơng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, khơng làm oan   người vơ tội. Như vậy, ngồi ý nghĩa pháp lý. Luận tội của KSV cịn mang ý  nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, phù hợp với các u cầu của cải cách tư pháp   được nêu tại Nghị quyết 08­NQ/TW và Nghị quyết 49­NQ/TW của Bộ Chính  trị về cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp  quyền hiện nay I.2.3. Thơng qua lời luận tội, KSV phân tích làm sáng tỏ  các ngun  nhân và điều kiện của tội phạm và kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức để có  những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế, sơ hở trong cơng tác quản   lý… có tác dụng lớn trong cơng tác phịng ngừa tội phạm và vi phạm pháp   luật I.2.4. Cũng thơng qua lời luận tội, với những phân tích sâu sắc, khách  quan, tồn diện và mang tính thuyết phục, quần chúng nhân dân sẽ hiểu biết   thêm về  pháp luật, nhận thức sâu sắc hơn về  sự  cơng minh của pháp luật   hình sự  và chính sách của Nhà nước ta, từ  đó họ  nâng cao ý thức tn thủ  pháp luật và nâng cao trách nhiệm trong việc phịng, chống tội phạm Với ý nghĩa pháp lý, chính trị ­ xã hội của bản luận tội như trên, việc  chuẩn bị dự thảo luận tội và trình bày luận tội tại phiên tịa của KSV phải có  căn cứ và có tính thuyết phục cao Làm tốt việc luận tội cũng chính là làm tốt chức năng THQCT tại  phiên tịa sơ thẩm hình sự; vị trí, vai trị của KSV tại phiên tịa sẽ được nâng   cao PHẦN II.       KỸ NĂNG VIẾT DỰ THẢO LUẬN TỘI CỦA KIỂM SÁT VIÊN II.1. u cầu của luận tội Luận tội phải đạt các u cầu sau đây: II.1.1. Luận tội phải có căn cứ, chính xác, khách quan và cụ thể Đây là u cầu cơ bản đầu tiên của luận tội. Luận tội là sự  buộc tội   chính thức cuối cùng tại phiên tịa sơ thẩm của VKSND đối với bị cáo; là căn   để  bị  cáo, người bào chữa và những người tham gia tố  tụng khác tự  bào  chữa hoặc bào chữa, là căn cứ để  HĐXX xác định giới hạn xét xử và ra bản  án đúng pháp luật. Vì vậy luận tội phải có căn cứ, chính xác, khách quan và   cụ thể Trong luận tội, các kết luận về  hành vi phạm tội của bị  cáo phải   được viện dẫn chứng cứ chứng minh. Các chứng cứ nêu trong luận tội phải  là các chứng cứ  đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tịa trong giai đoạn xét   hỏi. Việc đánh giá tính chất, mức độ  phạm tội, vai trị, trách nhiệm của bị  cáo trong vụ án; việc viện dẫn các căn cứ pháp luật (điểm, khoản, Điều luật   áp dụng…) phải bảo đảm chính xác. Nếu trong q trình xét hỏi bị  cáo tại   phiên tịa mà xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi quyết định truy tố  đã ghi  trong cáo trạng, thì trong lời luận tội, KSV phải phân tích, đánh giá tình tiết   mới đó và trong những trường hợp được pháp luật cho phép, KSV đề  nghị  kết tội bị  cáo theo tồn bộ  hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận   tội danh nhẹ  hơn; nếu thấy khơng có căn cứ  để  kết tội thì rút tồn bộ  quyết định truy tố và đề nghị HĐXX tun bị cáo khơng có tội Khi đề xuất quan điểm, đường lối giải quyết vụ án, KSV phải nêu cụ  thể  về  hình phạt chính, hình phạt bổ  sung và các biện pháp tư  pháp cần áp  dụng            II.1.2. luận tội phải có tính thuyết phục, giáo dục và phịng ngừa  tội phạm Khi một bản luận tội bảo đảm được tính có căn cứ, chính xác, khách   quan và cụ thể thì bản thân nó đã có tính thuyết phục rồi. Thuyết phục ở đây  trước hết là thuyết phục đối với Tịa án (HĐXX) rằng những u cầu buộc   tội đối với bị cáo là có căn cứ và phù hợp với pháp luật. Tiếp theo là thuyết   phục với bên bào chữa và đối với tất cả những người có mặt tại phiên tịa Thơng qua việc trích dẫn và phân tích Điều luật mà hành vi phạm tội  của bị cáo đã vi phạm, luận tội có tác dụng tun truyền, giáo dục pháp luật,  giúp cho bị cáo và những người tham dự phiên tịa hiểu rõ những hành vi nào  bị  pháp luật ngăn cấm. Từ đó họ  tự  điều chỉnh hành vi của mình theo đúng  quy định của pháp luật Trong bản luận tội vụ án Nguyễn Văn Đơ phạm tội “Trốn tránh nghĩa   vụ  qn sự”, KSV đã viết: “Tại phiên tịa hơm nay, Nguyễn Văn Đơ đã khai  nại ra nhiều lý do và ngun nhân dẫn đến hành vi khơng chấp hành luật   nghĩa vụ  qn sự  của mình, nhưng bất luận là vì lý do gì đi nữa thì hành vi  trốn tránh nghĩa vụ qn sự của Nguyễn Văn Đơ cũng đã phạm vào khoản 1   Điều 259 BLHS. Điều luật quy định “Tội trốn tránh nghĩa vụ qn sự 1. Người nào khơng chấp hành đúng quy định của pháp luật về  đăng   ký nghĩa vụ qn sự, khơng chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung   huấn luyện, đã bị  xử  lý hành chính về  hành vi này hoặc đã bị  kết án về  tội  này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị  phạt cải tạo khơng giam   giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”             Như vậy, tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm  tội của Nguyễn Văn Đơ đã được luật hình định rõ. Song để  có cơ  sở  cá thể  hóa trách nhiệm hình sự, áp dụng một mức hình phạt thỏa đáng đối với bản  thân bị cáo, chúng ta cần thấy rằng: Để   phải   đứng  trước   vành móng  ngựa  hơm  nay và  phải chịu  phán  quyết của pháp luật hình sự  trước hết ngun nhân và trách nhiệm thuộc về  bị  cáo. Bị  cáo sinh ra và lớn lên trên một q hương có truyền thống cách  mạng, đã có biết bao thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu, cuộc đời để giải  phóng q hương, đất nước, giành lấy độc lập dân tộc, vững bước tiến lên  trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,   xã hội cơng bằng, dân chủ  và văn minh. Quyền cao q và nghĩa vụ  thiêng   liêng của mỗi một thanh niên là phải tự  giác lên đường thi hành nghĩa vụ  qn sự, góp phần gìn giữ độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng của   cha ơng ta để  lại. Song bị  cáo đã đi ngược lại tất cả, tự chọn cho mình con   đường phạm tội “Trốn tránh nghĩa vụ qn sự” Đoạn văn dưới  đây là của một KSV VKSND thành phố  Bn Ma  Thuột viết trong bản luận tội vụ án “Cố ý gây thương tích”: “Điều đáng lên án hơn trong vụ  án này là bị  cáo đã gây thương tích  cho chính mẹ  ruột của mình, là người đã sinh và ni dưỡng bị  cáo hơn 36   năm. Đáp lại cơng  ơn  ấy, đáng lẽ  ra bị  cáo phải học hành, tu dưỡng, rèn  luyện bản thân để trở thành người tốt, có ích cho xã hội, có hiếu với cha mẹ.  Nhưng ở đây, bị cáo lại bỏ bê học hành, đàn đúm nhậu nhẹt để rồi trở thành  một người lười lao động, ăn bám gia đình. Khi được cha mẹ  khun can thì  khơng tỉnh ngộ  mà vẫn mê muội ngày ngày làm bạn với rượu chè. Sau mỗi  chầu nhậu thì lại về  chửi mắng, cãi lời cha mẹ. Ngày 13/11/2014, ngủ  dậy   sau cơn say rượu, do khơng tìm thấy thức ăn nên Y Sai lớn tiếng hỏi mẹ. Khi  bà H’Băm Ênl nói “thức ăn hết rồi ! mày lớn rồi khơng lo đi làm kiếm tiền   mà mua thức ăn !” thì đáng lẽ  ra bị  cáo phải cảm thấy hổ  thẹn về  bản   thân, một người đàn ơng đã 36 tuổi đời mà vẫn ăn bám gia đình, nhưng ở đây,  bị cáo lại tỏ thái độ  bực tức và dùng cây đánh liên tiếp vào người bà H’Băm  Ênl gây nên thương tích” Một KSV của Phịng 2 VKSND tỉnh đã có đoạn viết trong bản luận   tội vụ án “Mua bán trái phép chất ma túy” là: “Như chúng ta đã biết, ma túy là   chất gây nghiện rất độc hại, khi con người đã sử dụng ma túy thì sẽ rất khó  từ bỏ; sử dụng ma túy trái phép sẽ làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe,   làm băng hoại nhân cách con người, suy giảm nguồn nhân lực,  ảnh hưởng   đến sự  phát triển nịi giống, là ngun nhân gây ra căn bệnh thế  kỷ  HIV,   AIDS…; Và, loại tội phạm về  ma túy này cũng gây mất trật tự  an toàn xã  hội, làm phát sinh các tội phạm khác như  trộm cắp, cướp của, giết người   v.v…, bỡi lẽ, khi người nghiện lên cơn khát thuốc, họ sẽ bất chấp tất cả để  có ma túy sử dụng… Tệ nạn ma túy đã làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh   bần cùng, tan cửa nát nhà, gây ra những hậu quả và hệ lụy to lớn cho xã hội.  Chính vì vậy Nhà nước độc quyền quản lý loại chất độc hại này, mọi hành  vi trồng, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt; tổ  chức sử  dụng; chứa chấp việc sử  dụng; lơi kéo, cưỡng bức người khác sử  dụng trái   phép chất ma túy đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc; các tội phạm về ma  túy và những người thực hiện tội phạm đều bị xã hội lên án”   Tính phịng ngừa tội phạm của luận tội thể  hiện   việc phân tích  những ngun nhân, điều kiện, hồn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội. Trong   đó có việc phân tích những sơ  hở, thiếu sót, vi phạm trong quản lý kinh tế,  quản lý xã hội, quản lý con người. Từ đó kiến nghị với các cơ quan, tổ chức,   đơn vị rút kinh nghiệm, đề  ra biện pháp khắc phục vi phạm, “bịt” các sơ  hở  thiếu sót             II.1.3. Về văn phong Luận tội phải được viết với văn phong trong sáng, mạch lạc, dễ hiểu;  bố cục phải chặt chẽ và có logic; từ ngữ phải chuẩn xác, khơng dùng những   từ  ngữ có tính miệt thị bị cáo như gọi bị cáo là “thị”, “y”, khơng “đao to búa  lớn”, phân tích tính chất mức độ phạm tội thì rất nghiêm trọng song đề  nghị  xử  lý vụ  án lại q nhẹ  (cho bị  cáo hưởng án treo) làm cho người nghe hụt  hẫng. Luận tội là một bài văn, nhưng lại khơng được “văn” q làm cho  người nghe cảm thấy “sáo rỗng” II.2. Cơ cấu và nội dung của bản dự thảo luận tội Khoản 1 Điều 23 Quy chế  KSXXHS quy định: “Trước khi tham gia   phiên tịa, Kiểm sát viên phải viết dự thảo luận tội theo mẫu hướng dẫn của   Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đối với vụ án trọng điểm, phức tạp hoặc xét   xử  lưu động bản dự thảo luận tội của Kiểm sát viên phải báo cáo lãnh đạo   Viện duyệt và cho ý kiến”. Để thống nhất chung cho tồn ngành, VKSND tối  cao đã có mẫu hướng dẫn số  136 kèm theo Quy chế  KSXXHS về viết luận   tội với cơ cấu gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận II.2.1. Phần mở đầu Phần này mang tính chất mở  đề  và được bắt đầu bằng câu: “Thưa   Hội đồng xét xử !” tiếp đó, KSV tự giới thiệu về mình là đại diện VKSND…  THQCT và KSXX tại phiên tịa sơ thẩm xét xử về hình sự đối với vụ án (nêu   tên vụ án). Sau đó nêu mục đích, ý nghĩa, u cầu, tầm quan trọng của việc  xét xử vụ án    Trong phần mở đầu bản luận tội vụ án Nguyễn Đức Hiệp cùng đồng  bọn phạm tội “Cướp tài sản” ở huyện Krơng Năng, KSV đã viết: “Thưa Hội đồng xét xử ! Phần xét hỏi cơng khai tại phiên tịa đến đây kết thúc. Tơi, đại diện  VKSND huyện Krơng Năng THQCT và KSXX tại phiên tịa hơm nay, phát  biểu quan điểm của VKS về vụ án này như sau: Đạo đức, lối sống của thanh niên ln ln là vấn đề quan tâm của xã  hội. Đa số thanh niên nước ta hiện nay có phẩm chất tốt, tơn trọng các chuẩn  mực đạo đức xã hội, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, có ý thức cơng  dân, sống có nghĩa tình, ln biết quan tâm, giúp đỡ người khác, có đời sống   văn hóa, tinh thần phong phú, nhu cầu giải trí lành mạnh… Tuy nhiên, hiện   nay cũng cịn khơng ít thanh niên khơng có chí hướng rõ ràng, lười lao động,  lười học tập, ngại khó, ngại khổ, chưa làm trịn trách nhiệm và nghĩa vụ của   mình ở gia đình và xã hội; đề cao hưởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, đua địi,  thờ   ơ, vơ cảm trước nỗi đau của người khác, thiếu trách nhiệm với cộng   đồng. Một số  thanh thiếu niên mắc tệ  nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Rất   nhiều vụ án hình sự xảy ra mà đối tượng phạm tội đang ở độ tuổi thanh niên   Tính trên địa bàn huyện Krơng Năng từ  đầu năm tới nay, TAND huyện đã  đưa ra xét xử  180 bị  cáo thì trong đó có tới 150 bị  cáo đang   độ  tuổi thanh   niên. Một con số đáng báo động, nhưng chưa dừng lại ở đó. Hơm nay, TAND  huyện Krơng Năng lại tiếp tục đưa 04 bị  cáo đang   độ  tuổi thanh niên là:  Nguyễn Đức Hiệp, Phạm Ngọc Thành, Dương Hồng và Trần Văn Tình,  phạm tội “Cướp tài sản” ra xét xử. Đây là việc làm nhanh chóng, kịp thời của   các cơ  quan chức năng, khơng những nhằm mục đích trừng trị  những đối  tượng có hành vi phạm tội, mà qua đây, những người tới dự  phiên tịa biết   được sự  nghiêm minh của pháp luật, khơng khoan nhượng đối với người có   hành vi phạm tội, từ đó cùng chung tay, góp sức nhằm góp phần giáo dục thế  hệ trẻ trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội” Một KSV của VKSND huyện Ea H’leo đã viết   phần mở  đầu của  bản luận tội trong vụ án “Hủy hoại rừng” như sau: “Thưa Hội đồng xét xử ! Phần xét hỏi cơng khai tại phiên tịa đến đây đã kết thúc, trước khi  chuyển sang phần tranh luận, tơi đại diện VKSND huyện Ea H’leo thực hành  quyền cơng tố  nhà nước và kiểm sát hoạt động xét xử  hình sự  tại phiên tịa  phát biểu quan điểm của VKSND huyện Ea H’leo về vụ án như sau: Như chúng ta đã biết, rừng là tài ngun vơ cùng q giá của quốc gia  và nhân loại. Rừng khơng chỉ  có ý nghĩa về  mặt kinh tế  và quốc phịng mà  cịn là yếu tố  quan trọng trong việc duy trì sự   ổn định về  mơi trường sinh  thái, gắn liền với đời sống của cộng đồng. Với ý nghĩa quan trọng đó, Đảng,  nhà nước và các cấp, các ngành cũng đã ra sức tun truyền và có nhiều văn  bản quy định về bảo vệ và phát triển tài ngun rừng; nghiêm cấm các hành  vi hủy hoại rừng. Thế nhưng, trong những năm qua, đặc biệt trong thời gian  gần đây, tình hình vi phạm và tội phạm   lĩnh vực quản lý và bảo vệ  rừng  vẫn diễn biến phức tạp; số vụ vi phạm khơng những khơng giảm mà cịn có  chiều hướng gia tăng. Hậu quả  từ  việc phá rừng ngày càng nghiêm trọng.  Việc chặt phá rừng tự  nhiên để  lấy gỗ  và đất làm nương rẩy xảy ra ngày   càng nhiều và diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc TAND huyện Ea H’leo đưa   ra xét xử cơng khai đối với bị cáo Nơng Văn Sình phạm tội “Hủy hoại rừng”   khơng chỉ  nhằm trừng trị  kẻ  phạm tội, mà cịn góp phần tun truyền, giáo  dục pháp luật để  nhân dân nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ  rừng” Trong luận tội vụ  án Lê Văn Việt và Nguyễn Cơng Trước phạm tội   “Hiếp dâm trẻ em”  một KSV của VKSND tỉnh Quảng Nam đã viết: “Thưa Hội đồng xét xử ! Phần xét hỏi cơng khai tại phiên tịa hơm nay đến đây đã kết thúc. Tơi,   đại diện VKSND tỉnh Quảng Nam THQCT và kiểm sát việc tn theo pháp  luật trong hoạt động xét xử  tại phiên tịa phát biểu quan điểm của VKSND   trong việc đánh giá tính chất, mức độ  hành vi phạm tội của các bị  cáo; các   tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, trên cơ sở đó đề nghị mức hình phạt để  HĐXX tun một mức án đúng người, đúng tội và đúng pháp luật Như chúng ta đã biết, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của  con người là vơ giá, thiêng liêng, bất khả  xâm phạm. Trẻ  em là hạnh phúc   của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế  tục sự  nghiệp xây  dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế luật pháp Quốc tế cũng như  pháp luật Nhà  nước ta ln ln bảo vệ  trẻ  em, vì đây là đối tượng đặc biệt. Liên hiệp   quốc đã có Cơng  ước về  quyền trẻ  em năm 1989, Việt Nam là một trong   những nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Cơng ước về  quyền trẻ  em và   năm 1999 Quốc hội nước ta thơng qua luật “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục  trẻ  em” có hiệu lực từ  ngày 16/8/1999. Theo đó, luật pháp quốc tế  và pháp  luật của Nhà nước ta nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến các quyền của  trẻ  em, trong đó có các hành vi xâm phạm đến tình dục, lạm dụng tình dục  đối với trẻ em; nghiêm trị thích đáng những đối tượng xâm phạm đến quyền   của trẻ  em nói chung, đặc biệt là xâm phạm đến tình dục của trẻ  em nói  riêng, nhất là trong những năm qua, tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em cịn   xảy ra nhiều. Do vậy hơm nay, TAND tỉnh Quảng Nam đưa các bị  cáo Lê  Văn Việt và Nguyễn Cơng Trước ra trước vành móng ngựa để xét xử là biện   pháp tích cực, thể  hiện quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về  đấu tranh chống các hành vi lạm dụng tình dục đối với trẻ em, nhằm đáp ứng  u cầu của cơng tác đấu tranh phịng và chống loại tội phạm này”             II.2.2. Phần nội dung Đây là phần trọng tâm và quan trọng nhất, địi hỏi KSV phải nghiên  cứu kỹ  hồ  sơ  vụ  án án, phải chuẫn bị  kỹ  lưỡng, khách quan, đầy đủ  và có   sức thuyết phục cao, nhất là khi xét xử  các vụ  án nghiêm trọng và phức tạp  hoặc các vụ án được tổ chức xét xử lưu động có đơng người tham dự 10 II.2.2.1. Phân tích đánh giá chứng cứ Trên cơ  sở  hồ  sơ  vụ  án và kết quả  xét hỏi tại phiên tịa, KSV cần  đánh giá khách quan, tồn diện và đầy đủ  để  xác định được sự  thật của vụ  án; xác định tội phạm đã xảy ra như thế nào, nêu chứng cứ  chứng minh (lời   khai, kết quả  giám định, các chứng từ… có nêu bút lục, nêu đúng hành vi  phạm tội, lưu ý cả  hậu quả  của tội phạm, ý thức chủ  quan v.v…). Nếu có  lời bào chữa của bị  cáo, người bào chữa và những người tham gia tố  tụng   khác thì phải lập luận, bác bỏ hoặc chấp nhận và viện dẫn chứng cứ chứng  minh. Từ đó, KSV đánh giá tổng hợp, kết luận về  sự việc phạm tội, người   phạm tội và viện dẫn các chứng cứ  để  chứng minh tội phạm như: các biên  bản khám nghiệm, kiểm tra, thu giữ  vật chứng, giám định pháp y, sổ  sách,   chứng từ, lời khai bị  cáo, bị  hại, người liên quan, nhân chứng… trước Cơ  quan điều tra và tại phiên tịa (có phân tích, đánh giá những mâu thuẫn để kết   luận đúng, sai rõ ràng). Trên cơ sở đánh giá tồn bộ chứng cứ của vụ án, KSV  sẽ khẳng định nội dung truy tố của bản cáo trạng là hồn tồn đúng hoặc có  vấn đề  gì cần thay đổi như: rút quyết định truy tố, thay đổi tội danh, khung   hình phạt nhẹ hơn… Đối với những vấn đề, tình tiết mới phát hiện tại phiên  tịa có thể  làm thay đổi nội dung, tính chất của vụ  án, nếu chưa được thẩm   tra đầy đủ, chưa có đủ  căn cứ  thì khơng thể kết luận mà phải đề  nghị  hỗn  phiên tịa để điều tra xác minh Trong luận tội vụ án Nguyễn Đức Anh cùng đồng bọn phạm tội “Cố  ý gây thương tích”, một KSV của VKSND huyện Krơng Ana viết: “Qua xét hỏi cơng khai tại phiên tịa, các bị  cáo Nguyễn Đức Anh,   Nguyễn Minh Tuấn và Lương Mạnh Hà đã thành khẩn khai nhận về hành vi   phạm tội của mình. Riêng bị cáo Trần Minh Quang khơng thừa nhận hành vi  phạm tội của mình. Tuy nhiên căn cứ  vào lời khai của các bị  cáo khác, cha  mẹ của bị cáo Nguyễn Đức Anh và Nguyễn Minh Tuấn, lời khai của người   làm chứng Nguyễn Thị  Thanh Dun và lời khai của người có quyền lợi  nghĩa vụ  liên quan là Mã Duy Niên đều khẳng định sau khi cha của bị  cáo  Anh bị  đánh và được đưa về  nhà thì bị  cáo Quang nói với bị  cáo Anh rằng,   “Thằng Khoa nó đánh bố  mày như  vậy, vào chém chết mẹ  nó đi !”. Sau khi  nói xong, bị cáo Quang cịn đi lấy cây địn gánh và nói với bị cáo Tuấn lấy xe  chở  bị  cáo đi để  bị  cáo chỉ  nơi anh Khoa đang  ở; các lời khai của những   người làm chứng là các anh Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Đăng Hn, Nguyễn   Duy Anh, Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Xn Tiến, Dương Văn Trường, Ơn  Tấn Tủy và chị Hồng Thị Thu đều khẳng định khi vào nhà anh Thủy, bị cáo   Quang là người chạy vào trước và hơ là “chúng mày đâu !”. Các lời khai trên  phù  hợp với  02 Biên bản thực nghiệm  điều tra ngày 19/02/1014 và ngày  12/6/2014, phù hợp với kết luận pháp y thương tích số  1080/PY­TgT ngày  05/11/2013 của Trung tâm pháp y tỉnh Đắk Lắk. Do đó có đủ  cơ  sở  xác định  vào khoảng 18 giờ  30 phút ngày 06/9/2013, tại nhà của bị  cáo Nguyễn Đức  Anh, bị cáo Quang nói với bị cáo Anh việc cha của bị cáo Anh là ơng Dao bị  11 anh Khoa đánh và nói với bị cáo Tuấn lấy xe máy chở bị cáo Quang để bị cáo  Quang chỉ  đường để  đánh anh Khoa. Sau đó bị  cáo anh lấy 01 con dao rựa   đưa cho bị  cáo Hà, cịn bị  cáo Anh cầm theo 01 mã tấu; bị  cáo Quang cũng  cầm theo 01 cây địn gành. Khi chạy xe tới nhà anh Thủy thì bị  cáo Quang  chạy vào trước hơ hào, bị  cáo Anh chạy vào sau và dùng mã tấu chém vào  cánh tay trái, đầu gối và bàn chân trái của anh Khoa gây thương tích 47%   thạm thời 06 tháng” Khi phân tích đánh giá chứng cứ đối với vụ án có bị  cáo phạm nhiều  tội, thì phải tn thủ  theo quy định đi từ  tội phạm nghiêm trọng đến tội ít  nghiêm trọng. Có thể  xép thành nhóm tội phạm có liên quan chặt chẽ  với  nhau để cùng phân tích đánh giá như: tội giết người và tội Cướp tài sản, tội   đưa hối lộ  và tội nhận hối lộ… Cần tránh việc sao chép nội dung của bản  cáo trạng vào nội dung luận tội II.2.2.2. Phân tích đánh giá tính chất, mức độ phạm tội, vai trị và  trách nhiệm của bị cáo (hoặc từng bị cáo) + Trên cơ sở đánh giá chứng cứ để phân tích đánh giá chung tính chất,  mức độ của vụ án, tính chất hành vi và thủ đoạn phạm tội, xem xét mục đích  và động cơ phạm tội, mức độ do hành vi phạm tội gây ra; phân tích các tình  tiết tăng nặng, giảm nhẹ  trách nhiệm hình sự  theo đúng quy định của BLHS  đối với từng bị cáo; xác định ngun nhân, điều kiện, hồn cảnh… phạm tội + Đánh giá, xác định vai trị, trách nhiệm của từng bị  cáo trong vụ  án  theo trật tự  các tội nghiêm trọng trước, ít nghiêm trọng sau; sắp xếp các bị  cáo theo thứ tự về vai trị trong vụ án như cáo trạng. Đối với từng bị cáo cũng  phải phân tích các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng đối với họ Khi phân tích, xác định vai trị, trách nhiệm của bị cáo nào thì kết luận   bị  cáo đã phạm tội gì, tội đó được quy định tại điều, khoản, điểm nào của   BLHS Dưới đây là phần viết của một KSV VKSND thị  xã Bn Hồ  trong  bản luận tội vụ án “Hiếp dâm”: “Trong vụ  án này có nhiều đồng phạm nên cần phải phân tích, đánh   giá vai trị và trách nhiện hình sự  của từng bị  cáo để  cân nhắc áp dụng một   mức hình phạt thật tương xứng với những gì mà các bị cáo đã gây ra. Bị cáo  Lê Quang Sơn mặc dù không trực tiếp hiếp dâm chị  Hà, nhưng bị  cáo là   người chủ  mưu, khởi xướng, rủ  rê, trực tiếp sắp xếp, giàn cảnh cùng như  cách thức để  các bị  cáo khác thực hiện việc hiếp dâm chị  Hà (là người u  của Sơn). Các bị  cáo Trần Tiến Sanh, Nguyễn Ngọc Sang, Võ Tấn Lâm và  Lê Văn Pháp là những người thực hiện tích cực, mỗi bị  cáo đều thực hiện   giao cấu với chị Hà 02 lần; bị cáo Lâm Duy Tiến tuy khơng trực tiếp tham gia   hiếp dâm chị  Hà, nhưng Tiến đã có hành vi giúp sức tích cực bằng việc giữ  tay chị Hà để cho bị cáo Sanh, Sang, Lâm và Pháp thực hiện hành vi hiếp dâm   12 chị Hà. Như vậy thấy rằng vai trị trong vụ án và trách nhiệm hình sự của kẻ  chủ mưu (bị cáo Lê Quang Sơn) và 04 bị cáo là những kẻ thực hành tích cực   (Trần Tiến Sanh, Nguyễn Ngọc Sang, Võ Tấn Lâm và Lê Văn Pháp) là ngang  nhau, nên cần phải có mức hình phạt thật nghiêm khắc và tương xứng đối  với 05 bị  cáo này. Riêng bị  cáo Lâm Duy Tiến với vai trị trong vụ  án thấp  hơn, nên trách nhiệm hình sự  và mức hình phạt áp dụng đối với bị cáo Tiến   cần nhẹ hơn 05 bị cáo vừa nêu trên” II.2.2.3. Đề nghị xử lý + Trên cơ sở phân tích, đánh giá tính chất, mức độ hậu quả của vụ án,  mục đích và động cơ  phạm tội, thủ  đoạn thực hiện tội phạm, các tình tiết  tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của vụ án, vai trị, trách nhiệm của   từng bị  cáo trong vụ  án và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ  được áp   dụng cho từng bị cáo; ngun nhân, điều kiện phạm tội… có chú ý đến tình  hình đấu tranh chống tội phạm nói chung, một loại tội phạm nào đó nói  riêng; tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương… mà đề nghị xử  lý đối với từng bị cáo Khi đề nghị phải theo thứ tự sau: + Trước tiên phải đề  nghị  tun bố  bị  cáo (từng hoặc các bị  cáo)  phạm tội gì ? + Tiếp đến là đề nghị áp dụng pháp luật và hình phạt chính trước, đối  với các bị  cáo chính trước (theo thứ  tự  như  đã nêu   phần đánh giá vai trị,  trách nhiệm của từng bị cáo). Bị cáo phạm nhiều tội phải đề  nghị  hình phạt   cho từng tội riêng và tổng hợp theo quy định tại Điều 50 BLHS. Nếu bị  cáo   đang chấp hành một bản án khác thì phải đề  nghị  tổng hợp hình phạt theo  Điều 51 BLHS Ví dụ, trong một vụ  án “Trộm cắp tài sản” có đồng phạm, KSV có  thể đề nghị như sau:           “Từ  những phân tích và nhận định trên đây, tơi đề  nghị  hội đồng xét  xử: ­Tun bố các bị cáo Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn  C phạm tội “Trộm cắp tài sản”; bị cáo Nguyễn Văn Đ phạm tội “Tiêu thụ tài  sản do người khác phạm tội mà có” ­ Áp dụng các điểm a và b khoản 2 Điều 138; các điểm b và p khoản  1 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Văn A từ  03 năm 06 tháng đến   04 năm tù. Thời gian chấp hành hình phạt tù tính từ  ngày bắt tạm giữ  là  10/10/2014 ­ Áp dụng khoản 1 Điều 138; các điểm b, g, h và p khoản 1 Điều 46   Bộ  luật hình sự, xử  phạt bị  cáo Nguyễn Văn B từ  01 năm đến 01 năm 03  13 tháng   tù   Thời   gian   chấp   hành   hình   phạt   tù   tính   từ   ngày   bắt   tạm   giữ   là  10/10/2014    ­ Áp dụng khoản 1 Điều 138; các điểm b, g, h và p khoản 1 Điều 46;  Điều 69; khoản 1 Điều 74; các khoản 1 và 2 Điều 60 Bộ  luật hình sự, xử  phạt bị  cáo Nguyễn Văn C từ  09 tháng đến 01 năm tù, nhưng cho hưởng án   treo; thời gian thử thách từ 01 năm 06 tháng đến 02 năm. Thời gian chấp hành  tính từ ngày tun án sơ thẩm là 15/01/2015 ­ Áp dụng khoản 1 Điều 250; các điểm h, m và p khoản 1 và khoản 2   Điều 46; các khoản 1 và 2 Điều 60 Bộ  luật hình sự, xử  phạt bị cáo Nguyễn  Văn Đ từ  09 tháng đến 01 năm tù, nhưng cho hưởng án treo; thời gian thử  thách từ 01 năm 06 tháng đến 02 năm. Thời gian chấp hành tính từ ngày tun  án sơ thẩm là 15/01/2015” Trong luận tội vụ án Đặng Huy Cường, phạm tội “Cố  ý gây thương  tích”, Cố ý làm hư hỏng tài sản” và “Chống người thi hành cơng vụ”, KSV đã   viết rất rõ ràng và chặt chẽ là: “Đề nghị Hội đồng xét xử: ­ Áp dụng các điểm a và i khoản 1 Điều 104 (tội cố  ý gây thương   tích); khoản 1 Điều 143 (tội cố  ý làm hư  hỏng tài sản); khoản 1 Điều 257   (tội chống người thi hành cơng vụ); các điểm g và 0 khoản 1 Điều 48 Bộ luật   hình sự, xử phạt bị cáo Đặng Huy Cường:  Từ 18 đến 24 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”;  Từ 24 đến 36 tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”;  Từ 18 đến 24 tháng tù về tội “Chống người thi hành cơng vụ” ­ Áp dụng Điều 50 Bộ  luật hình sự  về  quyết định hình phạt trong  trường hợp phạm nhiều tội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho   cả 03 tội từ 60 đến 84 tháng tù giam. Thời gian chấp hành hình phạt tù được  tính từ ngày bắt tạm giữ là 22/11/2011” + Về  hình phạt bổ  sung: Nếu tất cả  các bị  cáo bị  xét xử  về  các tội  phạm mà theo quy định của BLHS việc áp dụng hình phạt bổ  sung là bắt  buộc thì đều phải đề  nghị  áp dụng. Nếu đề  nghị  khơng áp dụng phải nêu rõ  lý do. Đối với hình phạt bổ sung mà điều luật quy định có thể  (tùy nghi) thì  phải cân nhắc để giải quyết tội nào, với bị  cáo nào thì áp dụng; tội nào, với   bị cáo nào thì khơng áp dụng + Các biện pháp tư pháp quy định tại các Điều 41, 42, 43 và 44 BLHS.  Chú ý khi đề nghị bồi thường thiệt hại cần cụ thể, tránh nêu chung chung             II.2.2.4. Nêu những thiếu sót, sơ hở, vi phạm trong quản lý kinh  tế, quản lý xã hội… và ngun nhân, điều kiện làm cho tội phạm phát   sinh, từ đó có kiến nghị với các cơ  quan, đơn vị  rút kinh nghiệm, đề  ra  biện pháp xử lý, sửa chữa 14 Trong nội dung của tiểu mục này gồm có 02 ý. Ý 1 là nêu những thiếu   sót, sơ  hở, vi phạm trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và nguyên nhân,   điều kiện làm  cho  tội  phạm phát sinh và   ý 2 là kiến nghị  khắc  phục vị  phạm…Thường thì 02 ý này viết chung vào tiểu mục này, nhưng nếu KSV   thấy rằng ý 1 về  những thiếu sót, sơ  hở, vi phạm… và ngun nhân, điều  kiện tội phạm phát sinh nó có  ảnh hưởng rất đáng kể  đến việc phân tích,  đánh giá tính chất, vai trị, mức độ phạm tội, trách nhiệm hình sự  và đề  nghị  hình phạt đối với bị cáo thì nên viết xen vào   phần phân tích, đánh giá tính  chất, mức độ phạm tội, vai trị và trách nhiệm của bị cáo (tiểu mục II.2.2.2)  để     đề   nghị     tội   danh,   hình   phạt     biện   pháp   tư   pháp   (tiểu   mục  II.2.2.3) được biện chứng, lơ gic và có tính thuyết phục cao. Nhưng nếu xét   thấy ý 1 khơng ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng khơng đáng kể đến phần đề nghị  về tội danh, hình phạt và biện pháp tư pháp, thì chỉ nêu chung trong tiểu mục   II.2.2.4 này và đặt nó   trước phần kiến nghị  phịng ngừa là phù hợp, biện   chứng, lơ gic và thuyết phục nhất (vấn đề này do KSV tự tính tốn) Xin giới thiệu một đoạn văn trong bản luận tội về vụ án “Chứa mại   dâm” ở thành phố Bn Ma Thuột: “Thơng qua vụ  án này cũng cho thấy ngun nhân dẫn đến sự  việc  phạm tội của bị cáo chính là do tham lam, tư lợi. Bị cáo chỉ biết đến lợi ích cá   nhân là kiếm tiền bằng hành vi bất chính mà bất chấp những hậu quả  về  nhiều mặt do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra và sự nghiêm cấm, trừng trị  của pháp luật. Bên cạnh đó cịn thấy cơng tác tun truyền, giáo dục pháp  luật, đạo đức lối sống và các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta đã  được chính quyền và các tổ  chức đồn thể  ngày càng quan tâm, nhưng hiệu  quả cịn hạn chế. Vì thế trước khi kết thúc bài phát biểu, Tơi đề xuất một số  giải pháp để góp phần thực hiện tốt cơng tác phịng ngừa tội phạm như sau: 1. Chính quyền và các tổ  chức đồn thể    địa phương nhất là   cấp  cơ sở, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cần phối hợp chặt chẽ để tiếp tục   thực hiện có hiệu quả  Quyết định số  679 ngày 10/5/2011 của Thủ  tướng   Chính phủ và Quyết định số  1628 ngày 07/7/2011 của Chủ tịch  Ủy ban nhân  dân tỉnh Đắk Lắk về  phê duyệt Chương trình hành động phịng chống mại   dâm giai đoạn 2011 ­ 2015. Xây dựng kế  hoạch và tổ  chức cơng tác tun  truyền pháp luật (đặc biệt là luật hình sự) sâu rộng đến các tầng lớp nhân   dân; tăng cường hơn nữa cơng tác phịng ngừa tội phạm nói chung, tệ  nạn   mại dâm nói riêng 2. Chính quyền địa phương và các gia đình cần phối hợp chặt chẽ  trong việc giáo dục các thành viên trong gia đình thơng qua việc ký các cam  kết gia đình văn hóa, cam kết khơng vi phạm pháp luật 3. Tăng cường cơng tác thanh, kiểm tra, triệt phá các tụ điểm, ổ nhóm  hoạt động mại dâm; tun truyền cho người dân về  nâng cao ý thức cảnh   giác, phịng ngừa và tích cực tố giác tội phạm 15 4. Xây dựng các mơ hình tại cộng đồng nhằm hỗ  trợ, giúp đỡ  những  phụ  nữ  đã có hành vi bán dâm trong phịng chống HIV/AIDS, tái hịa nhập  cộng đồng và có việc làm  ổn định cuộc sống. Xây dựng xã, phường lành  mạnh, khơng có tệ nạn mại dâm” Để góp phần tun truyền, giáo dục pháp luật và phịng ngừa các tội  phạm về ma túy, một KSV Phịng 2 VKSND tỉnh Đắk Lắk đã viết:          “Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm và đề  ra các chủ  trương, biện   pháp quyết liệt để đấu tranh với loại tội phạm này, cụ thể là:          ­ Đảng ta đã có Chỉ thị 21/CT­TW ngày 26/3/2008 của Bộ chính trị về  “tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ  đạo cơng tác phịng, chống và kiểm sốt  ma túy trong tình hình mới” và hàng năm đều phát động, có tổng kết để  rút   kinh nghiệm ­ Pháp luật quy định hình phạt rất nghiêm khắc đối với loại tội phạm  này, hàng năm  đều mở  các  đợt cao  điểm về  phịng chống ma túy gọi là   “Tháng hành động phịng, chống ma túy” và lấy “ngày 26 tháng 6 – ngày Thế  giới phịng, chống ma túy” là “ngày tồn dân phịng, chống ma túy” của nước  ta Để  góp phần trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống các loại tội  phạm cũng như các tệ nạn liên quan đến ma túy, mỗi người trong cộng đồng  cần phải có trách nhiệm: Thứ nhất, tự bản thân mình ln ln nói khơng với ma túy; giáo dục  các thành viên trong gia đình, người thân cùng bà con cộng đồng về  tác hại  của ma túy; quản lý chặt chẽ, có hành động để  ngăn chặn các thành viên  trong gia đình cũng như mọi người khơng tham gia tệ nạn ma túy; Thứ hai, kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của   người thân và bà con cộng đồng; Thứ ba, tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai  nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người cai nghiện ma túy hịa nhập   cộng đồng để phịng, chống tái nghiện; Thứ  tư, kịp thời phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thơng tin về  tệ  nạn ma túy cho các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp  luật” II.2.3. Phần kết luận của luận tội Phần này cần lưu ý những vấn đề sau: ­ Lưu ý HĐXX về u cầu, mục đích, tầm quan trọng… của việc xét  xử vụ án để có quyết định chính xác 16 ­ Lưu ý HĐXX   về  những quan điểm mới phát sinh tại phiên tịa,  những thay đổi quyết định truy tố  của VKSND tại phiên tịa (nếu có) để  HĐXX lưu ý, quan tâm khi nghị án * Những điểm cần lưu ý khi xây dựng luận tội a. Trước khi dự thảo luận tội: ­ Phải nghiên cứu kỹ  hồ  sơ  vụ  án (hồ  sơ  chính) để  nắm vững nội  dung vụ án, các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ  trách nhiệm hình sự của bị cáo, vai trị của bị cáo trong vụ án, động cơ, mục   đích phạm tội và các đặc điểm về  nhân thân của bị  cáo, tính chất, mức độ  hậu quả của hành vi phạm tội v.v… ­ Phải nghiên cứu các tài liệu khác có liên quan đến vụ  án như: tài   liệu về  tình hình tội phạm trên địa bàn; các văn bản pháp luật có liên quan  đến vụ án; ý kiến của các cơ quan Đảng, Nhà nước và dư luận nhân dân về  vụ án v.v… để phục vụ cho việc viết luận tội được phong phú, sâu sắc             b. Luận tội phải được viết dự thảo bằng văn Khơng được viết dự thảo luận tội gạch đầu dịng kiểu đề cương Luận tội phải được lãnh đạo đơn vị  (Viện, Phịng) thơng qua (Điều  23 Quy chế cơng tác THQCT và KSXX hình sự) c. Tại phiên tịa, KSV phải tập trung theo dõi diễn biến phiên tịa, ghi   chép đầy đủ  các ý kiến của HĐXX, người bào chữa, bị  cáo và những người   tham gia tố  tụng khác, đối chiếu với hồ  sơ  vụ  án và những chứng cứ, quan  điểm nêu trong luận tội để sửa đổi, bổ sung luận tội cho phù hợp, tránh tình  trạng tại phiên tịa có diễn biến khác nhưng KSV khơng sửa đổi, bổ sung dự  thảo luận tội mà vẫn đọc ngun văn như  dự  thảo (ví dụ: trong giai đoạn  điều tra, truy tố bị can nhận tội, nhưng tại phiên tịa bị cáo chối tội và nêu lý   do trước đây nhận tội là do bị bức cung, nhục hình .v.v…). KSV phải tích cực  tham gia xét hỏi, tranh luận tại phiên tịa để  làm rõ thêm những chứng cứ,   quan điểm được nêu trong luận tội, bảo đảm tính có căn cứ, chính xác, khách  quan và cụ thể của luận tội d. Sau khi xét xử xong, KSV phải hồn chỉnh dự thảo luận tội, ký tên   KSV và lưu vào hồ sơ kiểm sát án hình sự đ. Để  xây dựng được một bản luận tội tốt, KSV phải khơng ngừng   học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ  hiểu biết về  pháp luật, chính trị, xã   hội, kinh tế.v.v… trình độ  phân tích một vấn đề, kỹ  năng viết văn: câu văn  phải đúng ngữ pháp, trong sáng, dễ hiểu, chữ dùng phải chính xác III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY  DỰNG LUẬN TỘI III.1. Một số hạn chế, tồn tại: 17 Nhìn chung, các bản luận tội của KSV đều bám sát các nội dung trong   mẫu hướng dẫn dự thảo luận tội số 136. Nhiều bản luận t ội được chuẩn bị  chu đáo phản ánh đúng thực trạng của tình hình tội phạm, diễn đạt mạch lạc,   rõ ràng, chính xác, phân tích, đánh giá chứng cứ có sức thuyết phục. Phần kết  luận có căn cứ, đã bám sát vào đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật  của Nhà nước, tình hình tội phạm và u cầu đấu tranh phịng, chống tội  phạm, nhiệm vụ  chính trị  địa phương v.v… có tác dụng tốt trong việc giáo  dục người phạm tội và tun truyền, giáo dục nhân dân trong việc đấu tranh  phịng ngừa và chống tội phạm. Tuy nhiên, một số bản luận tội cịn thể hiện  những hạn chế, tồn tại dưới các dạng như sau: III.1.1. Về nội dung luận tội: ­   Một   số     luận   tội       giới   thiệu     “tôi,   đại   diện   VKSND… thực hành quyền cơng tố…” mà khơng giới thiệu tiếp là “và kiểm   sát hoạt động xét xử…”. Tức là khơng giới thiệu về chức năng thứ hai đó là  kiểm sát việc tn theo pháp luật trong các hoạt động tư  pháp, được Quốc  hội giao và u cầu VKSND phải thực hiện ­ Trong một số vụ án bị cáo chối tội tại phiên tịa, luận tội khơng dẫn  ra các chứng cứ cụ thể (biên bản phạm tội quả tang; các lời khai của bị cáo,  bị hại, nhân chứng; vật chứng v.v… chẳng hạn) mà chỉ nêu chung chung; về  lập luận để khẳng định về diễn biến nội dung vụ án mà cáo trạng đã đề cập  và buộc tội đối với bị cáo thì cũng theo kiểu chung chung, thiếu biện chứng,   thiếu tình thuyết phục ­ Sau khi nêu tóm tắt về nội dung vụ án, thì chỉ  nêu “khẳng định bản   cáo trạng số… ngày… của VKSND đã truy tố  bị  cáo… là hồn tồn có căn  cứ” mà qn nêu thêm rằng “vì vậy, tơi vẫn giữ  ngun quyết định truy tố  của VKSND… đối với bị  cáo… như  bản cáo trạng số… ngày…” hoặc “vì  vậy, tơi giữ  ngun quyết định truy tố  của VKSND … đối với bị  cáo… về  tội… theo điểm… khoản… Điều…. Bộ luật hình sự” ­ Một số bản luận tội khơng nêu rõ hoặc khơng nêu hết về tính chất,  mức độ phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của   bị cáo            ­ Mặc dù đã được rút kinh nghiệm nhiều lần, nhưng khơng ít bản luận   tội thiếu hẳn nội dung “tơi đề nghị Hội đồng xét xử tun bố bị cáo… phạm  tội…”, kế trước nội dung đề nghị áp dụng pháp luật và hình phạt ­ Về  biện pháp tư  pháp, một số  bản luận tội vẫn đề  nghị  thiếu đầy  đủ, hoặc chung chung (ví dụ như “buộc bị cáo phải bồi thường cho người bị  hại số tiền từ… đến…đồng.v.v…” III.1.2. Về hình thức luận tội: 18 ­ Khơng ít bản luận tội bố  cục “lộn xộn”, thiếu lơgic và khoa học,  theo kiểu “gặp đâu nói đó”, khơng theo mẫu số 136 của VKSND tối cao (vấn   đề  này VKSD tỉnh Đắk Lắk đã ghi rõ trong Thơng báo số  52/TB­VKS­P3   ngày 30/6/2014 và được đính kèm sau chun đề này) ­ Khơng ít bản luận tội vẫn có những đoạn văn thiếu phù hợp, theo  kiểu “đao to, búa lớn”; dùng các cụm từ, thuật ngữ thiếu chuẩn xác và khơng  phù hợp với vấn đề  cần nêu, theo kiểu “tùy hứng”, chứ  khơng bám sát với   thực tế  của vụ án; có nhiều đoạn văn tối nghĩa, khó hiểu; sai nhiều về  ngữ  pháp; một số  bản luận tội sử  dụng q nhiều lần cụm từ  “Thưa Hội đồng  xét xử !”, ở những vị trí khơng phù hợp, nghe nhàm chán .v.v… III.2. Ngun nhân chủ quan: Bên cạnh một số  ngun nhân khách quan khơng đề  cập   đây, thì  phải kể đến một số ngun nhân chủ quan sau: Một là, một số KSV nhận thức khơng đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan  trọng của bản luận tội; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm với cơng việc,   cho nên khơng quan tâm nắm chắc nội dung, các chứng cứ của vụ án và diễn   biến phiên tịa; cá biệt có biểu hiện tư  tưởng là xây dụng dự  thảo và trình  bản luận tội là để  cho có thủ  tục, cho xong việc nên chỉ  chú ý đến việc đề  nghị hình phạt, các biện pháp tư pháp, chứ khơng quan tâm nhiều đến tồn bộ  nội dung của bản luận tội Hai là, trình  độ  biên tập (thường  gọi nơm na là “viết lách”) cũng  khơng ít KSV rất yếu như: các khả năng về xây dựng đề cương, bố cục, lập   luận, dùng thuật ngữ, cụm từ, vấn đề ngữ pháp.v.v… cịn yếu, thế nhưng lại  khơng chịu tự học để nâng cao trình độ Khơng ít KSV do “lười” suy nghĩ nên đã “coppy” một số  nội dung  trong luận tội của một vụ án khác, được lưu trong máy vi tính, rồi ghép vào  bản luận tội mà mình dự  thảo, nhưng khơng kiểm tra và đã có hậu quả  là   “râu ơng nọ cắm cằm bà kia” Ba là, cũng thấy rõ rằng, một số ít đồng chí thủ trưởng ở một số đơn  vị ngồi vấn đề  trình độ  chun mơn, nghiệp vụ, khả năng biên tập có phần  hạn chế, thì cũng chưa thật sự  sâu sát cơng việc, khơng thường xun giáo  dục, qn triệt, kiểm tra, nhắc nhở KSV và điều đáng phải nêu là đã khơng  “duyệt” dự thảo luận tội trước khi KSV tham gia phiên tịa; khơng cùng chịu  trách nhiệm với KSV về chất lượng luận tội III.3. Một số đề nghị: 1. KSV được giao THQCT và KSXX cần nghiên cứu để nắm chắc vụ  án; dự  kiến được các tình huống có thể  xảy ra tại phiên tịa, từ  đó cùng với   việc chuẩn bị đề cương xét hỏi thì phải chuẩn bị tốt về luận tội theo các tình   19 huống có thể  xảy ra; chủ  động, nhạy bén để  bổ  sung, sửa đổi nội dung dự  thảo luận tội cho phù hợp với diền biến tại phiên tịa 2.  KSV   phải   chịu   khó  nghiên   cứu,   học  hỏi    sáng   tạo   để   không  ngừng nâng cao khả  năng biên tập (viết). Phải kiên quyết chống cho được  “căn bệnh” mà lâu nay cịn gặp là “coppy” luận tội sẵn có trong máy tình của  vụ án này rồi đem ghép sang vụ án khác 3. Lãnh đạo từng đơn vị  phải một mặt thường xun giáo dục về  ý  thức trách nhiệm của KSV; qn triệt cho các KSV về  ý nghĩa, tầm quan   trọng của bản luận tội đối với cơng tác THQCT và KSXX; mặt khác phải   trực tiếp xem, chỉnh, sửa, duyệt luận tội của KSV và cùng chịu trách nhiệm  với KSV về chất lượng bản luận tội IV. THAY LỜI KẾT Nâng cao chất lượng bản luận tội của KSV để  đáp ứng u cầu cải  cách tư pháp là phải nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của bản luận  tội, điều đó rất đúng và rất cần nhưng chưa đủ, mà đi cùng với đó là những  điều cũng hết sức  quan trọng thêm nữa đối với mỗi KSV là phải khơng  ngừng rèn luyện cho mình có một khả  năng thuyết trình bản luận tội ngày  một hấp dẫn và thuyết phục hơn; đồng thời KSV phải nghiêm túc trong việc  sử  dụng trang phục của Ngành cũng như  phải có phong thái chững chạc,  nghiêm túc, bình tĩnh và tự  tin trước phiên tịa. Những vấn đề  nêu trên phải  ln ln được “đồng hành” với nhau trong mỗi một KSV tại mỗi một phiên  tịa hình sự Nâng cao chất lượng bản luận tội của KSV khơng chỉ có ý nghĩa góp   phần tích cực để nâng cao chất lượng cơng tác THQCT và KSXX án hình sự  của mỗi KSV nói riêng, của ngành KSND nói chung; góp phần tích cực giúp  cho  HĐXX  ra một  bản  án   đúng  người,   đúng  tội,  đúng pháp  luật, có  sức   thuyết phục cao, mà nó cịn có ý nghĩa góp phần để nâng cao vị thế, vai trị và  uy tín của ngành KSND trong bộ  máy nhà nước; tạo nên hình  ảnh đẹp của  mỗi một KSV ngành KSND trong lịng cơng chúng; là một trong những việc  làm quan trọng và có ý nghĩa trong cơng cuộc cải cách nền tư pháp nước nhà.  Do vậy, nâng cao chất lượng bản luận tội của KSV là một trong những địi  hỏi mang tính tất yếu của cải cách tư  pháp, của cơng tác kiểm sát; nó phải   được xem như  là một trong những việc làm quan trọng trước mắt, thường   xun và lâu dài mà mỗi một KSV, mỗi một đơn vị  trong ngành KSND đều   phải ln ln ý thức được và phải tích cực, quyết tâm thực hiện ngày một  tốt hơn./ 20 ... với KSV về? ?chất? ?lượng? ?bản? ?luận? ?tội IV. THAY LỜI KẾT Nâng? ?cao? ?chất? ?lượng? ?bản? ?luận? ?tội? ?của? ?KSV để ? ?đáp? ?ứng? ?u? ?cầu? ?cải? ? cách? ?tư? ?pháp? ?là phải? ?nâng? ?cao? ?chất? ?lượng? ?nội dung và hình thức? ?của? ?bản? ?luận? ? tội,  điều đó rất đúng và rất cần nhưng chưa đủ, mà đi cùng với đó là những ... làm quan trọng và có ý nghĩa trong cơng cuộc? ?cải? ?cách? ?nền? ?tư? ?pháp? ?nước nhà.  Do vậy,? ?nâng? ?cao? ?chất? ?lượng? ?bản? ?luận? ?tội? ?của? ?KSV là một trong những địi  hỏi mang tính tất yếu? ?của? ?cải? ?cách? ?tư ? ?pháp, ? ?của? ?cơng tác? ?kiểm? ?sát;  nó phải...Đắk Lắk, tháng 7 năm 2015 CHUYÊN ĐỀ NÂNG? ?CAO? ?CHẤT LƯỢNG  LUẬN TỘI CỦA KIỂM SÁT VIÊN  ĐÁP? ?ỨNG? ?YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP                                                  

Ngày đăng: 14/01/2020, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan