1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án - 10NC( 2009-2010)

100 317 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 767 KB

Nội dung

Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN Ngày soạn: ngày dạy: Tiết 5: ĐỒNG VỊ - NGUYÊN TỬ VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH A- Mục tiêu: 1 - Kiến thức: - Học sinh biết khái niệm đồng vị nguyên tử khối - nguyên tử khối trung bình. - Cách xác định nguyên tử khối trung bình. 2- Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng làm bài tập tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hoá học một cách thành thạo. B- Chuẩn bị: 1- Phương pháp :Đàm thoại. 2- Phương tiện: Các phiếu học tập, sơ đồ nguyên tử đồng vị Hiđro. C- Tiến trình bài giảng: 1- Kiểm tra bài cũ : Các nguyên tử có kí hiệu sau : 23 11 Na, 12 6 C, 35 17 Cl. Hãy xác định số e, số p, số n, điện tích hạt nhân, số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối. 2- Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy_trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1: GV treo sơ đồ cấu tạo 3 đồng vị hiđro. HS nhận xét và n/c SGK rồi rút ra khái niệm về đồng vị. ?- Tại sao 35 17 Cl và 37 17 Cl được gọi là 2 đồng vị của nguyên tố Clo. HS xác định các nguyên tử sau ngtử nào là đồng vị của nhau : 10 5 A, 64 29 B, 11 5 C, 54 26 D, 109 47 E, 63 29 G, 106 47 H, 40 19 I, 40 18 K, 54 24 L. Vì sao? GV lưu ý: Do điện tích hạt nhân quyết định tính chất hóa học của ngtử các đồng vị có cùng P, tức cùng đthn. Nên các đồng vị cũng có t/c giống nhau. Vì có số n khác nhau nên 1 số t/c vật lí khác nhau. HS n/c VD trong SGK. I.Đồng vị: Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học là nhưng nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron. Do đó số khối A cũng khác nhau. VD : H 1 1 , H 2 1 , H 3 1 . Các đồng vị trên đều có 1 hạt P nhưng có số n khác nhau => số khối khác nhau. Hoạt động 2: HS nhắc lại đơn vị khối lượng ngtử là gì?Có giá trị bằng bao nhiêu? GV đưa ra bài tập 1 ngtử C nặng II.Nguyên tử khối và nguyên tử khôi trung bình. 1.Nguyên tử khối: 1 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN 19,9206.10 -27 Kg. Hỏi ngtử C nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng ngtử. HS trả lời: 19,9206.10 -27 = 12 ( lần) 1,66005.10 -27 GV : 12 là ngtử khối của ngtử C vậy ngtử khối có ý nghĩa gì? HS trả lời. -tại sao có thể coi ngtử khối bằng số khối của hạt nhân ngtử. HS dựa vào nội dung SGK để trả lời. Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khố lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử. Hoạt động 3: HS nghiên cứu SGK và cho biết ngtử khối TB là gì. Viết CT tính ngtử khối TB và giải thích. GV thông báo : hầu hết các ngtố hóa học trong tự nhiên là hỗn hợp của nhiều đồng vị.Chỉ có 1 số nguyên tố không có đồng vị như Al, Flo….Qua phân tích người ta nhận thấy tỉ lệ số ngtử của các đồng vị của cùng 1 ngtố trong tự nhiên là không đổi không phụ thuộc vào h.c hóa học chứa các đồng vị đó. HS rút ra nhận xét. HS qps dụng CY để tính Ā của Clo và Niken trong SGK: GV yêu cầu HS tra ngtử khối của Ni và Cl trong HTTH và rút ra nhận xét . Ā của Ni : Ā = 58.67,76 + 60.26,16 + 61.2,42 + 62.3,66 100 = 58,74 Ā của Clo: Ā = 35.75,77+ 37.24,23 = 35,5 100 2.Nguyên tử khối TB. Nguyên tử khối của 1 ngtố hóa học là nguyên tử khối TB của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ % mỗi đồng vị trong hỗn hợp. Ā = a.A+ b.B 100 Trong đó : Ā là nguyên tử khối TB A,B là số khối từng đồng vị a,b là % từng đồng vị. Hoạt động 4: 1. yêu cầu HS giải bài tập tính Ā của Oxi : 16 O 17 O 18 O 99,757% 0,039% 0,204% 2. làm bài tập trong SGK 3. đọc thêm bài tư liệu ( T14 – SGK) Ngày soạn: ngày dạy: 2 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN Tiết 6:SỰ CHUYỂN ĐỘNG ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ. OBITAN NGUYÊN TỬ A- Mục tiêu: 1 - Kiến thức: Học sinh biết: - Trong nguyên tử , electron chuyển động xunh quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định. - Mật độ xác suất tìm thấy electron trong không gian mguyên tử không đều. Khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất tìm thấy electron khoảng 90% được gọi là obitan nguyên tử. - Hình dạng obitan nguyên tử. 2- Kỹ năng: Rèn cho học sinh tư duy tưởng tượng B- Chuẩn bị: 1.Phươngpháp : Nghiên cứu, nêu vấn đề, đàm thoại 2- Phương tiện. Mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-Dơ-Pho và Bo, 2 obitan nguyên tử hiđrô, 3 hình ảnh obitan s, p C- Tiến trình bài giảng: 1- Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng giải 2 bài tập : Bài 1.26(tr 7-SBT) và bài 1.29 2- Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy_trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1: GV dùng sơ đồ mẫu hành tinh ngtử để thông báo cho HS. HS thấy được trong ngtử e - chuyển động và thấy được sự thành công của thuyết Bo. HS rút ra nhận xét. GV nhấn mạnh : Ưu và nhược điểm của thuyết Bo I.Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. 1.Mô hình hành tinh nguyên tử: Mô hình hành tinh nguyên tử mô tả e chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo xác định như các hành tinh quay quanh mặt trời. Song không phản ánh đúng trạng thái chuyển động của e trong ngtử và có t/d rất lớn đến sụ phát triển lí thuyết cấu tạo nguyên tử. Hoạt động 2: GV dùng tranh đám mây electron của ngtử H. HS tưởng tượng ra xác suất tìm thấy e (SGK). 2.Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Obitan nguyên tử. a.Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. 3 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN GV nhấn mạnh phần giải thích “đám mây e”. Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo 1 quỹ đạo xác định. Hoạt động 3: GV thông báo e có thể có mặt ở khắp nơi trong không gian xung quanh hạt nhân ngtử nhưng khả năng đó không đều.GV lấy VD. HS từ đó rút ra ĐN thế nào là AO. GV lấy VD: Obitan nguyên tử H. GV thông báo: Đối với những ngtử có nhiều e sự chuyển động của các e tạo thành những khoảng không gian có hình dạng khác nhau. Vậy nó có những hình dạng gì? b.Obitan nguyên tử.(KH:AO). Định nghĩa: Obitan nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt e khoảng 90%. Lưu ý: Để thuận tiện và đơn giản , biểu diễn obitan ngtử bằng một đường cong liền nét. Hoạt động 4: -GV sử dụng tranh vẽ, hình ảnh obitan S,P. HS nhận xét. -GV thông báo. GV phân tích. +AO S có đối xứng cầu tâm khối cầu trùng với tâm ngtử và là gốc tọa độ. +AO P có thể hình dung 2 quả cầu tiếp giáp với nhau dạng 1 quả tạ đôi và nó nhận trục tọa độ làm trục đối xứng. HS quan sát. II.Hình dạng Obitan nguyên tử Các e - chuyển động trong nguyên tử có thể chiếm các mức năng lượng khác nhau. -Những e chuyển động gần hạt nhân hơn thì có mức năng lượng thấp hơn và càng xa hạt nhân hơn thì có mức năng lượng càng cao. -electron chiếm mức w thấp hơn thì ở trạng thái bền hơn. +AO S có dạng hình cầu và tâm là nhân ngtử. +AO P (P x , P y , P z ) có dạng hình số tám nổi, mỗi AO có sự định hướng khác nhau trong không gian. +AO d,f có dạng hình phức tạp hơn. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: 1.Sử dụng bài tập trong SGK để củng cố kiến thức bài. 2.bài tập về nhà : SBT. 3.Sử dụng phiếu học tập. 4.Nhắc HS ôn lại toàn bộ những kiến thức đã học để luywnj tập tiết sau. Ngày soạn: ngày dạy: Tiết 7,8:LUYỆN TẬP.THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ-KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ OBITAN NGUYÊN TỬ 4 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN A- Mục tiêu: 1 - Kiến thức:Củng cố kiến thức: - Đặc tính của các hạt cấu tạo nên nguyên tử. - Những đại lượng đặc trưng cho nguyên tử: điện tích, số khối, nguyên tử khối . - Sự chuyển động electron trong nguyên tử: Obitan n.tử, hình dạng obitan n.tử. 2- Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm các hạt cấu tạo nên nguyên tử để giải các bài tập có liên quan. - Dựa vào các đại lượng đặc trưng cho nguyên tử để giải các bài tập về đồng vị, nguyên tử khối , nguyên tử khối trung bình. - Vẽ được hình dạng các obitan s và p. Rèn cho học sinh tư duy tưởng tượng B- Chuẩn bị: 1.Phươngpháp : Đàm thoại, HS trả lời trắc nghiệm và giải BT. 2- Phương tiện. Mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-Dơ-Pho và Bo, 2 obitan nguyên tử hiđrô, 3 hình ảnh obitan s, p, phiếu học tập. C- Tiến trình bài giảng: Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị bài tập về nhà. -GV phân thành các nhóm kiểm tra chéo sau đó báo cáo tình hình. -GV nhận xét và đưa ra cách giải quyết chung. Hoạt động 2: GV sử dụng phiếu học tập để củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm cho HS. + Phiếu 1: Ghép các thông tin ở cột bên trái với các thông tin ở cột bên phải sao cho đúng nhất. 1. Nguyên tử 2. Obitan nguyên tử 3. Số khối 4. nguyên tử khối TB 5. Obitan S 6. Obitan P A. Không mang điện B. Dạng hình khối cầu C. Trung hòa điện D. A = Z + N E. Ā = A.%a + B. %b + … F. Hình ảnh xác suất e - lớn nhất. G. Dạng hình số tám nổi. 1 – C , 2 – F , 3 – D, 4 – E , 5 – B, 6 – G. +Phiếu 2: +Phiếu 3: Sau mỗi khi HS trả lời từng phiếu GV chữa và đưa ra đáp án đúng và nhận xét. Hoạt động 3: Cho HS lên bảng chữa các bài tập tiêu biểu trong SGK và những bài tập khó mà nhiều HS chưa giải được. 5 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN Bài 3 ( T8- SGK): Khối lượng của nguyên tử Neon theo Kg: 20,179.1,6605.10 -27 = 33,5 . 10 -27 Kg. Bài 4 ( T8- SGK): Nguyên tử khối của một nguyên tử Oxi trong phân tử CO 2 : 12,011. 72,7/(27,3 . 2) = 15,99 (U). Bài 5 ( T8- SGK): Theo đầu bài: M O = 15,842 . M H , M C = 11,906 . M H => M C /12 = 11,906. M H /12. Vậy ta tính MO theo M C /12 = 15,842 . M H . 12 /(11,905 .M H ) = 15,967. => M H = 15,967 / 15,842 = 1,008. Hoạt động 4: Củng cố tiết 7. - Trả lời 1 số thắc mắc của HS. - Làm các bài tập trong SGK + SBT. - Ôn lại những kiến thức đã học. Tiết 8 Hoạt động 1: GV sử dụng phiếu học tập để củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học. Phiếu 4: Phiếu 5: Phiếu 6: -Sau mỗi khi HS trả lời phiếu trắc nghiệm xong .GV nhận xét và đánh giá. Hoạt động 2: Bài tập. Học sinh lên bảng chữa các bài tập SGK mà nhiều HS chưa làm được. Bài 4(tr14-SGK). a. Ā H = 1. 99,98 + 2. 0,016 = 1,001 100 Ā Cl = 35. 75,77 + 37. 24,23 =35,5 100 b. H 35 17 Cl , H 37 17 Cl , D 35 17 Cl , D 37 17 Cl , c. Phân tử khối 36 38 37 39 Bài 5: ( tr14-SGK). Gọi x là % của 63 29 Cu => % 65 29 Cu chiếm (100- x )% Ta có : (63.x + 65.(100- x))/100 = 63,546 => x = 37%. Bài 6: ( tr14-SGK). n H2 = 1/ 22,4= 0,044 mol. M H2 =0,1/ 0,044 = 2,272 (đvc). → % 2 1 H = 2.100/ 2,272= 88%. 6 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN Hoạt động 3: Trả lời 1 số câu hỏi (SGK-tr20) và GV chữa bài 1.20(SBT-tr6). Hoạt động 4: Củng cố tiết 8. Hoạt động 5: Kiểm tra giấy 15 phút. Ngày soạn: ngày dạy: Tiết 9:LỚP VÀ PHÂN LỚP CỦA ELECTRON A- Mục tiêu: Học sinh biết: 7 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN - Thế nào là lớp và phân lớp của electron - Số lượng các obitan trong một phân lớp và trong một lớp. - Sự giống nhau, khác nhau giữa các obi tan trong cùng một phân lớp và trong một lớp. - Dùng kí hiệu để phân biệt các lớp, phân lớp obitan. B- Chuẩn bị: - chuẩn bị tranh vẽ, hình dạng các obitan s,p. - Học sinh ôn bài sự chuyển động của eletron trong nguyên tử. C- Tiến trình bài giảng: 1- Kiểm tra bài cũ: -Em hãy mô tả sự chuyện động của electron trong nguyên tử và đặc điểm về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. 2- Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy_trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1: GV đặt vấn đề. -Tại sao e có khu vực ưu tiên. -HS nhắc lại mật độ đám mây e - . -GV giải thích : điều này có liên quan đến mức w. -HS nhắc lại cấu tạo nguyên tử => e luôn có khuynh hướng hút vào hn ngtử. GV giải thích sự hình thành lớp e. GV dùng sơ đồ tranh vẽ Obitan S. -HS quan sát. GV thông báo: -Em cho biết lớp e - nào lk với hạt nhân chặt chẽ nhất . Lớp nào lk kém nhất. -HS trả lời . GV lưu ý : các e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của ngtố. I.Lớp electron. -Mỗi electron có một trạng thái năng lượng nhất định. -Hạt nhân hút e nhờ lực hút tĩnh điện, e gần nhân bị hút mạnh hơn lk với hạt nhân chặt chẽ hơn và chúng có mức năng lượng thấp hơn và ngược. -Các e - trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Các lớp e tính từ lớp gần hạt nhân ra ngoài theo thứ tự 1,2,3,…n (nguyên dương) và kí hiệu bằng chữ in hoa: n: 1 2 3 4 5 6… KH: K L M N O P … Hoạt động 2: -Em nhắc lại thế nào là 1 lớp electron. -HS trả lời . -HS nghiên cứu SGK để trả lời thế nào là phân lớp e. -GV gợi mở : Các obitan ngtử thuộc cùng 1 II.Phân lớp electron. -Các e trên cùng 1 phân lớp có w bằng nhau. -Các phân lớp kí hiệu bằng chữ cái thường s, p, d, f. -Số phân lớp trong mỗi lớp bằng STT của lớp đó. 8 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN phân lớp có đặc điểm gì chung. -GV thông báo : tùy thuộc vào từng lớp mà mỗi lớp có thể có nhiều phân lớp. HS xác định số phân lớp. GV lưu ý : Trên thực tế trên 110 ngtố các e chỉ phân bố vào các phân lớp s, p ,d ,f. → HS rút ra công thức tổng quát. -Các e ở lớp phân lớp s gọi là obitan S các e ở phân lớp P gọi là obitan P. Cụ thể : Lớp K (n= 1) có 1 phân lớp : 1s. Lớp L (n=2) có 2 phân lớp : 2s2p. Lớp M (n=3) có 3 phân lớp : 3s3p3d. => Vậy ở lớp thứ n thì sẽ có n phân lớp. Hoạt động 3: -HS nhắc lại khái niệm về obitan và hình dạng obitan nguyên tử. GV nhấn mạnh :3AO P x , P y, P z có định hướng khác nhau nhưng có mức năng lượng bằng nhau. HS hiểu được mỗi 1 AO có 1 một định hướng riêng. GV thông báo số obitan. HS xác định ví dụ. III.Số obitan nguyên tử trong một phân lớp electron. -Các AO trong 1 phân lớp có cùng mức năng lượng nhưng khác nhau sự định hướng trong không gian. +phân lớp s có 1AO S. +phân lớp p có 3AO P ( P x , P y, P z ). +phân lớp d có 5AO +phân lớp f có 7AO. Vậy số obitan trong các phân lớp s, p, d, f đều là số lẻ tương ứng 1,3,5,7. Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tính số obitan trong 1 lớp. HS nhắc lại số phân lớp trong 1 lớp và số obitan trong mỗi phân lớp. GV lấy một VD mẫu. HS xác định VD còn lại với các lớp K, M N…. GV thông báo : số AO trong 1 phân lớp không đổi ở mỗi lớp. IV.Số obitan nguyên tử trong một lớp electron. CT tổng quát : số obitan trong 1 lớp n bằng n 2 obitan. VD: Lớp K (n=1) có 1 phân lớp 1s => có 1 AO. (1 2 ). Lớp L (n=2) có 2 phân lớp 2s và 2p => 4AO (2 2 ). Hoạt động 5: củng cố GV kẻ bảng yêu cầu HS điền vào bảng Bài tập SGK – tr25 Lớp (n) K n=1 L n=2 M n=3 N n=4 Số phân lớp bằng n N 2 1 2 =1 2 2 = 4 3 2 =9 4 2 = 16 9 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN Ngày soạn: ngày dạy: Tiết 10,11: NĂNG LƯỢNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ. A- Mục tiêu: 1 - Kiến thức: 10 [...]... HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC 18 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN A- Mục tiêu: 1 - Kiến thức: Học sinh biết: - Nguyên tắc xây dựng Bảng tuần hoàn - Cấu tạo bảng tuần hoàn - Mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu hình electron nguyên tử với vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn 2- Kỹ năng: - HS biết sử dụng bảng HTTH B- Chuẩn bị: 1.Phương pháp : Nghiên cứu – đàm thoại – gợi mở nêu vấn đề 2- Phương tiện: Hình vè ô nguyên... NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC A- Mục tiêu: 1 - Kiến thức: Học sinh biết: - Các khái niệm: Năng lượng ion hoá, độ âm điện Học sinh hiểu: 24 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN - Quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá, độ âm điện các nguyên tố trong BTH 2- Kỹ năng: Học sinh vận dụng: Quy luật biến đổi các đại lượng vật lí để dự đoán tính chất của các nguyên tố khi biết vị trí của chúng trong BTH B- Chuẩn bị: 1.Phương... HOÀN A- Mục tiêu: 1 - Kiến thức: Học sinh hiểu: Thế nào là tính kim loại, tính phi kim và quy luật biến đổi tính kim loại- tính 26 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN phi kim của các nguyên tố trong BTH Quy luật biến đổi một số tính chất : Hoá trị , tính axit - bazơ của ôxit, hiđrôxit của các nguyên tố trong BTH - Nội dung định luật tuần hoàn 2- Kỹ năng: B- Chuẩn bị: 1.Phương pháp 2- Phương... bài: -GV phát phiếu học tập cho HS làm -Làm bài tập 3 → 4 ( Tr55-SGK) Ngày soạn: ngày dạy: Tiết 21: Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC A- Mục tiêu: 1 - Kiến thức: Học sinh biết: Ý nghĩa khoa học của BTH đối với hoá học và các môn khoa học khác 29 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN 2- Kỹ năng: Học sinh vận dụng : - Từ vị trí nguyên tố trong BTH suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố -. .. tố - Dựa vào các đặc điểm lớp electron ngoài cùng để phân loại các nguyên tố kim loại, phi kim hoặc khí hiếm B- Chuẩn bị: 1.Phươngpháp : đàm thoại và giải bài tập 2- Phương tiện: các phiếu học tập C- Tiến trình bài giảng: 1- Kiểm tra bài cũ: -1 việc phân bố các electron trong nguyên tử tuân theo những nguyên lí và quy tắc nào? -2 Cấu hình electron trong nguyên tử là gì ? nêu cách viết cấu hình e- trong... III.So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với nguyên tố lân cận VD: so sánh tính phi kim của P với Si, S, N, As - Si < P < S - As < P < N => tính axit H2SiO3 < H3PO4 < H2SO4 H3AsO3 < H3PO4 < HNO3 Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK nhằm củng cố kiến thức đã học 31 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN Ngày soạn: ngày dạy: Tiết 22,23: LUỆN TẬP CHƯƠNG II A- Mục tiêu: 1 - Kiến thức: củng cố kiến thức - Cấu... làm bài 6, 7, 8, (SGK- tr39) 3.Yêu cầu HS đọc bài tư liệu (tr39) 4.BTVN: các bài trong SBT (tr18) 21 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN Ngày soạn: ngày dạy: Tiết 17: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC A- Mục tiêu: 1 - Kiến thức: Học sinh biết: - Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học có sự biến đổi tuần hoàn 22 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN - Số eletrron lớp ngoài... Thành phần cấu tạo nguyên tử - Những đặc trưng của nguyên tử - Sự chuyển động của electron tron nguyên tử 14 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN - Sự phân bố electron trên các phân lớp theo thứ tự lớp - Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng 2- Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử để làm bài tập về cấu tạo nguyên tử - Vận dụng các nguyên lí, quy... electron tối đa trong một lớp và một phân lớp -Số e tối đa trong một lớp : 2.n2 ( n là số thứ tự lớp ) vì trong mỗi lớp có n2 AO, mà mỗi AO chứa tối đa 2 e -Số electron tối đa trong 1 phân lớp: -Phân lớp S có 1 AO → số e tối đa 2 ( s2 ) - Phân lớp P có 3 AO → số e tối đa 6 ( p2 ) - Phân lớp d có 5 AO → số e tối đa 10 (d10) - Phân lớp f có 7 AO → số e tối đa 14 (f14) -Các phân lớp đủ e gọi là phân lớp bão... 1s22s22p63s23p64s23d104p1 Bài 8 (t34-SGK) nguyên tử Fe có Z = 26 : 1s22s22p63s23p64s23d6 - nếu mất 2e Fe biến thành ion Fe2+ : 1s22s22p63s23p64s03d6 - nếu mất 2e Fe biến thành ion Fe2+ : 1s22s22p63s23p63d5 ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - SỐ 1 Họ và tên: Lớp: Điểm: 16 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN Lời phê của cô giáo: ĐỀ BÀI A -PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1:Hãy khoanh . HỌC. 18 Giáo viên : TRẦN ANH TUẤN A- Mục tiêu: 1 - Kiến thức: Học sinh biết: - Nguyên tắc xây dựng Bảng tuần hoàn. - Cấu tạo bảng tuần hoàn. - Mối quan. thành thạo. B- Chuẩn bị: 1- Phương pháp :Đàm thoại. 2- Phương tiện: Các phiếu học tập, sơ đồ nguyên tử đồng vị Hiđro. C- Tiến trình bài giảng: 1- Kiểm tra

Ngày đăng: 17/09/2013, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w