Song song với đó, khi đã có vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thìtài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá và nâng caohiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản
Trang 1VŨ VĂN THÀNH
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHÂN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 2VŨ VĂN THÀNH
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHÂN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS ĐẶNG VĂN LƯƠNG
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
thầy hướng dẫn là TS Đặng Văn Lương Các dữ liệu được trích dẫn, sử
dụng trong báo cáo nghiên cứu đều đã được công bố, có nguồn gốc rõ ràng
và trung thực và được trích dẫn đúng quy định, các kết quả nghiên cứu của
tôi được trình bày trong trong báo cáo nghiên cứu là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi chịu
hoàn toàn trách nhiệm về các nội dung đã cam đoan!
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2018
Tác giả
Vũ Văn Thành
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu làm luận văn tại trường Đại họcThương Mại, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã được sự giảngdạy và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo Tôi xin gửi lời cảm ơn chânthành tới TS Đặng Văn Lương, người thầy đã tận tình hướng dẫn và độngviên tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu hoàn thành đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy cô đã giảng dạy và giúp đỡtôi trong toàn khóa học Tôi cũng xin cám ơn các anh chị, các bạn lớp TCNHK22A.N đã luôn quan tâm, chia sẻ, trao đổi giúp tôi nâng cao kiến thức,chuyên môn Đồng thời tôi cũng gửi lời cám ơn sâu sắc đến toàn thể các chúBan lãnh đạo và phòng Kế toán – Tài chính đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi rấtnhiều trong quá trình thực tế để hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2018
Học viên
Vũ Văn Thành
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6
7 Kết cấu đề tài 7
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 8
1.1 Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.1.1 Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp 8
1.1.2 Những vấn đề chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 11
1.1.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 14
1.1.4 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 17
1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 18
1.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp 18
1.2.2 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn 19
1.2.3 Phân tích một số nhóm hệ số tài chính cơ bản 20
Trang 61.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng khả năng sinh lợi bằng phương
pháp Dupont 26
1.2.5 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 28
1.2.6 Phân tích kết quả kinh doanh 30
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp 30
1.3.1 Nhân tố khách quan 30
1.3.2 Nhân tố chủ quan 33
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO 36
2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu VIPCO 36
2.1.2 Cơ cấu, bộ máy tổ chức tại công ty 37
2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 39
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty 41
2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây 42
2.2 Phân tích tài chính tại công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu VIPCO .45 2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015 – 2017 45
2.2.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015 – 2017 65
2.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015 – 2017 77
2.2.4 Phân tích khả năng sinh lợi và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi 87
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO 96
Trang 73.1 Một số kết luận về tình hình tài chính của công ty Cô phần Vận tải
xăng dầu VIPCO 96
3.1.1 Những kết quả đạt được 96
3.1.2 Nguyên nhân của những hạn chế 97
3.2 Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 100
3.2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 100
3.2.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty 101
3.3 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính đối với công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu VIPCO 102
3.3.1 Tăng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 102
3.3.2 Tăng hiệu quả sử dụng tài sản 103
3.3.3 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu 103
3.3.4 Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp 104
3.3.5 Giảm lượng hàng tồn kho 105
3.3.6 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 106
3.3.7 Quản lý chặt chẽ dòng tiền 107
3.4 Một số điều kiện thực hiện giải pháp 107
KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang 817 ROS Tỷ suất sinh lợi của Doanh thu
18 ROA Tỷ suất sinh lợi của Tài sản
19 ROE Tỷ suất sinh lợi của Vốn chủ sở hữu
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 29
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO 38
Sơ đồ 2.2 Mô hình phân tích tài chính Dupont tại Công ty Cổ phần Vận
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ 2.3: Mô hình phân tích tài chính Dupont tại Công ty Cổ
phần Vận tải Xăng dầu VIPCO năm 2016 94
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ 2.3: Mô hình phân tích tài chính Dupont tại Công ty Cổ
phần Vận tải Xăng dầu VIPCO năm 2017 95Biểu đồ 2.1 Giá trị TSDH và TSNH của Công ty CP Vận tải xăng dầu
Biểu đồ 2.2 Giá trị Nợ phải trả và VCSH của Công ty CP Vận tải xăng dầu
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty Cổ phần Vận tải
xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015 - 2017 42Bảng 2.2 Bảng cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu
Bảng 2.3 Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu
Bảng 2.4 Phân tích mức độ độc lập tài chính tại công ty Cổ phần Vận tải
xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015 – 2017 56Bảng 2.5 Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn tại Công
ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO năm 2016 60Bảng 2.6 Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn tại Công
ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO năm 2017 62Bảng 2.7 Phân tích các khoản phải thu của Công ty Cổ phần Vận tải
xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015 – 2017 64Bảng 2.8 Phân tích khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng của công ty
CP vận tải xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015-2017 66Bảng 2.9 Nợ xấu và nợ khó đòi của công ty giai đoạn 2015 - 2017 68 Bảng 2.10 Phân tích các khoản phải thu của Công ty Cổ phần Vận tải
xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015 – 2017 70
Trang 10Bảng 2.11 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty Cổ phần
Vận tải xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015 – 2017 74Bảng 2.12 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn của Công ty Cổ phần
Vận tải xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015 – 2017 76Bảng 2.13 Bảng Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải xăng
Bảng 2.14 Phân tích năng lực hoạt động tại công ty Cổ phần Vận tải xăng
Bảng 2.15 Phân tích khả năng sinh lợi tại công ty Cổ phần Vận tải xăng
Bảng 2.16 Bảng phân tích ROA theo phương pháp Dupont tại Công ty Cổ
phần Vận tải Xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015 – 2017 90Bảng 2.17 Bảng phân tích ROE theo phương pháp Dupont tại Công ty Cổ
phần Vận tải Xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015 – 2017. 91
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, tham gia ngàycàng sâu và rộng vào quá trình quốc tế hóa nền kinh tế, tiếp nhận đầu tư từbên ngoài, là một trong những xu hướng, chính sách phát triển kinh tế - xã hộicủa nước ta Trong bối cảnh đó, việc nhà nước áp dụng các chính sách để bảo
hộ nền sản xuất trong nước dần dần đã bị xóa bỏ Nhà nước cũng đang cóchính sách thu hồi vốn từ các doanh nghiệp nhà nước để thị trường quay vềđúng với bản chất của nó Vì vậy, các doanh nghiệp trong nền kinh tế dù làdoanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài đều được đối xử côngbằng như nhau Trong khi đó, so cả về quy mô, về trình độ quản lý thì cácdoanh nghiệp trong nước đều khiêm tốn hơn các doanh nghiệp nước ngoài rấtnhiều Sự cạnh tranh khốc liệt dẫn đến tất yếu đào thải những doanh nghiệpyếu kém Vì vậy, thực trạng đòi các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanhnghiệp trong nước phải cẩn trọng trong việc ra quyết định, việc đưa ra địnhhướng, chiến lược Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải luôn luôn sửdụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình
Gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tài chínhdoanh nghiệp có một vị thế rất quan trọng Hoạt động của tài chính doanhnghiệp liên quan và ảnh hưởng tới mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệttrong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc các doanhnghiệp đưa ra các quyết định về tài chính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp Tiền đề của hoạt động sản xuất kinh doanh làvốn, đối với các doanh nghiệp nhu cầu về vốn là một vấn đề tất yếu Lúc này,vai trò của tài chính doanh nghiệp trở nên rất quan trọng đối với hoạt độngcủa doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp huy động vốnđảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục
Trang 12Song song với đó, khi đã có vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thìtài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá và nâng caohiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO là một trong những công ty
có lịch sử hình thành phát triển lâu đời tại Hải Phòng Công ty kinh doanhchính trong lĩnh vực vận tải, ngoài ra công ty cũng có kinh doanh một sốngành khác ví dụ như bất động sản, dịch vụ thuyền viên,… Với vị trí thuận lợi
là cửa ngõ gia thương đường biển của Hải Phòng, công ty đã và đang khẳngđịnh được vị thế của mình trong lĩnh vực vận tải, đặc biệt là vận tải thủy.Ngoài ra, công ty cũng có tham gia thị trường bất động sản, tham gia đầu tưtrên thị trường chứng khoán và góp vốn liên kết với một số công ty có liênquan để tăng hiệu quả của vốn nhàn rỗi
Quá trình khảo sát tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Vận tải Xăngdầu VIPCO cho thấy tình hình huy động vốn, sử dụng vốn của công ty tuy đã
có những thành tựu nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế làm giảm hiệu quảkinh doanh của công ty, đặc biệt là trong giai đoạn 2010 đến nay Việc raquyết định đầu tư, thu hồi vốn đầu tư, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cổphần,… đều là những vấn đề hết sức khó khăn mà ban lãnh đạo của công typhải ra quyết định Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính của công ty để cóđược đầy đủ thông tin về nguồn lực tài chính, việc sử dụng hiệu quả nguồn tàichính luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng với công ty trong việc đề ra chínhsách, chiến lược phát triển của công ty
2 Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về mặt lý thuyết, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về cấu trúc vốn củadoanh nghiệp, trong đó nổi bật hơn cả là các Lý thuyết của Modigliani vàMiller, Lý thuyết cân bằng – Trade off theory, Lý thuyết trật tự phân hạng, và
Lý thuyết chi phí trung gian Mặc dù tồn tại những quan điểm khác nhau về
Trang 13phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhưng các lý thuyếttrên đều được xây dựng mang tính kế thừa: lý thuyết sau được xây dựng trênnền tảng những giả định từ lý thuyết trước đó.
Về mặt nghiên cứu thực tế, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nóiriêng đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về tình hình tài chính
Tác giả Phạm Thị Thuần trong công trình nghiên cứu của mình “Phântích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại”, trường Đạihọc Thương Mại, năm 2014 đã cung cấp một cái nhìn khái quát về nội dung
lý luận về tài chính, phân tích tài chính Tiếp đó, đề tài đã chỉ ra được hoạtđộng sử dụng vốn, đầu tư tài sản của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đồngthời cũng kiến nghị một số những giải pháp hữu hiệu để khắc phục một sốhạn chế còn tồn tại của công ty về vấn đề rủi ro hối đoái, quản lý chi phí đặcbiệt là chi phí nguyên vật liệu
Đề tài mang tên “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần ximăng Bút Sơn” của tác giả Ngô Thị Quyên, Đại học Kinh tế Quốc dân năm
2011 đã nêu ra thực trạng tình hình của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010,hơn thế nữa tác giả đã đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả tài chínhcủa công ty như: đưa ra được cơ cấu vốn phù hợp, quản lý chặt chẽ khoảnphải thu, phải trả và các biện pháp tăng cường kiểm soát chi phí
Trong đề tài nghiên cứu “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổphần dầu khí quốc tế PS” của tác giả Vũ Thị Hoa, Đại học Lao động – Xã hội,năm 2016 đã đem lại ý nghĩa thực tiễn rất lớn với công ty khi nêu bật lênđược những hạn chế còn tồn tại khiến hiệu quả kinh doanh của công ty bị sụtgiảm Đồng thời tác giả cũng chỉ ra được những giải pháp để khắc phụcnhững hạn chế trên Tuy nhiên đề tài còn thiếu một số chỉ tiêu để có cái nhìntoàn diện nhất về công ty, điển hình đó là chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập tàichính không được luận văn đề cập, phân tích
Trang 14Đề tài nghiên cứu với đề tài “Phân tích tình hình tài chính công ty cổphẩn Vinaconex25” (2015), tác giả Bùi Văn Hoàng đã nghiên cứu năng lựctài chính tại công ty, khái quát những lý luận phân tích tài chính có liên quan.Tuy nhiên, luận văn nhằm mục đích phục vụ quản trị doanh nghiệp, hướng tớihoàn thiện hệ thống chỉ tiêu để đánh giá, phân tích doanh nghiệp tốt hơn, chưahướng tới phục vụ các đối tượng liên quan.
Các đề tài trên đều đã hệ thống hóa được toàn bộ nội dung về tài chínhdoanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp, các phương pháp, chỉ tiêu
để giúp các nhà phân tích đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả cũng nghiên cứu thực trạng tình hìnhtài chính, các phương pháp phân tích và nội dung phương pháp và các tác giảcũng trình bày những phương án, giải pháp để giúp các doanh nghiệp tháo gỡkhó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp riêng biệt trong nền kinh tế đều cónhững đặc thù riêng về ngành nghề kinh doanh, về quy mô hoạt động, về tổ
chức nhân sự…Trên cơ sở những vấn đề đã trình bày ở trên đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO” sẽ khảo
sát tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu VIPCO, chỉ rađược thực trạng tình hình tài chính, những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạtđộng tài chính của công ty Từ cơ sở đó, đưa ra các giải pháp và kiến nghị đểthực hiện các giải pháp nhằm giúp công ty giải quyết được những hạn chế còntồn tại để góp phần nâng cao năng lực tài chính, tăng hiệu quả sử dụng cácnguồn lực, tiến đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững
3 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng sử dụng
vốn, đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh luận văn phát hiện ra những điểmtồn tại, hạn chế của công ty Từ những tồn tại này, luận văn sẽ đưa ra các giải
Trang 15pháp để khắc phục những điểm yếu đó nhằm góp phần nâng cao tình hình tàichính của công ty.
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, luận văn đề ra các nhiệm vụ trongquá trình nghiên cứu, bao gồm:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp liên quan đến tàichính và phân tích tài chính doanh nghiệp
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại công
ty CP vận tải xăng dầu VIPCO giai đoạn 2015 – 2017
- Trên cơ sở đó đề xuất ra các biện pháp và kiến nghị nhằm cải thiệntình hình tài chính tại công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công
ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2015 – 2017
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Để hoàn thành bài luận văn, tác giả tiếnhành thu thập các số liệu thứ cấp của nội bộ công ty, từ giáo trình và các báo,tạp chí Để hệ thống hóa được lý thuyết cơ bản về tài chính, phân tích tàichính tác giả sử dụng các giáo trình, các công trình nghiên cứu từ trước Đểtiến hành phân tích tình hình tài chính tại công ty tác giả dùng tài liệu nội bộcông ty bao gồm các báo cáo tài chính giai đoạn 2015 – 2017, các báo cáoquý, báo cáo năm của công ty
Phương pháp phân tích số liệu: Sau khi đã thu thập được số liệu, tác giả
sẽ tiến hành chọn lọc, loại bỏ những số liệu không cần thiết, không có giá trị
để phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu Dựa vào những số liệu còn lại, tác giả sẽ
Trang 16tiến hành phân tích thông qua việc kết hợp các phương pháp so sánh, phươngpháp liên hệ, đối chiếu.
Phương pháp liên hệ, đối chiếu: Phương pháp được dùng trong phân tíchthực trạng tình hình tài chính tại công ty Tác giả sẽ liên hệ, đối chiếu các chỉtiêu tài chính của của công ty với ngành vận tải nói chung và một số công tytrong ngành vận tải nói riêng để có cái nhìn khách quan nhất về tình hình tàichính của công ty
Phương pháp so sánh: Phương pháp được sử dụng rất nhiều trong luậnvăn Sau khi đã có được số liệu cần thiết, tác giả sẽ tiến hành lập các bảngbiểu và sử dụng phương pháp so sánh để so sánh kỳ nghiên cứu với kỳ gốc, từ
đó rút ra được những biến động của công ty và dựa vào phương pháp liên hệ,đối chiếu để đánh giá sự biến động đó là tốt hay xấu với công ty
Ngoài những phương pháp kể trên, luận văn còn sử dụng phương pháp
hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp Dupont, phương pháp thốngkê…Các phương pháp được sử dụng kết hợp để đạt được mục tiêu nghiêncứu Trên cơ sở sử dụng tài liệu, số liệu, biểu đồ để phân tích một cách toàndiện nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lýluận về tài chính và phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp từ đó là
cơ sở cho việc áp dụng phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Về mặt thực tiễn: Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình tài chính tạicông ty Cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO, đề tài sẽ giúp cho những ngườiquan tâm có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt độngkinh doanh của công ty, đồng thời phục vụ cho việc ra quyết định đúng đắn,đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện tình hình tàichính tại công ty Cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO
Trang 17Chương 3: “Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính đối với công ty
Cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO”
Trang 18CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1.Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài
chính doanh nghiệp
1.1.1 Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp năm 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy địnhcủa Pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.”Các doanh nghiệp, bất kể là doanh nghiệp nào đều sử dụng công cụ tàichính để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình Để tiến hành sảnxuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có quỹ tiền tệ Khi bắt đầu hoạt độngsản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tạo lập một quỹ tiền tệ (nguồnvốn) Sự tạo lập quỹ tiền tệ là kết quả của sự vận động các nguồn tài chínhtrong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân Trong quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh, quỹ tiền tệ của doanh nghiệp được sử dụng để mua hànghóa, dịch vụ, nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho việc sản xuất kinh doanhhàng hóa và cung ứng dịch vụ
Theo PGS TS Đinh Xuân Hạng khái niệm: “Tài chính doanh nghiệp là các phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp” Theo TS Nguyễn Minh Kiều khẳng định: “Tài chính nói chung là hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra”.
Trang 19Sự vận động của quỹ tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh đãlàm nảy sinh các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị, các quan hệ kinh tế
đó gồm:
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là quan hệphát sinh trong quá trình doanh nghiệp phân phối nguồn tài chính do doanhnghiệp tạo ra chuyển vào trong ngân sách Nhà nước thông qua các Luật thuế
mà mọi doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện Về phía Nhà nước, cung cấp vốncho doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư vốn vào các công ty cổ phần, góp vốnliên doanh khi thấy cần thiết,… mục tiêu để điều tiết nền kinh tế theo ý chủquan của nhà nước
- Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau: Quan hệ trong hoạt độngmua bán hàng hóa, dịch vụ, nguyên vật liệu đầu vào.Một doanh nghiệp sẽphát sinh rất nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp khác Điển hình tronghoạt động huy động vốn, các doanh nghiệp sẽ tiến hành huy động vốn bằngnhiều phương án, một trong số đó có thể là: chiếm dụng từ các nhà cung cấp, đivay từ các tổ chức tín dụng Ngược lại, doanh nghiệp cũng chính là chủ thể sẽcung cấp hàng hóa, dịch vụ, vốn cho các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế
- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Kết quả cuối cùng củahoạt động sản xuất kinh sẽ hình thành quỹ tiền ròng của doanh nghiệp, đó làlợi nhuận sau thuế chưa phân phối Hoạt động phân phối quỹ tiền tệ này sẽhình thành nên các quỹ của doanh nghiệp Các quỹ này được sử dụng tùythuộc vào mục đích của doanh nghiệp như sử dụng khen thưởng cho ngườilao động, sử dụng để tái đầu tư,…
Như vậy:
Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trìnhtạo lập, phân phối sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanhnghiệp
Trang 20Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế diễn radưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệcủa doanh nghiệp trong quá trình hoạt động nhằm đạt được những mục tiêunhất định.
1.1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Như đã nói ở trên, hoạt động của tài chính doanh nghiệp liên quan vàảnh hưởng tới mọi hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:
- Tài chính doanh nghiệp huy động vốn cho doanh nghiệp: Để thực hiệnhoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn.Vốn là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể thực hiện các ý tưởng, cácchiến lược kinh doanh của mình Ngoài ra, trong quá trình diễn ra hoạt độngsản xuất kinh doanh, công ty vẫn có những nhu cầu về vốn lưu động, nhu cầuvốn bất thường như hoạt động tu sửa, nâng cấp tài sản cố định, hoạt động đầu
tư ngắn hạn, nhu cầu về nguyên vật liệu,… Tài chính doanh nghiệp sẽ thựchiện nhiệm vụ huy động vốn từ các nguồn để đáp ứng các nhu cầu về vốn củadoanh nghiệp
- Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Đưa ra quyết định đầu tưđúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá, lựa chọn đầu tư nhìn từ góc độtài chính Huy động vốn kịp thời, đầy đủ để doanh nghiệp chớp được cơ hộikinh doanh, đồng thời đảm bảo chi phí huy động vốn hợp lý, góp phần tănglợi nhuận Sử dụng tối đa số vốn hiện có, tránh ứ đọng vốn, đẩy mạnh vòngquay của vốn giúp giảm chi phí vốn vay, tăng lợi nhuận
- Tài chính doanh nghiệp giúp kiểm soát tình hình kinh doanh củadoanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
sẽ hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Việc sử dụng quỹ tiền để đầu tư bêntrong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ mang lại kết quả kinh doanh Tài chính
Trang 21doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi hoạt động đầu tư, kinhdoanh đó có hiệu quả hay không Để làm được việc này, tài chính doanhnghiệp sẽ thông qua những chỉ tiêu tài chính, dựa vào các số liệu về thu chitiền tệ tại quỹ tiền,… Hoạt động này sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệuquả kinh doanh, đánh giá được chất lượng đầu tư, chỉ ra được những cơ hộicủa doanh nghiệp.
1.1.2 Những vấn đề chung về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Theo PGS TS Nguyễn Năng Phúc: “Phân tích tài chính là sử dụng mộttập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép xử lý các thông tin
kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chínhcủa một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực tiềm lực của doanh nghiệp
đó, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tàichính phù hợp”
Như vậy, có thể hiểu là phân tích tài chính doanh nghiệp là một quá trìnhkiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằmđánh giá thực trạng tài chính, dự đoán các rủi ro và tiềm năng tương lai, trên
cơ sở đó giúp cho các chủ thể liên quan ra các quyết định có liên quan đến lợiích của họ trong doanh nghiệp đó
1.1.2.2 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cái nhìn toàndiện, khách quan về “sức khỏe” của một doanh nghiệp Bức tranh toàn cảnh
về tình hình tài chính sẽ được thể hiện thông qua những chỉ tiêu, những con
số biết nói Những chủ thể quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
có rất nhiều và mỗi chủ thể sẽ quan tâm đến một khía cạnh khác nhau củadoanh nghiệp Mỗi chủ thể sẽ đứng trên một vị trí khác nhau để đánh giá về
Trang 22doanh nghiệp và dĩ nhiên điều này sẽ dẫn đến những mâu thuẫn Tuy nhiên,
dù ở khía cạnh nào, thì các chủ thể này cũng dựa vào tình hình tài chính củadoanh nghiệp để đưa ra các quyết định về tài chính để thực hiện mục tiêukhác nhau của mỗi chủ thể
Đối với doanh nghiệp và các nhà quản trị
Nhà quản trị của doanh nghiệp bao gồm Ban giám đốc, Hội đồng thànhviên, Hội đồng cổ đông,….Phân tích tình hình tài chính đối với họ là một việchết sức quan trọng và cần thiết Các nhà quản trị doanh nghiệp là người hiểu
rõ công ty nhất và là đối tượng có lợi thế nhất trong công tác phân tích tìnhhình tài chính của doanh nghiệp do họ có đầy đủ thông tin, các thông tin đềuchính xác và hơn ai hết họ hiểu rõ về doanh nghiệp mà mình đang quản lý.Việc thực hiện phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho những nhà quản trịtrong việc:
- Đánh giá được tình hình tài chính trong quá khứ, như: cơ cấu vốn, khảnăng sinh lợi, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính,…
- Định hướng cho ban lãnh đạo ra cac quyết định đầu tư, các quyết địnhtài trợ, quyết định thu hồi vốn, quyết định phân phối lợi tức,…
- Làm cơ sở để lập các kế hoạch tài chính cho kỳ sau
Đối với các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại
Với các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại thì mục đích đểthực hiện việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để trả lời câuhỏi có tài trợ vốn cho doanh nghiệp này không? Tài trợ bao nhiêu? Tài trợtrong thời gian bao lâu Thậm chí dựa trên cơ sở phân tích tài chính doanhnghiệp các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ áp dụng những mức lãi suất, ưuđãi về lãi suất khác nhau Tuy nhiên, đối với các tổ chức này họ sẽ đặc biệtchú trọng đến “khả năng sinh lợi” và “khả năng thanh toán” của doanhnghiệp Trong nhiều trường hợp, các tổ chức này sẽ đưa ra phương án kinh
Trang 23doanh, lời khuyên hữu ích cho doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp kinhdoanh thật tốt để có thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho họ Để làm được việcnày, các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại cũng phải am hiểu vàthành thạo kỹ thuật phân tích tài chính doanh nghiệp.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhà nước sẽ nắm đượckết quả kinh doanh của doanh nghiệp Trước hết, nhà nước sẽ tính toán đượcphần nghĩa vụ, trách nhiệm phải nộp của doanh nghiệp cho nhà nước Tiếptheo, nhà nước cũng nắm được tình hình chung của nền kinh tế, cung cấp chonhà nước cái nhìn khái quát về kinh tế ngành, vùng miền từ đó giúp nhà nước
đề xuất, chỉnh sửa ban hành các chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triểncủa kinh tế - xã hội
Đối với các nhà đầu tư
Nhà đầu tư quan tâm đến tình hình sức khỏe của doanh nghiệp chủ yếuqua các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, sự rủi ro về tình hình tài chính mà công
ty có thể gặp phải Việc phân tích tốt tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽgiúp cho các nhà đầu tư có câu trả lời có nên đầu tư hay không? Đầu tư trongbao nhiêu lâu? Dựa vào phân tích tài chính doanh nghiệp các nhà đầu tư sẽ cóthể đầu tư một cách có lập trường, hạn chế được rủi ro trong việc đầu tư vốncủa mình Hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư sẽ mang lại hiệu quả cao hơn
và an toàn hơn nếu các nhà đầu tư trang bị kiến thức và kỹ năng phân tích tàichính doanh nghiệp
Đối với các đối tác cung cấp hàng hóa
Các đối tác của doanh nghiệp sẽ quan tâm đến “tình hình công nợ” và
“khả năng thanh toán” của công ty để xem xét, ra quyết định có cung cấphàng hóa, nguyên vật liệu “chịu” cho doanh nghiệp nữa không? Hoặc cungcấp bao nhiêu? Thời gian thu hồi nợ thế nào? Thậm chí, một số đơn vị còn
Trang 24dựa vào phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đối tác để xem xét,quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình sao cho phù hợp,đáp ứng được số lượng và chất lượng của doanh nghiệp đối tác
Như vậy, để có thể ra được quyết định đúng đắn và mang lại hiệu quảcao thì các chủ thể quan tâm đến doanh nghiệp phải có đầy đủ thông tin và amhiểu tỉ mỉ về doanh nghiệp Thông tin càng nhiều càng chính xác thì cơ hộithành công càng lớn Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ làmột công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc các chủ thể có liên quan đến doanhnghiệp ra các quyết định kịp thời, đúng đắn và chính xác, hạn chế được cácrủi ro trong kinh doanh và đầu tư
1.1.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tíchbằng cách dựa trên việc so sánh số liệu đó với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêugốc) Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tình hình tàichính doanh nghiệp Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tương đối,hoặc số bình quân So sánh số tuyệt đối thể hiện khối lượng, quy mô biếnđộng của các chỉ tiêu, còn so sánh tương đối thể hiện tốc độ biến động của cácchỉ tiêu Để thực hiện phương pháp so sánh, cần chú ý những vấn đề:
Thứ nhất, đảm bảo điều kiện so sánh:
+ Các đối tượng so sánh với nhau phải có cùng nội dung kinh tế
Trang 25Nội dung so sánh, bao gồm:
+ So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanhtrước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chínhcủa doanh nghiệp Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt độngtài chính doanh nghiệp
+ So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác địnhmức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi hoạt động tài chínhdoanh nghiệp
+ So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến củangành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.Khi sử dụng phương pháp so sánh, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể sửdụng ba hình thức so sánh sau: So sánh chiều ngang, so sánh chiều dọc, sosánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu
1.3.1.2 Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp tỷ lệ là phương pháp được sử dụng khá nhiều trong quátrình phân tích Thường thì các nhà phân tích sẽ kết hợp phương pháp này vớimột số phương pháp khác, điển hình là phương pháp so sánh Phương phápnày sẽ đưa ra các tỷ số Các tỷ số này sẽ biểu hiện mối quan hệ giữa đại lượngnày với đại lượng khác Để phản ánh thực trạng tình hình tài chính của mộtdoanh nghiệp, các nhà phân tích thường thông qua 5 nhóm chỉ tiêu: “Nhómchỉ số khả năng thanh toán, nhóm chỉ số mức độ độc lập về mặt tài chính,nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động, nhóm chỉ số khả năng sinh lợi và nhóm chỉ
số khả năng tăng trưởng” Phương pháp này đưa ra một tập hợp các con sốthống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tình hình tài chính của doanhnghiệp Về nguyên tắc, suy khi đã tính toán được các chỉ số này, nhà phântích sẽ so sánh với một ngưỡng hoặc các số liệu tham chiếu để đánh giá khách
Trang 26quan xem chỉ số đó đã đạt hay chưa đạt, đã tốt hay chưa tốt Sau đó, nhà phântích sẽ so sánh chỉ số đó ở thời kỳ nghiên cứu với kỳ gốc để đưa ra kết luận về
sự biến động tăng giảm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
1.3.1.3 Phương pháp Dupont
Là phương pháp mà từ một tỷ số tài chính đơn giản ban đầu được biếnđổi để trở thành một hàm số có nhiều biến số , mỗi biến số là một nhân tố ảnhhưởng đến chỉ tiêu phân tích
Ví dụ: ROE = ROA * đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản
1.3.1.4 Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp liên hệ cân đối làp phương pháp dùng để phân tích mức độảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có sẵn mối liên hệ và chúng lànhững nhân tố độc lập Một lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổitrong chỉ tiêu đúng một lượng tương ứng Trong quá trình thực hiện phươngpháp liên hệ cân đối, trình tự sắp xếp các nhân tố không được đảo lộn
Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: phân tích tài sản
và nguồn vốn, cân đối hàng tồn kho, nhu cầu vốn và sử dụng vốn,…
Trang 271.1.4 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.4.1 Báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm bảng cân đối kế toán,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyếtminh báo cáo tài chính (nếu có) Báo cáo tài chính doanh nghiệp phản ảnhmột cái khái quát các chỉ tiêu giá trị về tình hình tài sản, nguồn hình thành tàisản, tình hình công nợ, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và tìnhhình lưu chuyển dòng tiền của doanh nghiệp Báo cáo tài chính cung cấpthông tin về doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, nguồn vốn hình thànhtài sản của doanh nghiệp, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,…cho người sử dụng
để phục vụ hoạt động phân tích, đánh giá, dự báo,… Báo cáo tài chính được
bộ phận kế toán – tài chính của doanh nghiệp lập Trong các doanh nghiệp,mọi nghiệp vụ kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt động được thu thập, xử lýtrên các chứng từ kế toán làm cơ sở pháp lý cho việc ghi vào các tài khoản kếtoán tài chính Từ các số liệu phản ánh trên các tài khoản kế toán, bộ phận kếtoán theo phương pháp nhất định để lập ra báo cáo tài chính
Như vậy, có thể khẳng định, báo cáo tài chính là một công cụ vô cùngquan trọng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, là tài liệu không thể thiếu,không thể tách rời trong việc cung cấp thông tin tài chính phục vụ hoạt độngphân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu của các chủthể quan tâm
1.1.4.2 Các nguồn thông tin khác
Như chúng ta đã biết, ngoài các thông tin được thu thập chính thống,điển hình là Báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì các nhà phân tích cần cónhững nguồn thông tin khác bổ trợ để có được nguồn dữ liệu đáng tin cậy,đầy đủ và mang tính khách quan Để có thể đưa ra một kết luận chính xác, cácnhà phân tích phải đặt tình hình tài chính của doanh nghiệp vào bối cảnh kinh
Trang 28tế - xã hội, có sự so sánh giữa doanh nghiệp của mình phân tích với trungbình ngành, với các đối thủ cạnh tranh,…
Ngoài ra, tình hình phát triển kinh tế xã – xã hội của quốc gia cũng ảnhhưởng rất lớn đến sự thay đổi, biến động của tài chính của doanh nghiệp Cácnhà phân tích cần tìm hiểu, thu thập, thống kê rất nhiều thông tin liên quanđến doanh nghiệp Ví dụ như: Định hướng phát triển ngành nghề kinh doanhcủa nhà nước, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, các chính sách tài chính củanhà nước, chính sách đầu tư của nhà nước, sự phát triển của các nước có mốiliên hệ chặt chẽ với ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh,…
1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
1.2.1.1 Phân tích tình hình tài sản
Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà phân tích cócái nhìn khái quát về tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Dựa trên sốliệu thu thập được từ Bảng cân đối kế toán phần tài sản và các dự liệu khác,các nhà phân tích sẽ xử lý số liệu để thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu
Từ đó, sẽ thấy được thực trạng sử dụng vốn của công ty, thấy được chiến lượccủa công ty đầu tư nhiều tài sản dài hạn hay tài sản ngắn hạn, biết được cáckhoản bị chiếm dụng của doanh nghiệp và biết được hoạt động đầu tư tàichính ngoài đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh Để làm được việc này,các nhà phân tích sẽ tính tỷ trọng của từng bộ phận tài sản của doanh nghiệpsau đó sẽ dùng phương pháp so sánh để so sánh kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Ởđây, các nhà phân tích sẽ dùng cả so sánh theo chiều ngang và chiều dọc Đểtính tỷ trọng của từng bộ phận tài sản, ta dùng công thức:
Trang 29Dựa trên những phân tích, các nhà phân tích sẽ kết luận xem tình hình sửdụng vốn của doanh nghiệp hiệu quả hay không, biến động như thế nào trong
kỳ nghiên cứu, xem xét tình hình bị chiếm dụng vốn, chính sách đầu tư tài sảncủa doanh nghiệp Và để có một cái nhìn khách quan, các nhà phân tích có thể
sử dụng cơ cấu vốn của những công ty cùng ngành, kinh doanh cùng lĩnh vực
để so sánh
1.2.2 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định nhucầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn Doanhnghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khácnhau, trong đó, có thể quy về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phảitrả.Việc phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà phân tích cócái nhìn khái quát nhất về phương thức huy động vốn của doanh nghiệp Tiếp
đó, các nhà phân tích cũng có thể thấy được thời gian huy động vốn củadoanh nghiệp và cách thức doanh nghiệp huy động vốn bằng phương thứchuy động nợ Mỗi một phương án đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, tùyvào đặc điểm ngành nghề kinh doanh các nhà phân tích sẽ đánh giá xem hoạtđộng huy động vốn của doanh nghiệp có hiệu quả và tiết kiệm không Tương
tự như tính tỷ trọng các bộ phận của tài sản, khi tính tỷ trọng của từng bộphận nguồn vốn chúng ta cũng sử dụng công thức sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn = Gtrị của từng bộ phận nguồn vốn x 100
Tổng số nguồn vốn
Trang 30chiếm trong tổng số nguồn vốnĐể phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, nhà phân tích sử dụng
tài liệu chính là “Bảng cân đối kế toán” phần nguồn vốn Mục tiêu của việcphân tích để đánh giá về cơ cấu vốn ,về tốc độ tăng trưởng vốn ( kì phân tích
so với kì gốc) về nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động vốn, và chỉ rõ xuhướng, nhịp điệu tăng trưởng của vốn
1.2.3 Phân tích một số nhóm hệ số tài chính cơ bản
- Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì ngược lại Do vậy, hệ số này có ý nghĩatích cực khi trị số của chỉ tiêu này biến động từ 0 đến 1
Trang 31lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, hệ số này càng lớn thì doanh nghiệpcàng sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu để kinh doanh và ngược lại.
d Hệ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu
e Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Công thức tính:
Hệ số tự tài trợtài sản dài hạn =
VCSHTài sản dài hạn
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay Hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dàihạn) là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu
Trang 32Trị số của hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có
đủ và thừa để trang trải tài sản dài hạn Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu
1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
a Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số này được tính như sau:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản
- Nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp chưa đáp ứng đượckhả năng thanh toán về mặt tổng quát
b Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
c Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Ta có công thức tính:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = TSNH - HTK
Nợ ngắn hạn
Trang 33Hệ số này đánh giá khả năng thanh toán nhanh có nghĩa là những tàisản có tính thanh khoản thấp, không dùng để trả nợ ngay được sẽ bị loại bỏ.
Hệ số này cho biết, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản cótính thanh khoản cao, hoặc những tài sản có thể chuyển thành tiền nhanh chóng
để trả nợ Chúng ta cũng đánh giá hệ số này thông qua việc so sánh với 1 Nếu
hệ số lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán Nếu hệ sốnày nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thanh toán cáckhoản nợ trong ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao
d Hệ số khả năng thanh toán tức thời
- Nếu trị số lớn hơn 0,5 thì đánh giá doanh nghiệp có khả năng thanh toán
- Nếu trị số nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán
Trang 34tổng tài sản nhanh, công ty càng sử dụng tài sản có hiệu quả, góp phần nângcao hiệu quả sử dụng tổng tài sản.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho giúp chúng ta thấy được chính sách quản
lý hàng tồn kho của doanh nghiệp Hệ số này càng lớn càng tốt Hệ số cànglớn chứng tỏ doanh nghiệp quay vòng hàng tồn kho càng nhiều hay doanhnghiệp đã tiêu thụ được nhiều hàng tồn kho, điều này trực tiếp làm giảm cácchi phí bảo quản, chi phí hao hụt trong quá trình bảo quản giúp doanh nghiệptiết kiệm chi phí
d Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân
Trang 35e Vòng quay các khoản phải thu
Công thức tính:
Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quânDoanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việcthanh toán của các khoản phải thu Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóađơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được 1 vòng Hệ số này phản ánhchính sách bán hàng của công ty Nếu công ty muốn đẩy nhanh lượng hànghóa bán ra thì công ty sẽ bán chịu và vòng quay khoản phải thu sẽ thấp, điềunày làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty do khoản vốn bị chiếm dụngkhông sinh lợi và ngược lại
f Kỳ thu tiền bình quân
Công thức tính:
Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ kinh doanh
Vòng quay các khoản phải thu
Hệ số này đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu Tỷ số này chobiết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu Hệ sốnày về nguyên tắc thì càng thấp càng tốt, tuy nhiên còn phải căn cứ vào chiếnlược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thờiđiểm hay thời kì cụ thể
1.2.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
a Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Công thức tính:
ROA = Tổng tài sản bình quânLNST
Hệ số này cho ta biết trung bình 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận ròng Hệ số này càng cao thì càng có lợi, thông thường thì doanhnghiệp so sánh với kỳ trước để xem biến động và nhận xét
b Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Trang 36ROS = Doanh thu thuầnLNST
Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế Tỷ số này càng cao càng tốt Tỷ số càng cao có nghĩa làdoanh nghiệp đang tiết kiệm được chi phí, phần lớn doanh thu sẽ trở thành lợinhuận và ngược lại
1.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng khả năng sinh lợi bằng phương pháp Dupont
Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh sức sinh lợi củavốn chủ sở hữu, cung cấp cho các nhà phân tích xem doanh nghiệp kinh doanh
có hiệu quả không Đây là một trong những chỉ tiêu mà các nhà đầu tư, các tổchức tín dụng và chính các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.ROE có dạng cơ bản:
ROE = LNSTDTT x Tổng tài sảnDTT x Tổng tài sảnVCSH
Sử dụng các mối quan hệ trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp,
ta có thể viết dạng cơ bản trên thành:
ROE = LNSTDTT = LNSTDTT x Tổng tài sảnDTT x 1 – Hệ số nợ1Hay:
ROE = Tỷ suất lợi
nhuận doanh thu x
Vòng quay tổng tài sản x
1
1 – Hệ số nợ
Trang 37Đây được gọi là phương pháp phân tích tài chính Dupont, dựa vàophương pháp này, ta sẽ thấy được mối quan hệ của ROE với ROS, với vòngquay tổng tài sản và hệ số nợ ROE sẽ có mối quan hệ tích số của 3 nhân tố kểtrên Như vậy, nếu 1 trong 3 nhân tố trên thay đổi một lượng nhất định thì sẽtác động trực tiếp làm ROE biến động Cũng từ phương pháp này, ta nhậnthấy ROE có mối quan hệ nghịch đảo với hệ số đòn bẩy tài chính Chính vìđiều này, trong doanh nghiệp khi huy động vốn để tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh thì doanh nghiệp cũng nên huy động một lượng vốn vay nợnhất định để có thể khuyếch đại khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Trang 38Sơ đồ 1.1: Mô hình phân tích tài chính Dupont
1.2.5 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Để phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của doanhnghiệp ta lập bảng phân tích:
Lợi nhuận
sau thuế
Doanh thu Tổng giá
thành toàn bộ
động
Chi phí tài chính
Thuế TNDN
Tỷ suất lợi nhuận – Vốn
CSH (ROE)
Tỷ suất LNST trên doanh
Trang 39Bảng 1.1: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
N
Năm N+1
Sử dụng vốn
Nguồn vốn A.Tài sản
1.Tiền và các khoản tương đương tiền
2.Các khoản phải thu NH
3.Hàng tồn kho
4 Tài sản ngắn hạn khác
5 Tài sản cố định
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
6 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
7.TSDH khác
B Nguồn vốn
1.Nợ ngắn hạn
2.Nợ dài hạn
3.Các quỹ doanh nghiệp
4 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
5 Quỹ khen thưởng phúc lợi
TỔNG CỘNG
Ta sẽ tiến hành xử lý số liệu, tính toán được số tiền, tỷ trọng của từngloại vốn và doanh nghiệp huy động được qua 2 hình thức tăng nguồn vốnhoặc giảm tài sản Tương tự với hoạt động sử dụng vốn bằng phương án giảmnguồn vốn và tăng tài sản Sau đó sẽ sử dụng phương pháp so sánh để đánhgiá, xem xét, nhận xét kế hoạch, chiến lược huy động vốn của công ty có tốtkhông? Sự phù hợp giữa việc huy động vốn và việc đầu tư tài sản
1.2.6 Phân tích kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp Đây làmục tiêu quan trọng nhất mà mỗi doanh nghiệp hướng tới Kết quả kinhdoanh của một doanh nghiệp được phản ánh thông qua bảng Báo cáo kết quảkinh doanh Để phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà phântích sẽ tiến hành thu thập số liệu, sử dụng tài liệu chính là Báo cáo kết quả
Trang 40hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ít nhất trong 2 năm Sau khi có sốliệu, sẽ tích hành chọn lọc, lập bảng biểu, biểu đồ để thể hiện sự biến độngcủa kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian nghiên cứu Kết cấuchính của Bảo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp gồm
có các khoản mục liên quan đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận Khi phântích các nhà phân tích chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, tùy theo mụcđích phân tích mà nhà phân tích sẽ lựa chọn so sánh ngang hay so sánh dọc,thường thì sẽ sử dụng phương pháp so sánh ngang Việc so sánh các khoảnmục này giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc sẽ chỉ ra biến động về kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp, xem xét tình hình quản lý bán hàng, quản lý chi phícủa mỗi doanh nghiệp Từ đó đánh giá kết quả kinh doanh trên các lĩnh vựcsản xuất kinh doanh, tài chính và các hoạt động khác
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp 1.3.1 Nhân tố khách quan
1.3.1.1 Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối vớihoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Ngay từ khi bắt đầutiến hành hoạt động kinh doang thì công ty đã phải đăng ký kinh doanh vớinhà nước và cam kết tuân thủ theo các quy định của nhà nước Trong giấyphép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cũng nêu rõ ngành nghề kinhdoanh mà doanh nghiệp đăng ký sẽ tiến hành kinh doanh Hiện nay, môitrường pháp lý của doanh nghiệp có thể hiểu là những quy định, quy trình,yêu cầu, ngưỡng chất lượng mà doanh nghiệp phải thực hiện được ban hànhtrong các luật, văn bản dưới luật, công văn,… Đây được coi là hành lang pháp
lý mà doanh nghiệp phải tuân theo Những việc doanh nghiệp được làm vànhững việc doanh nghiệp không được làm Chính vì vậy, trước khi tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh công ty cần tìm hiểu để thực hiện đúng quy