CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...1 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 15 CỦA NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài: Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán tại ngân
hàng NN&PTNT chi nhánh Yên Bái
Giáo viên hướng dẫn: ThS Đào Thị Huyền Trang
Họ tên sinh viên: Phạm Thị Út Kiều
Mã sinh viên: 10TCA021 Lớp: TCNH – K2A Khoa: Tài chính ngân hàng
Hà Nội, 4/2013
Trang 2TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài: Thực trạng hoạt động đầu chứng khoán tại ngân hàng
NN&PTNT chi nhánh tỉnh Yên Bái
Giảng viên chấm thứ nhất: Giảng viên chấm thứ hai
……… ………
Hà Nội, 4/2013
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC BẢNG iv
Số hiệu bảng iv
Tên bảng iv
Trang iv
Bảng 1.1 iv
Cơ cấu tổ chức của NH NN&PTNT chi nhánh tỉnh YB iv
22 iv
Bảng 2.1 iv
26 iv
Bảng 2.2 iv
27 iv
Bảng 2.3 iv
28 iv
Bảng 2.4 iv
Số dư đầu tư của các chứng khoán thuộc thị trường tiền tệ của NH NN&PTNT chi nhánh Yên Bái từ năm 2009-2011 iv
32 iv
Bảng 2.5 iv
Số dư đầu tư của các chứng khoán thuộc thị trường vốn của NH NN&PTNT chi nhánh Yên Bái từ năm 2009-2011 iv
33 iv
Bảng 2.6 iv
Khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư chứng khoán iv
36 iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv
LỜI MỞ ĐẦU iv
Trang 4CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 15 CỦA NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH YÊN BÁI 15
Bảng 1.1 Cơ cấu tổ chức của NH NN&PTNT Chi nhánh Yên Bái 17
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Yên Bái 22
Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh của NH NN&PTNT chi nhánh Yên Bái 23
Theo số liệu bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Yên Bái trang 22 26
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA 34
KẾT LUẬN 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NH NN&PTNT : Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Trang 5TTCK : Thị trường chứng khoán
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu tổ chức của NH NN&PTNT chi nhánh tỉnh YB 22Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NH NN&PTNT chi nhánh YB 26Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn của NH NN&PTNT chi nhánh YB 27Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh của NH NN&PTNT chi nhánh YB từ năm
Bảng 2.4 Số dư đầu tư của các chứng khoán thuộc thị trường tiền tệ của NH
NN&PTNT chi nhánh Yên Bái từ năm 2009-2011 32Bảng 2.5 Số dư đầu tư của các chứng khoán thuộc thị trường vốn của NH
NN&PTNT chi nhánh Yên Bái từ năm 2009-2011 33Bảng 2.6 Khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư chứng khoán 36
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đò 2.1 Tỉ lệ đầu tư chứng khoán so với tổng tài sản của NH 24
Biểu đồ 2.2 Số dư đầu tư chứng khoán từ năm 2009-2011 26
LỜI MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của
nền kinh tế Để thích ứng với cơ chế thị trường, ngân hàng cần phải đổi mới
mình một cách sâu sắc và toàn diện trên mọi phương diện Đặc biệt là sau khi
Trang 7hội nhập WTO, ngân hàng càng phải chú trọng cải thiện mình để có thể có đủnăng lực đối diện với các tổ chức tài chính hay các ngân hàng nổi tiếng trên thếgiới
Đầu tư được coi là mặt trận hàng đầu, là khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng thương mạinói riêng Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, trước đòi hỏi của thị trường cũngnhư trước yêu cầu của hội nhập kinh tế, hoạt động của ngành ngân hàng cònnhiều hạn chế, yếu kém, nhất là hoạt động đầu tư của các ngân hàng thươngmại Hiệu quả hoạt động đầu tư thấp, điều đó được thể hiện lợi nhuận và khảnăng sinh lợi thấp Hoạt động đầu tư chưa an toàn và hiệu quả đang là mối quantâm không chỉ đối với các cấp lãnh đạo, với giới quản lý và điều hành của hệthống ngân hàng mà còn là mối quan tâm của xã hội
Đối với NHTM, đầu tư chính là một hoạt động tài chính, trong đó ngânhàng sử dụng nguồn vốn của mình để mua các loại tài sản như bất động sản,vàng, các loại ngoại tệ mạnh, các loại chứng khoán như trái phiếu, tín phiếu, cổphiếu Mục đích cuối cùng của hoạt động này chính là giảm thiểu rủi ro đồngthời mang lai một nguồn thu nhập cho ngân hàn trong tương lai
Vậy thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán của các ngân hàng thươngmại như thế nào, làm thế nào để đạt hiệu quả và phục vụ tốt nhất cho nhu cầuphát triển thực tiễn hiện nay ?
Với yêu cầu cấp thiết như trên, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh tỉnh Yên Bái”
Trang 8- Nhìn nhận được các hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệuquả hoạt động đầu tư chứng khoán tại ngân hàng.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Hoạt động chung và hoạt động đầu tư chứng khoán của ngân hàngNN&PTNT chi nhánh Yên Bái (các báo cáo, chỉ tiêu đánh giá…)
- Về không gian: Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Yên Bái
- Về thời gian: tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm 2009 – 2011
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp so sánh
5 BỐ CỤC CHUYÊN ĐỀ
Tên chuyên đề: “Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán tại ngân hàngNN&PTNT tỉnh Yên Bái”
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương I Tổng quan về hoạt động đầu tư chứng khoán của ngân hàngthương mại
- Chương II Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán tại ngân hàngNN&PTNT chi nhánh Yên Bái
- Chương III Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động đầu tư chứng khoán tạingân hàng NN&PTNT chi nhánh Yên Bái
Trang 9CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm
Đầu tư là việc bỏ vốn hoặc chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác ở hiệntại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả có lợi trongtương lai Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động
và trí tuệ Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tà chính(tiền vốn),tài sản vật chất(nhà máy, đường xá…)
Đối với NHTM, đầu tư chính là một hoạt động tài chính, trong đó ngânhàng sử dụng nguồn vốn của mình để mua các loại tài sản như bất động sản,vàng, các loại ngoại tệ mạnh, các loại chứng khoán như trái phiếu, tín phiếu, cổphiếu Mục đích cuối cùng của hoạt động này chính là giảm thiểu rủi ro đồngthời mang lai một nguồn thu nhập cho ngân hàn trong tương lai
Đầu tư chứng khoán là một loại hình đầu tư tài chính Trong hoạt độngnày, nhà đầu tư bỏ tiền để mua chứng khoán (bao gồm cổ phiếu, trái phiếu…).Giá trị của chứng khoán phụ thuộc vào giá trị kinh tế cơ bản của các quyền đượcbao hàm trong mỗi loại chứng khoán, hay phụ thuộc vào năng lực tài chính củanhà phát hành Đồng thời, giá chứng khoán phụ thuộc vào quan hệ cung cầuchứng khoán trên thị trường Đầu tư chứng khoán giúp nhà đầu tư có thể thuđược lợi nhuận từ phần lợi tức được chia và phần tăng giá chứng khoán trên thịtrường Mặt khác, đầu tư có thể được hưởng quyền quản lý, quyền kiểm soátdoanh nghiệp từ việc nắm giữ cổ phiếu
1.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư chứng khoán
Khác với hoạt động đầu tư của cá nhân nhỏ lẻ trên thị trường chứngkhoán, hoạt động đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại có những đặcđiểm như: tính chuyên môn hoá cao, tính sinh lợi, danh mục đầu tư linh hoạt,phạm vi đầu tư lớn và đa dạng, yêu cầu an toàn vốn cao, hoạt động đầu tư bịkiểm soát, …
Trang 10Tính sinh lợi: Đầu tư chứng khoán là hoạt động tài chính (đó là việc sử
dụng tiền vốn nhằm mục đích thu lại một khoản tiền có giá trị lớn hơn khoảntiền đã bỏ ra ban đầu)
Tính chuyên môn hóa cao: Bằng nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm
dày dặn trong kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại có ưu thế hơn các nhàđầu tư khác trong việc nắm bắt thông tin, phân tích chứng khoán và thị trườngchứng khoán đúng lúc đem lại lợi nhuận cho ngân hàng Ngoài ra, bằng nhữngphương tiện sẵn có, ngân hàng có thể đầu tư danh mục, quản lí danh mục đầu tư,thành lập quỹ đầu tư, để đầu tư trên thị trường chứng khoán có hiệu quả cao nhất
và rủi ro thấp nhất
Chi phí điều hành tương đối thấp: trong hoạt động cho vay, ngân hàng
thường phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua các cuộc thương lượng
về thời gian và giá trị của tín dụng cũng như các yếu tố liên quan, còn trongnghiệp vụ đầu tư, ngân hàng chỉ tiến hành lựa chọn từ một trong những chứngkhoán định sẵn với các kỳ hạn định sẵn Thứ hai, ngân hàng là người chủ độngkhởi xướng trên cơ sở những thông tin có sẵn về chứng khoán đầu tư
Đối tượng dễ thay đổi: thể hiện khi ngân hàng muốn thay đổi về mục
tiêu đầu tư cho phù hợp với biến động của thị trường, môi trường đầu tư hoặccác yêu cầu trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng có thể thay đổi các đốitượng đầu tư cho phù hợp với mong muốn của mình
1.3 Vai trò của hoạt động đầu tư chứng khoán của NHTM
Ổn định thu nhập của ngân hàng: hạn chế những biến động lớn có thể xảy
ra đối với thu nhập của ngân hàng trong chu kỳ kinh doanh – khi nguồn thu nhập
từ cho vay giảm, thu nhập từ chứng khoán có thể tăng lên
- Góp phần cân bằng rủi ro tín dụng trong danh mục cho vay: ngân hàng
có thể mua các chứng khoán chất lượng cao để điều hoà rủi ro từ những khoảncho vay
- Giảm nhẹ mức độ tác động của thuế tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là
bù đắp cho các khoản thu nhập từ cho vay bị đánh thuế
Trang 11- Các chứng khoán có thể đóng vai trò là vật bảo đảm, giúp cho ngân hàngngăn ngừa thiệt hại, tổn thất gây ra bởi những thay đổi trong lãi suất.
- Tạo ra sự mềm dẻo trong việc quản lý danh mục tài sản của ngân hàngbởi vì không giống như danh mục cho vay, các loại chứng khoán đầu tư có thểđược mua bán nhanh chóng để cấu trúc lại danh mục tài sản
- Củng cố bảng cân đối tài sản của ngân hàng, làm cho ngân hàng lànhmạnh hơn về mặt tài chính bởi hầu hết các chứng khoán trong danh mục đều cóchất lượng cao
- Nhằm cung cấp cho ngân hàng tính đa dạng, lợi tức, lợi ích về thuế vàtrợ giúp thanh khoản Một NHTM cũng như cả hệ thống NHTNM nhiều khi khó
có thể sử dụng tất cả các khoản tiền huy động được thự hiện các khoản cho vaynhư mong muốn Cũng có những khi, đặc biệt là khi nền kinh tế trì trệ, mộtlượng vốn ngân hàng ứ đọng không thể cho vay được, trong khi đó, để duy trìhoạt động buộc các ngân hàng phải tiếp tục huy động vốn Để hạn chế bớt thiệthại ngân hàng cũng có thể gửi tiền gửi ra nước ngoài hoặc đầu tư chứng khoán
- Thực hiện tính đa dạng trong đầu tư dể phân tán rủi ro, đồng thời còngóp phần cung cấp và bổ sung cho dự trữ Một ngân hàng thận trọng cần thiếtphải dành một phần tài sản để đầu tư vào các lĩnh vực ngoài khu vực mà nó chovay
Sử dụng nguồn vốn hiệu quả là điều kiện sống còn, tiên quyết để duy trì
và phát triển một ngân hàng Nâng cao hiệu quả đầu tư góp phần tăng cườngnăng lực tài chính của NHTM, tạo ra tích luỹ và có điều kiện mở rộng đầu tư,góp phần tăng cường danh tiếng của NHTM, tạo điều kiện tốt cho ngân hànghuy động vốn cho từ nền kinh tế cũng như từ các tổ chức quốc tế, do vậy có khảnăng tài trợ cho các nhà đầu tư Đồng thời đầu tư có hiệu quả, tạo ra khả năngchống đỡ rủi ro, có khả năng khắc phục được những biến động bất thường củathị trường, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ, thựchiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình Đầu tư có hiệu quả sẽ cải thiệntình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trìnhcạnh tranh; tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng bởi vì hiệu quả đầu
Trang 12tư cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợinhuận để bổ sung vốn đầu tư; đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng củng cố,phát triển các mối quan hệ với khách hàng
Vì vậy, việc củng cố và nâng cao hoạt động đầu tư chứng khoán của cácNHTM là thực sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của cácNHTM
1.4 Phân loại đầu tư chứng khoán
Nhằm tăng cường hiệu quả tài chính và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàngnên danh mục chứng khoán của Ngân hàng càng ngày càng tăng nhanh Hơnnữa mỗi khoản mục đầu tư của ngân hàng có những đặc điểm khác nhau về rủi
ro, về sự nhạy cảm đối với lạm phát, về sự nhạy cảm đối với sự thay đổi trongchính sách của chính phủ và những điều kiện kinh tế Nhằm mục đích xem xéttừng khía cạnh cụ thể của mỗi phương tiện đầu tư khác nhau, có thể phân chiachúng thành 2 nhóm lớn:
1.4.1 Các chứng khoán thuộc thị trường tiền tệ
Các công cụ đầu tư trên thị trường tiền tệ: kỳ hạn dưới 1 năm, mức độ rủi
ro thấp và có thể được bán lại dễ dàng trên thị trường Bao gồm:
+ Tín phiếu kho bạc: là loại giấy nợ do chính phủ phát hành ngắn hạn
được phát hành với giá thấp hơn so với mệnh giá và được thanh toán bằng mệnhgiá khi đáo hạn Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 thánghay 9 tháng với 1 hay nhiều mức giá Đây là một công cụ quan trọng để ngânhàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ
+ Kỳ phiếu: là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát
ra hứa trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng được chỉ định trên lệnhphiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác
+ Giấy nợ thương mại: là những phiếu nợ ngắn hạn không bảo đảm được
phát hành bởi các công ty lớn Đây được xem là loại tài sản tương đối an toàn và
có thể mua bán trên thị trường thứ cấp
+ Chứng chỉ tiền gửi: là giấy biên nhận của một ngân hàng thương mại
phát hành , xác nhận một khoản tiền gửi có kì hạn của người được cấp, không
Trang 13được rút trước kì hạn Ngân hàng trả tiền lãi và vốn cho người gửi tiền khi đến
kì hạn
Ưu nhược điểm của các chứng khoán thuộc thị trường tiền tệ:
Tín phiếu kho bạc Kì phiếu Giấy nợ thương
mại
Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn
Ưu điểm - An toàn
- Thanh khoản cao
- Không được đáo hạn trước
1.4.2 Các chứng khoán thuộc thị trường vốn
Các công cụ trên thị trường vốn có thời gian trên 1 năm và nói chungđược lưu ý vì mức lợi nhuận kì vọng và thu nhập vốn cao hơn của chúng
+ Trái phiếu kho bạc: là loại giấy nợ do chính phủ phát hành có kì hạn
trên 1 năm để tài trợ cho thiếu hụt ngân sách của Nhà nước và là một công cụtrong những công cụ quan trọng để ngân hàng trung ương điều hành chính sáchtiền tệ
+ Trái phiếu đô thị: là loại trái phiếu đầu tư có kì hạn từ 1 năm trở lên
phát hành bởi chính quyền địa phương nhằm mục đích huy động vốn tài trợ chongân sách của chính quyền địa phương
+ Trái phiếu công ty: là một loại chứng khoán nợ có kì hạn do doanh
nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp pháthành với người sở hữu trái phiếu
Trong đó, các chứng khoán ngắn hạn thường được xếp hàng đầu trong sốcác chứng khoán thanh khoản (các chứng khoán có tính thanh khoản cao), đượcgiữ như một tài sản đệm cho ngân quỹ: chúng sinh lời cao hơn ngân quỹ và khicần có thể bán để trả như ngân quỹ Độ an toàn của chứng khoán Chính phủ phụthuộc nhiều vào khả năng trả nợ của nước phát hành Tính thanh khoản của
Trang 14chứng khoán Chính Phủ phụ thuộc vào khả năng bán, mức độ giảm giá khibán…Một số loại chứng khoán Chính phủ có thể bán tại hầu hết các thị trườngtài chính thế giới Nhiều ngân hàng nắm giữ chứng khoán Chính phủ vì chúng
có thể được miễn thuế hoặc là do yêu cầu của Chính quyền các cấp
Đứng sau chứng khoán ngắn hạn của Chính phủ là giấy nợ ngắn hạn docác ngân hàng, hoặc các công ty tài chính nổi tiếng phát hành hoặc chấp nhậnthanh toán Một số giấy nợ của các công ty tài chính quốc tế nổi tiếng còn đượccác ngân hàng ưa chuộng hơn cả chứng khoán Chính phủ Chứng khoán Chínhphủ có thời gian đáo hạn dài, chứng khoán trung và dài hạn của các công ty khác
có tỷ lệ sinh lời cao Ngân hàng thường nắm giữ chứng khoán đến ngày đáo hạn
để thu lợi Ngân hàng cũng nắm giữ chứng khoán công ty để thực hiện quyềntham dự, kiểm soát hoạt động của công ty
Ưu nhược điểm của các chứng khoán thuộc thị trường vốn
Trái phiếu kho bạc Trái phiếu đô
thị
Trái phiếu công ty
- Dễ bán lại
- Lợi suất trướcthuế cao hơn trái phiếu chính phủ
- Lợi suất ổn định
- Lợi suất hấpdẫn
- An toàn
- Dễ thế chấpkhi đi vay
-Thị trường bánlại giới hạn
- Rủi ro-Kì hạn khônglinh hoạt
- Giá cả không
ổn định
Trang 151 5 Quy trình hoạt động đầu tư chứng khoán
Quy trình đầu tư, tổ chức hoạt động đầu tư chứng khoán nhìn chung đượcthực hiện theo các bước sau:
Bước1 : Xây dựng kế hoạch, chiến lược đầu tư
Trong giai đoạn này, ngân hàng phải phân tích và xây dựng kế hoạch,chiến lược đầu tư trên cơ sở nguồn vốn cũng như tiềm lực tài chính của mình.Bên canh đó, mục đich đầu tư được xác định là để hưởng lãi
Bước 2 : Khai thác, tìm kiếm cơ hội đầu tư
Trên cơ sở kế hoạch, chiến lược đầu tư, Phòng Đầu tư sẽ triển khai tìmkiếm các nguồn hàng, dựa vào các cơ hội đầu tư trên thị trường theo mục tiêu đãđịnh
Bước 3: Phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư
Phòng Đầu tư tiến hành thẩm định, đánh giá chất lượng của các khoản đầu
tư Kết quả của giai đoạn này sẽ là những kết luận cụ thể về việc có nên đầu tưhay không và đầu tư với số lượng, giá cả bao nhiêu là hợp lý
Bước 4 : Thực hiện đầu tư
Sau khi đã đánh giá, phân tích các cơ hội đầu tư, phòng đầu tư sẽ triểnkhai thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán Cơ chế giao dịch
sẽ tuân theo các quy định của pháp luật và các chuẩn mực chung trong ngành.Việc chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch này được thực hiện bởi Phòngthanh quyết toán vốn kinh doanh
Bước 5 : Quản lý đầu tư và thu hồi vốn
Phòng đầu tư có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư, đánh giá tình hình
và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lý Say khi thu hồi vốn, phòng đầu tư
sẽ tổng kết, đánh giá lại tình hình thực hiện và lại tiếp tục chu kỳ mới Định kỳsáu tháng hoặc một năm, Phòng Đầu tư thực hiện việc phân tích tình hình hoạtđộng và tài chính của các đơn vị mà NH NN&PTNT YB có mua cổ phần, từ đó
đề xuất giải pháp đối với các khoản đầu
Trang 161.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của NHTM
1.6.1 Các yếu tố khách quan bên ngoài hệ thống Ngân hàng
Hệ thống pháp lý
Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy
đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật, việc chấp hành pháp luật và trình độdân trí
Pháp luật là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường
có sự điều tiết của Nhà nước Không có pháp luật hay pháp luật không phù hợpvới những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trongnền kinh tế không thể tiến hành trôi chảy được Với vai trò đảm bảo cho việcchuyển nền kinh tế thị trường từ tự phát, kém tổ chức sang một nền kinh tế thịtrường văn minh, pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọihoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt hiệu quả kinh tế cao,
là cơ sở để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra Vì vậy, nhân
tố pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung vàhiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTM nói riêng
Các yếu tố về kinh tế
Về phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động đầu tư Nền kinh tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp tiến hành bình thường không bị ảnh hưởng bởi cácyếu tố lạm phát, khủng hoảng, làm cho khả năng hấp thụ vốn và khả năng hoàntrả vốn tốt Khi nền kinh tế ở thời kỳ tăng trưởng, các ngành mở rộng sản xuất,kinh doanh; do đó nhu cầu về vốn tăng lên làm cho ngân hàng dễ dàng mở rộngđầu tư và đạt hiệu quả cao
Trong nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp Lúc này,người tiêu dung trước hết cắt giảm chi tiêu mua sắm những hàng hoá xa xỉ, vàhạn chế hàng hoá tiêu dùng thiết yếu Điều này dẫn đến nhu cầu vốn giảm, kéotheo nhu cầu vay vốn ngân hàng giảm Nhu cầu về vốn giảm làm cho việc mởrộng đầu tư của NHTM khó khăn, đồng thời lợi nhuận từ các khoản đầu tư cũngrất khó khăn, hiệu quả đầu tư giảm sút
Trang 17Tuy nhiên, để xã hội tồn tại và phát triển, đòi hỏi nền kinh tế phải có sựtăng trưởng Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, một số nước đã sử dụngmức lạm phát vừa phải để kích thích tăng trưởng và đầu tư Giới hạn của mởrộng quy mô đầu tư có ảnh hưởng lớn hiệu quả đầu tư: nếu mở rộng quá giớihạn cho phép sẽ làm cho g
Giá cả tăng quá mức, xảy ra lạm phát phi mã và siêu lạm phát, các NHTM
sẽ chịu thiệt hại lớn do đồng tiền mất giá, hiệu quả đầu tư bị giảm sút Ngoài ra,chính sách và luật lệ điều tiết về ưu tiên hay hạn chế sự phát triển củ một ngành,một lĩnh vực để hạn chế tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, đảm bảo sựphát triển cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động đầu
tư của ngân hàng
Các yếu tố về xã hội
Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư là các tác nhân trực tiếptham gia quan hệ đầu tư, đó là các đối tượng đầu tư, các công cụ đầu tư
Trong tình hình hiện nay, các quan hệ kinh tế, xã hội được mở rộng, theo
đó các loại hình công ty xuyên quốc gia cũng ngày càng tăng về số lượng và quy
mô hoạt động, các trào lưu văn hoá – xã hội cũng ngày càng phát triển Vì vậy,mọi sự biến động về kinh tế, văn hoá, xã hội trong nước cũng như ở nước ngoàiđều có ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và nảhhưởng tới hiệu quả đầu tư của ngân hàng Ví dụ như khủng hoảng tài chính tiền
tệ khu vực châu Á đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, đồng thờicũng đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung vàhoạt động của ngân hàng nói riêng
Ngoài ra, hiệu quả hoạt động đầu tư còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môitrường như tình hình thời tiết, dịch bệnh, các biện pháp tích cực trong việc bảo
vệ và cải thiện môi trường sinh thái
1.6.2 Các nhân tố chủ quan bên trong hệ thống Ngân hàng
Chính sách và quản lý đầu tư
Chính sách đầu tư là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động đầu tư đi đúnghướng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân
Trang 18hàng Một chính sách đầu tư đúng đắn sẽ đảm bảo được khả năng sinh lời củahoạt động đầu tư Điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả đầu tư tuỳ thuộc vào việcxây dựng chính sách đầu tư của NHTM có đúng đắn hay không Bất cứ NHTMnào muốn đầu tư đạt hiệu quả cao đều phải có chính sách đầu tư linh hoạt, rõràng, thích hợp cho ngân hàng mình trong từng thời kỳ cụ thể Bên cạnh chínhsách đầu tư đúng đắn cần phải quản lý tốt hoạt động đầu tư nhằm hạn chế rủi rotrước trong và sau khi đầu tư.
Công tác cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
Công tác tổ chức của Ngân hàng được sắp xếp một cách có khoa học, đảmbảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng chi nhánhngân hàng, cũng như trong toàn bộ hệ thống ngân hàng; đồng thời tạo ra khảnăng liên kết giữa ngân hàng với các cơ quan khác như chính quyền địa phương,các tổ chức tài chính tín dụng, các doanh nghiệp… Từ đó tạo điều kiện để tiếnhành các nghiệp vụ đầu tư lành mạnh và quản lý hiệu quả các khoản vốn đầu tư
Chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động đầu tư
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn đầu tưcũng như trong hoạt động của ngân hàng Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏichất lượng nhân sự ngày càng cao để có thể đối phó kịp thời, có hiệu quả với cáctình huống khác nhau của hoạt động đầu tư Việc tuyển chọn và đào tạo ranhững đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn sẽ giúpcho ngân hàng có thể tìm kiếm và lựa chọn được những khách hàng, dự án đầu
tư tốt, bên cạnh đó, ngân hàng còn sớm ngăn ngừa được những sai phạm có thểxảy ra khi thực hiện đầu tư
Hệ thống theo dõi và quản lý thông tin
Thông tin đầu tư có vai trò quan trọng để tăng cường quản lý nâng caohiệu quả hoạt động đầu tư Nhờ có thông tin, người quản lý có thể đưa ra nhữngquyết định cần thiết có liên quan đến đầu tư như theo dõi thông tin doanhnghiệp, thông tin các loại chứng khoán, góp vốn liên doanh Thông tin đầu tư cóthể thu được từ các nguồn sẵn có ở ngân hàng (thông tin giữa các tổ chức tín
Trang 19dụng…), từ khách hàng (các báo cáo thường niên…), từ các cơ quan chuyên vềthông tin đầu tư ở trong và ngoài nước Số lượng, hiệu quả của thông tin thunhận được có lên quan đến việc phân tích, nhận định thị trường, khách hàng đểđưa ra được những quyết định phù hợp Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy,chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động đầu tưcàng lớn, hiệu quả đầu tư càng cao.
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Đây là biện pháp giúp cho Ban lãnh dạo ngân hàng có được các thông tin
về tình trạng kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng của ngân hàngnhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang được xúc tiến, phù hợpvới chính sách, thực hiện được các mục tiêu đã định
Trong lĩnh vực đầu tư, hoạt động kiểm soát bao gồm:
Kiểm soát chính sách đầu tư và các thủ tục có liên quan đến các khảonđầu tư (thẩm quyền về điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền vốn bỏ ra đểđầu tư…)
Kiểm tra định kỳ do kiểm toán viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trườnghợp ngoại tệ, những phạm vi chính sách, thủ tục, kiểm soát kế toán và các nghiệp
vụ có liên quan đến cho vay
Hiệu quả đầu tư tuỳ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân cácsai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản đầu tư của công tác kiểmsoát nội bộ để có biện pháp khắc phục kịp thời
Để có kiểm soát nội bộ hiệu quả, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý,cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng phạtnghiêm minh
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động đầu tư
Để có thể quản lý và theo dõi có hiệu quả hoạt động đầu tư, song song vớiviệc nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức quản lýngân hàng, công tác nhân sự, quản lý quá trình đầu tư, công tác thông tin, kiểmsoát nội bộ, cần phải chú ý tới các phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trìnhquản lý hoạt động đầu tư Trang bị đầy đủ trang thiết bị tiên tiến phù hợp với khả
Trang 20năng tài chính và phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng sẽ giúp cho ngânhàng thuận tiện trong việc thực hiện các hoạt động đầu tư; từ đó, các hoạt độngđầu tư sẽ có hiệu quả cao
1.6.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán
* Khả năng chịu thuế
Phần lớn thu nhập lãi và vốn từ đầu tư chứng khoán của ngân hàng là phảichịu thuế như mọi thu nhập kinh doanh thông thường khác Và do khả năng chịuthuế tương đối cao, các ngân hàng quan tâm đến suất sinh lợi sau thuế trên thunhập của các khoản vay và đầu tư chứng khoán nhiều hơn là suất thu lợi trướcthuế của chúng
Nếu những nhân tố khác được giữ không đổi, ngân hàng sẽ so sánh kếtquả suất lợi nhuận sau thuế của mỗi hình thức và công cụ đầu tư với nhau để từ
đó chọn hình thức và công cụ đầu tư nào là tối ưu về mặt thuế đối với ngân hàng(tỉ suất lợi nhuận sau thuế cao nhất)
* Rủi ro lãi suất
Lãi suất biến động tạo ra rủi ro cho đầu tư của các ngân hàng Lãi suấttăng lên làm giảm thấp giá trị thị trường của các chứng khoán nợ phát hànhtrước đó và mức độ thiệt hại tài chính tỉ lệ thuận với kỳ hạn của mỗi chứngkhoán Hơn nữa, các thời kì gia tăng lãi suất còn được ghi nhận bởi nhu cầu tíndụng leo thang và bởi vì ưu tiên trước hết của các ngân hàng là cấp tín dụng, nêncác khoản đầu tư vào chứng khoán buộc phải thanh lí để tạo ra nguồn ngân quỹcho vay Phải bán chứng khoán trong điều kiện bất lợi như vậy thường dẫn đến
Trang 21tổn thất vốn đáng hể cho các ngân hàng Để phòng ngừa rủi ro lãi suất trong đầu
tư chứng khoán, có nhiều công cụ đã được dử dụng trong những năm gần đây,bao gồm: các hợp đồng tài chính tương lai, quyền chọn mua và bán, hoán đổi lãisuất, quản trị độ lệch…
* Rủi ro lạm phát
Rủi ro lạm phát là rủi ro về khả năng tăng giá phổ biến của các loại hànghóa và dịch vụ và dẫn đến hậu quả làm giảm giá trị của các tài sản chính Cácngân hàng thường xuyên cảnh giác với khả năng sức mua của thu nhập lãi vàvốn gốc thu lại từ đầu tư chứng khoán và cho vay bị suy giảm do tác động củalạm phát Lạm phát cũng có thể làm hao mòn giá trị đầu tư của các cổ đông tạimột ngân hàng Bằng cách đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn và có lãi suất thảnổi, các ngân hàng có thể giảm thiểu tác động bất lợi của lạm phát đối với tàisản đầu tư và đem lại cho ngân hàng một sự năng động lớn hơn trong việc đápứng với mọi sức ép lạm phát
* Rủi ro kinh doanh
Các ngân hàng thuộc mọi quy mô đều phải đối mặt với một loại rủi ro gắnliền với suy thoái kinh tế của khu vực thị trường họ đang phục vụ Những xuhướng tiêu cực này thường được gọi là rủi ro kinh doanh
* Rủi ro thanh khoản
Trang 22Theo định nghĩa, chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán
có sẵn thị trường cho việc bán lại một cách dễ dàng, giá cả tương đối ổn địnhtheo thời gian, và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủycủa ngân hàng Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng dứt khoát phảixem xét đến khả năng phải bán lại trước lúc chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốnđầu tư ban đầu Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là chứng khoán khó tìm đượcngười mua hoặc phải bán mất giá, ngân hàng sẽ gánh chịu những tổn thất tàichính lớn trong những trường hợp như vậy Và điều này được gọi là rủi ro thanhkhoản trong đầu tư chứng khoán của ngân hàng
Khi có nhu cầu thanh khoản gấp, ngân hàng có thể bán đi một trong sốnhững chứng khoán mà mình đang nắm giữ Rủi ro xảy ra khi ngân hàng xácđịnh sai giá trị của các loại chứng khoán này Do vậy khi định giá chứng khoán,ngân hàng cần hết sức cẩn trọng
* Rủi ro thu hồi trước của người phát hành
Phần lớn các công ty và chính phủ có phát hành cứng khoán đầu tưthường giữ lại quyền mua lại các chứng khoán do mình phát hành trước lúcchúng đáo hạn và thanh toán dứt khoát đối với chúng Do vậy sự thu hồi như thếthường xảy ra khi lãi suất thị trường giảm sút, ngân hàng đang đầu tư vào chứngkhoán có tính chất nói trên sẽ phải tiếp nhận rủi ro mất mát lợi nhuận bởi vì họphải tái đầu tư nguồn vốn vừa mới thu hồi ở các mức lãi suất thấp hơn hiện thời.Hoặc rủi ro thu hồi có thể xảy ra theo hướng người phát hành chứng khoánkhông thể trả được vốn gốc và lãi đối với các trái phiếu và giấy nợ đã phát hành
Trang 23CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
YÊN BÁI 2.1 Tổng quan về Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh Yên Bái
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Yên Bái được
thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó cóNgân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam
Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Yên Bái là một ngân hàng thương mạiquốc doanh trong hệ thống ngân hàng NN&PTNT Việt Nam Hòa chung với sựphát triển của toàn hệ thống trong 25 năm hoạt động ngân hàng NN&PTNT chinhánh Yên Bái đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, không ngừng mở rộngmạng lưới nhằm phục vụ kịp thời nhất nhu cầu của khách hàng và đạt đượcnhững thành tựu đáng khích lệ:
Năm 2009, ngân hàng NN&PTNT vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính
phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khencùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải Sao Vàng Đất Việt, Top 10Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “Doanh Nghiệp Phát Triển BềnVững” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theoxếp hạng của VNR500
Năm 2010, ngân hàng NN&PTNT thuộc Top 10 trong 500 doanh nghiệp
lớn nhất Việt Nam
Từ năm 2011 – 2013, ngân hàng NN&PTNT luôn giữ vững vị thế của
mình trên thị trường, không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh
2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng của ngân hàng
- Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán
của các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước Đivay ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng khác và phá hành chứng chỉ tiền
Trang 24gửi, kỳ phiếu ngân hàng, giấy tờ có giá… và các hình thức huy động khác theoquy định của ngân hàng NN&PTNT.
- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với: Các pháp nhân là
doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổphần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức có đủ điều kiện khác: các
cá nhân, tổ hợp tác, hộ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh…
- Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụngvượt quyền phán quyết trình lên ngân hàng NN&PTNT cấp trên quyết định
- Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối
- Kinh doanh dịch vụ: Thu, chi tiền mặt, nhận cất giữ các loại giấy tờ cógiá, phát hành thẻ thanh toán, thẻ rút tiền tự động (ATM), nhận ủy thác cho vaycác tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước khácđược NHNN, ngân hàng NN&PTNT quy định
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy địnhcủa ngân hàng NN&PTNT
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độnghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định
- Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ,tín dụng Đề ra kế họach kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xãhội ở địa phương
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và yêucầu đột xuất của giám đốc chi nhành ngân hàng NN&PTNT cấp trên
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh cấp trên giaophó
- Đầu tư chứng khoán
Như vậy, ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Yên Bái có hoạt động chính làhuy động vốn và cho vay nền kinh tế, đầu tư chứng khoán…các dịch vụ ngânhàng và luôn chịu sự quản lý của ngân hàng NN&PTNT cấp trên và NHNN
Trang 252.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Theo quyết định số 179/QĐ/HĐQT-02 ngày 07/9/2000 của Hội đồng quảntrị ngân hàng NN&PTNT về việc tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàngNN&PTNT Việt Nam Là một ngân hàng trực thuộc, ngân hàng NN&PTNT chinhánh Yên Bái tuân thủ các quyết định trên
Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Yên Bái là chi nhánh ngân hàng loại 3được tổ chức các phòng sau: phòng Tín dụng, phòng Kế toán- Ngân quỹ, phòngHành chính nhân sự, phòng Kinh doanh và các phòng giao dịch
Sơ đồ bộ máy tổ chức ngân hàng No&PTNT chi nhánh Yên Bái
Bảng 1.1 Cơ cấu tổ chức của NH NN&PTNT Chi nhánh Yên Bái
- Phó giám đốc phụ trách phòng Kinh doanh
- Phó giám đốc phụ trách phòng Kế toán - Ngân quỹ
- Phó giám đốc phụ trách phòng giao dịch Kim
- Phó giám đốc phụ trách phòng giao dịch Lim
P giao dịch
số 15
P giao dịch Hồng Hà
P giao dịch Thái Học
P giao dịch Hồng Phong
P giao dịch Nam Cường
Trang 26* Các phòng tại trụ sở chính gồm 4 phòng ban nghiệp vụ gồm:
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hànglựa chọn biện pháp an toàn và đạt hiệu quả cao
Thẩm định, đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và
đề xuất hướng khắc phục
Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chinhánh trực thuộc trên địa bàn
Tổng hợp, báo cáo theo chuyên đề theo quy định
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao
* Phòng Kế toán ngân quỹ
Xây dựng và điều hành kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm
Xây dựng khoán định mức khoán tài chính cho từng Ngân hàng cơ sở
Tổ chức hạch toán kế toán - thống kê theo đúng chế độ quy định
Trang 27Chuẩn bị số liệu, tình hình mua sắm tài sản, xây dựng, sửa chữa trình Hộiđồng tài chính phê duyệt theo quy định của Trung ương.
Kiểm tra việc chấp hành chế độ, nguyên tắc đơn vị Ngân hàng cơ sở
Tổ chức thu – chi tiền mặt tại Ngân hàng và điều hoà vốn trong toàn hệthống tỉnh và khu vực
* Phòng Hành chính – nhân sự
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và cónhiệm vụ thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốcchi nhánh phê duyệt
Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bảnđịnh chế của ngân hàng NN&PTNT Việt Nam
Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính,văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh
Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánhNgân hàng nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn theo quy định chế khoán tàichính của ngân hàng NN&PTNT Việt Nam
Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đicông tác, học tập trong ngoài nước Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ,nhân viên được quy hoạch, đào tạo
Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ,chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao
* Phòng Giao dịch
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúctiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tụcgiao dịch, mở tài khoản, gửi rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…) tiếp thị giớithiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng
về dịch vụ
Đề xuất tham mưu cho Giám đốc về chính sách phát triển sản phẩm dịch
vụ ngân hàng mới, cải tiến qui trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế