Đầu tư chứng khoán là quá trình phân tích chứng khoán để đưa đến quyết định đầu tưvào cổ phiếu, trái phiếu,chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh nhằm đạt được một mức tỷsuất lợi nhuận hợp
Trang 1“Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Vai trò của Khối ngoại trên TTCK Việt Nam”
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1 Nội dung đầu tư chứng khoán
1.2 Các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư
1.3 Điều kiện để thực hiện đầu tư trên TTCK
1.3.1 Cơ sở pháp lý
1.3.2 Tiềm lực tài chính
1.3.3 Sự phát triển của thị trường chứng khoán
1.4 Quy trình thực hiện ĐTCK
1.5 Nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT VAI TRÒ CỦA KHỐI NGOẠI TRÊN TTCK VIỆT NAM
NAM-2.1 Khái quát về Thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển (Thầy yêu cầu phải xác định rõ từng giai đoạn cụ thể)
2.1.2 Thành tựu và những khó khăn trong thời gian hoạt động.
2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
2.2.1 Cơ sở pháp lý về hoạt động đầu tư trên TTCK tại Việt Nam
2.2.2 Đối tượng hoạt động đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam
2.2.3 Quy mô hoạt động đầu tư chứng khoán
2.2.3.1 Chứng khoán nợ.
2.2.3.2 Chứng khoán vốn
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trên TTCK VN
2.3.1 Những kết quả đạt được
2.3.1.2 Danh mục chứng khoán đầu tư
2.3.1.3 Phương thức đầu tư
2.3.1.5 Chất lượng hoạt động đầu tư
2.3.2 Hạn chế
2.3.2.1 Quy mô đầu tư nhỏ, phạm vi hẹp.
2.3.2.2 Phương thức đầu tư đơn điệu, danh mục đầu tư chưa hợp lý
2.3.2.3 Tổ chức hoạt động đầu tư chưa khoa học
2.3.2.4 Tính chuyên nghiệp, chuyên môn hoá hoạt động thấp
2.3.2.5 Chất lượng và hiệu quả đầu tư chưa cao
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế
2.4 Vai trò của khối ngoại trên TTCK Việt Nam
Trang 2CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀTHU HÚT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THAM GIA VÀO TTCK VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển TTCK Việt nam
3.1.1 Mục tiêu, chiến lược trong thời gian tới.
3.1.2 Cơ hội thách thức đối với các nhà đầu tư
3.1.3 Định hướng cho hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán
3.2 Giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư chứng khoán.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Tiếp tục cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô.
3.3.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý.
3.3.3 Đổi mới hoạt động phát hành chứng khoán Chính Phủ.
3.3.4.Kiểm soát và phát triển thị trường OTC
3.3.5 Thúc đẩy sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán
Trang 3LỜI MỞ ĐẦUNgày 11/7/1998, chính phủ đã ban hành nghị quyết số 48/1998/NĐ-TTg về việc thànhlập trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh Đây là những vănbản pháp lýđầu tiên cho việc thành lập và hoạt động của TTCKở Việt Nam.
Theo đó UBCKNN và các bộ ngành đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự
ra đời TTCKmà bước đi đầu tiên là thành lập trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố HồChí Minh
Hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán là một hoạt động đầu tư quan trọng vàlinh hoạt trong nền kinh tế hiện đại Hoạt động này góp phần hạn chế rủi ro đầu tư, đa dạnghóa danh mục đầu tư, tăng lợi nhuận đồng thời vẫn đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi cầnthiết
Đặc biệt trong giai đoạn 2006-2010, TTCK đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và là
điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Trên đây là lý do em chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Vai trò của Khối ngoại trên TTCK Việt Nam”
Nhóm thực hiện xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy PGS.TS Phạm Văn Hùng đãtận tình giúp đỡ trong việc hoàn thành đề tài này Nhóm Tác giả mong muốn nhận được sựquan tâm, đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Trang 46 Bùi Thị Thu Hoài – CH190297
7 Nguyễn Thúy Quỳnh – CH190320
8 Đào Quyết Thắng – CH190329
9 Hạ Thị Thu Thủy – CH190218
10 Phạm Ngọc Trâm – CH190338
11 Tăng Văn Tuấn – CH190339
CHƯ ƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1.1 Đầu tư chứng khoán và nội dung đầu tư chứng khoán.
1.1.1 Khái niệm.
Đầu tư chứng khoán là quá trình phân tích chứng khoán để đưa đến quyết định đầu tưvào cổ phiếu, trái phiếu,chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh nhằm đạt được một mức tỷsuất lợi nhuận hợp lý phù hợp với mức độ rủi ro của khoản đầu tư/ danh mục đầu tư trongmột thời kỳ
1.1.2 Các hình thức đầu tư chứng khoán
Có nhiều hình thức đầu tư chứng khoán khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại
- Căn cứ vào công cụ đầu tư, đầu tư chứng khoán bao gồm: đầu tư cổ phiếu, đầu tư
trái phiếu của doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương, đầu
tư chứng chỉ quỹ đầu tư
- Căn cứ và mục đích đầu tư, đầu tư chứng khoán bao gồm:
Đầu tư ngân quỹ: Hoạt động đầu tư ngân quỹ thường được thực hiện bởi các tổ chức
kinh tế và các NĐT lớn Xuất phát từ nhu cầu thanh toán chi trả, nhu cầu dự phòng và dự trữ,các tổ chức kinh tế và các NĐT lớn thường phải nắm giữ một lượng tiền khá lớn Tuy nhiên,tiền không phải là tài sản sinh lời nên các đối tượng này thường có xu hướng tăng cường đầu
tư vào các tài sản sinh lời, giảm dự trữ tiền Nhưng việc này cũng tiềm ẩn khả năng rủi ro dokhả năng thanh toán kém Để khắc phục điều này, nhà quản trị tài chính thường đầu tư vàocác chứng khoán ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền như tín phiếu kho bạc,
kỳ phiếu ngân hàng…
Đầu tư hưởng lợi: Khác với đầu tư ngân quỹ nhằm đáp ứng khả năng thanh toán,
hoạt động đầu tư hưởng lợi nhằm mục tiêu lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư có được
từ lợi tức của tài sản đầu tư như cổ tức hàng năm, hay từ lợi tức của trái phiếu Bên cạnh đó,NĐT có thể thu được chênh lệch giá chứng khoán và các quyền lợi khác (nếu có)
Trang 5Đầu tư phòng vệ: Hoạt động đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng
hàm chứa rủi ro cao Vì vậy, các công cụ phòng vệ xuất hiện ngày càng nhiều nhằm giúpNĐT phòng tránh rủi ro như: hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền mua…
Đầu tư nắm quyền kiểm soát: Cổ phiếu cho phép chủ sở hữu có quyền kiểm soát
nhà đầu tư phát hành thông qua quyền nhận thông tin, quyền tham dự và biểu quyết tạiĐHCĐ Số lượng cổ phiếu nắm giữ thường quyết định khả năng biểu quyết, kiểm soát củaNĐT Một số NĐT lớn, chủ yếu là NĐT tổ chức như các doanh nghiệp hoặc các ngân hànglớn thường thực hiện hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát
- Căn cứ vào thời gian đầu tư, đầu tư chứng khoán bao gồm: đầu tư ngắn hạn, đầu tư
dài hạn
Đầu tư ngắn hạn có thể thực hiện theo các hình thức sau :
+ Đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn : hình thức đầu tư này thường thích hợp với các nhàđầu tư ngại rủi ro Do tính hoán tệ của các trái phiếu ngắn hạn cao nên chi phí chuyển đổithành tiền không lớn, thời gian chuyển đổi thành tiền ngắn
+ Đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu dài hạn và bán đi khi cần thiết Với hình thứcđầu tư này nhà đầu tư có thể thu được món lợi lớn qua các thương vụ đầu tư nhưng mức độrủi ro cũng rất cao và vì thế nó chỉ thích hợp với những nhà đầu tư mạo hiểm
Đầu tư dài hạn có thể thực hiện theo các hình thức sau :
+ Đầu tư vào cổ phiếu : Trong hình thức đầu tư này thu nhập của nhà đầu tư khôngchỉ là cổ tức và giá trị cổ phiếu gia tăng theo thời gian mà nhà đầu tư còn là chủ sở hữu, thamgia quản lí và kểm soát nhà đầu tư tương ứng với tỉ lệ sở hữu cổ phiếu
+ Đầu tư vào trái phiếu dài hạn : trong hình thức này, nhà đầu tư nhận được trái tứctheo định kì nhất định nào đó, nhưng khác với đầu tư trái phiếu ngắn hạn, lãi suất trái phiếu
dài hạn thường cao hơn
Việc phân chia hoạt động đầu tư theo thời gian chỉ có tính tương đối Vì, thứ nhấtmục tiêu cuối cùng của tất cả các hoạt động đầu tư dù là ngắn hạn hay dài hạn đều là tối đahóa lợi ích ; thứ hai, sự chuyển giao giữa các hình thức đầu tư trên có thể thực hiện một cách
dễ dàng do phát sinh nhu cầu thanh toán đột xuất hoặc do sự biến động giá cả trên thị trường
Vì thế một nhà đầu tư có ý định mua cổ phiếu hoặc trái phiếu dài hạn và giữ chúng lâu dài,nhưng vì một lí do nào đó, ví dụ như giá cổ phiếu tăng giảm quá mạnh, do nhu cầu chi tiêuđột xuất quá lớn họ sẽ bán chứng khoán đó đi để chuyển hướng đầu tư hoặc đáp ứng nhu cầuthanh toán Ngược lại, một nhà đầu tư mua trái phiếu dài hạn hoặc cổ phiếu với mục đích đầu
tư ngắn hạn, nhưng do giá các chứng khoán đã đầu tư liên tục gia tăng nên họ có thể quyếtđịnh nắm giữ chúng trong dài hạn
Căn cứ theo trường phái đầu tư:
* Trường phái đầu tư (Investor): Người đầu tư cơ bản là người mua chứng khoán với
mục đích kiếm lợi nhuận sau một thời gian dài từ 1-2 đến 10-15 năm Những người này xemxét rất kỹ bản báo cáo tài chính của nhà đầu tư mà họ muốn bỏ tiền vào Theo Philip Fisher,một trong những “thuyết giáo gia” của lĩnh vực đầu tư thì có đến …15 câu hỏi cần thiết màngười đầu tư muốn quyết định mua cổ phần hay không phải trả lời Nào là sản phẩm, dịch
vụ, ban quản lý, sự nghiên cứu sự phát triển, lợi nhuận, chiến lược phát triển, nhân sự, kếtoán… Sau khi xem xét từ mọi khía cạnh, người đầu tư nhận thấy phần ưu điểm có vượt trộihơn phần yếu điểm của nhà đầu tư hay không rồi mới quyết định Một trong những nhà đầu
tư kiểu này được biết nhiều nhất là tỷ phú Warrant Buffet Đầu tư kiểu này trùng khớp vớimục đích của thị trường chưng khoán lẫn những nhà đầu tư muốn được niêm yết để có vốnđược gọi là kiểu phân tích căn bản (fundamental analysis)
*Trường phái đầu cơ (Speculator).
Đây là trường phái mua bán chứng khoán trong một thời gian rất ngắn từ vài ngày đếnvài giây Ngày nay thì Internet đã, đang và sẽ làm những cuộc cách mạng lớn Riêng đối với
Trang 6chứng khoán Internet đã tạo ra những “triệu phú tại gia”, Từ bất kì nơi đâu trên thế giới, từthợ thuyền đến tri thức, từ hưu trí đến thất nghiệp, học sinh đến công nhân…Không nhânviên, không văn phòng, không lệ thuộc vào bất cứ ai, vừa tự do về thời gian, vừa tự do vềkhông gian Họ thông qua Internet họ có thể giao dịch, mua bán chứng khoán một cáchnhanh chóng và trực tuyến.
1.1.3 Nội dung của đầu tư chứng khoán.
1.1.3.1 Đầu tư cổ phiếu.
Đầu tư cổ phiếu thường đầu tư thông qua hình thức đầu tư cổ phiếu trên sàn giao dịchchứng khoán ( Trung Tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoánthành phố Hồ Chí Minh ) hoặc đầu tư cổ phiếu trên thị trường OTC ( là thị trường chưa niêmyết)
Đầu tư cổ phiếu trên sàn giao dịch bằng cách tiến hành hoạt động mua bán trực tiếpthông qua các tài khoản giao dịch chứng khoán
Có thể đầu tư các loại cổ phiếu sau:
Đầu tư mua cổ phiếu của những nhà đầu tư nhỏ
Tiềm năng tăng giá là sự hấp dẫn các nhà đầu tư áp dụng chiến lược này Những nhàđầu tư nhỏ có xu hướng đạt được mức lợi nhuận cao hơn nhà đầu tư lớn, nhất là trong thời kỳlạm phát kéo dài và nằm ở mức cao Tuy nhiên, cổ phiếu của các nhà đầu tư nhỏ có xuhướng mất giá nhiều hơn so với cổ phiếu của các nhà đầu tư lớn trong giai đoạn này Ngoài
ra, giá cổ phiếu các nhà đầu tư nhỏ biến động nhiều hơn và thường không theo kịp chỉ số giátrung bình của thị trường trong dài hạn Do đó, cổ phiếu của những nhà đầu tư nhỏ khôngphải để mua và giữ dài hạn
Đầu tư mua cổ phiếu tăng trưởng
Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của những nhà đầu tư có doanh số, thu nhập và thị phầnđang tăng với tốc độ nhanh hơn bình quân trong vài năm qua và người ta mong rằng nó còntiếp tục chứng tỏ mức tăng trưởng lợi nhuận cao Các nhà đầu tư này thường quan tâm đếnviệc mở rộng nghiên cứu và phát triển cho nên phần lớn lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư,
cổ tức thường thấp
Các nhà đầu tư tăng trưởng thường là những nhà đầu tư có sản phẩm hoặc dịch vụ tân tiến,
có khả năng nắm bắt và đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và mới mẻ của xã hội (lĩnhvực tiêu dùng, công nghệ cao và sinh học…)
Đầu tư mua cổ phiếu của những nhà đầu tư quen thuộc, lĩnh vực quen thuộc
Đó là cổ phiếu của các nhà đầu tư thường xuyên được tiếp xúc, được quan sát hay đơn giản
là sản phẩm của nhà đầu tư đó được nhà đầu tư thường xuyên mua Cũng có khi chỉ vì thíchsản phẩm của nhà đầu tư đó hoặc do ảnh hưởng bởi danh tiếng hay mối quan hệ quen biết mà
họ quyết định đầu tư vào nhà đầu tư đó Đây có thể là một sự khởi đầu tốt nhưng cần phảibiết kỹ hơn về nhà đầu tư dự định sẽ đầu tư
Điểm hạn chế của chiến lược này là sự chủ quan, chỉ nhắm vào các khía cạnh phiến diện vềcông cuộc kinh doanh của nhà đầu tư mà thôi Và nó hạn chế nhà đầu tư vào một hoặc haingành nghề Đầu tư theo chiến lược này đòi hỏi sự nhạy bén trước các sự kiện mới mẻ.Nhiều nhà đầu tư có vẻ xa lạ nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thì có thể thấy đó thực sự là một
cổ phiếu tốt đáng để khai thác Qua việc nghiên cứu, cảm nhận riêng về một loại cổ phiếu cóthể được xác nhận hay bị bác bỏ Điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được rấtnhiều
Đầu tư mua cổ phiếu thượng đẳng
Cổ phiếu thượng đẳng là cổ phiếu của các nhà đầu tư lớn có tiếng tăm, tiềm lực tài chínhmạnh, thành tích kinh doanh vững chắc, lợi nhuận ổn định Việc nắm giữ cổ phiếu này sẽ
Trang 7giảm thiểu yếu tố rủi ro, ngay cả trong thời kỳ suy thoái hay khủng hoảng kinh tế, nhưngthành tích của nó hiếm khi nổi bật Chiến lược này phù hợp với những nhà đầu tư ngại rủi ro
và muốn có thu nhập đều đặn
1.1.3.2 Đầu tư trái phiếu.
Đầu tư vào trái phiếu có độ rủi ro khá thấp so với cổ phiếu và có mức lãi suất hẫp dẫnhơn lãi suất ngân hàng
Các công cụ nợ quan trọng nhất trên thị trường vốn là trái phiếu trong nước và quốc
tế Đối với các nước trên thế giới, nguồn tài trợ này đã chứng tỏ là kênh huy động vốn dàihạn chủ yếu và hiệu quả cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Nó cũng cho phép các nhà đầu
tư huy động một lượng vốn lớn trong ngắn hạn
Trái phiếu đảm bảo: Là trái phiếu được thanh toán một phần hoặc toàn bộ bởi các tổ
chức tài chính hoặc được đảm bảo bởi tổ chức phát hành hoặc tài sản của một bên thứ ba.Loại trái phiếu này hiện tại rất phổ biến tại Việt Nam
Trái phiếu không đảm bảo: Là trái phiếu được phát hành mà không có bất kỳ một sự
đảm bảo thanh toán nào Đối với loại trái phiếu này, các nhà đầu tư cần phải giành được
sự tín nhiệm tài chính từ các nhà đầu tư cung cấp dịch vụ tín nhiệm tài chính quốc tế(hoặc trong nước) Tuy nhiên, hiện tại, dịch vụ tín nhiệm tài chính này vẫn chưa xuất hiện
tại Việt Nam
Trái phiếu chuyển đổi: Là trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ
thông của tổ chức phát hành Các tổ chức phát hành sắp niêm yết (hoặc đã được niêm yết)trên thị trường chứng khoán có thể phát hành loại trái phiếu này
Trái phiếu kèm quyền mua (trái phiếu loại này thường được phát hành cùng với giấy
phép để cho phép người mua trái phiếu được mua cổ phần với những điều kiện nhất địnhnhằm gia tăng mức độ hấp dẫn của việc phát hành trái phiếu )
1.1.3.3 Đầu tư chứng chỉ quỹ.
Hiện nay thì đầu tư vào chứng chỉ quỹ cũng khá hấp dẫn nhờ tính chuyên nghiệp củaquỹ đầu tư chứng khoán và thị giá cũng khá thấp và mức trả cổ tức cũng khá cao
Chứng chỉ quỹ là một mặt hàng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường này.Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phầnvốn góp trong quỹ đại chúng
Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư vớimục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sảnđầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàngngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ Khi muốn thành lập quỹ thì các nhà đầu tưquản lý quỹ phải phát hành chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ tức là đã xác nhận
sự góp vốn của mình vào quỹ chung đó Về bản chất chứng khoán quỹ cũng giống như cổphiếu của một nhà đầu tư: là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phầnvốn góp, và đặc biệt được niêm yết trên thị trường chứng khoán để mua bán giữa các nhà đầu
tư
Tuy nhiên có ba điểm khác nhau giữa chúng: cổ phiếu là phương tiện huy động vốncủa một nhà đầu tư kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể còn chứng chỉ quỹ là phươngtiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán mà ngành nghề hoạt động chính là
"chơi chứng khoán" Thứ hai, nếu người sở hữu cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hayquản lý nhà đầu tư thì nhà đầu tư sở hữu chứng khoán quỹ không có quyền tương tự, mọiquyền hành đều do nhà đầu tư quản lý quỹ quyết định
1.1.3.4 Đầu tư công cụ phái sinh.
Chứng khoán phái sinh (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công
cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ
Trang 8lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lầngiá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, hoặc để đảm bảo rằng nếu giá của
cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duytrì ở mức ban đầu Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đibán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn.Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn công cụ chính là Hợp đồng
kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn mua hoặc bán (options) vàHợp đồng hoán đổi (swaps) Ngày nay khi thị trường chứng khoán biến động từng giây từngphút thì việc nắm trong tay những công cụ phái sinh là một biện pháp khôn ngoan để đối phóvới rủi ro
1.2 Các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư chứng khoán
Hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán được đánh giá thông qua các chỉ tiêu địnhlượng Việc tính toán và lựa chọn các chỉ tiêu thì việc phân tích trong từng thời kỳ là rất cầnthiết Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán, bởi chỉ tiêunày có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác Có thể dựa trên các chỉ tiêu cơ bản sau:
Các chỉ tiêu kết quả:
Vốn đầu tư thực hiện: Đó chính là khoản vốn ban đầu mà nhà đầu tư bỏ ra để kinh
doanh chứng khoán Khoản vốn này có thể được điều chỉnh, thay đổi tăng giảm tuỳ thuộcvào mục tiêu của nhà đầu tư, cũng như tuỳ vào sự thay đổi của thị trường chứng khoán
Tốc độ tăng trưởng của danh mục đầu tư: Phản ánh tỷ suất lợi nhuận của danh mục
đầu tư hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm Nó cho phép xem xét một cách rõ ràng
là danh mục đầu tư này có hiệu quả hay không Bằng cách so sánh tỷ suất lợi nhuận củadanh mục với lãi suất của ngân hàng, lãi suất của trái phiếu, với tỷ suất của danh mục khác
Từ đó đưa ra quyết định cho danh mục của nhà đầu tư
Các chỉ tiêu hiệu quả
Lợi nhuận/Vốn đầu tư: là một chỉ tiêu quan trọng dùng để phản ánh hiệu quả hoạt
động đầu tư chứng khoán Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư được đánh giá là hiệu quả nếu lợinhuận / Vốn đầu tư của nó năm sau cao hơn năm trước, tức là hoạt động đầu tư có lãi Hay
cụ thể là Lợi nhuận/Vốn đầu tư càng cao càng tốt Nó phản ánh chỉ cần bỏ ra một đồng vốnđầu tư sẽ cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình
Các chỉ tiêu đánh giá danh mục đầu tư.
* Chỉ tiêu Treynor
Treynor là người đầu tiền thiết lập phương pháp đánh giá động thái danh mục đầu tư
đa hợp để định lượng cả yếu tố lợi nhuận lẫn rủi ro của danh mục Phương pháp Treynor ápdụng đối với tất cả các nhà đầu tư nói chung, không phân biệt những mức ngại rủi ro khácnhau của cá nhân từng loại nhà đầu tư Căn cứ trên lý thuyết thị trường vốn Treynor chorằng những nhà đầu tư hợp lý, ngại rủi ro (nói chung) sẽ luôn ưa thích những danh mục náo
có mức bù đắp rủi ro cao trong mối tương quan với mức độ rủi ro mà họ phải gánh chịu
* Chỉ tiêu Sharpe.
Tương tụ như Treynor, Sharpe cũng đưa ra một phương pháp định lượng để đánh giá hiệuquả của danh mục đầu tư Phương pháp đánh giá này triển khai từ mô hình định giá tài sảnvốn(CAPM) cũng do chính ông ta lập nên, về mặt lý luận, tập trung xoay quanh đường tuyếntính biểu diễn thị trường vốn (CML)
* Chỉ tiêu Jensen.
Phương pháp đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư của Jensen cũng được khai triển căn
cứ trên mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
1.3.Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán
Trang 9Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán có thể diễn ra trên thịtrường tập trung (bao gồm Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán) vàthị trường phi tập trung.
*Mua chứng khoán của tổ chức phát hành
Đối với loại chứng khoán này, có thể thực hiện theo 2 hình thức:
- Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành (công ty): nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộptiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán Hình thức này rất bất cập, nhất là về mặt địa
lý Vì tổ chức phát hành có thể ở vị trí xa so với nhà đầu tư
- Mua thông qua trung gian: tức là mua thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh pháthành, thông thường là các công ty chứng khoán và các Ngân hàng thương mại
Nếu mua chứng khoán của tổ chức phát hành chưa niêm yết trên Trung tâm giao dịchchứng khoán thì việc chuyển nhượng hoặc bán lại chứng khoán đó cũng phải trực tiếp đến tổchức phát hành (hoặc uỷ quyền) để thực hiện chuyển nhượng cho người mua
* Mua bán chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán
Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký đểmua bán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Khi mua bán chứng khoán niêm yết, phảituân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Mọi giao dịch mua bán chứng khoán đều phải qua hệ thống tại Sở Giao dịch, Trungtâm Giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thoả thuận;
- Giao dịch chứng khoán thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên nguyên tắc ưutiên về giá và ưu tiên về thời gian;
- Giao dịch chứng khoán niêm yết lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư vớicông ty chứng khoán thành viên là thành viên của Trung tâm Giao dịch chứng khoán trênnguyên tắc thoả thuận về giá
Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán trải qua 5 bước sau:
1) Lựa chọn nhà môi giới:
Để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhà đầu tư phải lựa chọn cho mình một nhàmôi giới Trong hầu hết các trường hợp công ty chứng khoán sẽ là người đại diện cho cácchủ đầu tư Nhà môi giới sẽ là người thực thi các lệnh mua bán của chủ đầu tư Nhà môi giớichứng khoán là người trung tâm giữa người mua và người bán chứng khoán Tùy theo cách
tổ chức và hoạt động của các Sở giao dịch chứng khoán ở mỗi nước khác nhau và căn cứ vàochức năng hoạt động của Sở giao dịch mà có thể chia ra thành các loại khác nhau:
+ Nhà môi giới hoa hồng là người hoạt động với tư cách là đại ly cho các nhà đầu tưtrong việc mua bán chứng khoán qua đó sẽ nhận được hoa hồng từ dịch vụ của mình
+Môi giới độc lập là môi giới 2 USD cho một lô chẵn 100 cổ phiếu
+Nhà môi giới chuyên môn hay còn gọi là các chuyên gia chứng khoán Nhà môi giớichuyên môn được Hội đồng quản trị phân công mua bán một số loại chứng khoán nhất định.Nhà môi giới chuyên môn thực hiện các chức năng chủ yếu : thực hiện các lệnh giao dịch vàtạo thị trường
+Nhà giao dịch chứng khoán có đăng ky là người mua bán chứng khoán cho chínhmình bằng khoản chênh lệch giá giữa giá mà người giao dịch mua vào và bán ra
2) Mở tài khoản
Trước khi đặt lệnh, khách hàng phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán Việc mởtài khoản phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa khách hàng và công ty chứng khoán Khi mở tài khoản khách hàng phải cung cấp các thông tin sau cho công ty chứng khoán :-
Trang 10- Tên đầy đủ
- Địa chỉ thường trú
- Số điện thoại
- Số chứng minh thư nhân dân
- Các thông tin khác như số tài khoản tại ngân hàng , số tài khoản chứng khoán tại công
ty chứng khoán khác( nếu có) , thu nhập và kiến thức tại thị trường chứng khoán
- Khi có bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến các thông tin trên khách hàng phải thôngbáo ngay cho công ty chứng khoán
Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng thị trường và của từng nhà đầu tư, cóthể có những lọai tài khoản sau:
Theo tính chất giao dịch :
-Tài khoản lưu ký : Đây là loại tài khoản phổ biến Nếu khách hàng không thực hiệnthanh toán vào ngày quy định, công ty chứng khoán có quyền bán chứng khoán có trong tàikhoản để lấy tiền thanh toán
-Tài khoản tư vấn : Nhà đầu tư sẽ ky kết một hợp đồng sử dụng dịch vụ tư vấn chocác chuyên gia đầu tư của công ty chứng khoán cung cấp.Theo đó nhà đầu tư ủy quyền chocác chuyên gia đầu tư thực hiện các giao dịch chứng khoán theo những điều kiện quy địnhtrên hợp đồng Chuyên gia đầu tư có trách nhiệm thực hiện các giao dịch chứng khoán theonhững nguyên tắc cẩn trọng cần thiết nhằm đạt được mục tiêu đầu tư đã thỏa thuận Nhà đầu
tư chịu mọi chi phí liên quan đến các giao dịch đựợc thực hiện cũng như phí tư vấn phải trảcho chuyên gia đầu tư Thông thường các công ty chứng khoán chỉ chấp nhận mở tài khoảnnày với một giá trị tài sản tối thiểu nhất định
-Tài khoản ký quỹ : Loại tài khoản mà nhà đầu tư có thể vay tiền hoặc chứng khoán
để phục vụ cho họat động đầu tư của mình Nhà đầu tư chỉ phải thanh toán tiền với một tỷ lệphần trăm nhất định giá trị chứng khoán đặt mua, phần còn lại có thể vay từ nhà môi giới.Phần vay này chịu lãi suất bằng cách cộng phí dịch vụ vào lãi suất mà nhà môi giới phải đivay Phần chứng khoán mua được phải dung để thế chấp cho khoản vốn vay để mua chứngkhoán
-Tài khoản ủy thác : nhà đầu tư ủy thác cho nhà môi giới quyền mua và bán chứngkhoán mà không cần thông báo hoặc có sự đồng ý của nhà đầu tư
Theo khía cạnh sở hữu:
-Tài khoản cá nhân
-Tài khoản liên kết
-Tài khoản tham dự
-Tài khoản công ty
3) Đặt lệnh: Khi khách hàng muốn giao dịch họ phải đặt lệnh bằng một trong các hình thức
sau:
-Đặt lệnh trực tiếp tại phòng lệnh của công ty chứng khoán
-Đặt lệnh qua điện thoại
-Qua mạng vi tính nối trực tiếp với phòng lệnh của công ty chứng khoán
Nội dung của mẫu lệnh gồm các thông tin sau:
-Lệnh đó là mua hay bán
-Số lượng chứng khoán được mua hoặc bán
-Tên chứng khoán, mã số loại chứng khoán
Trang 11-Lệnh dừng( Stop Order): là lệnh được đưa ra nhằm bảo vệ lợi nhuận hay hạn chếthua lỗ cho nhà đầu tư Có hai kiểu lệnh dừng: lệnh dừng để bán và lệnh dừng để mua.
+Lệnh dừng bán: là lệnh thị trường có điều kiện, theo đó nhà đầu tư chỉ thị bán cổphiếu nếu giá cổ phiếu xuống đến mức đã được ấn định
+Lệnh dừng mua: là lệnh thị trường có điều kiện, theo đó nhà đầu tư chỉ thị mua cổphiếu nếu giá cổ phiếu tăng đến mức đã được ấn định
-Lệnh thực hiện toàn bộ hay hủy bỏ : loại lệnh này được thực hiện ngay toàn bộ hoặchủy bỏ
-Lệnh thực hiện ngay hoặc hủy bỏ : lệnh này được thực hiện ngay một phần nào đó ,phần còn lại bị hủy bỏ
-Lệnh toàn bộ hoặc không : với một thời hạn cho trước , chẳng hạn một ngày ,lệnhphải đựợc thực hiện toàn bộ, nếu không sẽ hủy bỏ lệnh đó
4) Theo dõi đánh giá trên Sở giao dịch và nhận kết quả giao dịch:
Giai đoạn đánh giá được Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện và sau đó thôngbáo kết quả cho Công ty chứng khoán , công ty chứng khoán gửi kết quả cho chủ đầu tư
a.So ghép lệnh định kỳ và so ghép lệnh liên tục :
Khớp lệnh định kỳ:
Các lệnh mua và bán được chuyển vào hệ thống giao dịch trong một khoảng thời gian
nhất định Trong thời gian này, mặc dù các lệnh được đưa vào liên tục nhưng không có giao
dịch được thực hiện Vào đúng thời điểm khớp lệnh, tất cả các lệnh sẽ được so khớp để chọn
ra mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất
Phương thức khớp lệnh định kỳ thường được áp dụng để xác định giá mở cửa, giáđóng cửa ở một số nước Còn phương thức khớp lệnh liên tục thường được áp dụng cho cácgiao dịch trong phiên giao dịch
Khớp lệnh liên tục:
Giao dịch được thực hiện liên tục thông qua việc so khớp các lệnh có giá phù hợp( nghĩa là giá mua bằng hoặc cao hơn giá bán) ngay khi có lệnh mới đưa vào sổ lệnh
Theo phương thức khớp lệnh liên tục, các lệnh mua và bán sau khi đăng kư sẽ được so với
nhau, nếu thấy khớp về giá sẽ cho thực hiện ngay Phương thức này thực hiện được khốilượng giao dịch lớn nên phù hợp với các thị trường chứng khoán phát triển
b Nguyên tắc so ghép lệnh :
-Mức giá giao dịch sẽ là mức giá có khối lượng giao dịch đạt được là lớn nhất
-Nếu sau khi khớp lệnh có nhiều mức giá cùng thỏa mãn thì lấy mức giá gần với giá đóngcửa của ngày hôm trước hay mức giá của ngay phiên giao dịch trước đó
Trang 12-Nếu có nhiều mức giá cùng thỏa mãn và cùng gần với mức giá đóng cửa của phiên giaodịch trước thì sẽ chọn mức giá có mức chệnh lệch giữa khối lượng muốn mua và khối lượngmuốn bán ít hơn
-Giá mua cao hơn giá cơ bản và giá bán thấp hơn giá cơ bản sẽ được thực hiện trước
-Phân bổ từ bên có khối lượng ít sang bên có khối lượng nhiều
5) Chăm sóc các khoản đầu tư :
Thông thường sau khi đầu tư các nhà đầu tư nên thực hiện các công việc sau:
a Lập sổ sách theo dõi
- Lưu tất cả các hợp đồng theo thứ tự ngày tháng
-Ghi nhận đầy đủ chi tiết về khoản cổ tức hay tiền lãi đã nhận được
-Nếu nắm giữ các chứng chỉ cổ phiếu thì phải cất giữ chúng an toàn để khi cần có thểbán luôn
-Cần có phương pháp để bám sát tiến triển của các khoản đầu tư đã thực hiện
-Có thể nhờ đến dịch vụ quản ly danh mục đầu tư của các công ty chứng khoán nếucông việc của chủ đầu tư quá bận rộn Các công ty này sẽ thường xuyên cung cấp các báocáo về tình hình các khoản đầu tư của khách hàng
b Thu thập thông tin:
Thu thập thông tin từ báo chí, internet , phương tiện truyền thông, các bản tin từ trungtâm giao dịch chứng khoán, báo cáo tình hình hoạt động của các công ty niêm yết
1.4 Khối ngoại trên thị trường chứng khoán:
1.4.1 Các quy định theo Luật về quyền hạn và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
Căn cứ theo Quyết định số: 55/2009/QĐ-TTg, nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường
-Đối với cổ phiếu: tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng
Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng theo quy định củapháp luật chuyên ngành Trường hợp tỷ lệ sở hữu bên nước ngoài được phân loại theo danhmục các ngành nghề cụ thể thì áp dụng theo danh mục phân loại
-Đối với chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng: tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tưcủa một quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng
-Đối với công ty đầu tư chứng khoán đại chúng: tối đa 49% vốn điều lệ của một công
ty đầu tư chứng khoán đại chúng
-Đối với trái phiếu: tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối vớitrái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành
Trang 13Tổ chức, cá nhân đầu tư nước ngoài phải đăng ký Mã số giao dịch chứng khoán vớiTrung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) khi thực hiện đầu tư trên thị trường chứngkhoán Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán niêm yết khác trên Sở Giaodịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch tại các công
ty chứng khoán;
- Mua, bán cổ phần và các loại chứng khoán chưa niêm yết trên Sở Giao dịch Chứngkhoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch tại các công tychứng khoán;
- Tham gia đấu giá mua chứng khoán, đấu giá mua cổ phần tại các doanh nghiệp thựchiện cổ phần hóa;
- Tham gia góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán với tỷ lệ góp vốn của bên nướcngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Tham gia góp vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ góp vốn của bên nướcngoài theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
Sau khi đăng ký mã số giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài được phép mởduy nhất một tài khoản lưu ký chứng khoán và mọi bút toán thanh toán đều phải được thựchiện qua tài khoản này Trường hợp nhà đầu tư là công ty chứng khoán thành lập theo phápluật nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư được mở hai tàikhoản lưu ký chứng khoán theo các quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứngkhoán do Bộ Tài chính ban hành
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản lưu ký tại một thành viên lưu kýkhác, nhà đầu tư nước ngoài phải đóng tài khoản lưu ký đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tàikhoản này sang tài khoản mới
Việc chỉ định, thay đổi thành viên lưu ký của nhà đầu tư nước ngoài, công ty chứngkhoán nơi nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản giao dịch, người đại diện giao dịch phải đượcVSD chấp thuận bằng văn bản
Đối với những thay đổi khác, nhà đầu tư nước ngoài phải thông qua thành viên lưu kýthông báo cho VSD trong thời hạn tối đa hai (02) tháng kể từ khi có sự thay đổi
1.4.2 Vai trò của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán:
-Giao dịch của khối ngoại rất quan trọng đối với thị trường chứng khoán, nhất là khithị trường giảm mạnh Nếu như luật chứng khoán có thể hỗ trợ nhà đầu tư mua bán trongngày thì giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài sẽ càng hỗ trợ cho thanh khoản của thị trường
-Khối ngoại là nhân tố giúp nâng đỡ và thúc đẩy thị trường khi họ liên tục giải ngân
và gia tăng lượng mua vào
-Các nhà đầu tư nước ngoài nếu là các tổ chức thì họ sẽ nghiên cứu thị trường mộtcách bài bản và chuyên nghiệp vì vậy những động thái giao dịch của khối ngoại tất nhiên sẽ
có ảnh hưởng nhất định tới quyết định giải ngân của các nhà đầu tư nội Hơn nữa những nhàđầu tư nước ngoài với nguồn vốn lớn nên việc đầu tư trong dài hạn cũng rất khác biệt vớiphương thức đầu tư ngắn hạn của đại đa số nhà đầu tư trong nước
-Thông thường, mức giá phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược thường tươngđương hoặc thấp hơn so với thị giá giao dịch của cổ phiếu Tuy nhiên, đã có không ít trườnghợp nhà đầu tư ngoại lại sẵn sàng trả cho doanh nghiệp (DN) một mức giá cao bất thường, kể
cả DN chưa niêm yết cũng như đang niêm yết Nhà đầu tư là các tổ chức định chế nướcngoài đo lường hiệu quả đầu tư không dựa trên lời lỗ ngắn hạn mà họ dựa trên xu hướng thịtrường, diễn biến của chỉ số Những nhà đầu tư nước ngoài chọn các mã có chỉ số phân tích
cơ bản tốt, có mức vốn hóa thị trường lớn, ảnh hướng lớn đến diễn biến của chỉ số Chính vì
Trang 14thế các tổ chức định chế chọn những mã cổ phiếu này nhằm duy trì chỉ số Khi thị trường bậtlại, các mã này sẽ là những mã tăng nhanh nhất.
-Những điều kiện để thu hút dòng vốn ngoại là chính sách và luật pháp minh bạch,chính sách tiền tệ chặt chẽ , mà quan trọng nhất là vấn đề tỷ giá, thâm hụt thương mại vàchính sách về kiểm soát dòng tiền của chính phủ doanh nghiệp có cách nhìn dài hạn hơn.CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM-VAI TRÒ CỦA KHỐI NGOẠI TRÊN TTCK VIỆT NAM
2.1 Cơ sở pháp lý về hoạt đầu đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
Đầu năm 1990, việc nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và phân tích các điều kiện rađời cho thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện Trên cơ sở đó 1 số bản đề án hìnhthành thị trường chứng khoán Việt Nam được xây dựng Năm 1994 ban chỉ đạo soạn thảopháp lệnh về thị trường chứng khoán bao gồm đại diện của Bộ tài chính, Ngân hàng nhànước, Bộ tư pháp… đã được thành lập để thống nhất đầu mối triển khai xây dựng đề án vềthị trường chứng khoán và soạn thảo 1 số văn bản pháp qui liên quan
Tại Việt Nam ngay từ năm 1996 khi chưa có thị trường chứng khoán chính thức tậptrung ra đời đã có UBCKNN thành lập theo nghị định 75/CP ngày 28/11/1996 Điều nàykhẳng định sự quan tâm tích cực từ phía Nhà nước đối với loại thị trường hàng hóa đặc biệtnày đồng thời tạo cơ sỏ pháp lý cho sự ra đời TTCK tại Việt Nam Mặc dù chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của UBCKNN chỉ được thể hiện qua nghị định song vị trí pháp lý của nó đượckhẳng định là 1 cơ quan của Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật.Tiếp theo Nghị định 75/ CP là Nghị định 48/1998/ NĐ-CP về chứng khoán và TTCK ĐểTTCK VN đạt tiêu chuẩn của TTCK quốc tế, có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài,yêu cầu văn bản pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của TTCK pahỉ được ban hànhbởi đạo luật Tuy nhiên trong giai đoạn đầu phát triển của thị trường đây lại là 1 vấn đề nangiải bởi ở VN lúc này mới có thị trường CK tự do, phi tập trung, TTCK trao tay Có thể nóiNghị định số 48/1998/NĐ-CP là văn bản pháp luật cao nhất cho hoạt động của TTCK ViệtNam, tuy nhiên có nhiều hạn chế như:
+ Mới chỉ qui định về thị trường giao dịch tập trung chưa có sự phân định roc tráchnhiêm và phạm vi kiểm tra, giám sát giữa UBCKNN và trung tâm giao dịch CK Do vậytrong hoạt động giám sát các công ty niêm yết sẽ không tránh khỏi có sự chồng chéo các quiđịnh về giao dịch trên trung tâm giao dịch CK không bao hàm đầy đủ các nguyên tắc cơ bảncủa hoạt động giao dịch CK
+ Các qui định của pháp luật về điều kiện phát hành, điều kiện niêm yết chứng khoánchưa có sự tách bạch, rõ ràng
+Cổ phiếu được qui định trong các văn bản này không giống nhau Do đó gây khókhăn cho doanh nghiệp và người đầu tư trong việc thực hiện các giao dịch về CK đặc biệttrên thị trường thứ cấp
+ Pháp luật chưa xác định các thông tin nào doanh nghiệp bắt buộc phải công bố,thông tin nào được quyền giữ kín.Mặt khác, trách nhiệm công bố thông tin là thuộc về tổchức phát hành trực tiếp hay giao cho trung tâm giao dịch CK công bố
+ Pháp luật về chứng khoán chưa qui định rõ thời điểm hình thành, chấm dứt quyền
sở hữu chứng khoán và các quyền có liên quan đến chứng khoán
Xuất phát từ hạn chế của Nghị định 48/1998/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành Nghị định144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường CK Nghị định này cóphạm vi điều chỉnh tương đối rộng, qui định thủ tục đăng ký phát hành chứng khoán ra côngchúng thay cho cơ chế cấp phép phát hành Việc ban hành Nghị định 144 đã đánh dấu 1 bướcquan trọng trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của TTCK Việt Nam, là
cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm cho thị trường hoạt động an toàn, công bằng, hiệu quả bảo
vệ quyền lợi cho nhà đầu tư
Trang 15Tuy nhiên do sự phát triển của nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng thìviệc ban hành Nghị định 144 và sau đó hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưatạo được môi trường pháp lý đầy đủ và ổn định để điều chỉnh mọi hoạt động trên TTCK Đểkhắc phục những bất cập của Nghị định 144 và điều chỉnh toàn diện hoạt động của TTCKcũng như để tham gia WTO, Luật chứng khoán đã được ban hành vào năm 2006, có hiệu lực
từ ngày 1/1/2007 Luật chứng khoán tạo lập khuôn khổ pháp lý cao cho hoạt động củaTTCK, loại bỏ những mâu thuẫn xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan nhằmhoàn thiện mô hình hoạt động của thị trường và thúc đẩy TTCK phát triển
2.2 Quá trình hình thành và phát triển TTCK Việt Nam
a Khái quát sự hình thành TTCK Việt Nam
Ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán vàTTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời Cùng ngày, Chínhphủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và HàNội Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằngNghị định 75/CP ngày 28-11-1996
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lậptheo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thựchiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000
Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vàongày 8/3/2005 Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoáncủa các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốnđiều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng)
b Sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
TTCK Việt Nam từ khi ra đời cho tới nay đã trải qua các giai đoạn phát triển thăng trầmsóng gió cùng với sự biến động của nền kinh tế trong nước lúc tăng, lúc giảm Có thể điểmqua những chặng đường TTCK Việt Nam đã đi qua như sau:
- Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn đầu của TTCK
TTCK Việt Nam ra đời bằng việc đưa vào vận hành TTGDCK TP.HCM ngày20/7/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 với 2 loại cổ phiếu(REE và SAM) của hai công ty, số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ đượcniêm yết giao dịch
Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái nằm ngang và ảm đạm, loại trừcơn sốt vào năm 2001(chỉ số VN index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưngchỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giátới 70% giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ cònkhoảng 200 điểm vào tháng 10/2001 Trong 4 tháng này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháochạy khỏi thị trường với lời nguyền không bao giờ quay lại thì một số nhà đầu tư khác vẫnbình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận thì trong 5 năm chỉ sốVN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến130 điểm Lý do chính là íthàng hoá, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tưtrong nước
TTCK giai đoạn này dường như không thu hút được sự quan tâm của đông đảo côngchúng, diễn biến tăng giảm thị trường chưa tạo ra tác động lớn để có thể ảnh hưởng tới sựvận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết 2005, tổng giá trịTTCK Việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần35.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28.300 tàikhoản giao dịch
Trang 16- Năm 2006: Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam
Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạocho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịchsôi động tại cả 3 “sàn”: Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC
Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoánViệt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê
Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong vàngoài nước
Không thể phủ nhận năm 2006 vừa qua thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ này
đã có “màn trình diễn” tuyệt vời và có thể sẽ không bao giờ có lại được với khối lượng vốnhoá tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm
Năm 2006, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số Vn-Index tại sàn giaodịch TP Hồ Chí Minh (HOSE) tăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch Hà Nội (Hastc) tăng152,4% Thị trường chứng khoán Việt Nam 2006: VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầunăm Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP)giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm16,4% mức vống hóa của toàn thị trường, hàng ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếugiao dịch, đây là những cổ phiếu được phát hành theo Luật Doanh nghiệp là chính Trên thịtrường phi tập trung, tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần so với khối lượng giao dịchtrên Hastc Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công
ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10.000 gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước.Trong vòng 1 năm, chỉ số VN-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800điểm cuối 2006
- Năm 2007: Năm TTCK Việt Nam bùng nổ
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trườngphát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế Tính công khai,minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường
VNIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm; HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm
Tính đến ngày 28/12/2007, SGDCK TP.HCM đã thực hiện được 248 phiên giao dịchvới tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương với tổng giá trị giaodịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch sovới năm 2006 Bình quân mỗi phiên giao dịch có 9,2 triệu chứng khoán được chuyển nhượngtương đương với 980 tỷ đồng
TTGDCK Hà Nội thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giaodịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toànthị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch sovới năm 2006 Quy mô giao dịch tăng trưởng mạnh khi mức giao dịch bình quân năm 2007đạt 255 tỷ đồng/phiên trong khi năm 2006 chỉ đạt 19 tỷ đồng/phiên
Thị trường CKVN bùng nổ và phát triển mạnh nhất vào đầu tháng 3/2007, VN-Indexđạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm sau 7 năm hoạt động và HASTC-Index thiết lập mức đỉnh459,36 điểm sau 2 năm hoạt động đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độlớn nhất khi đạt mức tăng 126% trong vòng 3 tháng giao dịch, tổng giá trị vốn hóa của thịtrường lên đến con số 398.000 tỷ đồng So với tổng giá trị vốn hóa cả năm 2007 là 492.900
tỷ đồng chiểm tỷ trọng 4/5
Từ tháng 4 đến đầu tháng 9/2007 sự trầm lặng của cả 2 sàn HOSE và HASTC, tất cảcác yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng VN-Index chỉ trong vòng 1 tháng giaodịch đã rơi xuống mức 905,53 điểm (24/4/2007), HASTC-Index trở về mốc 321,44 điểm đãtác động mạnh đến tâm lý của các nhà đầu tư, làm cho thị trường nhanh chóng trở lại trạngthái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh trong những tháng kế tiếp tính đến đầu tháng 8,
Trang 17thị trướng xác lập mức đáy 883,9 điểm của Vn-Index (6/8/2007) và 247,37 điểm củaHASTC-Index (23/8/2007) Giá trị giao dịch bình quân đối với NĐTNN chỉ đạt 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so với giai đoạn đầu năm.
- Năm 2008: TTCK Việt Nam sụt giảm mạnh
Trong năm 2008, lượng cung tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủđẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việcbán bớt CP Nhà nước trong các DN đã CPH, chưa kể hàng loạt ngân hàng, Công ty chứngkhoán, doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạngthị trường CK có nguy cơ thừa “hàng”
• Giai đoạn 1: Từ tháng 01 tới tháng 06 - Thị trường giảm mạnh do tác động từ tácđộng của kinh tế vĩ mô
Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VNIndex đã mất đi gần 60% giá trị và trở thànhmột trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008.Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ nộitại nền kinh tế Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ củaNHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoảnđầu tư vào TTCK
Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều hành bắt đầuđưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ:
(1) UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch;
(2) SCIC tham gia mua vào cổ phiếu;
(3) NHTM được vận động ngừng giải chấp;
(4) Tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ
Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, và thịtrường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm lý cácnhà đầu tư Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có tới 71 phiên VNIndex giảmđiểm Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên VN-Index giảm điểm liên tiếp từ giữa tháng 04 đến đầutháng 6/2008 Sau 103 phiên giao dịch, VN-Index giảm mất 550,52 điểm- tương đương59,77% Bình quân trong mỗi phiên, toàn thị trường có 8,02 triệu CP&CCQ được chuyểnnhượng, tương đương khoảng 482 tỷ đồng
Trong đợt suy giảm này, nhóm cổ phiếu chịu nhiều tác động nhiều nhất là nhóm cổphiếu tài chính ngân hàng, công nghệ và công nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp BĐS).Trong lịch sử hoạt động của TTCK, chưa có năm nào UBCKNN phải can thiệp vào thịtrường bằng các biện pháp mạnh tay nhiều như năm 2008 Tổng cộng trong năm 2008,UBCKNN đ ã có 04 lần thay đổi biên độ dao động giá trên cả 2 sàn chứng khoán Nhằm hỗtrợ thêm cho sức cầu trên thị tr ường, ngăn đà suy giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán,ngày 04/03/2008, Chính phủ đã đưa ra nhóm 19 giải pháp ứng cứu thị trường: Cho phépSCIC mua vào cổ phiếu trên thị trường,kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệm niêmyết mua vào cổ phiếu quỹ…
Sự tăng trưởng nóng trong năm 2007, đặc biệt vào những tháng cuối năm đã đưa đếnnhững dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ mô Chỉ số tiêu dùng băt đầu gia tăng với mức trung bình2,07%/tháng trong 02 cuối năm 2007 Tiếp nối xu thế này, trong quý I/ 2008, chỉ số CPI tiếptục gia tăng với tốc độ bình quân 3,06%/tháng và đạt đỉnh vào tháng 05/2008 với mức tăng3,91%
Trong chu kỳ tăng giá nửa đầu năm 2008, tại đa số thời điểm, lương thực được coi làyếu tố tác động chủ yếu đến chỉ số giá Tính đến tháng 06, giá lương thực đã tăng 57,22% sovới tháng 12/2007
Trang 18Chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ lệ lạm phát tăng cao trong nước và sự biến độngmạnh của giá cả hàng hóa trên thế giới, thị tr ường hàng hóa và thị trường tiền tệ Việt Namtiếp tục có những biến động mạnh
Trên thị trường hàng hóa, xăng dầu - loại hàng hóa cơ bản thuộc sự kiểm soát củaChính phủ - đã được điều chỉnh mạnh Trên thị trường tiền tệ, lãi suất từ NHNN và NHTMliên tiếp xác định các mặt bằng mới Chịu tác động sức ép từ lạm phát, l ãi suất từ cácNHTM tăng mạnh trong cuối quý II, dao động từ 16 - 18% đối với huy động tiền gửi và 20-21% đối với các khoản vay Đặc biệt các sản phẩm huy động vốn với kỳ hạn ngắn, lãi suấtcao là tiêu điểm của hệ thống NH trong giai đoạn này Sự căng thẳng về thanh khoản và sựxáo trộnvề dòng chảy của tiền gửi huy động là nỗi lo của các NHTM trong giai đoạn này.Thâm hụt thương mại cao nhất vào trong năm tháng đầu năm với mức trung bình là khoảng2,6 tỷ USD/tháng
Trước thực trạng này chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp vào tháng 3/2008 với mụctiêu kiềm chế lạm phát và thâm h ụt thương mại Các chính sách chủ yếu được thực hiệnthông qua việc sử dụng công cụ điều hành lãi suất cơ bản và thắt chặt đầu tư công để hạn chếnguồn cung tiền trên thị trường
• Giai đoạn 2: Tháng 6 tới đầu tháng 9: Phục hồi trong ngắn hạn
Nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue -chip như STB, FPT, DPM…và đặc biệt
là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã có được nhữngphiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này VNIndex và Hastc-Index liên tiếp vượt qua cácngưỡng cản tâm lý quan trọng và thường xuyên có đư ợc những chuỗi tăng điểm kéo dài.Đây cũng là giai đoạn thị trư ờng hoạt động sôi động nhất Sức cầu mạnh, kéo theo khốilượng giao dịch và giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao VNIndex tăng được 168,55điểm, tương đương 45,52% Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu CP&CCQ, tươngđương 599,18 tỷ đồng/phiên
Trong giai đoạn này, nhóm cổ phiếu được ưa thích nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí(tăng 80,33%), nguyên vật liệu v à công nghệ (tăng 89,78%) Các đại diện tiêu biểu chonhóm cổ phiếu này bao gồm: PVS, PVD, PTC, HPG, FPT…
• Giai đoạn 3: Từ tháng 09 tới tháng 12 - Thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm do tácđộng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Đây là thời kỳ VNIndex rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lậpđược trong giai đoạn đầu của năm 2008 Tổng kết cả giai đoạn này, VNIndex m ất 223,48điểm, tương đương 41,45% Khối lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu CP&CCQ,tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên
Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCK trong giai đoạn này chính là sự lan tỏamạnh của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới Hòa cùng xu thế giảm điểm củaTTCK các nước, 02 chỉ số chứng khoán tại sàn HoSE và HaSTC liên tiếp giảm điểm Trong
86 phiên giao dịch tại HoSE, 49 phiên VNIndex mất điểm Đáy mới thiết lập trong giai đoạnnày là 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008
Cùng với nỗ lực giải cứu nền kinh tế của Chính phủ và động thái từ NHNN, xen lẫngiữa những phiên giảm điểm , TTCK Việt Nam vẫn có những phiên phục hồi mạnh Tuynhiên, các “con sóng” trên thị trường thường rất ngắn và không ổn định Kết thúc giai đoạnnày, VNIndex giảm mất 239,52 điểm, tương đương 43,15 %
Tốc độ giảm mạnh nhất trong giai đoạn này thuộc nhóm cổ phiếu các ngành nguyênvật liệu, công nghiệp, tài chính và công nghệ Nguyên nhân của sự suy giảm trong giai đoạnnày được nhận định một phần do sự tác động của xu thế chung thị trường, ngoài ra, cũng là
hệ quả của việc tăng khá chóng mặt của các các cổ phiếu n ày trong giai đoạn trước đó
Một trong những đề tài nóng hổi và được báo giớ chú ý trong những tháng cuối năm
là phong trào trả cổ tức bằng tiền mặt, với tỷ lệ khá cao của các công ty niêm yết