3. 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VINACONEX39 3.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển39 3.1.2.Cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh42 3.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty49 3.2. Thực trạng đầu tư phát triển của Công ty CP đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex giai đoạn 2008 – 201151 3.2.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển51 3.2.2. Nội dung đầu tư phát triển tại Công ty54 3.2.3.Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển66 3.2.4.Đánh giá tình hình đầu tư phát triển tại Công ty72
Trang 1LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
1.6 Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 5
2.1.1 Khái niệm đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng 5
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngành xây dựng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển 6
2.1.3 Vai trò của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng 10
2.1.4 Vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng 12
2.1.5 Quy trình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng 17
2.2 NỘI DUNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 20
2.2.1 Đầu tư xây dựng cơ bản: 20
2.2.2 Đầu tư vào máy móc thiết bị 21
2.2.3 Đầu tư phát triển nhân lực 23
2.2.4 Đầu tư vào hoạt động Marketing và tài sản vô hình khác 24
Trang 22.3.1 Kết quả của đầu tư phát triển 25
2.3.2 Hiệu quả đầu tư phát triển 30
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp 33
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN DU LỊCH VINACONEX GIAI ĐOẠN 2008 – 201139 3 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VINACONEX 39
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 39
3.1.2 Cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh 42
3.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 49
3.2 Thực trạng đầu tư phát triển của Công ty CP đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex giai đoạn 2008 – 2011 51
3.2.1 Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển 51
3.2.2 Nội dung đầu tư phát triển tại Công ty 54
3.2.3 Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển 66
3.2.4 Đánh giá tình hình đầu tư phát triển tại Công ty 72
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN DU LỊCH VINACONEX 83
4.1 NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 83
4.2 PHÂN TÍCH SWOT CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN DU LỊCH VINACONEX 85
4.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN DU LỊCH VINACONEX 88
4.3.1 Các giải pháp về vốn 88
4.3.2 Giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư 92
4.3.3 Giải pháp về nhân lực 94
KẾT LUẬN 98
Trang 4Bảng 3.1: Danh sách cổ đông sáng lập công ty 40
Bảng 3.2: Vốn điều lệ của công ty 41
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008- 2011 50
Bảng 3.4: Vốn đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2008-2011 51
Bảng 3.5: Vốn đầu tư phân theo nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2008-2011 53
Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2008-2011 53
Bảng 3.7: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2008-20011 55
Bảng 3.8: Tình hình đầu tư tài sản cố định của Công ty giai đoạn 2008 – 2011 .56 Bảng 3.9: Tổng hợp chi phí đầu tư xây dựng cơ bản 58
Bảng 3.10: Tổng hợp kinh phí đầu tư công cụ dụng cụ giai đoạn 2008 – 2011 .59 Bảng 3.11: Tổng hợp kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị khảo sát, thi công giai đoạn 2008-20011 61
Bảng 3.12: Vốn đầu tư phát triển nhân lực giai đoạn 2008 -20011 63
Bảng 3.13: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư cho Marketing từ 2008- 2011 65
Bảng 3.14: Quy trình quản lý hoạt động đầu tư phát triển của Công ty 67
Bảng 3.15: Giá trị tài sản cố định huy động hàng năm giai đoạn 2008 -2011 73
Bảng 3.16: Cơ cấu nhân sự của Công ty 73
Bảng 3.17: So sánh chỉ tiêu quy mô, hiệu quả của Công ty trong ngành 75
Bảng 3.18: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng hợp 76
Bảng 3.19 :Hiệu quả các hoạt động đầu tư thành phần 78
Bảng 4.1 :Kế hoạch huy động vốn đầu tư giai đoạn 2015 -2020 84
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn năm 2007- 2011 54
Biểu đồ 3.2: Tình hình đầu tư tài sản cố định giai đoạn 2008 – 2011 57
Biểu đồ 3.2: Tình hình đầu tư phát triển nhân lực tại công ty giai đoạn 2008 - 2011 64
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển doanh nghiệp xây dựng
Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty CP đầu tư và phát triển
du lịch Vinaconex giai đoạn 2008 - 2011
Chương 4: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty CP đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trong chương 1, tác giả đã trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giảcũng đã trình bày được những điểm mới của luận văn và các công trình nghiêncứu có liên quan như:
Luận văn thạc sĩ: “Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Sông Đà
12 – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thế Hiệp, Trường Đại học Kinh
tế quốc dân 2007 Đề tài đã nêu ra được thực trạng đầu tư phát triển của Công ty Cổphần Sông Đà 12 và đánh giá hoạt động đầu tư phát triển thông qua kết quả sản xuấtkinh doanh Tuy nhiên, luận văn thiên về nêu thực trạng mà chưa nêu ra được thànhquả của đầu tư phát triển chủ yếu là do hoạt động đầu tư nào và nguyên nhân là dođâu
Khóa luận: “Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước mộtthành viên Xây lắp Hoá chất: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Vũ Thị MinhHương, của tác giả Vũ Thị Minh Hương, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2007
Đề tài đã nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển tại doanh nghiệp xây lắp mộtcách toàn diện từ thực trạng, đánh giá hoạt động đầu tư phát triển và đưa ra đượcnhững giải pháp thích đáng cho Công ty Tuy nhiên, khóa luận chưa chỉ rõ đượcđầu tư phát triển tại doanh nghiệp xây dựng khác với doanh nghiệp khác như thếnào
Trang 6Khóa luận: "Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở Công ty Cổphần tư vấn xây dựng Sông Đà " của tác giả Hoàng Tuấn Khanh, trường Đại họcThương mại năm 2005 Đề tài này cho chúng ta thấy thực trạng công tác đầu tưnâng cao năng lực sản xuất kinh doanh tại công ty CP tư vấn xây dựng Sông Đà Đềtài mới dừng tại ở việc nêu lên thực trạng đầu tư phát triển mà chưa đánh giá đượckết quả và hiệu quả đầu tư.
Chương 2: Lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xâydựng:
- Khái niệm: Hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng là
việc huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư trực tiếp để tiến hành các hoạt động nhằm gia tăng, nâng cấp các tài sản vật chất và tạo dựng năng lực sản xuất mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
- Đặc điểm cơ bản của đầu tư phát triển trong trong doanh nghiệp xây dựng:
Thứ nhất, vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng là rất lớn và vốn
này nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư
Thứ hai, đầu tư phát triển trong xây dựng có tính chất lâu dài được thể hiện ở
thời gian thực hiện đầu tư (thời gian xây dựng công trình), thời gian cần hoạt động
để có thể thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra là lâu dài Do đó không tránh khỏi sự tác độnghai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chínhtrị, kinh tế
Thứ ba, Các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng có giá trị sử dụng lâu
dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, thể hiện giá trị lớn lao của công cuộc đầu tư,đồng thời các công trình này lại nằm cố định ở một nơi
Thứ tư, do thời gian kéo dài và vốn đầu tư lớn nên trong hoạt động xây dựng
có thể gặp rủi ro như: do vốn đầu tư lớn nên không có phương án vay vốn chắc chắn
Trang 7thì khả năng kéo dài thời gian thi công là có thể xảy ra hay rủi ro do không giải toảđược dân cư buộc phải thu hẹp hoặc khước từ dự án
Đầu tư vào tài sản cố định
Hoạt động đầu tư vào tài sản cố định trong doanh nghiệp xây dựng đòi hỏivốn lớn và chiểm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của đơn vị Hoạtđộng đầu tư này bao gồm: xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ trongdoanh nghiệp:
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động bỏ chi phí đầu tư vào các hạng mục khobãi, văn phòng và các công trình có cùng mục đích để đạt được mục đích đầu tư.Hoạt động đầu tư cho xây dựng cơ bản gồm:
- Đầu tư cho việc khảo sát quy hoạch công trình chuẩn bị đầu tư
- Đầu tư thiết kế và xây dựng
- Đầu tư mua sắm lắp đặt thiết bị
- Các đầu tư khác
Đầu tư vào hàng dự trữ
Ta thường có thể nói một cách đơn giản hàng dự trữ của doanh nghiệp baogồm tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm
Đầu tư vào hàng dự trữ có thể có thể được phân thành 2 loại chi phí chủ yếusau:
- Chi phí bảo tồn hàng
- Chi phí đặt hàng: Là chi phí bình quân để xử lý nghiệp vụ đặt hàng, bao gồmcác tư liệu kỹ thuật sản phẩm cần thiết như sổ ghi chép, thông tin, phán đoán vàlương nhân viên đặt hàng, đặc điểm của nó là không liên quan đến số lượng hàngđặt
- Chi phí thiếu hàng: Là những tổn thất do thiếu hàng gây nên Từ góc độ bánhàng nếu thiếu hàng cung cấp, khách hàng sẽ chuyển sang đặt hàng của doanhnghiệp khác, và hơn nữa, uy tín của doanh nghiệp cũng bị tổn hại nghiêm trọng Từgóc độ sản xuất, trong quá trình sản xuất, thiếu hàng dẫn đến việc ngừng sản xuấtđợi nguyên liệu, ứ đọng bán thành phẩm, kéo dài thời gian giao hàng và dẫn đến
Trang 8ngưng ca…chi phí của nó được tính lần lượt với ảnh hưởng của hoạt động tươngứng.
Đầu tư phát triển nhân lực.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những nội dung của đầu tư pháttriển những tài sản vô hình Nó cũng là việc chi dùng vốn hiện tại, tiến hành cáchoạt động làm tăng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực, vì mục tiêu phát triểncủa doanh nghiệp Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơbản sau: đầu tư cho hoạt động đào tạo lực lượng lao động, đầu tư cho công tác chămsóc sức khỏe y tế, đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người laođộng
Đầu tư vào hoạt động Marketing và tài sản vô hình khác.
Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng củadoanh nghiệp Đầu tư vào hoạt động marketing bao gồm cho đầu tư vào hoạtđộng quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu Đầu tư vào hoạtđộng marketing cần chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của doanhnghiệp
Bên cạnh đó, trong chương 2 tác giả còn đề cập tới những nhân tố ảnh hưởngđến đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty CP Đầu tư và PT du
lịch Vinaconex
Chương 3 giới thiệu về Công ty CP Đầu tư và PT du lịch Vinaconex trực thuộcTổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam được thành lập với nhiệm vụthực hiện dự án Cát Bà Amatina nằm tại vịnh Cái Giá, đảo Cát Bà, Hải Phòng
Chương 3 trình bày thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty giaiđoạn 2008 – 2011, qua đó đánh giá được kết quả và hiệu quả của đầu tư pháttriển, hạn chế và nguyên nhân:
- Hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển
Trang 9 Hạn chế về vốn đầu tư:
- Khó khăn lớn nhất của công ty là thiếu vốn đặc biệt là vốn vay dài hạn, vốnđầu tư của công ty chủ yếu là vốn tự có, vốn vay trung hạn và một phần rất nhỏ làvốn từ ngân sách nhà nước Cơ chế của Ngân hàng tiếp tục thắt chặt đối với cácdoanh nghiệp xây lắp, lãi suất tín dụng tăng cao đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới việctriển khai thực hiện các hợp đồng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Bêncạnh đó việc sử dụng vốn còn chưa đạt được hiệu quả cao
Do thiếu vốn nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị còn gặp một số khó khăn,công ty phải mua lại những thiết bị cũ mà những thiết bị này có nguy cơ hao mòn
vô hình rất cao Năng lực máy móc thiết bị thi công được đánh giá là khá hùng hậunhưng nhiều loại máy móc chưa được đồng bộ nên chưa phát huy được hết côngsuất
- Các kênh huy động của Công ty chưa đa dạng: nguồn vốn đầu tư của Công
ty chưa đa dạng, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hang và vốn huy động
từ khách hàng việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn này trong tình hình thịtrường tài chính có nhiều biến động mạnh như hiện nay với biên độ lại suất cho vaycủa các ngân hàng tăng cao, sẽ dẫn tới việc bất ổn định về nguồn vốn và tăng chiphí đầu vào cho doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư phát triển
Tiến độ triển khai và hoàn thành các dự án còn chậm.
Việc lập các thủ tục đầu tư kéo dài không dứt khoát, năng lực của các công tyliên kết còn yếu kém, có nhiều bộ phận tham gia dẫn tới bất đồng ý kiến trong vấn
đề thanh quyết toán làm cho quá trình giải ngân chậm nên quá trình thì công thựchiện dự án kéo dài Tiến độ triển khai các dự án chậm dẫn đến việc các công trình đivào vận hành khai thác chậm, tăng chi phí quản lý và đầu tư khác cho dự án Việcnày cũng ảnh hưởng đến uy tín của Công ty trong công tác quảng bá hình ảnh Công
ty và việc xúc tiến bán hàng
Công tác quản lý đầu tư và quản lý sau đầu tư:
Trang 10Còn hiện tượng quan liêu trong phân cấp quản lý đầu tư dẫn đến một số hạngmục chậm tiến độ, thi công gấp, thiết bị phục vụ cho công tác thi công thiếu vàkhông đồng bộ…do thủ tục đầu tư trong nội bộ công ty mất nhiều thời gian vì vậy
đã ảnh hưởng phần nào đến tiến độ, chất lượng
Việc quản lý đầu tư và sau đầu tư còn nhiều bất cập, công ty đã ban hành quyđịnh về đầu tư nội bộ và quy chế phân cấp đầu tư để đưa việc quản lý đầu tư theođúng quy định Tuy nhiên một số đơn vị chưa chấp hành quy định này, hiện tượng
tự ý đầu tư vẫn còn, hồ sơ quyết toán không đầy đủ, quyết toán chậm đã ảnh hưởngđến việc hạch toán chi phí và điều hành chung toàn công ty Công tác quản lý sauđầu tư còn nhiều hạn chế, sự tương hỗ giữa các đơn vị và giữa các bộ phận vẫn còn
có những bất cập, chưa thực sự khai thác tối đa công suất của thiết bị sẵn có, việcthu hồi vốn đầu tư phải chờ đến khi quyết toán xác định hiệu quả thi công
Nguyên nhân của hạn chế
- Vấn đề tạo nguồn vốn của công ty gặp nhiều khó khăn do:
+ Nguồn vốn tự có của công ty là rất ít so với lượng vốn dự án còn thiếu Mặtkhác, do khách hàng chưa thấy được tiềm năng Dự án nên việc bán hàng để huyđộng vốn vần chưa đủ so với kế hoạch
+ Dự án công ty thực hiện chưa hoàn thành, hơn nữa Công ty CP đầu tư &phát triển du lịch Vinaconex còn mới, chưa có uy tín nên việc huy động vốn vay dàihạn từ ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn
- Tiến độ đầu tư chậm là do:
+ Vốn đầu tư huy động chậm, thiếu vốn, không kịp tiến độ đầu tư
+ Mô hình hoạt động của công ty ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển.Các quá trình lập và thẩm định thủ tục đầu tư chủ yếu đều do phòng Kế hoạch đầu
tư phối hợp với các phòng ban có nhu cầu Điều này sẽ dẫn đến sự trùng lặp trongquy trình đầu tư, mất nhiều thời gian
+ Hệ thống các văn bản, chính sách pháp luật về đầu tư, quản lý đầu tư trong
Trang 11giai đoạn vừa qua còn có nhiều thay đổi, một số văn bản còn chồng chéo hoặc chưa
rõ rang, thủ tục hành chính còn phức tạp dẫn đến tình trạng nhiều dự án chậm tiếnđộ
Chương 4: Giải pháp đầu tư phát triển tại Công ty CP đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex
Chương 4 trình bày định hướng phát triển và đầu tư của Công ty CP đầu tư
và phát triển du lịch Vinaconex đến năm 2020 và đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty, cụ thể:
- Các giải pháp về vốn
- Đối với nguồn vốn tự có:
+ Quản lý chặt chẽ về giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cũng như tiến độcủa dự án nhằm mục đích thu hồi vốn nhanh giảm thời gian quay vòng vốn
+ Tăng vốn điều lệ của công ty Vốn điều lệ cũng là một chỉ tiêu để xem xéttrong việc đánh giá năng lực tài chín của Chủ đầu tư Hơn nữa đây là nguồn vốnkhông phải chịu áp lực về lãi vay hay chi phối của các nhà tài trợ Do đó, trong giaiđoạn này Công ty tăng vốn điều lệ lên 350 tỷ bằng cách phát hành cổ phiếu cho các
cổ đông
- Thứ hai đối với nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
+ Giải pháp về hợp tác đầu tư: để triển khai các dự án lớn có tổng mức đầu tưcao, Công ty nên chủ động tìm kiếm và liên doanh với các đối tác trong và ngoàinước để triển khai đầu tư dự án
+ Gia tăng khả năng huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng.+ Huy động vốn từ thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán được xem như
là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế
+ Phát huy việc huy động nguồn vốn vay từ cán bộ công nhân viên, bán cổphần cho cán bộ công nhân viên trong công ty
Trang 12+ Phát huy nguồn vốn huy động từ khách hàng Đây là nguồn vốn có chi phíthấp hơn so với vốn vay ngân hàng, tuy nhiên để tiếp cận được nguồn vốn này đòihỏi Công ty phải triển khai đồng bộ các giải pháp về phát triển thương hiệu công ty,quảng cáo marketing cụ thể từng dự án, kiểm soát tiến đột thực hiện dự án đúng kếhoạch…
- Giải pháp về công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển
- Giải pháp về công nghệ và máy móc thiết bị phục vụ thi công:
+ Công ty cần phải đầu tư có trọng tâm trọng điểm vào một số loại máy mócthiết bị phục vụ thi công những công trình có ý nghĩa quốc gia Phải tiến hành đầu
tư đổi mới dần dần, đồng bộ hoá từng phần chứ không thể hiện đại hoá, đồng bộhoá tất cả các máy móc ngay được vì như vậy sẽ cần một lượng vốn quá lớn vượtquá khả năng của công ty
+ Để tiết kiệm vốn đầu tư cho công ty có thể tìm kiếm những thiết bị đã qua
sử dụng, giá những thiết bị này rẻ hơn rất nhiều thiết bị mua mới Tuy nhiên đểtránh trở thành bãi thải công nghệ của các nước tiên tiến, phải thận trọng tránhnhững thiết bị quá cũ, lạc hậu
+ Công ty phải có một bộ phận chuyên quản lý theo dõi tình hình sử dụngmáy, làm công tác bảo trì, bảo dưỡng máy trong quá trình thi công, lập kế hoạchđiều chuyển máy móc thiết bị giữa các đơn vị thành viên để sử dụng máy đạt hiệuquả tối đa
+ Ngoài ra công ty cũng phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong muasắm, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ Hình thức đấu thầu có rất nhiều ưuđiểm, nó đảm bảo một sự cạnh tranh công khai và công bằng giữa các nhà thầu cungcấp máy móc thiết bị và công nghệ
- Tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo đúng tiền độ thi công
+ Công ty khi thi công phải lường hết được những yếu tố ảnh hưởng đến quá
Trang 13trình thi công xây lắp công trình như thời tiết, việc đáp ứng vật tư thi công của chủđầu tư có kịp thời đồng bộ hay không, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho thicông…
+ Trong quá trình thi công phải theo đúng thiết kế được duyệt, đồng thời phảituân thủ theo đúng các quy định quy phạm kĩ thuật được đặt ra, phải áp dụng đầy đủcác tiêu chuẩn kĩ thuật đã được quy định, sử dụng nguyên vật liệu, cấu kiện đúngchủng loại và chất lượng
+ Song song với đó là phải có các biện pháp kiểm tra, nghiệm thu chất lượngcông trình theo từng giai đoạn, thực hiện chặt chẽ việc quản trị chất lượng và quản
lý tiến độ công trình để làm sao vừa bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ vừa bảo đảmchất lượng công trình
- Các giải pháp về nhân lực
- Đối với công tác tuyển dụng lao động:
Công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác tuyển dụng, tổ chức thông báorộng rãi hơn về thông tin tuyển dụng để có thể thu hút được nhiều ứng viên thamgia, tổ chức tuyển công khai thông qua hình thức thi tuyển đảm bảo có thể lựa chọnđúng người đúng việc Công tác tuyển chọn cần thực hiện chặt chẽ và khách quanngay từ đầu, phải dựa trên trình độ và năng lực của người dự tuyển để đánh giá vàlựa chọn Làm tốt công tác tuyển chọn đầu vào sẽ đảm bảo trình độ và chất lượngnguồn nhân lực của công ty, giảm chi phí đào tạo và đào tạo lại không cần thiết saunày Đây là một trong những tiền đề để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ vốn để tái đầu tư sau này
Tình trạng nhận các đối tượng là con em vào các doanh nghiệp Nhà nước hiệnnay là khá phổ biến, nhiều khi doanh nghiệp nhận những người không đủ năng lực
để làm việc mà vẫn phải trả lương, đó cũng là một sự thất thoát lãng phí lớn Công
ty cần chú ý xem xét vẫn có thể ưu tiên nhận các đối tượng là con em trong công tynhưng phải có năng lực thật sự Nếu được như vậy người lao động vừa có sự gắn bóvừa có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty
Trang 14Ký hợp đồng tuyển chọn và hỗ trợ cho những sinh viên giỏi sắp tốt nghiệp ởcác trường đại học kĩ thuật có đào tạo chuyên ngành cơ khí, chế tạo máy, xây dựngngoài ra còn các chuyên ngành khác như kế toán, đầu tư, marketing…
Trong công tác tuyển dụng phải chú ý đảm bảo một cơ cấu lao động hoànchỉnh Đó là việc phải cân đối giữa tỷ lệ các trình độ đại học - cao đẳng - trung cấp -công nhân kĩ thuật, cân đối giữa tỷ lệ công nhân có trình độ bậc thấp với công nhân
có trình độ bậc cao, cân đối giữa bộ phận quản lý và lao động gián tiếp với bộ phậntrực tiếp thi công xây lắp công trình Tình trạng công ty hiện nay tỷ lệ bộ phận laođộng gián tiếp hơi cao, đây là do nhiều nguyên nhân khách quan có thể là do cơ chếhiện nay… Trong thời gian tới công ty phải có những điều chỉnh thích hợp để xâydựng một co cấu lao động hợp lý
- Đối với công tác đào tạo:
+ Đẩy mạnh việc đào tạo mới và đào tạo lại để bổ sung lực lượng lao động có
kĩ thuật, nghiệp vụ lành nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất
+ Công ty dựa trên nhu cầu hoạt động để xác định nhu cầu đào tạo của cảnăm, công bố chương trình đào tạo và chỉ tiêu đào tạo rộng rãi cho toàn thể cán bộcông nhân viên
+ Công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo có như vậy thì mớinâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Đối với công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cần phải được đào tạo cóbài bản, có hệ thống về các kiến thức quản lý kinh doanh, phải được trang bị đầy đủcác kiến thức pháp luật
- Giải pháp về cơ cấu tổ chức:
+ Mô hình quản lý, điều hành của công ty hiện nay khá rắc rối, có quá nhiềuphòng ban chức năng trong khi đó các phòng không thực hiện một chức năng cụ thể
mà lại đảm nhận nhiều công việc cùng một lúc điều đó làm giảm hiệu quả của côngviệc Chính vì vậy để thực hiện thành công mục tiêu phát triển của nình trong thời
Trang 15gian tới, công ty cần phải tổ chức lại bộ máy quản lý cho phù hợp hơn.
+ Củng cố, phát triển theo chiều sâu, theo hướng chuyên môn hoá, nâng caochất lượng quản lý đối với các phòng ban
+ Quy định cụ thể hơn nữa trách nhiệm, quyền hạn, chức năng của các phòngban, tránh chồng chéo
+ Phân công rõ ràng trách nhiệm quản lý dự án đầu tư của phòng Quản lýcông trình với các phòng ban khác trong công ty để trình tự, thủ tục đầu tư đượcgọn nhẹ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư của công ty
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, môi trường kinh doanh luônluôn biến động, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng gay gắt hơn Để pháttriển và tồn tại mỗi doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu tư nâng cao năng lực sảnxuất kinh doanh Tuy nhiên, không phải hoạt động đầu tư nào của doanh nghiệpcũng mang lại hiệu quả, vì vậy nhiên cứu hoạt động đầu tư phát triển tại doanhnghiệp là vấn đề cần thiết nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển, cách thức quản
lý để đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển, nâng caonăng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Xây dựng là một trong những ngành nghề mang lại nhiều đóng góp nhất chonền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 40% GDP Xây dựng không chỉ có vai tròquan trọng trong việc phục vụ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân
mà còn tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động xã hội,dân sinh, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân trong
xã hội
Tuy nhiên, ngành xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, nhữngnguyên liệu ban đầu của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngànhkhá cao Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nềnkinh tế vĩ mô Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽtăng cao do nhu cầu xây dựng được mở rộng Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nềnkinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏnhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các côngtrình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện Điềunày làm cho doanh số, lợi nhuận của ngành xây dựng sụt giảm nhanh chóng Một
Trang 17đặc tính khác của ngành xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bấtđộng sản Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành xây dựng gặp khó khăn
và ngược lại Lý do đơn giản là thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu về ngành.Chính vì vậy, để hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp luôn có hiệu quảcao là công việc khó khăn
Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex là doanh nghiệp mũinhọn trong lĩnh vực đầu tư, phát triển bất động sản du lịch của Tổng Công ty xâydựng Việt Nam Mặc dù là một doanh nghiệp mới trong lĩnh vực xây dựng nhưngCông ty Cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex đã và đang từng bước thựchiện sứ mệnh quan trọng của mình Một trong những lý do Công ty Cổ phần đầu tư
và phát triển du lịch Vinaconex đạt được thành quả như thế là do Công ty đã quantâm đến hoạt động đầu tư phát triển Nhận thức được vai trò quan trong của đầu tư
phát triển đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, em chọn đề tài “Đầu
tư phát triển tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có những mục tiêu nghiên cứu sau:
- Khái quát hoá lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng, cáctiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dưng
- Vận dụng vào phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động đầu tư phát triển tạiCông ty CP đầu tư phát triển du lịch Vinaconex
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty CP đầu tư phát triển du lịch Vinaconextrong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động đầu tư pháttriển tại Công ty CP Đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các hoạt động đầu tư
Trang 18phát triển tại Công ty CP Đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex giai đoạn 2008 –
2011, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trongdoanh nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài em chỉ nghiên cứu các hoạtđộng đầu tư phát triển trên phương diện là chủ đầu tư trong những đơn vị hạch toánphụ thuộc của công ty mà không nghiên cứu các đơn vị hạch toán độc lập
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiêncứu khoa học cụ thể như: phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, phântích so sánh và tổng hợp…
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, em đã tiến hành phân tích định tính, địnhlượng và thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: Sách chuyên ngành, sốliệu đầu tư phát triển của Công ty CP Đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex, cácbáo cáo sản xuất kinh doanh, các báo cáo của cơ quan kiểm toán, của các tổ chứcchứng khoán về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty…
1.5 Tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay đã có nhiều đề tài, luận án, bài viết nghiên cứu về đầu tư pháttriển tại doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng dướinhiều góc độ khác nhau Có thể kể đến một số công trình chủ yếu sau:
Luận văn thạc sĩ: “Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Sông Đà
12 – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thế Hiệp, Trường Đại học Kinh
tế quốc dân 2007 Đề tài đã nêu ra được thực trạng đầu tư phát triển của Công ty Cổphần Sông Đà 12 và đánh giá hoạt động đầu tư phát triển thông qua kết quả sản xuấtkinh doanh Tuy nhiên, luận văn thiên về nêu thực trạng mà chưa nêu ra được thànhquả của đầu tư phát triển chủ yếu là do hoạt động đầu tư nào và nguyên nhân là dođâu
Khóa luận: “Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước một
Trang 19thành viên Xây lắp Hoá chất: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Vũ Thị MinhHương, của tác giả Vũ Thị Minh Hương, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2007.
Đề tài đã nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển tại doanh nghiệp xây lắp mộtcách toàn diện từ thực trạng, đánh giá hoạt động đầu tư phát triển và đưa ra đượcnhững giải pháp thích đáng cho Công ty Tuy nhiên, khóa luận chưa chỉ rõ đượcđầu tư phát triển tại doanh nghiệp xây dựng khác với doanh nghiệp khác như thếnào
Khóa luận: "Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở Công ty Cổ phần
tư vấn xây dựng Sông Đà " của tác giả Hoàng Tuấn Khanh, trường Đại họcThương mại năm 2005 Đề tài này cho chúng ta thấy thực trạng công tác đầu tưnâng cao năng lực sản xuất kinh doanh tại công ty CP tư vấn xây dựng Sông Đà Đềtài mới dừng tại ở việc nêu lên thực trạng đầu tư phát triển mà chưa đánh giá đượckết quả và hiệu quả đầu tư
Đề tài “Đầu tư phát triển tại Công ty CP đầu tư & Phát triển du lịchVinaconex” có những đóng góp như sau:
- Luận văn đã khái quát hoá lý luận về đầu tư phát triển trong doanhnghiệp xây dựng với phương diện là chủ đầu tư nói riêng
- Luận văn nêu lên thực trạng đầu tư tại Công ty CP đầu tư & Pháttriển du lịch Vinaconex, kết quả, hiệu quả đầu tư và quy trình quản lý từ đó đưa ragiải pháp hoàn thiện việc kiểm soát hoạt động đầu tư tại Công ty nhằm đạt hiệu quảcao nhất
1.6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, sơ đồ, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương:Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựngChương 3: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty CP đầu tư và phát triển dulịch Vinaconex giai đoạn 2008 - 2011
Chương 4: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty CP đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex
CHƯƠNG 2
Trang 20CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
2.1.1 Khái niệm đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt độngnào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơncác nguồn lực được bỏ ra để đạt được các kết quả đó
Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn sovới những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu
tư Các nguồn lực phải hy sinh cho hoạt động đầu tư có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ của con người Những kết quả đạt được có thể là sự
tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất( nhà xưởng, đường xá,bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ( trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lí,khoa học kĩ thuật ) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất laođộng cao hơn trong nền sản xuất xã hội
Đầu tư phát triển chính là một phạm trù hẹp của đầu tư chỉ những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó
Nghĩa là, người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sảnmới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xãhội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi người dântrong xã hội Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kếtcấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên bệ và bồi dưỡng đào tạonguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động củacác tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạotiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội
Trang 21Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội nói chung vàlĩnh vực xây dựng nói riêng, các hoạt động kinh tế bao giờ cũng gắn liền với việchuy động và sử dụng các nguồn lực nhằm đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội lớnhơn trong tương lai Các hoạt động đó gọi là đầu tư phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng là việc huy động
và sử dụng các nguồn lực đầu tư trực tiếp để tiến hành các hoạt động nhằm gia tăng, nâng cấp các tài sản vật chất và tạo dựng năng lực sản xuất mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngành xây dựng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển
2.1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngành xây dựng
Sản phẩm của ngành xây dựng có những đặc điểm riêng so với những ngànhnghề khác:
- Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng đã hoàn chỉ nh vàtheo nghĩa rộng là tổng hợp và kết tinh sản ph ẩm của nhiều ngành sản xuất nhưngành chế tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, năng, hóa chất, luyệnkim… và ngành xây dựng thực hiện ở khâu cuối cùng để hoàn thành và đưa chúngvào hoạt động
- Sản phẩm trực tiếp của ngành công nghiệp xây dựng chỉ bao gồm phần kiến tạocác kết cấu xây dựng làm chức năng bao che và nâng đỡ, và phần lắp đặt các máy mócthiết bị cần thiết vào công trình xây dựng để đưa chúng vào hoạt động
Chính vì do đặc thù của sản phẩm nên ngành xây dựng có những đặc điểmriêng trong sản xuất kinh doanh như sau:
- Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu ổn định, luôn biến đổitheo địa điểm và giai đoạn xây dựng Trong xây dựng,con người và công cụ laođộng luôn phải di chuyển từ công trình này sang công trình khác, còn sản phẩm xâydựng là các công trình thì hình thành và đứng yên tại chỗ Các phương án kỹ thuật
Trang 22và tổ chức xây dựng cũng luôn phải thay đổi theo từng địa điểm và giai đoạn xâydựng Đặc điểm này làm cho hoạt động của DNXD thường gặp phải những vấn đềsau:
Khó khăn trong việc tổ chức sản xuất,
Khó cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động,
Phát sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và xây dựngcông trình tạm phục vụ sản xuất,
Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức xây dựng phải chú ý tăng cường tính cơ đông,linh hoạt, gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, lựa chọn các hình thức tổchức sản xuất linh hoạt, tang cường điều hành tác nghiệp, giảm chi phí có liên quanđến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động hợp lý, lợi dụng tối đa lực lượng xâydựng tại chỗ và liên kết để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vậnchuyển khi lập giá tranh thầu
Đặc điểm này cũng đòi hỏi tổ chức xây dựng phải phát triển rộng khắp trênlãnh thổ các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng như các dịch vụ cho thuêmáy xây dựng, cung ứng vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng …
- Thời gian xây dựng dài, chi phí sản xuất lớn làm cho vốn sản xuất củadoanh nghiệp xây dựng dễ bị ứ đọng, dễ gặp phải các tác động ngẫu nhiên xuất hiệntheo thời gian làm xuất hiện thêm những khoản chi phí nhất định có liên quan đếnthời hạn xây dựng công trình Do đó đòi hỏi trong công tác kế hoạch đầu tư cần dựđoán được một số chi phí phát sinh để chủ động trong kế hoạch sử dụng vốn, trong
kế hoạch sản xuất kinh doanh cần lựa chọn trình tự thi công hợp lý, tận dụng nguồnnhân công ở địa bàn nơi công trình đóng, tổ chức dự trữ vật tư để công trình đảmbảo đúng tiến độ thi công và đem lại hiệu quả cao nhất
- Sản xuất xây dựng phải thực hiện theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụthể thông qua hình thức ký hợp đồng cho từng công trình sau khi thắng thầu Sảnphẩm xây dựng lại đa dạng, có tính cá biệt cao phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
Trang 23nhên và chi phí lớn Điều này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải xác định giá cả củasản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức đấu thầu hoặc chỉđịnh thầu xây dựng cho từng công trình cụ thể trở nên phổ biến Đặc điểm này cũngđòi hỏi các tổ chức xây dựng muốn thắng thầu phải tích lũy nhiều kinh nghiệm chotrường hợp cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi tranh thầu
- Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị phải hợp tác sản xuấttrong điều kiện hạn chế về mặt bằng theo một trình tự nhất định về thời gian vàkhông gian Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức thầu chính phải có trình độ tổ chức phốihợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thicông
- Sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng bởi điềukiện thời tiết, thường làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực đợn vị thi côngkhông được sử dụng điều hòa trong năm Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức xây dựngkhi lập tiến dộ thi công phải chú ý tránh hoặc giảm thiểu ảnh hưởng xấu của thờitiết, để có thể thi công tròn năm, áp dụng phương pháp thi công lắp ghép
- Điều kiện làm việc trong xây dựng nặng nhọc Do đó cần sử dụng rộng rãicác kết cấu chế tạo sẵn trong nhà máy, áp dụng hình thức thi công lắp ghép hợp lý.Tiến hành thi công cơ giới các công việc năng nhọc
- Tốc độ phát triển kỹ thuật xây dựng chậm hơn các ngành khác rất nhiều Hiệnnay vẫn còn rất nhiều công viêc trong xây dựng phải thực hiện bằng thủ công
2.1.2.2 Đặc điểm đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng
Đặc điểm của ngành nghề đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư pháttriển trong doanh nghiệp xây dựng và được biểu hiện qua 4 đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng là rất lớn và vốn
này nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư Bởi vì muốn có các sảnphẩm xây dựng các doanh nghiệp phải tập trung vốn đầu tư vào các dự án, côngtrình có vốn đầu tư lớn, chi phí cố định khá cao Mặt khác, thời gian xây dựng lại
Trang 24kéo dài do đó khó quay vòng vốn và chỉ có thể thu hồi sau khi hoàn thành đưa vào
sử dụng công trình Chính vì vậy để có đủ vốn đầu tư, các doanh nghiệp chủ yếu sửdụng vốn chiếm dụng của khách hàng và vay của các tổ chức tín dụng Tiểm ẩn rủi
ro lớn về vốn và nguồn vốn đầu tư nên hoạt động đầu tư phát triển cũng như hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây khá nhạy cảm với biến động củanền kinh tế vĩ mô do đó hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển sẽ bị ảnh hưởng
Thứ hai, đầu tư phát triển trong xây dựng có tính chất lâu dài được thể hiện ở
thời gian thực hiện đầu tư (thời gian xây dựng công trình), thời gian cần hoạt động
để có thể thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra là lâu dài Do đó không tránh khỏi sự tác độnghai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chínhtrị, kinh tế
Tùy thuộc vào quy mô dự án, thời gian từ khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi đưacác công trình vào hoạt động kéo dài từ 2 – 10 năm nhất là đối với các dự án lớnbao gồm nhiều tổ hợp, hạng mục công trình như bất động sản du lịch Thời gian đầu
tư xây dựng càng dài thì những rủi ro gặp phải càng cao do ảnh hưởng của nhữngbiến động kinh tế và tự nhiên bất lợi
Thứ ba, Các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng có giá trị sử dụng lâu
dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, thể hiện giá trị lớn lao của công cuộc đầu tư,đồng thời các công trình này lại nằm cố định ở một nơi Do đó, các điều kiện về địa
lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn không chỉ đến quá trình thực hiện đầu tư mà cảquá trình vận hành các kết quả đầu tư sau này Để đảm bảo cho công trình xây dựngđược tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế
xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị.Có nghĩa là phải xemxét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính,điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý…có liên quan đến quá trình thựchiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư.Phải dự đoán được các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiệnđầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại củacông cuộc đầu tư
Trang 25Thứ tư, do thời gian kéo dài và vốn đầu tư lớn nên trong hoạt động xây dựng
có thể gặp rủi ro như: do vốn đầu tư lớn nên không có phương án vay vốn chắc chắnthì khả năng kéo dài thời gian thi công là có thể xảy ra hay rủi ro do không giải toảđược dân cư buộc phải thu hẹp hoặc khước từ dự án Từ đó cần xác định, trongtrường hợp các yếu tố rủi ro thay đổi trong một giới hạn nhất định, dự án có cònđem lại hiệu quả và hiệu quả chắc chắn hay không Đối với các dự án quy mô lớnnên đầu tư trọng điểm trước một số công trình thu hồi vốn để tái đầu tư tránh đầu tưdàn trải gây lãng phí vốn, giảm hiệu quả đầu tư
2.1.3 Vai trò của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng
Đầu tư quyết định sự ra đời, sự tồn tại và sự phát triển của mỗi doanh nghiệp:
- Đối với sự ra đời của doanh nghiệp: Để tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho
sự ra đời của bất kì một doanh nghiệp nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấutrúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị, máy móc, tiến hành các công tác xây dựng
cơ bản khác và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động của một chu kì,của các cơ sở vật chất kĩ thuật vừa tạo ra
- Đối với doanh nghiệp đang tồn tại: Sau một thời gian hoạt động các cơ sở vậtchất kĩ thuật của doanh nghiệp này bị hao mòn, hư hỏng Vì vậy để duy trì được sựhoạt động bình thường cần phải định kì tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các
cơ sở vật chất kĩ thuật đã hư hỏng, hao mòn hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiệnhoạt động mới của sự phát triển của nền kinh tế
- Với một doanh nghiệp muốn phát triển: Chắc chắn phải tiến hành đầu tư: muasắm mới thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh
Như vậy, có thể nói hoạt động đầu tư là hoạt động có ý nghĩa chiến lược đốivới doanh nghiệp
2.1.2.1 Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Đầu tư là hoạt động chủ yếu quyết định sự phát triển và khả năng tăngtrưởng của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp xây dựng, đầu tư phát triển thể hiệntrước hết ở việc bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết
Trang 26để thực hiện các dự án đầu tư Đầu tư phát triển có hiệu quả thì sản phẩm xây dựng
sẽ có chất lượng tốt, giá thành rẻ tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng nhưcủa doanh nghiệp
Còn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được và duy trìthị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định Muốn duy trì được thị phần, giatăng doanh thu và lợi nhuận thì doanh nhiệp cần nâng cao năng lực tài chính, nângcấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, đào tạo, bổ sung kiến thức cho cán bộquản lý và công nhân, hay để mua thông tin về thị trường và các đối thủ cạnhtranh… nghĩa là doanh nghiệp tiến hành “đầu tư” Như vậy, hoạt động đầu tư làđiều kiện tiên quyết của việc tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Mặc dù vậy, do đặc điểm của ngành xây dựng các hoạt động đầu tư nêu trênphải mất một thời gian dài mới phát huy tác dụng của nó Tuy nhiên, nếu đầu tư vàothương hiệu sẽ có tác dụng khuyếch trương, tạo hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong
xã hội cộng với niềm tin từ khách hàng vào chất lượng sản phẩm, lực hút từ giá bánhợp lý… gia tăng uy tín của doanh nghiệp, đẩy doanh nghiệp tới vị trí cao hơn trênthương trường Hình ảnh của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến các bên liênquan, dễ dàng liên doanh, liên kết với các nhà thầu, đối tác, tiếp cận với nguồn vốnvay cũng như nhà cung cấp vật liệu xây dựng dễ dàng và nhanh chóng hơn Rõràng, lúc đó doanh nghiệp có thể nhờ vào uy tín và vị thế của mình mà thu lợi nhuậnnhiều hơn mức trung bình của ngành Nói khác đi, việc chi dùng vốn hợp lý vào cáchoạt động trên là hình thức đầu tư vào tài sản “vô hình” mang tầm chiến lược
Như vậy, đầu tư đã tạo ra thế và lực mới cho doanh nghiệp – hay chính là khảnăng cạnh tranh cao hơn Khả năng cạnh tranh được nâng cao sẽ giúp doanh nghiệpthu lợi nhuận lớn hơn, tạo điều kiện để doanh nghiệp gia tăng vốn tự có, thực hiệntái đầu tư và các hoạt động khác nhằm đạt được các mục tiêu: lợi nhuận, vị thế và
an toàn
2.1.2.2 Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh
Đầu tư phát triển là đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành hoạt
Trang 27động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh
và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm để nâng cao đờisống của mọi người dân trong xã hội Do hoạt động trong một thời gian tương đốidài nên cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thiết bị đã bị hao mòn, hư hỏng, không cònphù hợp Để duy trì hoạt động bình thường thì Công ty cần phải tiến hành sửa chữa,mua sắm thay mới các cơ sở vật chất đã bị hư hỏng, hao mòn hoặc phải đổi mới đểthích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kĩ thuật và nhucầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội tức là nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh,nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của công ty Có nhưvậy thì công ty mới có thể tồn tại và phát triển được Mục tiêu đầu tư của các công
ty để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh thường là:
+ Cực tiểu chi phí và cực đại lợi nhuận
+ Đầu tư để duy trì sự tồn tại và an toàn của công ty
+ Đầu tư theo chiều sâu để đổi mới công nghệ, đón đầu nhu cầu mới sẽ xuấthiện trên thị trường, tăng thêm thế độc quyền của doanh nghiệp
+ Đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động
2.1.4 Vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng
2.1.4.1 Khái niệm
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt độngđầu tư nói riêng, các doanh nghiệp cần phải có vốn Vốn đầu tư đóng vai trò rấtquan trọng trong mỗi công cuộc đầu tư Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sứcmạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huyđộng vào kinh doanh Đối với công ty xây dựng, vốn là yếu tố chủ chốt ảnhhưởng trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp không cónăng lực tài chính trong khi đó lại không có các biện pháp tài chính cần thiết choviệc huy động và sử dụng vốn đầu tư nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh cũngnhư đầu tư thì doanh nghiệp sẽ khó đững vững trên thị trường
Vốn đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của vốn nói chung Trên phương
Trang 28diện nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí
đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động)
và các khoản đầu tư phát triển khác Về cơ bản vốn đầu tư phát triển mang nhữngđặc trưng của vốn như:
- Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản Vốn được biểu hiện bằng giá trịcủa tài sản hữu hình và vô hình
- Vốn phải vận động sinh lời: Vốn được biểu hiện bằng tiền Để biến thànhvốn thì tiền phải vận động, thay đổi hình thái biểu hiện, vận động và có khả năngsinh lời
- Vốn cần phải tích tụ và tập trung đến một mức nhất định mới có thể phát huytác dụng
- Vốn phải gắn với chủ sở hữu
- Vốn có giá trị về mặt thời gian, luôn vận động sinh lời và giá trị của vốn biếnđộng theo thời gian
Vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng là toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp (có hình thái vật chất hay phi vật chất) tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như nhà cửa, máy móc, quyền sử dụng đất, phần mềm tin học, tiền mặt, các loại giấy tờ có giá (cổ phần, trái phiếu, trái phiếu, tín phiếu…) được sử dụng vào hoạt động đầu tư phát triển để tạo ra năng lực sản xuất mới cho doanh nghiệp.
Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu
tư vào sản xuất kinh doanh Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đếnmọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng Với nguồn lựctài chính này, doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tư mới, muanguyên vật liệu, trả lương cho công nhân
- Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp Về mặt pháp lý, mỗi doanhnghiệp khi thành lập đề phải có 1 lượng vốn nhất định và phải lớn hơn hoặc bằngmức vốn pháp định do Nhà Nước quy định đối với lĩnh vực kinh doanh đó Đối với
Trang 29doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định tối thiểu là 6 tỷ đồng.Như vậy, vốn đầu tư ban đầu có vai trò đảm bảo sự hình thành và tồn tại của doanhnghiệp trước pháp luật.
- Cơ sở cho sự hoạt động của doanh nghiệp: Vốn là điều kiện cơ bản và thiếtyếu để tiến hành bất kỳ quá trình hay loại hình sản xuất kinh doanh nào Đối vớidoanh nghiệp bất động sản cũng như vậy, doanh nghiệp cần vốn để đầu tư xây dựngcông trình nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng…
- Cơ sở cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh: Quá trình mở cửa và hội nhậpkinh tế đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, đầu tư và tái đầu tư
Do vậy doanh nghiệp không thể không cần đến nguồn vốn để mở rộng sản xuấtkinh doanh
Vốn đầu tư là một trong những nhân tố tiên quyết trong sự phát triển của bất
kì một doanh nghiệp nào Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp, là sự đánhgiá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đối với một doanh nghiệp xây dựngthì vốn đầu tư chính là các khoản tiền, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất và cácnguồn lực tạo ra sản phẩm xây dựng của doanh nghiệp Do đặc điểm ngành xâydựng cần nhu cầu vốn đầu tư lớn do đó việc huy động vốn đầu tư rất quan trọng.Bởi vậy, doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huyđộng và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh cũng nhưđầu tư được tiến hành liên tục và có hiệu quả
2.1.4.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng:
Nguồn vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị đượcchuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Đây là thuậtngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối cho đầu tư phát triển kinh tế đápứng nhu cầu chung của đất nước và của xã hội Đối với doanh nghiệp nói chung vàdoanh nghiệp xây dựng nói riêng nguồn vốn đầu tư được chia làm 2 loại đó là:nguồn vốn bên trong (vốn chủ sở hữu) và nguồn vốn bên ngoài Đối với doanhnghiệp xây dựng cả hai nguồn vốn này đều vô cùng quan trọng và không thể thiếu
Trang 302.1.3.2.1 Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp
Nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp được hình thành từ phần tích lũy nội
bộ doanh nghiệp (vốn góp ban đầu của doanh nghiệp, thu nhập giữ lại) và phầnkhấu hao hàng năm Nguồn vốn này có ưu điểm là đảm bảo tính độc lập, chủ độngkhông phụ thuộc vào chủ nợ, hạn chế rủi ro tín dụng
a Vốn góp ban đầu của doanh nghiệp
Khi mới thành lập doanh nghiệp, bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tưmột số vốn nhất định Đối với DNNN thì số vốn này lấy từ ngân sách nhà nước vàthuộc sở hữu nhà nước Còn đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệpphải đầu tư một số vốn nhất định ban đầu (Mức vốn được nhà nước quy định trongluật doanh nghiệp) Trong khi đó, đối với Công ty cổ phần nguồn vốn đầu do các cổđông đóng góp Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty, họ phải chịu tráchnhiệm trên số cổ phần mà họ đóng góp Theo Luật doanh nghiệp, muốn xin đăng kýthành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiếttheo quy định của pháp luật
b Lợi nhuận không chia
Trong quá trình kinh doanh, nếu hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có lãi,khoản lãi này sẽ định kỳ chia cho các chủ sở hữu doanh nghiệp và giữ lại một phần.Khoản lợi nhuận không chia này doanh nghiệp dùng để tái đầu tư mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh và làm gia tăng vốn của doanh nghiệp
Tạo vốn bằng lợi nhuận không chia rất quan trọng vì doanh nghiệp giảm đượcchi phí sử dụng vốn và giảm lệ thuộc vào bên ngoài Tuy nhiên điều này chỉ đượcthực hiện đối với doanh nghiệp đã và đang có lãi Đối vơi doanh nghiệp xây dựngsau một thời gian hoạt động thì đây được coi là nguồn vốn chủ yếu
2.1.3.2.2 Nguồn vốn huy động ngoài doanh nghiệp
Để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động của mình, doanh nghiệp có thể sử dụng
Trang 31nguồn vốn huy động ngoài doanh nghiệp từ việc vay nợ hoặc phát hành chứngkhoán ra công chúng thông qua hai hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ gián tiếp thôngqua các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng…) hoặctài trợ trực tiếp (qua thị trường vốn: thị trường chứng khoán, hoạt động tín dụngthuê mua…).
a Huy động thông qua các trung gian tài chính
Tín dụng ngân hàng
Vốn vay ngân hàng là quan trọng nhất, không có doanh nghiệp nào trong quátrình hoạt động kinh doanh mà không vay ngân hàng Các doanh nghiệp muốn sửdụng nguồn vốn tính dụng ngân hàng phải đảm bảo các hạn chế về điều kiện tíndụng, chịu sự kiểm soát của ngân hàng và chịu lãi suất tiền vay Lãi suất này có thểbiến động theo tình hình tín dụng trên thị trường vốn từng thời kỳ Nếu doanhnghiệp vay vốn với lãi suất quá cao, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí sử dụngvốn lớn Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp vì nó làm tăng giá thành và giảmlợi nhuận của công ty
Nguồn vốn tín dụng thương mại
Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán, thương mạigiữa doanh nghiệp với những người cung cấp do mua bán chịu, mua bán trả chậm Đốivới doanh nghiệp, nguồn vốn này chiếm một tỷ lệ đáng kể Ưu điểm của nó là rẻ, tiệndụng và linh hoạt Các ràng buộc cụ thể có thể được quy định cụ thể trong Hợp đồngmua bán ký kết với các đối tác Chi phí này có thể không biểu hiện rõ ràng như khoảnvốn vay ngân hàng dưới hình thức lãi suất vay vốn mà có thể ẩn dưới hình thức thayđổi giá cả như trường hợp mua hàng trả chậm hay trả góp
b Huy động thông qua thị trường vốn
Phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp là nguồn tài chínhdài hạn quan trọng đối với doanh nghiệp Chỉ có những doanh nghiệp có đủ điềukiện của pháp luật mới được phát hành cổ phiếu Ủy ban chứng khoán nhà nước
Trang 32quản lý và kiểm soát rất chặt chẽ các hoạt động phát hành và giao dịch chứngkhoán Giới hạn phát hành là một quy định ràng buộc có tính pháp lý đối với mọidoanh nghiệp phát hành cổ phiếu Lượng cổ phiếu tối đa mà doanh nghiệp đượcphát hành một lần hay số lần trong giới hạn số lượng cổ phiếu đã được cấp phép.
Phát hành trái phiếu công ty
Trái phiếu là tên chung của các giấy vay nợ dài và trung hạn hay còn gọi là tráikhoán Trên thị trường tài chính hiện nay thường lưu hành các loại trái phiếu doanhnghiệp như: trái phiếu có lãi suất thay đổi và trái phiếu có lãi suất thay đổi Tuynhiên, hầu hết các công ty xây dựng không huy động vốn qua nguồn nay vì rất ítngười mua trái phiếu của doanh nghiệp
Tín dụng thuê mua
Tín dụng thuê mua là hoạt động cho thuê máy móc thiết bị và các động sảnkhác phục vụ cho sản xuất kinh doanh được các tổ chức tín dụng mua theo yêu cầucủa bên thuê Bên thuê thanh toán tiền thuê cho tổ chức tín dụng trong suốt thời hạnthuê đã được hai bên thoả thuận và không được huỷ bỏ Khi kết thúc thời hạn thuê,bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê, hoặc được mua lại tài sản thuê, hay tiếptục thuê tài sản thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thuêmua
- Đây là một giải pháp huy động tối ưu cho doanh nghiệp xây dựng và hiệnnay nó là một trong những kênh huy động vốn sử dụng hữu ích nhất vì giúp cho bên
đi thuê tránh được hao mòn vô hình bằng việc đồng thời rút ngắn hạn thuê đểchuyển tài sản sang cho bên cho thuê (bán tái thuê), sau đó có thể thuê các côngnghệ mới, tiên tiến phù hợp hơn
2.1.5 Quy trình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng
Trên giác độ quản lý, thông thường quy trình đầu tư của doanh nghiệp xâydựng bao gồm những bước sau:
- Điều tra tình hình thị trường, nhất là nhu cầu về chủng loại và số lượng sản phẩm
Trang 33- Xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp đặc biệt là chiếnlược về sản phẩm hay dịch vụ vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề đầu tư.
- Xác định năng lực chủ quan của doanh nghiệp về mọi mặt nhất là công suấtsản xuất và năng lực dịch vụ cần tăng thêm
- Xây dựng chiến lược tổng thể về đầu tư theo các sản phẩm của doanh nghiệpđịnh sản xuất, cũng như theo các giai đoạn của sản xuất từ khâu mua sắm và cungứng vật tư, khâu thực hiện và khâu tiêu thụ sản phẩm
- Lập dự án đầu tư cho đối tượng sản phẩm hay riêng rẽ nằm trong chiến lượcđầu tư chung của doanh nghiệp
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư kèm theo các biện pháp kiểm tra, điều chỉnh
- Tổng kết, rút kinh nghiêm để áp dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo
Tuy nhiên do đặc thù ngành xây dựng, các doanh nghiệp thường chia hoạtđộng đầu tư phát triển thành 3 giai đoạn, bao gồm: Chuẩn bị đầu tư, Thực hiện đầu
tư, Vận hành kết quả đầu tư Tùy thuộc vào từng hoạt động đầu tư phát triển cácgiai đoạn có thời gian thực hiện và mức độ quan trọng khác nhau
a Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại
ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Chẳng hạnđối với các dự án có thể gây ô nhiễm môi trường (sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu)khi chọn địa điểm, nếu đặt gần khu dân cư đông đúc, đến lúc đưa dự án vào hoạtđộng mới phát hiện và phải xử lý ô nhiễm quá tốn kém, đưa chi phí đầu tư vượt quá
dự kiến ban đầu Nếu không có vốn bổ sung, dự án phải dừng hoạt động Ví dụkhác, khi nghiên cứu thị trường do dự đoán không sát tình hình cung cầu sản phẩmcủa dự án trong đời dự án nên đã xác định sai giá cả và xu hướng biến động giá.Đến khi đưa dự án vào hoạt động, giá cả sản phẩm thị trường thấp hơn so với dựđoán, doanh nghiệp buộc phải bán sản phẩm với giá thấp (có khi còn thấp hơn cảgiá thành) và có khi phải ngừng sản xuất (trong khi chưa thu hồi đủ vốn) hoặc đầu
Trang 34tư bổ sung để thay thế mặt hàng
Do đó đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng của các kết quả nghiêncứu là quan trọng nhất Nó được thể hiện ở tính khả thi của bản dự án soạn thảo.Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo thuận lợi giai đoạn thực hiện đầu tư (đúngtiến độ, đúng thời gian, không phải phá đi làm lại, tránh được những chi phí khôngcần thiết,…) Điều này cũng tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án được thuậnlợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi (đối với các dự án sản xuất kinhdoanh), nhanh chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến (đối với các dự án xâydựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội)
- Đối với các dự án đầu tư lớn thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm các bước:Nghiên cứu tìm kiếm cơ hội, Lập báo cáo nghiên cứu, lập dự án đầu tư
- Đối với các hoạt động đầu tư phát triển là các hoạt động đầu tư mua sắmthông thường thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư phát triển chính là lập báo cáo xin phêduyệt chủ trương
b Giai đoạn thực hiện đầu tư
Ở giai đoạn này, vốn đầu tư của dự án nằm khê đọng trong suốt thời gian thựchiện dự án đầu tư, không sinh lời Thời gian thực hiện dự án đầu tư càng kéo dài,vốn ứ đọng càng nhiều, tăng chi phí sử dụng vốn, thời cơ cạnh tranh trên thị trường.Lại thêm tổn thất do thời tiết gây ra đối với những vật tư thiết bị chưa hoặc đangđược thi công đối với các công trình đang được xây dựng dở dang Điều này đã làmảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động đầu tư Đến lượt mình, thời gian thực hiện
dự án đầu tư lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào việcquản lý quá trình thực hiện đầu tư, quản lý việc thực hiện nhưng hoạt động khác cóliên quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xéttrong dự án đầu tư
c Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư
Vận hành các kết quả đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu của dự án Nếu cáckết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra bảo đảm tính đồng bộ, giá thành
Trang 35thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, địa điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệuquả của hoạt động đầu tư chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quả lýhoạt động của các kết quả đầu tư Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiệnđầu tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kếtquả đầu tư.
d Quản lý đầu tư
Để hoạt động đầu tư phát triển đạt hiệu quả cao về mặt tài chính cũng như kinh
tế - xã hội, doanh nghiệp cần đảm bảo các bước của quy trình đầu tư phải đượckiểm soát và đạt hiệu quả Đó chính là quá trình quản lý đầu tư
Quản lý đầu tư trong doanh nghiệp chính là tập hợp những biện pháp của chủđầu tư để quản lý quá trình đầu tư, kể từ bước xác định dự án đầu tư đến bước thựchiện đầu tư và bước khai thác dự án để đạt mục tiêu đã định trong khuôn khổ phápluật cho phép Đối với các dự án đầu tư vào các công trình xây dựng để khai thác vàkinh doanh thì quản lý đầu tư thực chất là quản lý đầu tư và xây dựng Quản lý đầu
tư được xem xét ở hai cấp độ: quản lý nhà nước và quản lý của doanh nghiệp đốivới đầu tư
2.2 Nội dung đầu tư phát triển tại doanh nghiệp xây dựng
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp xây dựng bao gồm đầu tư vào tài sản cốđịnh hữu hình (các dự án đang thực hiện) và đầu tư vào tài sản vô hình (nguồn nhânlực và đầu tư vào hoạt động marketing và nâng cao thương hiệu) Hoạt động đầu tưvào tài sản cố định trong doanh nghiệp xây dựng đòi hỏi vốn lớn và chiểm tỉ trọngcao trong tổng vốn đầu tư phát triển của đơn vị Hoạt động đầu tư này bao gồm: đầu
tư xây dựng cơ bản và mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ trong doanh nghiệp
2.2.1 Đầu tư xây dựng cơ bản:
Đầu tư Xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tưphát triển Đây chính là hoạt động bỏ chi phí đầu tư vào các hạng mục kho bãi, vănphòng và các công trình có cùng mục đích để đạt được mục đích đầu tư Do vậy đầu
Trang 36tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hộicủa nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp xây dựng nói riêng Hoạt độngđầu tư cho xây dựng cơ bản gồm:
- Đầu tư cho việc khảo sát quy hoạch công trình chuẩn bị đầu tư
- Đầu tư thiết kế và xây dựng
- Các đầu tư khác
2.2.2 Đầu tư vào máy móc thiết bị
Bao gồm: đầu tư vào máy móc, thiết bị công nghệ và đầu tư vào phương tiệnvận tải, các công cụ, dụng cụ quản lý, thiết bị đo lường và kiểm định
Đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ :
Bao gồm tất cả máy móc thiết bị, hệ thống dây chuyền, công nghệ sử dụngtrong quá trình sản xuất, xây dựng của doanh nghiệp Do sản phẩm xây dựng là sảnphảm đơn chiếc, mỗi sản phẩm có đặc điểm quy mô khác nhau do đó khi đầu tư vàomáy móc thiết bị cần cân nhắc để việc sử dụng có công suất và hiệu quả cao nhất.Đây cũng là một trong những hoạt động cần chú ý nhất là trong thời đại khoa họccông nghệ phát triển mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng như hiện nay Máy mócthiết bị hiện đại, có chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành sản phẩm đúng tiến
độ, chất lượng đảm bảo mà chi phí nhân công lại giảm đi, sản phẩm có khả năngcạnh tranh và tạo được uy tín trong lĩnh vực xây dựng Hoạt động đầu tư này baogồm:
- Đầu tư cho thiết bị máy móc cần lắp toàn bộ hoặc từng bộ phận trên nền máy
cố định
- Đầu tư cho thiết bị không cần lắp đặt trên nền máy cố định
- Đầu tư cho các máy móc thiết bị dụng cụ phục vụ cho quá trình hoạt động,quản lý, kinh doanh sản phẩm, dự án
Hiệu quả đầu tư cho khoa học công nghệ biểu hiện ở sự tiến bộ khoa học
Trang 37công nghệ trong doanh nghiệp từ khâu tổ chức quá trình sản xuất xây dựng đến tổchức quản lý ngành xây dựng cụ thể:
- Trong lĩnh vực đầu tư: Nghiên cứu dự án, khảo sát, thiết kế xây dựng
- Trong lĩnh vực xây lắp: gia cố nền, xử lý móng, công nghệ bê tông, côngnghệ thép, công nghệ cốt pha, giàn giáo, hoàn thiện, xử lý chống thấm
- Trong lĩnh vực sản xuất phụ trợ: sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng, cungứng vật tư và các dịch vụ xây dựng, chế tạo, sửa chữa máy móc thiết bị xây dựng
- Trong vực nhân sự: đào tạo đội ngũ công nhân và cán bộ quản lý dự án
Đầu tư vào phương tiện vận tải, các công cụ, dụng cụ quản lý, thiết bị đo lường và kiểm định:
Đây là các loại máy móc có giá trị không lớn nhưng có thời gian sử dụngtương đối dài với nhiều loại công trình hạng mục khác nhau Các máy móc vănphòng như máy vi tính, máy in… đã giúp làm tăng năng xuất và hiệu quả quản lý,đảm bảo bảo mật thông tin Đồng thời một hệ thống vận tải, đo lường và kiểm địnhhiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên những sản phẩm có chất lượng và độ tin cậycao Hệ thống phương tiện vận tải cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối vớihoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, khi đầu tư phương tiệnvận tại doanh nghiệp còn cần phải chú ý đến những vấn đề như: bảo hiểm, chi phívận hành, nguyên nhiên liệu… ,đặc biệt đối với cả các loại hình phương tiện vận tảiđường thuỷ như tàu thuỷ, xà lam cũng như đối với các phương tiện cơ giới đường
bộ thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro khác nên các doanh nghiệp xây dựngcũng không nhất thiết phải đầu tư toàn bộ phương tiện vận tải…
Sửa chữa lớn tài sản cố định bao gồm:
- Sửa chữa lớn tài sản cố định: sửa chữa các tài sản hư hỏng sau một thờigian sử dụng mà cần vốn lớn
- Nâng cấp tài sản cố định: Nâng cấp các tài sản cố định cho phù hợp với sựbiến động của khoa học công nghệ, giúp cải tiến sản phẩm tăng năng xuất để hạ giá
Trang 38thành, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cả trong hoạt động sản xuất kinhdoanh cũng như trong hoạt động quản lý.
2.2.3 Đầu tư phát triển nhân lực
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những nội dung của đầu tư pháttriển những tài sản vô hình Nó cũng là việc chi dùng vốn hiện tại, tiến hành cáchoạt động làm tăng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực, vì mục tiêu phát triểncủa doanh nghiệp Lợi ích có được từ đầu tư vào nhân lực mang một số đặc trưngkhác hẳn với các loại đầu tư khác
- Đầu tư vào nguồn nhân lực không hề bị giảm giá trị trong quá trình sửdụng mà ngược lại càng được sử dụng nhiều, khả năng tạo thu nhập và do vậy thuhồi vốn càng cao
- Đầu tư vào nguồn nhân lực có chi phí tương đối không cao trong khi đókhoảng thời gian sử dụng lại lớn, thường là khoảng thời gian làm việc của mộtngười lao động
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản sau: đầu tưcho hoạt động đào tạo lực lượng lao động, đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe y
tế, đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động
- Về đào tạo đội ngũ nhân viên: thường có hai hình thức đào tạo phổ biến đó là:
tổ chức các khóa học nâng cao tay nghề cho người lao động và kèm cặp tại chỗ
- Đầu tư y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động: Xây dựng là ngành nghề
có nhiều rủi ro đối với người lao động nên để người lao động có thể yên tâm làmviệc mỗi doanh nghiệp có thể đầu tư trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe, cán bộ
y tế có tay nghề: Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư,phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sứckhỏe CBCNV, từ đó đảm bảo cho việc khám chữa bệnh tại chỗ cho người lao động Ngoài ra, doanh nghiệp nên đầu tư vào an sinh xã hội trong doanh nghiệp: cấp thẻbảo hiểm khám chữa bệnh cho các nhân viên, có chính sách phụ cấp rõ ràng Đối
Trang 39với các đối tượng thuộc dạng chính sách hoặc ưu đãi thì cần được hỗ trợ hoặc ưutiên
- Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động : bên cạnh việc tổ
chức xây dựng nhà xưởng cần kết hợp đảm bảo an toàn cho người lao động, đầu tưmua sắm các trang thiết bị bảo hộ, giúp người lao động yên tâm trong quá trình làmviệc Đầu tư giảm tai nạn lao động: cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa, tậptrung khắc phục các nguy cơ gây tai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, giúpngười lao động được làm việc trong điều kiện an toàn hơn, góp phần bảo vệ tínhmạng và sức khỏe của người lao động Nâng cao ý thức người lao động, giúp họ tựbảo vệ mình v à bảo vệ, gìn giữ tài sản của công ty Thường xuyên phát động tuần
lễ an toàn lao động, phòng chống cháy nổ để nâng cao ý thức người lao động
- Đầu tư cho tiền lương: Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ
quá trình lao động của họ, phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động trong
xã hội Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của hết thảy mọi người lao động.Mục đích này tạo ra động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng laođộng của mình Để có được cơ chế trả lương xứng đáng cho người lao động cũngnhư phù hợp với từng doanh nghiệp thì cần có nhiều sự điều chỉnh xuyên suốt từcác cấp cao đến từng cấp ngành cơ sở, địa phương
Nếu thực hiện đồng bộ, kịp thời các nhóm giải pháp doanh nghiệp xây dựng sẽ
có một nguồn nhân lực mạnh, đáp ứng được nhu cầu phát triển một cách bền vữngcủa ngành, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2.2.4 Đầu tư vào hoạt động Marketing và tài sản vô hình khác.
Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của doanhnghiệp Đầu tư vào hoạt động marketing bao gồm cho đầu tư vào hoạt động quảngcáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu Đầu tư vào hoạt động marketingcần chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Một doanhnghiệp nếu xây dựng được chiến lược marketing và biết cách sử dụng nó trongnhững tình huống, thời điểm thích hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp đó giữ được ưu
Trang 40thế trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.
Trong lĩnh vực xây dựng, do đặc thù sản phẩm của các doanh nghiệp ngànhnày là không thể đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn như cácngành công nghiệp khác được mà chủ yếu dựa vào danh tiếng, thương hiệu, chấtlượng của của những công trình đã thi công để khách hàng xem xét và tìm đến yêucầu sản xuất sản phẩm Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp xây dựng chủyếu là sự so sánh về thành tích, về thương hiệu Do đó, đầu tư cho Marketing trongdoanh nghiệp xây dựng mặc dù không được chú trọng như trong các doanh nghiệpdịch cụ nhưng không được bỏ qua Hoạt động đầu tư cho Marketing bao gồm:Quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu Đây không phải là nhữnghoạt động riêng biệt tách rời mà có mối liên hệ thống nhất mật thiết Quảng cáo làchiến lược ngắn hạn trong mục tiêu xây dựng thương hiệu dài hạn và được hỗ trợbởi các hoạt động xúc tiến thương mại
- Quảng cáo: Sử dụng truyền thông để quảng cáo thương hiệu cho công ty.Thiết kế đồng phục có in logo, biểu tượng của công ty Tham gia tài trợ cho chươngtrình được công chúng ủng hộ nhất, các chương trình mang tính quảng cáo nhưđêm hội bất động sản
- Xúc tiến thương mại: Thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội thông qua hoạt động khuyếnmại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợtriển lãm bất động sản Vietbuild, triển lãm thương mại
2.3 Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển tại doanh nghiệp xây dựng
2.3.1 Kết quả của đầu tư phát triển
2.3.1.1 Khái niệm và ý nghĩa
Kết quả đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng,thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) vàtài sản vô hình (những phát minh, sáng chế, bản quyền ) Các kết quả đật đượccủa hoạt động đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội Kếtquả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu của việc thực hiện dự án