1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam, giải pháp và bài học

21 172 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 357 KB

Nội dung

Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FPI mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNHHĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (20062010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn (hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK). Các mối quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác động đến các doanh nghiệp. Lợi ích của hội nhập không những được đánh giá thông qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hóa, dòng người mà còn có cả dòng vốn.

Trang 1

Lời mở đầu:

Khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệlớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó đượccoi như là "những con Hổ Đông Á" Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi làKhủng hoảng tiền tệ Đông Á

Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhàkinh tế gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời Họ vừa cố định giá trị đồng tiền củamình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn).Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990

đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ươngĐông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng Kết quả là cung tiền tăng gây rasức ép lạm phát Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chốnglạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế Chính sách tiền tệnới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đãkhiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức Các nhà đầu tư ở các trungtâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cáchchuyển vốn đầu tư ra nước ngoài Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chínhsách tự do hóa tài khoản vốn Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển.Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á

Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng: Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á Những nguyên nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ Thị trường bất

động sản của Thái Lan đã vỡ Một số thể chế tài chính bị phá sản Người ta không còntin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định Khi phát hiện thấy nhữngđiểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô

đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra.Như vậy, dòng vốn đầu tư gián tiếp bên cạnh những ý nghĩa riêng với nền kinh tế, cũng

tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác Do vậy, trong đề tài thảo luận của mình, nhóm 6 đi sâu phân tích đề tài: “ Đầu tư gián tiếp nước ngoài từng được coi là một trong những nguyên nhân của khủng hoảng tài chính năm 1997 đươc châm ngòi từ Thái Lan Hãy phân tích những tác động của đầu tư nước ngoài giá tiếp đối với nền kinh tế các nước, trên cơ sở đó xây dựng những bài học đối với việc tiếp nhận, quản lý các luồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam”

Trang 2

I Khái quát về đầu tư gián tiếp nước ngoài:

1 Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài:

Khoản 3 điều 3 Luật đầu tư quy định “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.

Như vậy, theo đó, đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment, haythường được viết tắt là FPI) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giời Nó chỉ cáchoạt động mua tài sản tài chính của nước ngoài nhằm kiếm lời Hình thức đầu tư nàykhông kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanhnghiệp, cũng như không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chật, công nghệ, đàotạo lao động và kinh nghiệm quản lý Một cách đơn giản hơn, FPI là đầu tư tài chínhthuần tùy trên thị trường tài chính

2 Đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài:

2.1 Tính thanh khoản cao

Do mục đích của FPI là tỷ suất lợi tức cao với một mức độ rủi ro nhất định (hoặc

tỷ suất lợi tức nhất định với mức rủi ro thấp nhất) chứ không quan tâm đến quá trìnhsán xuất kinh doanh giống như trong phương thức FDI, cho nên NĐT nước ngoài sẵnsàng bán lại những chứng khoán mà họ đang nắm giữ để đầu tư sang thị trường kháchoặc chứng khoán khác với tỷ suất lợi tức dự tính cao hơn, an toàn hơn Tính thanhkhoản cao của FPI khiến cho hình thức đầu tư này trở thành khoản mục đầu tư ngắn hạnmặc dù cố phiếu được coi là chứng khoán dài hạn và nhiều loại trái phiếu giao dịch trênTTCK có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm

2.2 Tính bất ổn định

Tính thanh khoản cao là nguyên nhân làm cho dòng vốn FPI mang tính bất ổnđịnh Sự bất ổn định, trong một giới hạn nào đó có thể có lợi do nó làm cho thị trườngtài chính nội địa hoạt động năng động và hiệu quả hơn, vốn đầu tư không ngừng đượcphân bổ lại, dịch chuyến từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp sang nơi có tỷ suất lợi nhuậncao Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra với tốc độ quá nhanh, những ảnh hưởng xấu đến hệthống tài chính và tình trạng bất ổn định của nền kinh tế xảy ra là không thể tránh khỏi.Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn đối với các nước có thị trường tài chính mới hìnhthành và nền kinh tế còn trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam

2.3 Tính dễ đảo ngược

Tính dễ đảo ngược của dòng vốn FPI thực sự gây tác động xấu đến nền kinh tế, nó

là hệ quả của hai đặc tính thanh khoản cao và bất ổn định Do dễ đảo ngược cho nên cóthể chỉ trong khoảng thời gian ngắn một lượng vốn FPI lớn tháo lui “bẻ ghi” đầu tư

Trang 3

sang thị trường khác để lại hậu quả khôn lường cho nền kinh tế Kinh nghiệm khủngkhoảng kinh tế tài chính của các nước châu á vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đă chothấy tác hại của sự đảo ngược dòng vốn FPI khi nền kinh tế của các quốc gia này xuấthiện những khoảng trống, hậu quả là nền kinh tế bong bóng nhanh chóng bị sụp đổ màtrong ngắn hạn khó có thể khắc phục được.

3 Các tác động của FPI:

FPI có vai trò lớn trong nển kinh tế tòan cầu nói chung và đối với từng nước nóiriêng FPI có tác động nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực đối với nước đầu tư và nướcnhận vốn đầu tư

3.1 Những tác động tích cực:

Thứ nhất, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng

vốn đầu tư trực tiếp của xã hội Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào Việt

Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nướcnhư một phép cộng đương nhiên vào tổng số dòng vốn này Hơn nữa, khi vốn đầu tưgián tiếp nước gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòngvốn đầu tư gián tiếp trong nước Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìngương” các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếpcủa mình, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên Hơn nữa, khi dòng vốn đầu

tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ là một bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơncho các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông qua các quyết định đầu tư trực tiếp mới củamình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu

tư cả nước ngoài, cũng như trong nước

Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn

thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị

trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ làm cho thị trường tài chính (đặc biệt là thịtrường chứng khoán) trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn Hơn nữa, điều kiện vànhư là kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài này là sựphát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính - chứng khoán, trước hết là các loạiquỹ đầu tư, Công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như cácdịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm,

kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường; Đồng thời còn kéo theo sự gia tăng yêu cầu

và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết trên thị trườngchứng khoán Tất cả những điều này trực tiếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh

mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trường tài chính nói riêng, các thể chế và cơ chế thịtrường nói chung trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam

Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải

thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân Việc phát triển

thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ mang lại những cơ hội mới và

Trang 4

sự đa dạng hoá trong lựa chọn các phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năngnước ngoài và trong nước

Thứ tư, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các

nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế Sự gia tăng dòng vốn đầu tư

gián tiếp nước ngoài và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt ra những yêu cầu mới vàcũng tạo các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nước nói chung và quản lý, quảntrị doanh nghiệp nói riêng Việc quản lý và quản trị doanh nghiệp phát hành chứngkhoán sẽ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chínhdoanh nghiệp và minh bạch hoá, cập nhật hoá thông tin liên quan đến các chứng khoán

mà doanh nghiệp đã và sẽ phát hành Hơn nữa, về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ lựachọn đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triểnvọng, phát triển tốt trong tương lai Chính điều này sẽ cho phép quá trình “chọn lọcnhân tạo”, “bỏ phiếu” cho sự hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp này trở nên kháchquan và phù hợp cơ chế thị trường hơn (còn những doanh nghiệp khác mà chứng khoáncủa họ không hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh lại định hướng và chất lượng quản trị kinhdoanh, sáp nhập hoặc giải thể) Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và

cá nhân tỏng hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đếnđầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lựchoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kếthội nhập quốc tế Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ

đa dạng hoá các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêulựa chọn thích hợp Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nềnkinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiện hơn

3.2.Một số tác động tiêu cực:

Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, việc gia tăng thu hút vốn đầu tư giántiếp nước ngoài vào Việt Nam có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau:

Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nước ngoài.

Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần tuývới các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tàichính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặcthu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tưdưới dạng khác, ở địa phương khác tuỳ theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của

mình Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc khủng hoảng đầu tư – tài chính - tiền tệ, thậm chí là khủng hoảng kinh tế hết sức tệ hại và bất khả kháng là hoàn toàn có thể xảy ra đối với nước tiếp nhận đầu tư, nếu không có và triển khai tốt các phương án phòng ngừa hiệu quả.

Thứ hai, làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài

chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán Sự gia tăng tỷ lệ

nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các

Trang 5

nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ chophép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất kinhdoanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậmchí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể

cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp FPI chỉ đơn thuần là hoạt động bỏvốn, đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua việc mua bán chứng khoán hoặc những tàisản có giá khác, nhà đầu tư không có quyền tham dự vào hoạt động của công ty Lợinhuận thu được từ việc chia cổ tức hoặc việc bán chứng khoán thu chênh lệch Tuynhiên, nếu nắm giữ một số cổ phần nhất định, FPI có thể chuyển thành FDI, nhà đầu tư

có quyền ra quyết định với công ty họ đang bỏ vốn

Thứ ba, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội

phạm kinh tế quốc tế Đầu tư gián tiếp quốc tế không chỉ làm gia tăng cácnguy cơ và

tác hại của các hoạt động đầu cơ, lũng đoạn kinh tế vi phạm các quy định pháp lý củanước tiếp nhận đầu tư, mà còn là mảnh đất màu mỡ sinh sôi và phát triển các loại tộiphạm kinh tế có yếu tố nước ngoài, thậm chí xuyên quốc gia, như hoạt động lừa đảo,hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng

bố, cùng các loại tội phạm và các đe doạ an ninh phi truyền thống khác Sự cộng hưởngcủa các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của dòng vốn đầu tư gián tiếp nướcngoài kể trên, nhất là khi chúng diễn ra một cách “có tổ chức” của giới đầu cơ hay lựclượng thù địch chính trị quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dàigây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành mạnh và làm tăng tính dễ tổn thưởng của nềnkinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay; Thậm chí trong một

số trường hợp, chúng còn làm mất uy tín nhà nước và gây sụp đổ một nội các Chínhphủ

Ngoài ra, sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam còn

đặt ra yêu cầu Chính phủ và các cơ quan Trung ương phải chủ động đổi mới và sử dụnghiệu quả các công cụ quản lý kinh tế của mình theo nguyên tắc thị trường hơn, trong đó

có việc sử dụng bảo lãnh nhà nước, quy định tỷ lệ và sử dụng các công cụ dự phòng, dư

nợ cũng như các công cụ khác của các định chế tài chính - tiền tệ quốc gia và địaphương Tất cả những điều này là cần thiết để đảm bảo sự thu hút và khai thác có hiệuquả các tác động tích cực của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Nguồn vốn nướcngoài đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán lại là dòng vốn ngắn hạn, đưa vàocũng rất nhanh và rút ra cũng rất nhanh, tính theo phiên trong từng ngày, tùy theo độngthái nóng, lạnh của giá cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán hay sự tác độngcủa chính sách quản lý của nhà nước bản địa

Tính "đầu cơ" của nguồn vốn này thường cao hơn nhiều so với tính "đầu tư"

("đầu cơ" chỉ nhằm thu lợi nhanh - mua ồ ạt lúc giá cổ phiếu, trái phiếu thấp để nânggiá, sau đó lại bán ồ ạt lúc giá cổ phiếu, trái phiếu cao; "đầu tư" cũng nhằm thu lợinhuận nhưng đầu tư nhằm phát triển để thu lợi nhuận lâu dài) Trên thế giới hiện cónhiều quỹ đầu tư mang nặng tính đầu cơ và đã có nhiều tấm gương tày liếp về sự tham

Trang 6

gia của các quỹ mang tính đầu cơ này Chỉ với vài ba tỉ USD, một quỹ đầu tư đã làmcho đồng bảng Anh phải rút khỏi thị trường châu Âu cách đây vài chục năm.

Cũng với quỹ đầu tư đó (cộng với sự yếu kém trên thị trường tài chính trongnước) cách đây mươi năm đã khiến cho châu Á lâm vào cuộc khủng hoảng tiền tệ, bắt

đầu từ Thái Lan, sau đó tác động dây chuyền đến nhiều nước, như Indonesia,

Malaysia, Philippines, Hàn Quốc… làm cho người dân ở những nước này kinh hoàng(chỉ sau một đêm ngủ dậy đã thấy tài sản của mình sụt xuống còn một nửa), Quỹ Tiền

tệ quốc tế (IMF) phải khẩn cấp hỗ trợ hàng trăm tỉ USD Quỹ đầu tư trên chỉ bị thua khi

"chiến đấu" với Trung Quốc và Hồng Kông - hai đối thủ có lượng dự trữ ngoại tệ khổnglồ!

Nếu trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài hầu như chỉ có mua, không có bán,gần đây đã chuyển sang vừa mua, vừa bán, có phiên bán nhiều hơn mua… Do có nguồnvốn lớn, tính chuyên nghiệp cao , nên các nhà đầu tư nước ngoài đang làm cho các nhàđầu tư trong nước, nhất là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ bị "cuốn" theo Giới đầu tư tàichính quốc tế thông qua đầu tư gián tiếp để "đánh nhanh, thắng nhanh", thị trường gặprủi ro họ đã thu được lợi lớn, còn các tổ chức, cá nhân và nhà nước bản địa thường gánhchịu hậu quả

Đối với các nước đang phát triển, thị trường chứng khoán còn quá non trẻ so vớihàng trăm năm của các nước khác, thường có sức thu hút các dòng vốn đầu tư ngắn hạngia tăng; nhưng nếu dòng vốn này đột ngột tăng vọt, thì đó lại là dấu hiệu đáng lo ngại,cần hết sức cẩn trọng Thu hút vốn trên thị trường chứng khoán là kênh huy động vốnđầu tư dài hạn là chủ yếu, chứ không phải là "sòng bạc"

Mở cửa thị trường là tất yếu của hội nhập, nhưng đối với thị trường tài chính nóichung và thị trường chứng khoán nói riêng, cần hết sức cẩn trọng do sự nóng, lạnh bấtthường của nó tác động nhanh đến sự vào, ra cua dòng vốn tài chính ngắn hạn

Đặc điểm nổi bật nhất của FPI là tính bất ổn định Việc bán chứng khoán diễn rađơn giản hơn nhiều so với việc hủy bỏ một dự án đầu tư trong đầu tư trực tiếp nướcngoài Do đó, tốc độ luân chuyển vốn của FPI cao hơn nhiều so với FPI Điều này cóthể giúp các nền kinh tế mới nổi tăng tính linh hoạt, thúc đẩy quá trình phát triển củamình Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lượng vốn ra và vào quá nhanh lạikhiến cho nền kinh tế mất tính cân bằng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất.Ngược lại, FPI là nguồn bổ sung vốn dài hạn cho nước chủ nhà, không dễ bị rút đi trongthời gian ngắn vì gắn liền với hoạt động của dự án Nước chủ nhà sẽ được tiếp nhậnmột nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ

Cuối cùng, để thực hiện được FPI, cần có một hệ thống tài chính hoạt động hiệuquả Trong khi đó, các nước kém phát triển lại có hệ thống tài chính yếu, nên FPI có xuhướng luân chuyển giữa các nước phát triển với nhau, hoặc giữa nước đang phát triểnsang nước phát triển, hơn là luân chuyển sang các nước đang phát triển

Trang 7

Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài:

Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm: Mua cổ phần, cổ phiếu, tráiphiếu và các loại giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thông quacác định chế tài chính trung gian khác

Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào các nước tồn tại dưới các loại quỹ hoặccác công ty tài chính dưới một số dạng như:

- Quỹ tương hỗ

- Quỹ trợ cấp và hưu bổng

- Công ty bảo hiểm (Insurance Firm

- Các tổ chức tài chính (Financial Corporation)

- Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Funds)

Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn FPI.

Nguồn vốn FPI chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

- Bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môitrường pháp lý quốc tế thuận lợi)

- Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

- Mức độ tự do hóa và cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện, sựthuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư trong nước

- Sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, củacác thể chế thị trường nói chung ở nước tiếp nhận đầu tư

Ngoài ra dòng FPI cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các yếu tố khác như:

- Sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán, chất lượng của các cổphiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước phát hành, cũng như các chứng khoán

có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính

- Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian (trướchết là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đạichúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên)

- Sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khoán,trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vẫn và dịch vụ định mức hệ số tín nhiệmcủa doanh nghiệp và chứng khoán do doanh nghiệp phát hành

Dòng FPI tỷ lệ thuận theo cấp số nhân cũng với sự gia tăng quá trình cổ phần hóacác doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđang hoạt động hiệu quả ở trong nước, cùng với việc mở rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phầncủa các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp

Trang 8

Phần II: Thực trạng tác động của vốn đầu tư gián tiếp đến các nền kinh tế ở khu vực.

1 Tác động tích cực của vốn đầu tư gián tiếp.

Thông qua số liệu kinh tế thu thập được, có thể đánh giá một số điểm tích cựccủa vốn đầu tư gián tiếp như sau:

Thứ nhất, Chưa có một kết quả tính toán chính thức về xác định rõ mức độ tác

động của vốn đầu tư gián tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Nhưng vốnđầu tư gián tiếp là một bộ phận trong tổng thể nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triểnkinh tế xã hội Theo thống kê từ năm 1991 đến năm 1996 tại Thái Lan: Cán cân tài khoảnvốn liên tục tăng: Thấp nhất là năm 1992 là: 9,47 tỷ USD cao nhất: 21,9 tỷ USD vào năm1995; Trung bình mỗi năm: 14,23 tỷ USD; Tích lũy trong 6 năm là: 86,4 tỷ So với GDPVốn đầu tư gián tiếp chiếm 12% Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP theo các năm biểu hiệnrất khả quan, với tỷ lệ tăng trưởng cao và biến động cũng với biến động của Cán cân tàikhoản vốn

Tỷ giá hối đoái (Baht/USD) 25,28 25,32 25,54 25,09 25,19 25,61

Thứ 2, Dữ trữ ngoại tệ liên tục tăng qua các năm: Đạt đỉnh: 38,2 tỷ USD năm 1996.

Với số liệu về cán cân tài khoản vãng lai liên tục âm qua các năm Thì cho ta thấy việcđóng góp của Cán cân tài khoản vốn qua các năm chiếm vị trí như thế nào Khi dự trữngoại tệ tăng: đây là một cơ hội để kiểm soát tốt các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, Nợ nướcngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thâm hụt tài khoản vãng lai…

Cụ thể: chưa bàn tới việc tác hại của nợ nước ngoài nếu đầu từ khoản nợ này không tốt,chính dựa vào lượng Dự trữ ngoại tệ lớn là một khoản đối ứng, và đảm bảo để thu hút

và có thể vay được vốn từ nước ngoài với các lãi suất cạnh tranh

Thêm nữa, với lượng dữ trữ này là nguồn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tránhđược các nguy cơ khi các khoản nợ ngắn hạn đã đến hạn

Trang 9

Thứ 3, Dòng vốn đầu tư gián tiếp làm sôi động thị trường tài chính.

Như ta đã biết, Chỉ số chứng khoán là phong vũ biểu phản ánh thực tếkinh doanh phát triển của nền kinh tế Khi nguồn vốn gián tiếp được tăng cường bổsung, xuất hiện nhiều hơn các quỹ đầu tư, tăng thêm được quy mô vốn của các quỹ đầu

tư cũ, như vậy tăng cường hoạt động mua và bán trên thị trường chứng khoán Khốilượng và giá trị giao dịch tăng lên, mở rộng tính thanh khoản của thị trường, bên cạnhđấy tạo cơ hội nhanh chóng để mở rộng vốn của các doanh nghiệp khi thực hiện IPO

2 Tác động tiêu cực lên nền kinh tế của các nước.

2.1 Cơ chế biến động lãi suất kì vọng dẫn đến rút vốn hàng loạt.

Dòng vốn đầu tư gián tiếp sẽ hoạt động theo chu trình sẽ chảy theo lãi suất (lợitức kỳ vọng tương lai – mà trong lý thuyết của Keynes đưa ra khái niệm tinh thần độngvật (animal spirit), là đặc tính tâm lý của con người có những hành động tức thời trướchoàn cảnh, không hoàn toàn thuần lý Doanh nghiệp, cá nhân thường dao động mạnh,tùy theo các điều kiện kinh tế hiện thời Trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh

tế, như thời kỳ bùng nổ và suy thoái càng khuyếch đại khuynh hướng hiện thời vì nhiều

lý do tâm lý)

a Chứng minh sự chênh lệch lãi suất:

Khi chúng ta giả định lãi suất trong nước được quyết định bỡi lãi suất thế giới, chúng ta

đã giả thiết rằng thị trường tài sản là một thị trường cạnh tranh hoàn toàn với chi phígiao dịch trên thị trường bằng 0 Trong thế giới thực mà chúng ta đang sống, điều nàykhông xãy ra vì những lý do sau đây

+ Khi các nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc cho vay đến một quốc gia khác, họ có lý

do để lo sợ rằng số tiền cho vay hoặc đầu tư sẽ không được trả lại Chẳng hạn như sựbất

ổn chính trị Do vậy những người cho vay thường phải đinh một mức lãi suất cao hơnbao gồm cả phí bù rủi ro đối với những quốc gia như vậy Rủi ro trong trường hợp nàygọi là rủi ro quốc gia

+ Thêm nữa, sự dao động về tỷ giá cũng gây ra những rủi ro cho các nhà đầu tư haynhững người cho vay Giả sử người ta dự đoán rằng đồng Baht sẽ giảm giá so với đô la

Mỹ, khi đó các khoản cho vay hay đầu tư bằng đồng Baht sau khi hoàn trả bằng đô la

Mỹ có giá trị thấp hơn các khoản cho vay bằng đô la Mỹ Để bù đắp cho khoản giảmgiá kỳ vọng của đồng tiền Baht thì lãi suất tại Thái Lan phải cao hơn lãi suất tại Mỹ

b Mô hình Mundell-Fleming với sự chênh lệch lãi suất

Trang 10

Từ những phân tích trên cho thấy có sự khác biệt giữa lãi suất trong nước và lãisuất nước ngoài Bây giờ chúng ta đưa sự khác biệt lãi suất này vào mô hìnhMulldell-Fleming Mô hình này được thể hiện bỡi 2 phương trình cơ bản sau đây

Nếu chúng ta giả thiết θ không đổi, việc phân tích tác động của chính sách tài khoá

và chính sách tiền tệ không có gì thay đổi Bây giờ chúng ta giả thiết có dự đoán giá trị đồng bản tệ giảm xuống làm cho θ tăng lên Tác động trực tiếp nhất là lãi

suất trong nước (r) tăng lên Khi lãi suất trong nước tăng lên sẽ có 2 tác động.Trước hết, lãi suất tăng sẽ làm cho đầu tư giảm kéo theo sự giảm sút trong tổngcầu Điều này sẽ làm cho đường IS* dịch chuyển sang trái Thứ nhì, khi lãi suấttăng sẽ làm cho cầu tiền giảm Với cung tiền không đổi, lúc này thu nhập sẽtăng lên

để tạo sự cân băng trên thị trường tiền tệ và đường LM* sẽ dịch chuyển sang phải.Kết quả cuối cùng là thu nhập (Y) tăng cùng với giá đồng bản tệ (e) giảm

Phân tích này có ý nghĩa khá quan trọng, Dự đoán về sự mất giá của một đồngtiền trong tương lai sẽ làm cho đồng tiền đó mất giá ở hiện tại Cuộc khủng hoảng tiền

Ngày đăng: 03/11/2017, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w