1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài ở việt nam. giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn fpi vào việt nam hiệu quả trong thời gian tới

24 3,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 206,5 KB

Nội dung

Phần mở đầu Thị trường chứng khoán là một thị trường mà nơi các Công ty phát hành cổ phiếu cho những người muốn đầu tư vào các Công ty đó và là nơi các nhà đầu tư (và các nhà đầu cơ) mua và bán chứng khoán vì mục tiêu lợi nhuận. Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán (tiếng Anh gọi là Stock Exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán, các lệnh mua và bán chứng khoán được khớp để hình thành giá giao dịch. Thị trường chứng khoán chia làm 2 loại : thị trường tập trung và thị trường phi tập trung, căn cứ vào hình thức tổ chức của thị trường . Thị trường chứng khoán tập trung là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi giao dịch nhất định. Thị trường chứng khoán phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (tiếng Anh gọi là Over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các Công ty chứng khoán phân tán trên khắp đất nước và được kết nối với nhau thông qua mạng điện tử. Giá trên thị trường này hình thành theo phương thức thoả thuận. Đối với một nền kinh tế không thể thiếu đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán cũng vậy. I.Tổng quan về đầu tư gián tiếp nước ngoài. 1.Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment, hay thường được viết tắt là FPI) là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các công ty, các tổ chức phát hành ở một nước khác với mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với công ty hoặc các tổ chức phát hành chứng khoán. Một cách đơn giản, FPI là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính. 2.Đặc điểm. Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng loại chứng khoán và tùy theo từng nước để nước nhận đầu tư kiểm soát khả năng chi phối doanh nghiệp của nhà đầu tư chứng khoán. Chủ đầu tư nước ngoài không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán; bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong kinh doanh sản xuất. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư mua, có thể cố định hoặc không. Nếu nhà đầu tư mua trái phiếu thì sẽ được hưởng trái tức cố định, tuy nhiên cũng có những loại trái phiếu một phận thu nhập cố định một phần thay đổi theo kết quả kinh doanh. Còn nếu mua cổ phiếu thì sẽ được hưởng cổ tức tùy theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định phân chia lợi nhuận sau mỗi kỳ kinh doanh của hội đồng cổ đông. Nước tiếp nhận đầu tư không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ thuật máy móc thiết bị hiên đại và kinh nghiệm quản lý vì kênh thu hút này chỉ tiếp nhận vốn bằng tiền. 3.Các tác động của FPI FPI có vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và đối với từng quốc gia nói riêng.FPI có tác động nhiều mặt, cả tích cực lẫn tiêu cực đối với nước nhận đầu tư. 3.1.Tích cực Thứ nhất, FPI trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và làm gián tiếp tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào Việt Nam sẽ làm tăng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng đương nhiên vào tổng số dòng vốn này. Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đâu tư trong nước sẽ noi theo các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng đọng lực bổ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tống vốn đầu tư gián tiếp xã hội tăng lên. Hơn nữa, khi dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tăng thêm sẽ là một bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn cho các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông qua các quyết định đầu tư trực tiếp mới của mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp trong nước. Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ làm cho thị trường tài chính ( đặc biệt là thị trường chứng khoán) trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài này là sự phát triển nở rộ của các định chế và dịch vụ tài chính – chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, Công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vẫn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh,xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm,kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường; Đông thời cón kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường. trước hết trên thị trường chứng khoán….Tất cả các yếu tố này trực tiếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trương tài chính nói riêng, các thể chế và cơ chế thị trường nói chung trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam. Thứ ba, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.Sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt ra những yêu cầu mới và cũng tạo ra các công cụ, khả năng mới cho quản lí và quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính minh bạch hóa, cập nhật hóa thông tin liên quan đến chứng khoán mà doanh nghiệp đã phát hành.Hơn nữa, về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ lựa chọn đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng, phát triển tốt trong tương lai.Chính điều này sẽ cho phép quá trình chọn lọc nhân tạo, bỏ phiểu cho sự hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp này trở nên khách quan và phù hợp hơn cơ chế thị trường hơn ( còn các doanh nghiệp khác mà chứng khoán của họ không hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh lại định hướng và chất lượng quản trị kinh doanh, sát nhập hoặc giải thể ).Hệ thống luật pháp, cũng như những cơ quan, bộ phận cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế.Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hóa các công cụ thực hiên hiệu quả việc quản lý nhà nước theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp.Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiên hơn. 3.2.Tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, việc gia tăng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam có thế gây ra một số tiêu cực Thứ nhất, tăng mức độ nhạy cảm và khả năng gây bất ổn kinh tế liên quan đến nhân tố nước ngoài.Mục tiêu của các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư gián tiếp là tỷ suất sinh lợi tức cao mà không quan tâm đến quá trình kinh doanh sản xuất.Vì vậy, các nhà đầu tư luôn có xu hướng thay đổi các chứng khoán hoặc các tài sản của mình đang sở hữu,nhằm tìn kiếm mức lợi tức cao nhất họ có thể đạt được với độ rủi ro thấp nhất.Việc này dẫn tới tính mất ổn định của dòng vốn FPI.Sự bất ổn định,trong một giới hạn nào đó có thể có lợi do nó làm cho thị trường tài chính nội địa hoạt động năng nổ và hiệu quả hơn, vốn đầu tư không ngừng được phân bổ lại,dịch chuyển từ nơi có tỷ suất thấp sang nơi có tỷ suất cao.Tuy nhiên,nếu điều đó xảy ra với tốc độ quá nhanh,những ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính và dễ xảy ra tình trạng mất ổn định trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với những nước có thị trường tài chính mới hình thành, còn non kém, chưa sẵn sàng với những biến đổi đột ngột và bất ngờ như thị trường tài chính Việt Nam.Kinh nghiệm khủng hoảng kinh tế châu Á vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 đã cho thấy tác hại của sự đảo ngược dòng vốn FPI khi nền kinh tế của các quốc gia này xuất hiện những khoảng trống khó bù đắp, hậu quả là những nền kinh tế bong bong nhanh chóng bị sụp đổ, gây hậu quả to lớn, khó có thể bù đắp trong ngắn hạn. Thứ hai, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội phạm quốc tế.Đầu tư gián tiếp nước ngoài không chỉ làm gia tăng các nguy cơ và tác hại của hoạt động đầu cơ, lũng đoạn kinh tế vi phạm các quy định pháp lý của nước tiếp nhận đầu tư, mà còn là mảnh đất mầu mỡ sinh sôi và phát triển các loại tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài, thậm chí xuyên quốc gia, như các hoạt động lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại tội phạm và các loại tội phạm và các đe dọa an ninh phi truyền thống khác.Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài kể trên, nhất là khi chũng diễn ra một cách có tổ chức của giới đầu cơ hay lực lượng thì địch chính trị quốc tế, sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế lành mạnh và làm tăng tính dễ tổn thương của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay; thậm chí trong một số trường hợp chúng còn làm mất uy tín nhà nước và gây sụp đổ một nội các chính phủ. 4.Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm: Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thông qua các định chế tài chính trung gian khác. Vồn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào các nước tồn tại dưới các loại quỹ hoặc các công ty tài chính dưới một số dạng như: Qũy tương hỗ: là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option, hang hóa hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thường phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn.Đây là một loại chứng khoán tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với danh mục đầu tư đa dạng và có một sự quản lý chuyên môn.Mỗi cổ đông đều có cơ hội được hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải chịu lỗ nếu như đầu tư không thành công. Qũy trợ cấp và hưu bổng: được thành lập để tạo nguồn thu nhập cho những người về hưu và không còn khả năng làm việc. Các quỹ này nhận tiền đóng góp của công nhân, chủ doanh nghiệp và sử dụng nguồn ngân quỹ có được đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, đầu vào cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, Các loại quỹ này thường có quy mô nhỏ do đó việc đầu tư bị hạn chế. Công ty bảo hiểm: gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Các công ty bảo hiểm có ưu điểm nổi bật là có tiềm lực tài chính mạnh nên khả năng đầu tư lớn nhưng lại có rủi ro cao, do đắc tính của ngành. Các tổ chức tài chính: các tổ chức hoặc các tập đoàn kinh tế lớn khi muốn đầu tư vào thị trường nước ngoài thường thiết lập các quỹ đầu tư trên thị trường đó.Đầu tư dưới hình thức hỗ trợ kĩ thuật, mua cổ phần hoặc huy động vốn.Các quỹ đầu tư này không trực tiếp tham gia vào việc điều hành và quản lý doanh nghiệp mà chỉ thông qua các trung gian tài chính là ngân hang. Loại quỹ này có tiểm lực tài chính mạnh, quay vòng vốn nhanh nên khả năng đầu tư vào thị trường cao.Tuy nhiên để tiếp cận được ngồn vốn này thì các doanh nghiệp phải đáp ứng các nhu cầu khắt khe hơn từ phía nhà đầu tư. Qũy đầu tư mạo hiểm: đầu tư mạo hiểm là việc các chuyên gia đầu tư tiến hành bỏ vốn vào các công ty có tiềm năng mặc dù còn mới.Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh của công ty mà đóng vai trò cố vấn, hỗ trợ các giải pháp điều hành tiên tiến để thúc đẩy sự phát triển kinh doanh.Những lĩnh vực mà nhà đầu tư lựa chọn thường là những lĩnh vực có khả năng pháy triển cao. Nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư vào những lĩnh vực mới, lĩnh vực công nghệ cao nên quỹ đầu tư trở thành người đỡ đầu cho các công ty mới hình thành, thiếu vốn và uy tín. Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường được thành lập từ các công ty hoặc các tập đoàn kinh tế lớn có tiềm lực kinh tế mạnh, đội ngũ chuyên gia đầu tư hùng hậu, có khả năng phân tích tình hình đầu tư. Các chiến lược đầu tư thường là dài hạn và đã có sự tính toán tỷ mỉ. Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường thu lợi rất lớn nếu dự án thành công, nhưng rủi ro cũng có hậu quả nặng nề hơn các hình thức đầu tư khác. 5.Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn FPI Nguồn vốn FPI chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Bối cảnh quốc tế ( hòa bình , ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môi trương pháp lý quốc tế thuận lợi ). - Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Mức độ tự do hóa và cạnh tranh ( chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện, sự thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư ) của môi trường đầu tư trong nước. - Sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói chung ở nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra dòng vốn FPI cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các yếu tố khác như: - Sự phát triển và độ mở cửa của thị trương chứng khoán, chất lượng của các cố phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và nhà nước phát hành. Cũng như các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính. - Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian ( trước hết là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên). - Sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khoán, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ định mức hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp và chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành. Dòng FPI tỷ lệ thuận theo cấp số nhân cùng với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu quả ở trong nước, cùng với việc mở rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp. II.Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam 1.Sự cần thiết của FPI vào Việt Nam Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong khi nguồn vỗn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất thì FPI lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới, nâng cao vai trò quản lý nhà nước bà chất lượng quản lý doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế. Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FPI mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước, Việt Nam cần một lượng vồn đầu tư rất lớn từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập tổ chức WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động ( hạt nhân là thị trường chứng khoán). Các mối quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác động đến các doanh nghiệp. Lợi ích của hội nhập không những được đánh giá thông qua sự luân chuyển dễ dàng của dòng hàng hóa, dòng người mà còn có cả dòng vốn. Việc tham gia của các nhà đầu tư FPI sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cố phiếu niêm yết một các chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động phi thị trường và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý … ). Hơn nữa, FPI có thể làm tăng vốn cho doanh nghiệp trong nước để tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FPI rất quan trọng với các doanh nghiệp đang thiếu vốn. Tuy nhiên, dòng vốn FPI cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FPI ổn định, tương ứng với tiểm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trương vồn, nâng cao năng lực quản lý của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm. 2.Các giai đoạn thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Ngay từ những năm đầu tiên của thập niên 90, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, dòng vốn đã được đổ vào Việt Nam.Đây là làn song FPI thứ nhất vào Việt Nam. [...]...Giai đoạn 1 (1988-1997): Đây là thời kỳ mở của cho dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Tuy nhiên, nhưng khuôn khổ pháp lý cho đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn này chưa được thành lập Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam không có môi trường thu n lợi để phát triển Trong thời gian này, Việt Nam có 7 quỹ đầu tư với số vốn khoảng 400 tr USD Đây là những quỹ mạo... 2006 cả nước có 19 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 1,9 tỷ USD đang hoạt động ở Việt Nam Vào năm 2005, Việt Nam có khoảng 436 nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, trong đó có 38 nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức và 389 nhà đầu tư nước ngoài cá nhân Giai đoạn 4 (2008- Nay): Giai đoạn chứng kiến những thăng trầm của nguồn vốn FPI vào Việt Nam Cả năm 2008, dòng vốn FPI chảy ra ước khoảng 558tr USD Trong. .. thu hút FPI và tổng FPI vào Việt Nam trong năm 2009 chỉ đạt khoảng 5 tỷ USD.Năm 2010 dòng vốn FPI đã tăng trở lại, số vốn FPI vào tăng khoảng 1.9 tỷ USD .Trong 6 tháng đầu năm 2011, nguồn vốn FPI vào Việt Nam khá khiêm tốn chỉ đạt khoảng 350tr USD 4.Một số quỹ đầu tư tại Việt Nam Các quỹ đầu tư là phương tiện để nhà đầu tư đưa các khoản tiền của họ vào nhằm có được yếu tố đầu tư đa dạng và điều kiện quản... hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính- viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng.VEIL tập trung đầu tư vào doanh nghiệp có quy mô vốn từ 2-3 tr USD trở lên và đặc biệt không đầu tư vào các công ty được quản lý bởi gia đình III Giải pháp thu hút FPI 1.Nhưng ưu thế và trở ngại trong việc thu hút vốn FPI vào Việt Nam a Ưu thế Việt Nam có rất nhiều đặc điểm thu n lợi cho việc thu hút FPI Trong nền... nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài b Trở ngại Thứ nhất, FPI vào Việt Nam vẫn còn thiếu những cơ sở pháp lý cần thiết Cơ chế quản lý còn nhiều hạn chế.Chính sách quy định về FPI còn rải rác chưa cụ thể khiến cho môi trường thu hút FPI ở Việt Nam thực sự chưa hấp dẫn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, không mang lại sự minh bạch chính sách đối với nhà đầu tư. .. IV Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn FPI vào Việt Nam hiệu quả trong thời gian tới Để dòng vốn FPI vào Việt Nam nhiều hơn, bền vững hơn, rất cần phải có một khung pháp lý hiệu quả hơn đối với dòng vốn này Nếu không có cơ chế kiểm soát, điều tiết hợp lý, thị trường chứng khoán nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung có thể bị tổn thương bởi những tác động tiêu cực do các hiệu ứng nảy... của dòng vốn FPI Dưới đây là một số gợi ý chính sách thu hút FPI vào Việt Nam: Thứ nhất, xây dựng và thực hiện chiến lược thu hút vốn và đầu tư có trọng điểm để phát triển nền kinh tế Thực tiễn phát triển TTCK Việt Nam, trong đo có việc thu hút đầu tư FPI thời gian qua cho thấy sự lung túng, bất cập trong hoạch định và thực hiện chiến lược, cũng như kế hoạch phát triển TTCK nói chung và thu hút FPI nói... góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản cao Hiện nay, hàng loạt quỹ đầu tư nước ngoài đang đổ vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam như; 1.Prudential Qũy này do công ty quản lý quỹ đầu tư Prudential Việt Nam thành lập năm 2006 Trong các quỹ đầu tư của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay Prudential được xem là quỹ đầu tư lớn nhất với quy mô vào khoảng 500tr USD.Tuy nhiên, 65% vốn của quỹ... cạnh liên quan đến đầu tư gián tiếp nước ngoài, tránh tình trạng Luật đã cho phép nhưng chưa có những nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài Việc ban hành các văn bản pháp lý và cơ chế chính sách về FPI, trước hết là thể chế FPI liên quan đến thị trường tài chính nói chung và đến nhà đầu tư nước ngoài nói riêng phải được chuẩn hóa với một môi trường đầu tư thông thoáng, minh... dịch thứ cấp trên TTCK Việt Nam Đây sẽ là kênh thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngòai chủ chốt trong tư ng lai khi TTCK Việt Nam phát triển hơn Bởi ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài là các cổ phiếu của các công ty niêm yết, đặc biệt là các loại cổ phiếu có tính thanh khoản cao Đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân, để có thể tăng khả năng hấp thụ vốn FBI trong dài hạn, cần thiết . trưởng, điều này làm giảm ý muốn đầu tư lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài. IV. Một số giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn FPI vào Việt Nam hiệu quả trong thời gian tới. Để dòng vốn FPI vào Việt. nhất, FPI trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và làm gián tiếp tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào Việt Nam sẽ làm tăng vốn đầu tư gián. vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đâu tư trong nước sẽ noi theo các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng đọng lực bổ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tống vốn đầu

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w