thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam, giải pháp và bài học

31 2.1K 21
thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào việt nam, giải pháp và bài học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu: Khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ Đông Á. Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế. Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á. Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng: Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. Những nguyên nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ. Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra. Như vậy, dòng vốn đầu tư gián tiếp bên cạnh những ý nghĩa riêng với nền kinh tế, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, trong đề tài thảo luận của mình, nhóm 6 đi sâu phân tích đề tài: “ Đầu tư gián tiếp nước ngoài từng được coi là một trong những nguyên nhân của khủng hoảng tài chính năm 1997 đươc châm ngòi từ Thái Lan. Hãy phân tích những tác động của đầu tư nước ngoài giá tiếp đối với nền kinh tế các nước, trên cơ sở đó xây dựng những bài học đối với việc tiếp nhận, quản lý các luồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam” Danh sách thành viên nhóm 6: 1. Lê Văn Dũng 2. Đặng Thúy Hà 3. Phan Xuân Hạnh 4. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh 5. Nguyễn Thị Phương Thảo (1987) I. Khái quát về đầu tư gián tiếp nước ngoài: 1. Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài: Khoản 3 điều 3 Luật đầu tư quy định “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Như vậy, theo đó, đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment, hay thường được viết tắt là FPI) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giời. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính của nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp, cũng như không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chật, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý. Một cách đơn giản hơn, FPI là đầu tư tài chính thuần tùy trên thị trường tài chính. 2. Đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài: 2.1 Tính thanh khoản cao Do mục đích của FPI là tỷ suất lợi tức cao với một mức độ rủi ro nhất định (hoặc tỷ suất lợi tức nhất định với mức rủi ro thấp nhất) chứ không quan tâm đến quá trình sán xuất kinh doanh giống như trong phương thức FDI, cho nên NĐT nước ngoài sẵn sàng bán lại những chứng khoán mà họ đang nắm giữ để đầu tư sang thị trường khác hoặc chứng khoán khác với tỷ suất lợi tức dự tính cao hơn, an toàn hơn. Tính thanh khoản cao của FPI khiến cho hình thức đầu tư này trở thành khoản mục đầu tư ngắn hạn mặc dù cố phiếu được coi là chứng khoán dài hạn và nhiều loại trái phiếu giao dịch trên TTCK có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm. 2.2 Tính bất ổn định Tính thanh khoản cao là nguyên nhân làm cho dòng vốn FPI mang tính bất ổn định. Sự bất ổn định, trong một giới hạn nào đó có thể có lợi do nó làm cho thị trường tài chính nội địa hoạt động năng động và hiệu quả hơn, vốn đầu tư không ngừng được phân bổ lại, dịch chuyến từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp sang nơi có tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra với tốc độ quá nhanh, những ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính và tình trạng bất ổn định của nền kinh tế xảy ra là không thể tránh khỏi. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn đối với các nước có thị trường tài chính mới hình thành và nền kinh tế còn trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam. 2.3 Tính dễ đảo ngược Tính dễ đảo ngược của dòng vốn FPI thực sự gây tác động xấu đến nền kinh tế, nó là hệ quả của hai đặc tính thanh khoản cao và bất ổn định. Do dễ đảo ngược cho nên có thể chỉ trong khoảng thời gian ngắn một lượng vốn FPI lớn tháo lui “bẻ ghi” đầu tư sang thị trường khác để lại hậu quả khôn lường cho nền kinh tế. Kinh nghiệm khủng khoảng kinh tế tài chính của các nước châu á vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đă cho thấy tác hại của sự đảo ngược dòng vốn FPI khi nền kinh tế của các quốc gia này xuất hiện những khoảng trống, hậu quả là nền kinh tế bong bóng nhanh chóng bị sụp đổ mà trong ngắn hạn khó có thể khắc phục được. 3. Các tác động của FPI: FPI có vai trò lớn trong nển kinh tế tòan cầu nói chung và đối với từng nước nói riêng. FPI có tác động nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực đối với nước đầu tư và nước nhận vốn đầu tư. 3.1. Những tác động tích cực: Thứ nhất, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng đương nhiên vào tổng số dòng vốn này. Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp nước gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ là một bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông qua các quyết định đầu tư trực tiếp mới của mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư cả nước ngoài, cũng như trong nước. Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ làm cho thị trường tài chính (đặc biệt là thị trường chứng khoán) trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài này là sự phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính - chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, Công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường; Đồng thời còn kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết trên thị trường chứng khoán Tất cả những điều này trực tiếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trường tài chính nói riêng, các thể chế và cơ chế thị trường nói chung trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam. Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Việc phát triển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ mang lại những cơ hội mới và sự đa dạng hoá trong lựa chọn các phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài và trong nước. Thứ tư, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt ra những yêu cầu mới và cũng tạo các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nước nói chung và quản lý, quản trị doanh nghiệp nói riêng. Việc quản lý và quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bạch hoá, cập nhật hoá thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp đã và sẽ phát hành. Hơn nữa, về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ lựa chọn đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng, phát triển tốt trong tương lai. Chính điều này sẽ cho phép quá trình “chọn lọc nhân tạo”, “bỏ phiếu” cho sự hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp này trở nên khách quan và phù hợp cơ chế thị trường hơn (còn những doanh nghiệp khác mà chứng khoán của họ không hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh lại định hướng và chất lượng quản trị kinh doanh, sáp nhập hoặc giải thể). Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân tỏng hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hoá các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiện hơn. 3.2.Một số tác động tiêu cực: Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, việc gia tăng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau: Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nước ngoài. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng khác, ở địa phương khác tuỳ theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình. Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc khủng hoảng đầu tư – tài chính - tiền tệ, thậm chí là khủng hoảng kinh tế hết sức tệ hại và bất khả kháng là hoàn toàn có thể xảy ra đối với nước tiếp nhận đầu tư, nếu không có và triển khai tốt các phương án phòng ngừa hiệu quả. Thứ hai, làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán. Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. FPI chỉ đơn thuần là hoạt động bỏ vốn, đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua việc mua bán chứng khoán hoặc những tài sản có giá khác, nhà đầu tư không có quyền tham dự vào hoạt động của công ty. Lợi nhuận thu được từ việc chia cổ tức hoặc việc bán chứng khoán thu chênh lệch. Tuy nhiên, nếu nắm giữ một số cổ phần nhất định, FPI có thể chuyển thành FDI, nhà đầu tư có quyền ra quyết định với công ty họ đang bỏ vốn. Thứ ba, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội phạm kinh tế quốc tế. Đầu tư gián tiếp quốc tế không chỉ làm gia tăng cácnguy cơ và tác hại của các hoạt động đầu cơ, lũng đoạn kinh tế vi phạm các quy định pháp lý của nước tiếp nhận đầu tư, mà còn là mảnh đất màu mỡ sinh sôi và phát triển các loại tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài, thậm chí xuyên quốc gia, như hoạt động lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại tội phạm và các đe doạ an ninh phi truyền thống khác. Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài kể trên, nhất là khi chúng diễn ra một cách “có tổ chức” của giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính trị quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành mạnh và làm tăng tính dễ tổn thưởng của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay; Thậm chí trong một số trường hợp, chúng còn làm mất uy tín nhà nước và gây sụp đổ một nội các Chính phủ. Ngoài ra, sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam còn đặt ra yêu cầu Chính phủ và các cơ quan Trung ương phải chủ động đổi mới và sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế của mình theo nguyên tắc thị trường hơn, trong đó có việc sử dụng bảo lãnh nhà nước, quy định tỷ lệ và sử dụng các công cụ dự phòng, dư nợ cũng như các công cụ khác của các định chế tài chính - tiền tệ quốc gia và địa phương. Tất cả những điều này là cần thiết để đảm bảo sự thu hút và khai thác có hiệu quả các tác động tích cực của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán lại là dòng vốn ngắn hạn, đưa vào cũng rất nhanh và rút ra cũng rất nhanh, tính theo phiên trong từng ngày, tùy theo động thái nóng, lạnh của giá cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán hay sự tác động của chính sách quản lý của nhà nước bản địa. Tính "đầu cơ" của nguồn vốn này thường cao hơn nhiều so với tính "đầu tư" ("đầu cơ" chỉ nhằm thu lợi nhanh - mua ồ ạt lúc giá cổ phiếu, trái phiếu thấp để nâng giá, sau đó lại bán ồ ạt lúc giá cổ phiếu, trái phiếu cao; "đầu tư" cũng nhằm thu lợi nhuận nhưng đầu tư nhằm phát triển để thu lợi nhuận lâu dài). Trên thế giới hiện có nhiều quỹ đầu tư mang nặng tính đầu cơ và đã có nhiều tấm gương tày liếp về sự tham gia của các quỹ mang tính đầu cơ này. Chỉ với vài ba tỉ USD, một quỹ đầu tư đã làm cho đồng bảng Anh phải rút khỏi thị trường châu Âu cách đây vài chục năm. Cũng với quỹ đầu tư đó (cộng với sự yếu kém trên thị trường tài chính trong nước) cách đây mươi năm đã khiến cho châu Á lâm vào cuộc khủng hoảng tiền tệ, bắt đầu từ Thái Lan, sau đó tác động dây chuyền đến nhiều nước, như Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc… làm cho người dân ở những nước này kinh hoàng (chỉ sau một đêm ngủ dậy đã thấy tài sản của mình sụt xuống còn một nửa), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phải khẩn cấp hỗ trợ hàng trăm tỉ USD. Quỹ đầu tư trên chỉ bị thua khi "chiến đấu" với Trung Quốc và Hồng Kông - hai đối thủ có lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ! Nếu trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài hầu như chỉ có mua, không có bán, gần đây đã chuyển sang vừa mua, vừa bán, có phiên bán nhiều hơn mua… Do có nguồn vốn lớn, tính chuyên nghiệp cao , nên các nhà đầu tư nước ngoài đang làm cho các nhà đầu tư trong nước, nhất là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ bị "cuốn" theo. Giới đầu tư tài chính quốc tế thông qua đầu tư gián tiếp để "đánh nhanh, thắng nhanh", thị trường gặp rủi ro họ đã thu được lợi lớn, còn các tổ chức, cá nhân và nhà nước bản địa thường gánh chịu hậu quả. Đối với các nước đang phát triển, thị trường chứng khoán còn quá non trẻ so với hàng trăm năm của các nước khác, thường có sức thu hút các dòng vốn đầu tư ngắn hạn gia tăng; nhưng nếu dòng vốn này đột ngột tăng vọt, thì đó lại là dấu hiệu đáng lo ngại, cần hết sức cẩn trọng, bởi đột ngột tăng thì cũng dễ đột ngột giảm nếu có dấu hiệu bất ổn trên thị trường hoặc sự siết chặt quản lý của nước sở tại. Thu hút vốn trên thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn đầu tư dài hạn là chủ yếu, chứ không phải là "sòng bạc". Mở cửa thị trường là tất yếu của hội nhập, nhưng đối với thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, cần hết sức cẩn trọng do sự nóng, lạnh bất thường của nó tác động nhanh đến sự vào, ra cua dòng vốn tài chính ngắn hạn. Đặc điểm nổi bật nhất của FPI là tính bất ổn định. Việc bán chứng khoán diễn ra đơn giản hơn nhiều so với việc hủy bỏ một dự án đầu tư trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, tốc độ luân chuyển vốn của FPI cao hơn nhiều so với FPI. Điều này có thể giúp các nền kinh tế mới nổi tăng tính linh hoạt, thúc đẩy quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lượng vốn ra và vào quá nhanh lại khiến cho nền kinh tế mất tính cân bằng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Ngược lại, FPI là nguồn bổ sung vốn dài hạn cho nước chủ nhà, không dễ bị rút đi trong thời gian ngắn vì gắn liền với hoạt động của dự án. Nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ. Cuối cùng, để thực hiện được FPI, cần có một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, các nước kém phát triển lại có hệ thống tài chính yếu, nên FPI có xu hướng luân chuyển giữa các nước phát triển với nhau, hoặc giữa nước đang phát triển sang nước phát triển, hơn là luân chuyển sang các nước đang phát triển. Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài: Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm: Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thông qua các định chế tài chính trung gian khác. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào các nước tồn tại dưới các loại quỹ hoặc các công ty tài chính dưới một số dạng như: - Quỹ tương hỗ - Quỹ trợ cấp và hưu bổng - Công ty bảo hiểm (Insurance Firm - Các tổ chức tài chính (Financial Corporation) - Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Funds) Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn FPI. Nguồn vốn FPI chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi). - Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. - Mức độ tự do hóa và cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện, sự thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư trong nước. - Sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói chung ở nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra dòng FPI cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các yếu tố khác như: - Sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán, chất lượng của các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước phát hành, cũng như các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính. - Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian (trước hết là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên). - Sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khoán, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vẫn và dịch vụ định mức hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp và chứng khoán do doanh nghiệp phát hành. Dòng FPI tỷ lệ thuận theo cấp số nhân cũng với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu quả ở trong nước, cùng với việc mở rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng tác động của vốn đầu tư gián tiếp đến các nền kinh tế ở khu vực. 1. Tác động tích cực của vốn đầu tư gián tiếp. Thông qua số liệu kinh tế thu thập được, có thể đánh giá một số điểm tích cực của vốn đầu tư gián tiếp như sau: Thứ nhất, Chưa có một kết quả tính toán chính thức về xác định rõ mức độ tác động của vốn đầu tư gián tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nhưng vốn đầu tư gián tiếp là một bộ phận trong tổng thể nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê từ năm 1991 đến năm 1996 tại Thái Lan: Cán cân tài khoản vốn liên tục tăng: Thấp nhất là năm 1992 là: 9,47 tỷ USD cao nhất: 21,9 tỷ USD vào năm 1995; Trung bình mỗi năm: 14,23 tỷ USD; Tích lũy trong 6 năm là: 86,4 tỷ. So với GDP Vốn đầu tư gián tiếp chiếm 12%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP theo các năm biểu hiện rất khả quan, với tỷ lệ tăng trưởng cao và biến động cũng với biến động của Cán cân tài khoản vốn. 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tăng trưởng GDP % 7,9 7,1 8,2 8,6 8,7 6,7 GDP 98,23 111,45 125,01 144,3 168,01 181,94 Tỷ giá hối đoái (Baht/USD) 25,28 25,32 25,54 25,09 25,19 25,61 Cán cân tài khoản vốn 11,76 9,47 10,5 12,17 21,9 19,5 Nợ nước ngoài 35,99 39,61 45,84 60,99 65 89 Dự trữ ngoại tệ 18,4 21,2 25,4 30,3 37 38,2 Thứ 2, Dữ trữ ngoại tệ liên tục tăng qua các năm: Đạt đỉnh: 38,2 tỷ USD năm 1996. Với số liệu về cán cân tài khoản vãng lai liên tục âm qua các năm. Thì cho ta thấy việc đóng góp của Cán cân tài khoản vốn qua các năm chiếm vị trí như thế nào. Khi dự trữ ngoại tệ tăng: đây là một cơ hội để kiểm soát tốt các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, Nợ nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thâm hụt tài khoản vãng lai… Cụ thể: chưa bàn tới việc tác hại của nợ nước ngoài nếu đầu từ khoản nợ này không tốt, chính dựa vào lượng Dự trữ ngoại tệ lớn là một khoản đối ứng, và đảm bảo để thu hút và có thể vay được vốn từ nước ngoài với các lãi suất cạnh tranh. Thêm nữa, với lượng dữ trữ này là nguồn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tránh được các nguy cơ khi các khoản nợ ngắn hạn đã đến hạn. Thứ 3, Dòng vốn đầu tư gián tiếp làm sôi động thị trường tài chính. [...]... bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam trên nguyên tắc đảm bảo mặt bằng chung về tỷ lệ tham gia giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp (2) Thu hẹp đối tư ng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối Nói cách khác, tiếp tục giảm nhanh các doanh nghiệp và lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài (cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp) , trong đó có lĩnh vực dịch vụ trình... diện và cho phép lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam Khuyến khích lập các quỹ đầu tư nước ngoài để huy động vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam Đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu tư như quỹ đóng, quỹ mở, quỹ dạng hợp đồng, quỹ đầu tư là pháp nhân Bên cạnh đó, thiết lập các chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. .. cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư nói chung Bao gồm: (1) Nới lỏng, tối đa hóa mức khống chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài trong các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam hoạt động thuộc các ngành nghề, lĩnh vực cho phép đầu tư 100% vốn trực tiếp nước ngoài; mở rộng tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài. .. hướng mở cửa và hội nhập, tạo động lực, hy vọng chung cho các nhà đầu tư nước ngoài Trong giai đoạn này Việt Nam có 7 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn huy động được khoảng 400 triệu USD - Giai đoạn 2 (1998-2002): là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu Á khiến cho các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Châu Á vị chững lại, Việt Nam cũng... tế khu vực và thế giới Sự quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam, đặc biệt là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, cộng với sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FPI) là một tiềm năng rất lớn đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam Với các yếu tố thuận lợi khách quan, Việt Nam hoàn... thua lỗ và phá sản Khi doanh nghiệp thua lỗ thì các ngân hàng, công ty tài chính lại không đòi được nợ, sẽ càng phá sản nhanh hơn 2.3 Một số chỉ số thực tế phản ánh kết quả của khủng hoảng kinh tế 1997 - Sự biến động của tỷ giá hối đoái - Sự phá sản của các ngân hàng và doanh nghiệp III Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam, giải pháp và bài học 1 Sự cần thiết thu hút FPI ở Việt Nam:... biệt với việc ban hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán với nhiều quy định thông thoáng hơn, bình đẳng hơn giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Những chính sách này thực sự đã làm cho môi trường đầu tư Việt Nam trở nên thân thiện hơn đối trong con mắt những nhà đầu tư quốc tế Trong 10 năm cuối trước khi trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, lượng vốn cần... đây Giả sử một nhà đầu tư Thái lan có một số tiền là Baht và có 2 cơ hội để đầu tư Một là đầu tư vào thị trường tài chính Thái lan và hai là thị trường tài chính Mỹ Giả định rằng Thái lan là nước nhỏ mở, có nhiều bất ổn về chính trị, phát triển quá nóng và dễ mất khả năng thanh toán Nếu nhà đầu tư này đầu tư vào tài sản tài chính Thái lan, lợi tức kỳ vọng thu được tính bằng đồng Baht vào cuối thời đoạn... quả đầu tư của ta còn nhiều hạn chế, hệ số ICOR quá cao, gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi Hàn Quốc và Đài Loan trong giai đoạn phát triển tư ng tự, tốn quá nhiều vốn cho tăng trưởng, điều này làm giảm ý muốn đầu tư lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài 3 Các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ thu hút FPI và hạn chế tác động tiêu cực của nó: Thứ nhất, xây dựng và thực hiện chiến lược thu hút vốn và đầu tư có... Việt Nam muốn đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút FPI, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư dài hạn hơn là ngắn hạn, nhằm tạo nguồn vốn dồi dào phục vụ cho sự phát triển Tuy nhiên, do tính hai mặt của FPI, đồng thời với việc gia tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp, Việt Nam cần có những biện pháp khắc phục những mặt hạn chế của nó Hiện nay, nhà nước đã có những biện pháp kiểm soát cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài . tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên. Thảo (1987) I. Khái quát về đầu tư gián tiếp nước ngoài: 1. Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài: Khoản 3 điều 3 Luật đầu tư quy định Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ. tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã

Ngày đăng: 04/02/2015, 09:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan