ngành chăn nuôi nói chung tiến lên phát triển bền vững hơn trong tương lai,góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây.Phương pháp nghiên cứu chính để thực hiện đề tài l
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Chuyên ngành đào tạo : Phát triển nông thôn
Giảng viên hướng dẫn : Ths Trần Thế Cường
Hà Nội- 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong khoá luận này là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng, đúng nguyên tắc và chưa được công bố hay sử dụng trong bất kỳ một tài liệu khoa học nào Mọi thông tin trích dẫn trong khoá luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu lời cam đoan trên là sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận
Hà Thị Phương Huyền
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy cô trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trần Thế Cường - người đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu khóa luận, cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân yêu luôn bên cạnh động viên để hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô khoa KT&PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên UBND xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
Trong suốt thời gian thực tập do thời gian ngắn, bước đầu đi vào tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, kiến thức chưa sâu rộng nên khóa luận không tránh khỏi nhiều sai sót Tôi mong nhận được sự góp ý kiến của thầy cô, bạn bè, những người làm công tác nghiên cứu và công tác kiểm tra để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn.
Sau cùng tôi xin chúc quý Thầy Cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn và thầy hiệu trưởng- GS.TS Trần Đức Viên thật dồi dào sức khỏe, thành đạt trên cương vị công tác của mình Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận:
Hà Thị Phương Huyền
Trang 4xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình là mô hình đang được sửdụng phổ biến, đạt hiệu quả kinh tế cao, làm tăng thu nhập và cải thiện chấtlượng cuộc sống của các hộ cơ sở chăn nuôi Theo kết quả nghiên cứu, bìnhquân lợi nhuận thu được của các hộ chăn nuôi dê ở đây từ 150 đến gần 200triệu mỗi năm Số lượng dê bán ra gần 300 con, thịt, sữa và các sản phẩm từ
dê ngày một tăng,đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoàitỉnh Mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả vừa tiết kiệm được nguồn vốn, chiphí ít mà thu lại lợi nhuận cao, tạo thêm việc làm cho người lao động, giúpxoá đói giảm nghèo, hạn chế việc di cư ra thành phố kiếm việc làm, đồng thờitạo điều kiện phát triển kinh tế văn hóa, giáo dục, y tế, xây dựng nông thônmới, ổn định đời sống xã hội Chính vì thế mô hình trên đang được các xã,các huyện đặc biệt quan tâm đưa vào sử dụng, và phát triển ngày một rộng rãi Trong nghiên cứu này, tôi giúp hiểu thêm về tình hình chăn nuôi dê ởViệt Nam, đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi dê bán chănthả trên địa bàn xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình trongnhững năm gần đây Đề tài cũng đưa ra một số nhóm giải pháp khắc phục đểviệc chăn nuôi dê mô hình bán chăn thả phát triển hơn, đề xuất một số biệnpháp phát triển chăn nuôi dê theo hướng bền vững, đưa ra kiến nghị đối vớinhà nước, địa phương, chủ hộ chăn nuôi, để ngành chăn nuôi dê nói riêng và
Trang 5ngành chăn nuôi nói chung tiến lên phát triển bền vững hơn trong tương lai,góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây.
Phương pháp nghiên cứu chính để thực hiện đề tài là phương pháp thuthập số liệu, phân tích và xử lý số liệu để đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế
mô hình chăn nuôi dê tại địa phương ngoài ra còn sử dụng phương pháp điềutra, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi dê
Trang 6MỤC LỤC
4.1.3 Tình hình trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dê mô hình bán chăn thả của các nhóm hộ điều tra 42
Trang 7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, TP
Ninh Bình (2012 – 2014) Error: Reference source not foundBảng 3.2: Tình hình hộ khẩu và lao động của xã Ninh Hòa qua 3 năm (2012-2014)
Error: Reference source not foundBảng 3.3 Cơ cấu kinh tế của xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, TP Ninh Bình
qua 3 năm 2012-2014 Error: Reference source not foundBảng 4.1 Tình hình chung về các hộ điều tra áp dụng mô hình nuôi dê bán
chăn thả ở xã xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tp.Ninh Bình Error:Reference source not found
Bảng 4.2 Điều kiện cơ cấu sản xuất trong các nhóm hộ chăn nuôi dê theo mô
hình bán chăn thả ở xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tp.Ninh Bình Error: Reference source not foundBảng 4.3: Tình hình trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dê mô hình bán chăn thả
của các nhóm hộ điều tra: Error: Reference source not foundBảng 4.4 Tình hình đầu tư chi phí trong mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả của
các nhóm hộ QML,QMN và QMV(tính BQ cho 100kg thịt hơi) .Error:Reference source not found
Bảng 4.5: Kết quả và hiệu quả của các hộ điều tra đã áp dụng mô hình chăn
nuôi dê bán chăn thả theo QML, QMV, QMN dê bán chăn thả theoQML, QMV, QMN (tính BQ 100kg thịt hơi) Error: Referencesource not found
Trang 9PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dê là một loài gia súc rất quan trọng ở các nước đang phát triển, đặcbiệt châu Á và châu Phi Gần 94% quần thể dê của thế giới (557 triệu con)hiện có thuộc các nước đang phát triển với 322 triệu con ở châu Âu, châu Phi
174 triệu con, Trung và Bắc Mỹ 14 triệu con, Nam Mỹ 23 triệu con, châu Âu
15 triệu con, châu Đại Dương 1,9 triệu con và Liên Xô cũ 6,4 triệu con (Hồquảng Đồ, Nguyễn Thị Thủy, 2013) Phần lớn sản lượng thịt sữa của dê đượcsản xuất ở châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc Ở Việt Nam nghề chăn nuôi dê
đã có từ lâu đời nhưng theo phương thức quảng canh tự cung tự cấp Theo số
liệu thống kê của FAO(2003), tổng đàn dê của cả nước là 780.354 con, chủ
yếu là giống dê cỏ (dê địa phương) được phân bố tập trung ở các tỉnh miềnnúi và trung du phía Bắc Tập quán sử dụng sản phẩm từ chăn nuôi dê đãđược hình thành, đó là động lực mới thúc đẩy tiến trình cải tạo đàn, tăng quy
mô, số lượng đàn, chất lượng con giống tốt và công nghệ chế biến sản phẩm.Mặt khác, khí hậu nước ta nóng ẩm, địa hình nhiều đồi núi, có nhiều cây cỏphát triển rất thích hợp với việc nuôi dê
Xã Ninh Hoà, huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình là một trong nhữngđịa phương có truyền thống lâu đời trong việc nuôi dê Xã có khoảng 50 hộnuôi dê, với tổng đàn dê trên 600 con có lúc tổng đàn dê lên tới khoảng trên 1nghìn con (Đào Duy, 2014) Đây không chỉ là nơi cung cấp các loại dê thịt màcòn cung cấp dê giống cho các địa phương ở trong và ngoài tỉnh Sau đó, đếnnăm 2008, tranh thủ sự hỗ trợ của UBND tỉnh với việc triển khai “Dự án pháttriển chăn nuôi dê địa phương” - nhằm đưa con dê trở thành con nuôi chủ lực
ở một số vùng, miền, đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhândân và thực hiện giảm nghèo, hoạt động chăn nuôi này ở Ninh Hòa đã dầnquy củ hơn
Trang 10Xã có điều kiện tự nhiên, với diện tích đất rừng trên địa bàn trên 950
ha và diện tích núi đá vôi chiếm khá lớn là 125ha chiếm 43% tổng diện tíchcủa địa phương (Thanh Thủy, 2009) rất thuận lợi để đàn dê sinh sản và pháttriển Hiện nay, người dân ở xã chủ yếu nuôi dê theo lối quảng canh, tự pháttheo quy mô nhỏ lẻ Nhiều hộ lợi dụng hang đá, hàm ếch dựng chuồng ngaytrên núi cho dê trú chân sau một ngày kiếm ăn Những gia đình ở xa núi hơnthường bớt một lao động để chăn thả, sáng lùa đi, tối đuổi về Có thể nuôi dênhốt tại chuồng hoặc chăn thả trên đồi núi Dê mắn đẻ, ít bệnh, cho nhiều thịt
và sữa là Dê là loài động vật ăn tạp ăn cỏ, lá cây và các phụ phẩm nôngnghiệp Dê dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao và nuôi dê thì cần ít vốn, tốn ítcông, thu nhập nhanh, thịt của chúng lại ngon Chính nhờ những đặc tính đó
mà một số hộ dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư, nhiều hộ gia đình đã tiếnhành xây dựng mô hình nuôi dê mới, giúp thu nhập của người dân tăng lênđáng kể, đặc biệt có nhiều hộ đã thoát nghèo Chăn nuôi dê đã đem lại hiệuquả kinh tế cao cho các hộ, trang trại góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng
Tuy vậy, để nuôi dê đạt năng suất cao, chất lượng tốt thì phương phápchăn nuôi mới đóng vai trò quyết định Vì vậy phải chọn cách nuôi nào? môhình ra sao? cho hiệu quả kinh tế là rất quan trọng Mô hình chăn nuôi dê bánchăn thả là một mô hình đã và đang được lựa chọn triển khai xây dựng, hoạtđộng ở xã Ninh Hòa bởi vì nó phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cá nhân,
cơ sở chăn nuôi tại đây Nhờ áp dụng mô hình này mà chủ chăn nuôi vừa tiếtkiệm được chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cũng như tạoviệc làm cho người lao động Mô hình này có đặc điểm gì khác biệt, tại sao
mô hình ấy được triển khai và phổ biến rộng rãi hơn so với những mô hìnhkhác và nó đem lại hiệu quả kinh tế ra sao đang là vấn đề được quan tâm vàtìm hiểu
Trang 11
Chính vì thế tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế
mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả tại xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu về mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả ở Xã Ninh Hoà,huyện Hoa Lư, tp Ninh Bình (ưu điểm và nhược điểm của mô hình), từ đóđánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình đó đối với các hộ chăn nuôi, trang trại,địa bàn xã và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng áp dụng mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả tại xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tp Ninh Bình diễn ra như thế nào?
- Mức độ hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả tại xãNinh Hòa, huyện Hoa Lư, tp Ninh Bình như thế nào?
- Mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả mang lại lợi ích gì cho người dântại xã Ninh Hòa?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi dê tại xã Ninh Hòahiện nay?
- Các giải pháp nào được đề xuất để người dân có thể nâng cao hiệuquả kinh tế mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả ?
Trang 121.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động chăn nuôi sản xuất
của các hộ đã áp dụng mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả và các đối tượngnhư trang trại và cơ sở chăn nuôi dê bán chăn thả ở xã Ninh Hòa, huyện Hoa
- Phạm vi thời gian của số liệu: (năm 2012 – 2014), tập trung vào năm
2014 để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình
- Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 15/1/2015 đến ngày 2/6/2015
Trang 13PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1 Các vấn đề lí luận về chăn nuôi bán chăn thả
*Chăn nuôi bán chăn thả là gì?
"Mô hình bán chăn thả là mô hình chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu) trongđiều kiện tự nhiên có giới hạn, được quản lí và tổ chức chặt chẽ theo chu trìnhkhép kín, áp dụng công nghệ trong diện tích đất không lớn (1 đến 5 hecta),nâng cao được sản lượng thịt đáp ứng nhu cầu trong nước tiến đến xuất khẩu"(Lê Phạm Quế Hương và cộng sự, 2014)
Trong mô hình này gia súc được nuôi trong điều kiện chuồng trại gầngiống với điều kiện tự nhiên hoặc không cần chuồng trại, mà nuôi thả tự dotrên núi, đồi, đến tối lùa đàn vào hang động, núi đá, đồng thời áp dụng quytrình chăn nuôi tập trung để tạo sản phẩm có chất lượng và giá thành hợp lýnhất Đây là mô hình có nhiều điểm mới, phù hợp với kinh nghiệm sản xuấtcũng như trình độ con người và điều kiện tự nhiên ở Việt Nam
2.1.2 Một số vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả củamột hoạt động sản xuất kinh doanh ta không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt
Trang 14hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm:hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
2.1.2.2 Hiệu quả kinh tế là gì?
"Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là mộtphạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực,vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định" (Nguyễn Thành Độ vàNguyễn Ngọc Huyền, 2007)
Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là nâng cao hiệu quả kinh
tế Hiệu quả kinh tế là thước đo, một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh trình độ tổchức sản xuất, trình độ lựa chọn, sử dụng, quản lý và khả năng kết hợp cácyếu tố đầu vào của sản xuất của từng cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như toàn
bộ nền kinh tế Có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hộiphản ánh mặt chất lượng hiệu quả kinh tế và phản ánh lợi ích chung của toàn
xã hội, là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội (David begg, Stanley Fischer,Rudger Dornbush, 1995)
Do nhu cầu vật chất của con người ngày một tăng và do yêu cầu củacông tác quản lý kinh tế, cần phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của cáchoạt động kinh tế nên đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.Hiệu quảkinh tế là so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ ra Tuy nhiên khái niệm hiệuquả kinh tế của các nhà kinh tế ở nhiều nước và nhiều lĩnh vực có quan điểmnhìn nhận khác nhau Có thể tóm tắt các hệ thống quan điểm như sau:
Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng: hiệu quả kinh tế là kết quảđạt được trong hoạt động kinh tế
Hệ thống quan điểm thứ hai: hiệu quả được xác định bằng nhịp độtăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân
Hệ thống quan điểm thứ ba: hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức
độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị và mức độ khối lượng kết quả hữu ích
Trang 15của hoạt động sản xuất vật chất hay một thời kì, góp phần tăng thêm lợi íchcủa xã hội, của nền kinh tế quốc dân.
Hệ thống quan điểm thứ tư cho rằng: hiệu quả kinh tế được xác địnhbởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó đượcthể hiện qua công thức sau:
Công thức tính
H = K/C
H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó
K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó
C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó
Hệ thống quan điểm thứ năm: hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu sốgiữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Được thểhiện bằng công thức:
H = Q – C
Trong đó: H là hiệu quả
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra để đạt được QHiệu số: Q – C là giá trị tuyệt đối của hiệu quả
Tuy nhiên quan điểm này ta thấy nó chỉ phản ánh được quy mô củahiệu quả kinh tế, song giá phải trả cho quy mô này là bao nhiêu, cái mà ngườisản xuất quan tâm thì không rõ
Hệ thống quan điểm thứ sáu cho rằng: hiệu quả kinh tế biểu hiện ởquan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả sản xuất và phần gia tăng thêmcủa chi phí bỏ ra
01
01
C C
Q Q H
Trang 16C1, C0 là lượng chi phí ở hai kì khác nhau
*Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau
về hiệu quả kinh tế :
- Các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman-1995)cho rằng : hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phítrong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt độngsản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội(trích dẫn bởi Vũ Thị Thanh Tâm, 2007)
- Theo P Samerelson và W Nordhausthì : "hiệu quả sản xuất diễn rakhi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảmmột loạt sản lượng hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giớihạn khả năng sản xuất của nó" (Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền,2007) Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạnkhả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao Có thể nói mứchiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mứchiệu quả nào cao hơn nữa
Kết luận lại ta có thể hiểu: hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánhgiữa kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong các hoạt động sản xuất,kinh doanh, nó phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tựnhiên và phương thức quản lý nguồn lực đó để làm sao mang lại lợi nhuận tối
đa và chi phí bỏ ra là thấp nhất Hiệu quả kinh tế được thể hiện bằng hệ thốngcác chỉ tiêu nhằm phản ánh mục đích cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp
với yêu cầu xã hội.
2.1.2.3 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế phát triển theo cơ chế đa thành phần hiện nay đangkhuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực tham gia sản xuất kinh doanh để tìmkiếm cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng làtìm kiếm lợi nhuận Nhưng làm thế nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất thì đó
Trang 17lại là vấn đề kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, cần phải làmthế nào để có chi phí vật chất và lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấpnhất Do vậy việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế là rất đadạng và việc đánh giá phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất, là sự kếthợp giữa các yếu tố đầu vào để có được yếu tố đầu ra hợp lý.
Tùy từng ngành với mỗi tính chất khác nhau, để xác định hiệu quả kinh
tế thì chúng ta cần phải xác định các yếu tố sau:
- Xác định yếu tố đầu ra: các mục tiêu đạt được phải phù hợp với mụctiêu chung của nền kinh tế quốc dân (được xã hội chấp nhận), hàng hóa sảnxuất ra phải trao đổi được trên thị trường
- Xác định yếu tố đầu vào: đó là chi phí vật chất, công lao động…
*Bản chất của hiệu quả kinh tế:
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và pháttriển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thầncủa mọi thành viên trong xã hội Muốn vậy sản xuất phải phát triển cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu Nhưng để giải quyết được vấn đề trên là vấn đề hếtsức khó khăn và chỉ mang tính tương đối, đòi hỏi phải có thời gian Để làm rõbản chất của hiệu quả kinh tế cần phải phân định sự khác nhau về mối liên hệgiữa kết quả và hiệu quả
"Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trìnhkinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó" (Nguyễn HữuNgoan, 2005) Như vậy kết quả có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặcđơn vị giá trị Còn hiệu quả là đại lượng dùng để xem xét kết quả tạo ra nhưthế nào? Nguồn chi phí bao nhiêu để đạt được kết quả đó Chính vì thế, hoạtđộng sản xuất ngoài mục đích, yêu cầu đặt ra đều phải quan tâm đến hiệu quảkinh tế, nó có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh
tế nhằm tìm ra giải pháp có lợi cho sản xuất
Trang 18*Phân loại hiệu quả kinh tế
a) Dựa vào nội dung bản chất :
+Hiệu quả kinh tế: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt
kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó Bao gồm các chỉ tiêu kết quảnhư: tổng giá trị sản phẩm, lợi nhuận…
+Hiệu quả xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các
lợi ích do sản xuất mang lại, được thông qua các chỉ tiêu về giải quyết công
ăn việc làm, bảo vệ môi trường, an ninh xã hội…
+ Hiệu quả kinh tế - xã hội: phản ánh mối tương quan giữa các kết quả
đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạtđược các kết quả đó
+ Hiệu quả phát triển: thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp, các vùng.
Đây là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố như: tình hình đời sống vật chất, trình độ dântrí…
Trong các loại hiệu quả trên thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất và
có ý nghĩa quyết định nhưng để đánh giá hiệu quả kinh tế đầy đủ và toàn diệnnhất thì phải có sự liên kết hài hòa với hiệu quả xã hội và hiệu quả phát triển
b)Dựa vào yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
+ Hiệu quả sử dụng đất+ Hiệu quả sử dụng vốn+ Hiệu quả sử dụng lao+ Hiệu quả sử dụng công nghệ - kỹ thuật mới
c) Dựa vào phạm vi, đối tượng nghiên cứu
+ Hiệu quả kinh tế từng biện pháp kỹ thuật
+ Hiệu quả kinh tế ngành
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế chung trongtoàn bộ nền sản xuất xã hội
+ Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ
Trang 19+Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức
*Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội cho nên tiêu chuẩnđánh giá hiệu quả kinh tế chỉ đánh giá một cách tương đối, không đánh giáđược ngay mà phải có thời gian và thời gian này được gắn với một không gian
cụ thể với một trình độ phát triển nền kinh tế xã hội Các nhà kinh tế cho rằngtiêu chuẩn cơ bản tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứngnhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí tài nguyên…
Ví dụ như: Đối với doanh nghiệp, xí nghiệp thì tiêu chuẩn ở đây lại là tiết
kiệm chi phí nhưng đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, còn nguyên tắc đánh giáhiệu quả kinh tế thì phải được gắn trong những điều kiện cụ thể và ở một giaiđoạn nhất định Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung, mục tiêuchủ yếu xuyên suốt mọi quá trình sản xuất của xã hội Do đó việc xác địnhhiệu quả kinh tế ở mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội khác nhau là khácnhau và tùy theo nội dung của việc đánh giá mà có tiêu chuẩn đánh giá
2.1.3 Đặc điểm chăn nuôi dê và kĩ thuật chăn nuôi dê
2.1.3.1 Giới thiệu về các giống dê
Giống Dê hiện có 2 giống chính đó là Dê địa phương (dê cỏ), dê Bách thảo
*Dê địa phương(dê cỏ): Là dê lâu đời tại địa phương, có màu lông phatạp không thuần nhất, đa số màu nâu hoặc đen loang trắng, tai nhỏ, khôngcụp Dê đực và dê cái đều có râu và sừng Dê cỏ nuôi chủ yếu để lấy thịt vớiđặc điểm Khả năng sinh trưởng chậm, tầm vóc nhỏ Khối lượng trưởngthành: Con cái: 25 - 32 kg/con Con đực: 35 - 37 kg/con Tỷ lệ thịt xẻ đạt: 39 –41%,tuổi phối giống lần đầu là: 6 - 7 tháng tuổi đẻ 1,4 lứa/năm (2 năm 3 lứa)
tỷ lệ đẻ 1 con /lứa là 70% ; 2 con/lứa là 25%; 3 con/lứa là 5% (1,3 con/lứa )(Lê Đăng Đảnh và Đinh Văn Bình, 2014)
*Dê Bách Thảo: Dê Bách Thảo là dê kiêm dụng sữa thịt Màu lông
Trang 20tương đối đồng nhất là màu lông đen loang sọc trắng, tai to, cụp, không có râucằm, phần lớn không có sừng, hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc kếthợp nuôi thả tự do trên núi đều cho kết quả tốt Khối lượng trưởng thành: Dêcái: 40 - 45 kg/con; Dê đực: 75 - 80 kg/con; Sơ sinh: 2,6 - 2,8 kg/con Tỷ lệthịt xẻ đạt: 42 - 44 % Khả năng sinh sản tương đối tốt Tuổi phối giống lầnđầu: 7 - 8 tháng; Số con bình quân: 1,7 con/ lứa Số lứa đẻ bình quân 1,8 lứa /năm ( Lê Đăng Đảnh và Đinh Văn Bình, 2014).
2.1.3.2 Đặc điểm chăn nuôi dê
Để chăn nuôi dê đạt hiểu quả kinh tế cao thì kĩ thuật chăn nuôi, kinhnghiệm và hiểu biết trong chăn nuôi dê đóng vai trò quyết định Ngoài ra côngtác tiêm phòng thú y và xây dựng chuồng trại cho dê cũng rất quan trọng.Người chăn nuôi phải nắm rõ những đặc điểm sinh trưởng và phát triển của dêtừng giai đoạn để có những kĩ thuật chăm sóc chăn nuôi cho phù hợp
Theo PGS.TS Lê Đăng Đảnh và TS Đinh Văn Bình(2014), chăn nuôi
dê có những đặc điểm, kĩ thuật chăn nuôi, chăm sóc và xây dựng chuồng trạicho dê như sau:
* Đặc điểm về tập tính ăn uống, bày đàn
Hiểu biết tập tính của dê rất quan trọng, vì nó giúp cho người chăn nuôibiết cách chăm sóc, nuôi dưỡng dê hợp lý, phù hợp để nâng cao năng suất,hiệu quả chăn nuôi
Dê có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ So vớitrâu, bò, cừu Dê ăn được nhiều loại lá hơn và có biên độ thích ứng rộngvới các mùi vị của cây lá Dê rất phàm ăn và thường tìm thức ăn mới Dê làcon vật sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều so với trâu, bò, có khả năng chịukhát rất giỏi
Dê thích ăn ở độ cao 0,2 -1,2m Thức ăn để sát mặt đất dê thường khó
ăn và phải quỳ hai chân trước xuống để ăn Khi để tự do, dê có khả năng tựtìm chọn loại thức ăn thích nhất để ăn; thức ăn rơi vãi, dính bẩn bùn đất dê
Trang 21thường bỏ lại không ăn.
Dê có tập tính bầy đàn cao, ngủ nhiều lần trong ngày Dê còn có khảnăng tự chịu đựng và dấu bệnh Vì vậy, khi chăm sóc dê phải quan tâm tỷ mỉmới phát hiện được dê mắc bệnh để có biện pháp khắc phục kịp thời
* Đặc điểm về thức ăn
Dê là loài gia súc nhai lại, có dạ dày 4 túi gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lásách và dạ múi khế Ở dê trưởng thành dạ cỏ phát triển mạnh, chiếm tới 80%dung tích của toàn bộ dạ dày Nó có thể ăn được nhiều loại thức ăn có nhiềuđộc tố, cay, đắng mà gia súc khác không ăn được như lá xoan, lá xà cừ, lá keotai tượng, cỏ bướm thức ăn tinh bao gồm thóc, ngô, sắn, khoai lang tươi,chuối , không cho dê ăn thức ăn đã thối mốc hoặc lẫn đất và cát
* Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển
Cũng như các gia súc khác, sự sinh trưởng và phát triển của dê tuântheo qui luật giai đoạn Có thể chia thành các giai đoạn: giai đoạn bào thai,giai đoạn sơ sinh, giai đoạn dê non và giai đoạn trưởng thành Ứng với mỗigiai đoạn có các đặc điểm khác nhau và yêu cầu khác nhau về điều kiện chămsóc, nuôi dưỡng mà người chăn nuôi cần nắm vững
Sự sinh trưởng và phát triển từng giai đoạn của dê phụ thuộc vào giống,tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý và môi trường Giai đoạn
từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi cường độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là caonhất, tiếp đến là giai đoạn từ 3 đến 12 tháng Từ sau 12 tháng tuổi, cường độsinh trưởng giảm dần cho đến giai đoạn trưởng thành Dê đực luôn tăng trọngnhanh hơn dê cái Thông thường, dê sơ sinh có khối lượng 2,5-3,5 kg Lúc 3tháng tuổi đạt 9-12 kg; 12 tháng đạt 23-29 kg và khi 18 tháng tuổi đạt 30-40 kg
* Đặc điểm sinh sản và cho sữa
Dê là gia súc có khả năng sinh sản nhanh hơn nhiều so với trâu, bò.Thông thường, dê động dục lần đầu lúc 6-8 tháng tuổi, phối giống lần đầu lúc8-10 tháng và đẻ lứa đầu lúc 14 tháng Chu kỳ động dục của dê kéo dài 19-21
Trang 22ngày Thời gian động dục kéo dài 36-40 giờ (đôi khi kéo dài trên 2 ngày) Nếu
dê đang tiết sữa thì năng suất sữa giảm đột ngột Thời gian mang thai là 150ngày (5 tháng) Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của dê thay đổi theo giống,điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và ngoại cảnh
Sản lượng sữa của dê tùy thuộc vào giống, lứa đẻ, chế độ dinh dưỡng,quản lý, Năng suất sữa trung bình mỗi con khoảng từ 0,7-1,5 lít Có nhữngcon cho năng suất sữa cao hơn, đạt 2,0-2,5 lít/ngày
Để tính sản lượng sữa của mỗi con dê trong một năm, người ta thườngcăn cứ vào các chỉ tiêu như: năng suất sữa/con/ngày, thời gian cho sữa/kỳ tiếtsữa và số lứa đẻ/năm Khả năng cho sữa cũng có thể được tính toán theo100kg khối lượng cơ thể, theo mức chi phí thức ăn để sản xuất ra một lít sữa
2.1.3.3 Kĩ thuật chăn nuôi dê
da mỏng, lông mịn; bầu vú to, mềm mại, đều
- Chọn dê đực giống: dê đực khoẻ mạnh, hăng hái, không khuyết tật;đầu to, ngắn, trán rộng; thân hình cân đối, không quá béo, hoặc gầy Phần thânsau chắc chắn, bắp nở đều, bốn chân chắc khoẻ, 2 hòn cà đều và cân đối Dêđực phải là dê của con mẹ cho nhiều sữa, dê con tăng trọng nhanh, khả năngchống bệnh tốt Dê đực 6 tháng tuổi không đạt 15 kg trở lên không sử dụnglàm giống
b Phối giống: Tuổi bắt đầu phối giống của dê cái là 7 - 8 tháng tuổi, dê đực 5
- 6 tháng tuổi Khi bắt đầu phối giống dê cái phải đạt khối lượng 17 - 18 kg,
dê đực phải đạt khối lượng 15 - 16 kg Tỷ lệ đực/cái thích hợp là: 1/20 - 1/25
- Những dê cái có ngoại hình, thể chất và khối lượng đạt yêu cầu thì
Trang 23phải theo dõi sát các kỳ động dục để phối giống kịp thời.
- Thời điểm phối giống thích hợp là 24 giờ kể từ sau khi dê cái có biểuhiện động dục Không cho giao phối đồng huyết và không cho dê đực nonphối với dê cái già Dê cái trên 7 năm tuổi và dê đực trên 8 năm tuổi cần đượcloại thải
c.Thức ăn cho dê:
*Thức ăn thô xanh:
Dê là loại ăn tạp, nguồn thức ăn chính là cỏ và các loại lá cây nhưng dêkhông thích ăn các loại cỏ và lá cây bị ướt, nên khi chăn thường phải thả dêvào khoảng 9 - 10 giờ sáng
- Ngoài chăn thả dê ở bãi chăn thì nên cho dê ăn thêm cỏ ở chuồng 2 - 3kg/con.Có thể trồng một số cây họ đậu và một số giống cỏ làm thức ăn cho dênhư: Cỏ Voi, cỏ Lông Pa Ra
*Thức ăn hỗn hợp: gồm các loại cám gạo, ngô, bột sắn tuỳ theo lứa tuổi,khả năng sinh sản và tiết sữa cho dê mà ăn từ 0,2 - 0,8 kg/con/ ngày
- Có thể bổ sung một lượng muối ăn và khoáng đa vi lượng dưới dạng
đã chế biến để dê sử dụng tuỳ thích
- Tuyệt đối tránh thức ăn chua, hôi, mốc, ướt Hàng ngày cho dê ăn no,
đủ các chất dinh dưỡng Nếu thiếu hụt khẩu phần, dê sinh trưởng kém, thànhthục chậm, giảm thể trọng, giảm sản lượng sữa, sinh sản kém, dê gầy dễ bịsinh bệnh
- Không chăn thả dê nơi trũng, lầy, có nước tù đọng để phòng ngừabệnh giun sán cho dê
- Hàng ngày chăn thả từ 7-9 giờ mùa đông cần cho ăn thêm cỏ vào banđêm từ 3-5 kg Cho uống nước sạch thỏa mãn trước khi chăn cũng như saukhi dê về chuồng Cố định ống bương muối trong chuồng cho dê liếm láp, bổsung, khoáng vi lượng hàng ngày
- Dê thích ăn ở độ cao do vậy cần treo máng thức ăn lên cao cách mặt
Trang 24đất 0,4-0,5 m, cây lá cho ăn thêm cũng nên treo cao để Dê dễ ăn.
d Chuồng trại:
- Làm chuồng trại nơi cao ráo, thoát nước, ở cuối hướng gió đảm bảo
đông ấm hè mát
- Nuôi dê phải làm chuồng sàn, cách mặt đất 50 - 80 cm
- Vật liệu làm chuồng đơn giản, bằng gỗ, tre, nứa, lá
- Sàn chuồng làm bằng thanh tre, gỗ, nứa thẳng, nhẵn, bản rộng 2,5 cm;cách nhau 1,5 cm đủ lọt phân và tránh cho dê không bị lọt chân
- Chuồng nên có ngăn riêng cho dê đực giống, dê hậu bị, dê chữa gần
đẻ, dê mẹ và dê con dưới 3 tuần tuổi và các loại dê khác
- Có sân chơi cao ráo, không đọng nước, định kỳ lấy phân ra khỏichuồng và vệ sinh tẩy uế chuồng trại bằng vôi bột 1 tháng 1 lần
2.1.4 Đặc điểm của mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả
*Ưu điểm
Trong mô hình này dê được nuôi trong điều kiện chuồng trại gần giốngvới điều kiện tự nhiên đồng thời áp dụng quy trình chăn nuôi tập trung để tạosản phẩm có chất lượng và giá thành hợp lý nhất
Mô hình chăn nuôi dê bán chăn thả có nhiều điểm mới, phù hợp vớikinh nghiệm sản xuất cũng như trình độ con người và điều kiện tự nhiên ởnước ta
Thay vì chỉ cấp vốn ban đầu để người dân tự nuôi mà chưa quan tâm đếnđầu ra của sản phẩm, chúng ta áp dụng mô hình khép kín trang bị toàn diện từ congiống, hệ thống chuồng trại, máy móc cho đến công tác quản lí chuyên nghiệp vàtạo đầu ra ổn định để dự án được phát triển lâu dài, vững chắc
Dự án trang bị hoàn thiện kiến thức để người dân làm chủ công nghệ (laitạo giống, thiết kế chuồng trại, quản lí chăn nuôi) đem lại lợi nhuận cho người dân
từ đó làm giàu cho đất nước nói chung, nông dân Việt Nam nói riêng
Hiện đại hơn, phù hợp hơn so với các mô hình chăn nuôi khác, giúp
Trang 25cho người dân chủ động trong việc chọn giống, thức ăn và quan trọng nhất làmang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống con người được cải thiện.
Chăn nuôi dê được duy trì và phát triển đã giải quyết việc làm, nâng caothu nhập cho nông dân góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế nông thôn
*Nhược điểm
Vì bán chăn thả nên không có sự kiểm soát liên tục, do bản tính hoang
dã, nghịch ngợm, ăn nhiều loại cây lá khác nhau và hình thức chăn thả tự donên dê hay phá phách mùa màng, hoa màu
Do hình thức chăn nuôi bán chăn thả, kết hợp quảng canh chưa đượcđầu tư đúng mức vì vậy mức tăng trọng thấp Ở những nơi bãi chăn thả hẹp,đàn dê không phát triển được
Chăn nuôi dê mô hình bán chăn thả cũng sẽ làm môi trường ô nhiễmnếu người nuôi không biết cách xử lí vệ sinh môi trường, do đó ít nhiều gâyảnh hưởng đến cuộc sống của con người
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất chăn nuôi dê trên thế giới
Chăn nuôi dê trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển
ở các nước phát triển chủ yếu sử dụng phương thức chăn nuôi tiên tiến vớimục đích lấy sữa và làm pho mát Chăn nuôi dê có vai trò quan trọng trongđời sống Ở nhiều nước nhiệt đới và bán nhiệt đới, chăn nuôi dê cung cấpnhiều loại sản phẩm phục vụ đời sống con người như thịt, sữa, lông, da, sừng,móng, cung cấp lượng phân bón khá lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp
Ở châu Á, nước nuôi nhiều dê nhất là Trung Quốc (172.957.208 con),sau đó là Ấn Độ ( 124.500.000 con); Pakistan (52.800.000 con); Việt Nam có780.33 con Theo số liệu của FAO(2003) cho biết: năm 2003, số lượng dê thếgiới như sau: châu Á: 487 588 456 con, châu Âu: 18 425 226 con, châu Phi:
219 736 150 con, châu Mỹ La Tinh và Caribe: 36 713 150 con và số lượng dêtrên thế giới trong năm 2003 đạt 764 510 558 con Khu vực các nước đang
Trang 26phát triển là nơi sản xuất nhiều thịt dê nhất trong đó tập trung chủ yếu ở các nước châu Á Nước sản xuất nhiều thịt dê nhất là Trung Quốc Các nước châu
Á cung cấp phần lớn lượng sữa này (6.291.364 tấn - chiếm 5324% tổng sảnlượng) Trong đó đứng đầu là Ấn Độ (2.610000 tấn), sau đó là Bangladesh(1.312.000 tấn); Pakistan (640.000 tấn); Trung Quốc (242.000 tấn) (Đinh VănBình và cộng sự, 2003)
Ấn Độ là nước có ngành chăn nuôi dê rất phát triển và công tác nghiêncứu về chăn nuôi dê được chính phủ đặc biệt quan tâm chú ý Nước này đãthành lập Viện nghiên cứu chăn nuôi dê, Viện sữa quốc gia, một số trường đạihọc và trung tâm nghiên cứu về đê Theo livestockcesnus of India (1951-1982), P.R.Deoghare, B.V Khan, hàng năm Ấn Độ sản xuất ra 1020 tấn sữa,
370 nghìn tấn thịt, và 50 tấn lông Tỉ lệ tăng đàn dê ở Ấn Độ hàng năm 3,29%
Ở Philippine với tổng số dê hiện nay là 6,25 triệu con, tốc độ tăng đàntrong 10 năm qua là 1,2% năm (Trần Trang Nhung và cộng sự, 2005) Nhiềuchương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê quốc gia đã được xâydựng nhằm đẩy mạnh ngành chăn nuôi dê trong những năm tới
Ở Malaysia,chăn nuôi dê ở đây phát triển từ 1976 đến 1986 Giống dêMalaysia nhỏ chỉ đạt 20-25 kg khi trưởng thành nên họ đã nhập tinh đôngviên các giống dê như Alpine, Saanen từ Đức để lai với giống dê tạo ra dê lai
có năng suất cao hơn
Ở Trung Quốc, từ năm 1978, Chính phủ đã bắt đầu quan tâm đến chănnuôi dê,do đó tốc độ phát triển của đàn dê khá nhanh.Hiện nay, Trung Quốc
có 12 trại dê giống sữa, giống Ximong - Saanen là giống dê phổ biến ở đây.Trung Quốc đã sử dụng giống dê này lai với dê địa phương, con lai cho năngsuất sữa tăng lên từ 80 - 100% ở thế hệ thứ nhất, 200% ở thế hệ thứ hai TheoSugangyi, Zengming(1993): Trung Quốc có tới 12 trại dê giống hướng sữa và95% là giống Ximong- Saanen, các thế hệ con lai của chúng có thể cho 750-
Trang 27850kg/sữa/ con/chu kì Trung Quốc cũng là nước đã sử dụng kỹ thuật cấytruyền hợp tử trên dê.
Ở Pháp là nước có ngành chăn nuôi dê lâu đời chủ yếu là dê sữa vớitổng là 900 nghìn con chủ yếu nuôi lấy sữa và làm pho mát
Để hội tụ các nhà khoa học cùng tham gia nghiên cứu và tổ chức traođổi, học tậpkinh nghiệm lẫn nhau, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên toàn
thế giới, Hội Chăn nuôi Dê thế giới đã được thành lập từ năm 1976
(International Gom Association) và 4 năm họp một lần Khu vực châu Á
cũng thành lập tổ chức Chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ (Small Ruminant
Production System Networkfor Asia), có trụ sở tại Indonexia, với mục đích
góp phần đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dêtrong khu vực
2.2.2 Tình hình sản xuất chăn nuôi dê ở Việt Nam
Trong những năm gần đây chăn nuôi dê đã và đang phát triển rất mạnhtrong cả nước tập trung ở khu vực miền Nam, nhất là các tỉnh miền ĐôngNam Bộ Năm 2000, theo số liệu của Tổng Cục thống kê: tổng đàn dê của cảnước là 525.000 con, trong đó chủ yếu là giống dê Cỏ (dê địa phương), đượcphân bố tập trung ở các tỉnh vùng núi và trung du phía Bắc(miền Đông Nam
Bộ chiếm 3,00%), nhưng đã tăng lên 38,20% (2004) và năm 2005 là 44,35%(582.872 con) riêng miền Đông Nam Bộ chiếm 18,85% (247.741 con) Giá cả
dê thịt trên thị trường tăng cao nên chăn nuôi dê đã thật sự mang lại hiệu quảkinh tế cho người chăn nuôi
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, tổng đàn đê đến năm 2006 là1.457.637 con, đạt tốc độ tăng trưởng 16,06% Các tỉnh nhiều dê nhất là HàGiang (141.730 con), Ninh Thuận (116.750 con), Sơn La (92.122 con), ThanhHóa(65.750 con) Giá cả dê thịt trên thị trường tăng cao từ 15.000 đồng/kg(1998-1999) lên 30.000 – 35.000 đồng/kg (2005), năm 2006-2007 khoảng25.000 – 28.000 đồng/kg thịt hơi Bởi vậy, chăn nuôi dê đã thật sự mang lạihiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi
Trang 28Giống dê Việt Nam chủ yếu là giống dê Cỏ địa phương nuôi lấy thịt cónhiều màu sắc lông da khác nhau và bộ pha tạp nhiều, dê có lầm vóc bé nhỏ,hiệu suất chuyển hoá thức ăn thấp, hiện tượng suy thoái cận huyết cao Nuôidưỡng kém, bệnh tật phát sinh nhiều Vậy nên năm 1994, trung tâm nghiêncứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã nhập nội 3 giống dê cho sữa và thịt là: Beetal,Jumnapari, Barbari Đến năm 2002 lại nhập hai giống dê từ Mỹ là Alpine vàSaanen nuôi lai cải tạo với đàn dê cỏ.
Nhiều năm qua, ngành chăn nuôi dê của nước ta đã được quan tâm chú ý Năm 1993, Nhà nước bắt đầu giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chănnuôi dê trong cả nước cho Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây thuộcViện Chăn Nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Từ đó đến naynhiều công trình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê về giống,thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y, chế biến sản phẩm đã được tiến hành và
đã thu được những kết quả bước đầu rất tốt
2.2.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
*Đã có những đề tài nghiên cứu, công trình khác liên quan đến đề tài được thực hiện bởi các chuyên gia nông nghiệp ở Việt Nam:
Đề án phát triển mô hình chăn nuôi bán chăn thả ở Việt Nam (Lê
Phạm Quế Hương và các cộng sự,2014), tác giả đã cho ta hiểu mô hình chănnuôi bán chăn thả là gì, đặc điểm của mô hình ra sao, ngoài ra đề án cũng đềcập đến ưu điểm của mô hình đó là: có nhiều điểm mới, cho hiệu quả kinh tếcao rất phù hợp với kinh nghiệm sản xuất, cũng như trình độ con người vàđiều kiện tự nhiên ở Việt Nam, thay vì chỉ cấp vốn ban đầu để người dân tựnuôi trồng mà chưa quan tâm đến đầu ra của sản phẩm thì ta áp dụng mô hìnhkhép kín trang bị toàn diện từ con giống, hệ thống chuồng trại, máy móc chođến công tác quản lí chuyên nghiệp và tạo đầu ra ổn định để dự án được pháttriển lâu dài, vững chắc
Mai Quyên - nghiên cứu phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện Ba
Trang 29Vi tỉnh Hà Tây- luận văn thạc sĩ kinh tế Tác giả đã nêu khái quát về thực
trạng chăn nuôi dê tại địa bàn huyện Ba Vi tỉnh Hà Tây, cho thấy vai trò quantrọng của việc chăn nuôi dê đối với sự phát triển kinh tế nói chung và cảithiện đời sống người dân nói riêng Nghiên cứu cũng chỉ ra các ưu điểm,nhược điểm của các mô hình chăn nuôi dê phổ biến tại đây : quảng canh, bánthâm canh v.v, đồng thời đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chănnuôi dê trên địa bàn huyện Ba Vi tỉnh Hà Tây Nuôi dê như mô hình ở Ba Vì,tỉnh Hà Tây có nhiều điểm giống với mô hình nuôi dê bán chăn thả tại NinhHòa, tp Ninh Bình: vì cả 2 mô hình đều phổ biến ở những vùng trung du vàmiền núi, nơi địa hình đồi núi và rừng cây rộng lớn Tuy nhiên việc quản lýđàn dê và công tác giống ở Ba Vì, tỉnh Hà Tây phải được tiến hành theo cáthể, đầu tư vốn ít hơn cho nên nuôi dê theo phương pháp quảng canh ở Ba Vìcho năng suất và hiệu quả kinh tế thấp hơn so với mô hình chăn nuôi dê bánchăn thả ở xã Ninh Hòa
Tác giả Đinh văn Bình và Nguyễn Quang Sức( 2001), kĩ thuật chăn
nuôi dê Các tác giả đã đưa ra nguồn gốc và ý nghĩa của chăn nuôi dê, các đặc
điểm sinh học cần biết về con dê, kĩ thuật chăn nuôi dê và quản lí sức khỏeđàn dê
Nhìn chung có rất ít các công trình nghiên cứu về dê trong thời gianqua Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã giới thiệu đầy đủ và chi tiết về
số lượng, các giống dê, tình hình chăn nuôi dê trong và ngoài nước vì vậy cótính ứng dụng trong thực tế cao, là cẩm nang hữu ích cho người chăn nuôi dêtrong và ngoài nước Tuy nhiên các đề án và luận văn.v.v trên chủ yếu mangtính chất kĩ thuật, chưa có những nghiên cứu, tìm hiểu về các mô hình,phương thức chăn nuôi dê mới, chưa có những đánh giá về hiệu quả kinh tếcủa các mô hình đó cũng như đưa ra những đề xuất hay giải pháp để đưa môhình chăn nuôi dê mới ngày một phát triển và đạt hiệu quả hơn
Trang 30PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Dựa vào các số liệu thu thập được trên mạng interner, từ các báo cáokinh tế xã hội, báo cáo thực tập tình hình hoạt động của hội đồng nhân dân xãNinh Hòa huyện Hoa Lư, tp Ninh Bình, cùng các văn bản báo cáo thườngniên về dân số, sử dụng đất đai, tình hình kinh tế, xã hội, tôi có những thôngtin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu như sau:
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Ninh Hòa là xã miền núi phía Bắc huyện Hoa Lư, TP Ninh Bình Là 1trong 11 xã của huyện Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình6 kmvới vị trí tiếp giáp của xã như sau :
- Phía Đông giáp thị trấn Thiên Tôn; xã Ninh Giang
- Phía Tây giáp xã Trường Yên
- Phía Nam giáp xã Ninh Nhất-thành phố Ninh Bình-tỉnh Ninh Bình
- Phía Bắc giáp xã Ninh Giang
Xã Ninh Hòa có điều kiện thuận lợi về giao thông với tuyến đườngquốc lộ 38B và tuyến đường quốc lộ 1A mới chạy qua, đã tạo điều kiện thuậnlợi cho việc giao lưu, trao đổi kinh tế, văn hoá trong vùng
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Ninh Hòa là xã miền núi có 8 thôn, xóm với địa hình núi đá vôi nằmphân bố xung quanh khu dân cư, có diện tích đồi núi và rừng lớn chiếm 40%tạo điều kiện phát triển chăn nuôi dê, bò
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Trang 31Nhiệt độ trung bình năm là 23,50 C độ ẩm trung bình hàng năm 80 -85%Lượng mưa cũng chia ra làm hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô tháng 5đến tháng 9, lượng mưa trung bình năm lớn, khí hậu 4 mùa phân hóa rõ rệt.
Với điều kiện địa hình, khí hậu nêu trên có cơ sở phát triển ngành nôngnghiệp trồng lúa, cây lương thực và cây ăn quả
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nôngnghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm Hiện nay, tổng diện tích đất tự nhiên củatoàn xã Ninh Hòa là 802,89 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp và chăn nuôi
Diện tích đất nông nghiệp của xã năm 2012 là 605,74 ha, đến năm
2013 là 605,92 ha chiếm 75% tổng diện tích đất tự nhiên, đến năm 2014 là604,89 ha, giảm 1,03 ha so với năm 2013 Nguyên nhân là do có sự chuyểnđổi mục đích sử dụng từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp,hoặc việc giải phóng mặt bằng để phục vụ cho việc xây dựng các công trình,
cơ sở hạ tầng của xã
Năm 2012, diện tích đất cho chăn nuôi của xã là 26,20 ha chiếm 4,32 %diện tích đất nông nghiệp Năm 2013, diện tích đất chăn nuôi là 26,24 ha Đếnnăm 2014, giảm 0,09 ha còn 26,15 ha chiếm 4,32 % diện tích đất nông nghiệp
Diện tích trồng cây hàng năm cũng có xu hướng tăng dần từ năm 2012-2014 Năm
2014, diện tích đất trồng cây hàng năm là 421,94 ha chiếm 69,75 % diện tích đất nông nghiệp Diện tích đất trồng cây lâu năm (năm 2014) là 22,53 ha giảm 0,15 ha so với năm
2013 Nguyên nhân là do chuyển sang đất ở nông thôn và công cộng.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản, và đất lâm nghiệp hầu như không thay đổiqua 3 năm từ 2012-2014 Năm 2014, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã là9,24 ha chiếm 1,53 % diện tích đất nông nghiệp, và diện tích đất lâm nghiệp
là 125,03 ha chiếm 20,67 diện tích đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp: bao gồm đất ở và đất chuyên dùng có xu hướngtăng dần qua 3 năm từ 2012-2014, do đất nông nghiệp được chuyển sang sử
Trang 32dụng cho các mục đích khác như: xây nhà ở, xây xưởng, quán , phục vụ chosản xuât các ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ Năm 2013, diện tích đấtphi nông nghiệp là 162,64 ha chiếm 20,26 % trong tổng diện tích đất tựnhiên Năm 2014, diện tích đất phi nông nghiệp là 162,48 ha chiếm 20,24 %trong tổng diện tích đất tự nhiên
Diện tích đất chưa sử dụng hoặc bỏ hoang ở xã Ninh Hòa là khá lớnnăm 2012 là 35,65 chiếm 4,44% trong tổng diện tích đất tự nhiên Năm 2013,diện tích đất chưa sử dụng giảm 1,32 ha còn 34,33 ha, đến năm 2014 lại tăng1,19 ha là 35,52 ha chiếm 4,42% trong tổng diện tích đất tự nhiên
Qua một số chỉ tiêu tính toán, ta thấy bình quân diện tích đất nôngnghiệp/khẩu nông nghiệp năm 2014 là 0,29 ha/ người và bình quân diện tíchđất nông nghiệp/hộ là 0,59 ha/hộ Để nắm rõ tình hình sử dụng đất đai ở xãNinh Hòa huyện Hoa lư, thành phố Ninh Bình, ta xem bảng sau:
Trang 33Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, TP Ninh Bình (2012 – 2014)
Chỉ tiêu
SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) 13/02
(%)
14/13 (%)
Trang 343.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Ninh Hòa là một xã có dân số khá đông: 5508 người với mật độ dân số:
685 người/km² Dân số hiện nay: 5.549 người, hiện tại hình thành 2 vùng rõrệt, phân bổ dân cư thành 8 thôn, 2 hợp tác xã nông nghiệp, ngoài ra còn cócác nghề phụ như nghề mộc, khai thác đá sỏi, đan lát
Năm 2014, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: 3% (giảm 1,8% so với năm 2013).Tổng số hộ ở xã Ninh Hòa là 1695 hộ chủ yếu là hộ nông nghiệp, số nhânkhẩu của xã cũng chiếm đa số là nhân khẩu nông nghiệp : 2051 người (năm2012), của năm 2013 là 2154 người, năm 2014 lại giảm đi 81 người còn: 2073người Nguyên nhân có sự thay đổi trên là do số người đi cư chuyển đi sinhsống và lao động ở các huyện, xã khác ngày một tăng
Số lao động của xã có xu hướng giảm nhưng giảm không đáng kể, năm
2014 giảm 282 người so với năm 2013 Năm 2014, tổng số lao động trongtoàn xã 3024 người trong đó số lao động nam là chủ yếu
Bình quân số nhân khẩu/ hộ của xã năm 2014 là 3,29 người/ hộ, và sốkhẩu nông nghiệp/ hộ nông nghiệp là 2,02 người/ hộ( năm 2014) Bình quân
số lao động nông nghiệp/ hộ nông nghiệp là 2,2 lao động/ hộ
Trong những năm gần đây mặc dù cơ cấu kinh tế của xã có xu hướngchuyển sang thương mại và dịch vụ hoặc chuyển từ sản xuất nông nghiệpsang làm các ngành nghề thủ công nghiệp và phi nông nghiệp, số lao độngtrong ngành nông nghiệp vẫn chiếm đa số Năm 2012 số lao động nôngnghiệp là 2156 người chiếm 66,44 % tổng số lao động của xã, đến năm 2013,lao động trong sản xuất nông nghiệp tăng lên là 2175 người, năm 2014 lạităng 3,8 % lao động nông nghiệp (so với năm 2013) là 2258 người
Để nắm rõ tình hình dân số và lao động ở xã Ninh Hòa huyện Hoa lưthành phố Ninh Bình, ta xem bảng sau:
Trang 35Bảng 3.2: Tình hình hộ khẩu và lao động của xã Ninh Hòa qua 3 năm (2012-2014)
so sánh\ (%)
Trang 363.1.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
*Hệ thống giao thông
Hệ thống đường giao thông của xã đã được hoàn thiện và nâng cấp rõ rệt Giao thông đường bộ thuận lợi, với đường 12C chạy qua theo chiều dài của
xã, có sông Chanh thuận tiện cho giao thông đường thuỷ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế và xã hội.
* Hệ thống điện
Toàn xã có các trạm biến thế được phân bố ở các thôn Hệ thống lướiđiện của xã luôn được quan tâm nâng cấp và cải tạo, đảm bảo độ an toàn,cung cấp đủ điện sinh hoạt và sản xuât cho toàn xã
*Chợ:
Hiện tại xã Ninh Hòa có 2 chợ là chợ Bóp và chợ Cầu Áng Sơn Trong
đó có chợ Bóp là chợ lớn, là nơi giao lưu hàng hoá của người dân trong xã vàcủa các xã lân cận
* Giáo dục:
Trường học của xã gồm 2 cấp học là trường Tiểu học, THCS Toàn xã
có trường 1 Tiểu học và 1 trường THCS
Trang 37* Về y tế:
Thực hiện các công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh, khám chữabệnh vệ sinh môi trường Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đượcthực hiện tốt, mọi chế độ và quy định được duy trì thường xuyên, nề nếp, cáctrang thiết bị đầy đủ đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân
và đảm bảo, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong toàn xã
3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế của xã qua 3 năm (2012-2014)
Trong những năm gần đây (2012- 2014) kinh tế ở xã Ninh Hòa có nhữngbước phát triển đáng kể, theo xu hướng mở rộng chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấukinh tế sang công nghiệp hóa hiện đại hóa và thương nghiệp dịch vụ
Năm 2012, Tổng giá trị sản xuất của xã đạt 84730,7 triệu đồng Đếnnăm 2013 giảm còn 82694 triệu đồng nhưng tới năm 2014 lại tăng lên là85388,7 triệu đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm là 100,39 %
Giá trị ngành nông nghiệp của xã Ninh Hòa trong 3 năm gần đây cónhững bước phát triển đáng kể, năm 2012 của xã đạt 29086,7 triệu đồng Đếnnăm 2013 tăng lên 0,78% (so với năm 2012), là 29315,0 triệu đồng, tốc độtăng trưởng bình quân qua 3 năm là 99,3% Đến năm 2014, giá trị ngành nôngnghiệp lại giảm còn 28684,7 triệu đồng Nguyên nhân là do cơ cấu kinh tếcủa xã chuyển dịch từ công nghiệp, nông nghiệp sang thương mại dịch vụ
*Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ (2013) đạt 33124,8 triệu đồngchiếm 38,85 % tổng giá trị sản xuất Tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm tăng100,98% Thu nhập của người dân trong xã nhờ đó cũng tăng lên khá cao
Năm 2013, thu nhập bình quân/người/năm của xã là 8,6 triệuđồng/người/ năm vượt 100 nghìn đồng so với thu nhập bình quân đầu ngườicủa năm 2012, đến năm 2014 đã đạt 10 triệu đồng/người/ năm Đời sốngngười dân trong xã đang được cải thiện và nâng cao đáng kể
Trang 38*Giá trị sản xuất những ngành khác cũng có những chuyển biến rõ rệt,giá trị sản xuất không ngừng được tăng lên qua các năm Năm 2012, giá trịsản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 23158,8 triệu đồng, chiếm 27,33 %tổng giá trị sản xuất của xã Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp và xâydựng vận tải đạt 22680,0 triệu đồng, chiếm 27,43 % tổng giá trị sản xuất Đếnnăm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng của xã đạt 23579,2 triệuđồng, chiếm 36,06 % tổng giá trị sản xuất.
Để nắm rõ tình hình phát triển kinh tế của xã qua 3 năm (2012-2014)ở
xã Ninh Hòa huyện Hoa Lư thành phố Ninh Bình, ta xem bảng sau:
Trang 39Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế của xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, TP Ninh Bình qua 3 năm 2012-2014
Chỉ tiêu
Tốc độ TTBQ 3 năm
Trang 40(Nguồn: Ban thống kê xã Ninh Hòa, năm 2012-2014)