Với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, hoạt động hình thành biểu tượng số lượng giúp trẻ nhận biết và phản ánh mối quan hệ số lượng giữa các nhómvật từ đó xác định các vật trong nhóm, là điều kiện đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Người hướng dẫn khoa học
ThS NGUYỄN VĂN ĐỆ
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học sư phạm Hànội 2 đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trongsuốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, các cháu mẫugiáo tại hai trường Mầm non Cổ Loa và Thành Loa – Đông Anh – Hà Nội đãhợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Đặc biệt, bằng lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơnđến thầy giáo hướng dẫn – Th.S Nguyễn Văn Đệ - người đã tận tình hướngdẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu vàhoàn thành khóa luận này
Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là những người thân tronggia đình đã ở bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên Khổng Thị Quỳnh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3BTSL : Biểu tượng số lượng
HĐ : Hoạt động
LQVT : Làm quen với toán
MG : Mẫu giáo
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận là kết quả cố gắng của bản thân tôi trong quá trình học tập vànghiên cứu Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Đệ Tôixin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài này không có sự trùng lặp với bất
kì một đề tài nào khác
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên Khổng Thị Quỳnh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu
2 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
2 5 Phạm vi nghiên cứu
3 6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Cấu trúc khóa luận 4
NỘI DUNG 5
Chương 1 5
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẼ 5
1.1 Cơ sở lí luận của việc hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ 5
1.1.1 Một số khái niệm
5 1.1.2 Đặc điểm hình thành biểu tượng số lượng của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng 6
1.1.3 Quá trình dạy học nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 11
1.1.4 Hoạt động vẽ với việc hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ ở trường mầm non 15
1.2 Cơ sở thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ 22
Kết luận chương 1 28
Trang 6Chương 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂUTƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNGVẼ 292.1 Nguyên tắc xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượngcho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ 292.1.1 Nguyên tắc 1: Dựa vào nội dung chương trình hình thành biểu tượngtoán sơ đẳng cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 292.1.2 Nguyên tắc 2: Dựa vào đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo5-6 tuổi trong việc hình thành biểu tượng số lượng 312.1.3 Nguyên tắc 3: Dựa vào đặc trưng của hoạt động vẽ để xây dựng biệnpháp sử dụng hoạt động vẽ trong việc nâng cao hiệu quả hình thành BTSLcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 322.2 Xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ 342.2.1 Tạo tình huống có sử dụng hoạt động vẽ vào quá trình luyện tập nhằmcủng cố kiến thức, kĩ năng xác định số lượng cho trẻ 342.2.2 Sử dụng các bài tập vẽ theo đề tài nhằm hình thành biểu tượng số lượngcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 372.2.3 Tăng cường sử dụng các trò chơi hình thành biểu tượng số lượng chotrẻ dưới hình thức hoạt động vẽ đa dạng 39Kết luận chương 2 43KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .49
Trang 81 Lí do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
với mục tiêu: “Giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”.
Nhiệm vụ mà giáo dục mầm non đặt ra là phải phát triển toàn diện nhân cáchcho trẻ trong đó phát triển nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng trong quátrình giáo dục hiện nay
Ở trường mầm non, hoạt động cho trẻ làm quen với toán, đặc biệt là việchinh thành biểu tượng số lượng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triểnnhận thức của trẻ Với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, hoạt động hình thành biểu tượng
số lượng giúp trẻ nhận biết và phản ánh mối quan hệ số lượng giữa các nhómvật từ đó xác định các vật trong nhóm, là điều kiện để trẻ học phép đếm vànắm được các con số, đồng thời biết được mối liên hệ giữa các số liền kềtrong phạm vi 10 Thông qua đó trẻ có khả năng vận dụng kiến thức vàonhững tình huống thực tế nhằm giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và là cơ
sở cho việc học tập khi bước vào lớp 1
Trẻ mầm non luôn rất nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, đây là thời kìphát triển những cảm xúc thẩm mĩ- đó là những cảm xúc tích cực được nảysinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp trong các nghệ thuật trong đó cónghệ thuật tạo hình Đối với trẻ em, hoạt động vẽ nói riêng chính là sự thểhiện các biểu tượng, ấn tượng và suy nghĩ của trẻ, là sự giao tiếp bằng cáchình thức, phương tiện mang tính vật thể Vẽ giúp trẻ hình thành và thể hiệnnhững ý tưởng sáng tạo Quan trọng hơn, đây là một hình thức rèn luyện trítuệ và tư duy thông qua các hình thức vật thể, trực quan
Trang 9Hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầmnon sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu giáo viên biết vận dụng ưu thế của hoạt động
vẽ nhằm giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng, thoải mái
Hiện nay, giáo viên mầm non cũng đã quan tâm đến việc sử dụng hoạtđộng vẽ nhằm củng cố, phát triển biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi nhưng thực tế thì hiệu quả chưa cao
Chính những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Hình
thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ” nhằm
nâng cao hiệu quả của quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi thôngqua hoạt động vẽ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nhận thức vàgiáo dục toàn diện nhân cách trẻ
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức hoạt động hình thành biểu
tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ
5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc hình thành biểutượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ
- Đề xuất một số biên pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổithông qua hoạt động vẽ
Trang 105 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp hình thành biểu tượng sốlượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các lớp mẫu giáo lớn tại hai Trường Mầmnon Cổ Loa và Thành Loa – Đông Anh – Hà Nội
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa cácnguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm tiền đề cho việc xâydựng cơ sở lí luận của đề tài
6.2 Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra với 50 giáo viên MN tại hai trường MN Cổ Loa
và trường MN Thành Loa nhằm tìm hiểu thu thập thông tin về nhận thức, thái
độ của họ đối với việc hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua hoạtđộng vẽ
6.3 Phương pháp quan sát
Dự các HĐ hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi và quan sát HĐ của giáoviên sử dụng hoạt động vẽ trong quá trinh hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6tuổi tại hai trường MN nói trên để có những ghi chép và đánh giá về các biệnpháp giáo viên sử dụng HĐ vẽ nhằm hình thành BTSL cho trẻ
6.4 Phương pháp đàm thoại
Trao đổi trò chuyện cùng giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ ở lớp 5-6 tuổi
để tìm hiểu sự đánh giá của giáo viên về khả năng nhận thức và hứng thú củatrẻ khi tham gia hoạt động hình thành BTSL nói chung và hoạt động hìnhthành BTSL có sự tham gia của hoạt động vẽ nói riêng, tìm hiểu những biệnpháp mà giáo viên đang sử dụng và những khó khăn họ thường gặp phải trongquá trình tổ chức hoạt động này
6.5 Phương pháp xử lí số liệu
Trang 11Sử dụng toán thống kê để xử lí các số liệu thu được từ khảo sát thựctrạng của đề tài.
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chínhcủa khóa luận bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc hình thành biểu tượng
số lượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ
Chương 2: Đề xuất một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ
Trang 12NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẼ1.1 Cơ sở lí luận của việc hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Biểu tượng
Trên phương diện triết học: Biểu tượng là một hình ảnh của khách thể đãđược tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người, và do tác động nào đó đượctái hiện, nhớ lại Biểu tượng cũng giống như cảm giác, tri giác “là hình ảnhchủ quan của thế giới khách quan”, nhưng biểu tượng chỉ phản ánh khách thểmột cách gián tiếp, là hình ảnh của hình ảnh Ngoài ra bằng tưởng tượng, từnhững biểu tượng cũ con người có thể sáng tạo ra những biểu tượng mới
Các nhà Tâm lý học thì quan niệm biểu tượng là hình ảnh của các vật thể,cảnh tượng và sự xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng Khác với trigiác, biểu tượng có thể mang tính khái quát, nếu tri giác chỉ liên quan đếnhiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê “Biểu tượng là hình ảnh tượngtrưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vậtcòn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”.Như vậy biểu tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giớixung quanh, được hình thành trên cơ sở cảm giác, tri giác và vận động đã xảy
ra trước đó, được lưu giữ lại trong ý thức, hay là hình ảnh mới được hìnhthành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước
Trang 131.1.1.2 Biểu tượng số lượng
Biểu tượng số lượng là những hình ảnh về đặc trưng số lượng của các tậphợp còn lưu lại và được tái hiện trong óc của ta khi các tập hợp ấy không cònđược ta tri giác trực tiếp, không còn đang tác động vào các giác quan của tanhư trước
1.1.1.3 Hoạt động vẽ
Bắt nguồn từ hội họa và điêu khắc, hoạt động vẽ ở trường mầm non là hoạtđộng sử dụng ngôn ngữ chính là đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục để thểhiện ý đồ của trẻ hoặc yêu cầu của giáo viên đến trẻ Tuy nhiên hoạt động vẽcủa trẻ mang đậm màu sắc của sự ngây thơ, trong sáng và gắn liền với đặcđiểm lứa tuổi của trẻ
Hoạt động vẽ giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo Đâyđồng thời còn là hình thức rèn luyện trí tuệ, là quá trình tư duy thông qua cáchình thức vật thể, trực quan
1.1.2 Đặc điểm hình thành biểu tượng số lượng của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng
Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với những nhóm vật có màusắc, kích thước và số lượng phong phú, với các âm thanh, chuyển động có ởxung quanh trẻ Trẻ lĩnh hội số lượng của chúng bằng các giác quan như: thịgiác, thính giác, giác quan vận động…
Trẻ em lứa tuổi nhà trẻ đã bắt đầu có những nhận biết về số lượng, đó lànền tảng đầu tiên và cần thiết giúp trẻ nhận biết hiện thực xung quanh Nhữngbiểu tượng đầu tiên về các nhóm vật giống nhau như: nhiều bông hoa, nhiềucái lá, nhiều quả bóng…được tích lũy và phản ánh trong ngôn ngữ thụ độngcủa trẻ Được sự giúp đỡ của người lớn cũng với việc nắm được ngôn ngữtích cực trẻ đã nhận biết, phân biệt và nắm được tên gọi của các nhóm vật.Khi thao tác với các đồ vật, đồ chơi (trẻ gom bóng vào hộp, nhặt lá vào rổ,
Trang 14cắm hoa vào lọ…), ở trẻ hình thành biểu tượng lộn xộn về số lượng Do vậyngười lớn cần hướng dẫn trẻ thao tác với từng vật và với cả nhóm vật theo cáccách khác nhau, dạy cách dùng lời diễn đạt số lượng của chúng như: gọi têntừng vật hay từng nhóm vật, qua đó giúp trẻ hệ thống những biểu tượng.
Lên một tuổi, trẻ em thường nhận ra nhóm gồm các vật giống nhau nhanhhơn so với việc nhận biết riêng từng vật Biểu tượng về các nhóm vật đượchình thành ở trẻ trên cơ sở đứa trẻ tri giác nhiều lần với nhóm vật đó Trẻ nhỏsớm phân biệt được một vật với nhiều vật, và có phản ứng với trước sự khácnhau về số lượng các nhóm vật
Lên hai tuổi, trẻ đã tích lũy được những biểu tượng về số lượng các nhómvật, các âm thanh, các chuyển động, trẻ thích thú tạo ra số nhiều các nhóm vậtgiống nhau, dịch chuyển chúng từ chỗ này đến chỗ khác Trong quá trình taotác, hoạt động với đồ vật ở trẻ hình thành hứng thú phân biệt các nhóm vật có
số lượng là một và nhiều, trẻ lĩnh hội được từ “một” và “nhiều”
Lên ba tuổi, trẻ đã phân biệt được các khái niệm: một, nhiều, ít trẻ dễ dàngthực hiện được các nhiệm vụ được giao như: mang cho cô một quả bóng haymang nhiều viên bi, trẻ đã có phản ứng với câu hỏi “có bao nhiêu”, một số trẻ
đã sử dụng được các số từ: ba, năm hoặc nhiều hơn thế nhưng không ứngchúng với số lượng vật tương ứng Như vậy, sự hình thành biểu tượng về sốlượng ở trẻ mầm non diễn ra trên cơ sở trẻ thực hành thao tác với các nhómvật Ở giai đoạn đầu của sự phát triển, biểu tượng số lượng của trẻ còn rấtphân tán, không cụ thể và thiếu chính xác, trẻ còn chưa nhận biết rõ ràng sốlượng cũng như giới hạn của các nhóm vật Vì vậy trẻ nhỏ thường không nhậnthấy sự biến mất của một số vật trong nhóm Chẳng hạn như: trẻ có rất nhiềukẹo nhưng nếu ta lấy bớt kẹo của trẻ thì trẻ cũng không nhận ra sự biến mất
đó Như vậy, sự tri giác số nhiều không xác định đặc trưng cho cho trẻ nhỏ,nên cần thiết phải dạy trẻ tri giác tập hợp như một thể trọn vẹn
Trang 15Giai đoạn 3-4 tuổi trẻ đã hiểu và phân biệt được đúng các từ: một, ít, nhiềutrẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống Trẻ không chỉ
có khả năng phân biệt số lượng nhiều, ít của các nhóm vật, mà còn phân biệtđược các âm thanh, động tác Các từ nhiều, ít dần dần trở thành vốn từ tíchcực của trẻ
Trẻ ba tuổi thường thích so sánh số lượng các nhóm vật Khả năng so sánh
số lượng các nhóm vật, các âm thanh… phát triển dần dần cùng với lưa tuổitrẻ Trẻ có thể tạo ra các nhóm vật và so sánh số lượng của chúng Trẻ thườngxếp chồng, xếp cạnh từng vật của nhóm này với từng vật của nhóm khác Tức
là bước đầu trẻ biết thiết lập tương ứng 1:1 giữa các vật của các nhóm khácnhau để xác định mối quan hệ số lượng giữa chúng Kết quả so sánh giúp trẻbắt đầu lĩnh hội các khái niệm nhiều hơn, ít hơn Điều đó chứng tỏ trẻ đã biếtxác định và phản ánh bằng lời mối quan hệ không bằng nhau về số lượng giữahai nhóm vật Tuy nhiên, ban đầu trẻ còn chưa biết tri giác tất cả các phần tử
có trong tập hợp Ban đầu trẻ thường chú ý đến giới hạn của tập hợp, vì vậy
mà trẻ ít chú ý đến từng phần tử của tập hợp Ví dụ: khi yêu cầu trẻ phát quàcho các bạn xếp theo hàng ngang, có khi trẻ chỉ phát cho các bạn đầu hàng,còn các bạn đứng giữa thì lại không phát
Như vậy với trẻ 3 tuổi cần chú trọng dạy trẻ so sánh số lượng các nhóm vậtbằng các biện pháp xếp chồng, xếp cạnh Trong quá trình so sánh cần sử dụngcác nhóm vật có số lượng khác nhau Trên cơ sở thực hành so sánh số lượngcủa chúng, trẻ nắm được tính tương đối của các khái niệm: nhiều hơn, ít hơnphụ thuộc vào việc ta so sánh số lượng nhóm vật đó với nhóm vật có số lượngnhư thế nào Ví dụ 3 con vịt nhiều hơn 2 con gà nhưng lại ít hơn 5 con mèo
Vì vậy các khái niệm chỉ có ý nghĩa tương đối Việc dạy trẻ so sánh số lượngcác phần tử của các tập hợp bằng biện pháp thiết lập tương ứng 1:1 giữa cácphần tử của chúng, xác định mối quan hệ số lượng bằng nhau hay không bằng
Trang 16nhau giữa chúng ngay từ lúc trẻ còn chưa biết đếm là rất cần thiết, điều đógiúp trẻ hiểu rằng các tập hợp có thể có độ lớn bằng nhau và khác nhau, đểbiết được điều đó thì cần xác định số lượng các phần tử và phải đếm Nhờ vậytrẻ sẽ hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của phép đếm, của các con số Và ở trẻ xuấthiện nhu cầu đếm với các số.
Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, những biểu tượng tập hợp được phát triển và mởrộng, trẻ có khả năng nhận biết tập hợp ngay cả khi các phần tử của chúng lànhững vật không giống nhau Ví dụ như tập hợp các hình học gồm các hìnhtròn, hình vuông, hình tam giác với những kích cỡ và màu sắc không giốngnhau, hay tập hợp các quả bóng to nhỏ và màu sắc khác nhau Điều đó chứng
tỏ đã có sự phát triển ở trẻ khả năng nhận biết dấu hiệu chung của tập hợp bất
kì và bỏ qua những dấu hiệu khác của chúng
Trẻ mẫu giáo nhỡ đã có kĩ năng phân tích từng phần tử của tập hợp, biếtđánh giá độ lớn của chúng theo số lượng phần tử của tập hợp Trẻ ở lứa tuổinày đã nắm và sử dụng tốt biện pháp thiết lập tương ứng 1:1 giữa các phần tửcủa tập hợp khi so sánh độ lớn của chúng Từ đấy trẻ xác định được mối quan
hệ số lượng: bằng nhau, không bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn giữa các nhómvật Vì vậy khi thao tác với các tập hợp cụ thể trẻ bắt đầu sử dụng tới các con
số và phép đếm, nhờ vậy mà trẻ nắm được vai trò của số kết quả
Dưới tác động của việc dạy học, trẻ 4-5 tuổi nhanh chóng nắm được phépđếm, dễ dàng phân biệt được quá trình đếm và kết quả của phép đếm, hiểu ýnghĩa khái quát của con số - là chỉ số cho số lượng các phần tử của tập hợp.Trẻ hiểu rằng các tập hợp có số phần tử bằng nhau sẽ được biểu thị bằng các
số khác nhau Tuy nhiên trẻ còn khó khăn khi đếm số lượng lớn các vật, vìvậy yêu cầu trẻ có khả năng đếm đến 10 và nhận biết các chữ số trong phạm
vi 5
Trang 17Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi có khả năng phân tích chính xác các phần tử củatập hợp, các tập hợp con trong tập hợp lớn Trẻ khái quát được một tập hợplớn gồm nhiều tập hợp con và ngược lại nhiều tập hợp riêng biệt có thể gộplại với nhau theo một đặc điểm chung nào đó để tạo thành một tập hợp lớn.Khi đánh giá độ lớn của các tập hợp, trẻ mẫu giáo lớn ít bị ảnh hưởng các yếu
tố như: màu sắc, kích thước, vị trí sắp đặt các phần tử của tập hợp
Hoạt động đếm của trẻ mẫu giáo lớn đã phát triển lên một bước mới, trẻ rấtthích đếm và phần lớn trẻ nắm được trình tự của các số từ 1 đến 10 thậm trínhiều hơn thế Trẻ không chỉ hiểu rằng, khi đếm thì số cuối cùng là số kết quảứng với toàn bộ nhóm vật, mà trẻ còn bắt đầu hiểu con số là chỉ số cho sốlượng phần tử của tất cả các tập hợp có cùng độ lớn không phụ thuộc vàonhững đặc điểm, tính chất cũng như cách sắp đặt của chúng
Trẻ 5-6 tuổi bắt đầu hiểu mối quan hệ thuận nghịch giữa các số liền kề củadãy số tự nhiên (mỗi số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau một đơn vị và ngượclại mỗi số đứng sau lớn hơn số đứng trước một đơn vị) Kỹ năng đếm của trẻngày càng trở nên thuần thục, trẻ không chỉ đếm đúng các nhóm vật mà còn
cả các âm thanh và các động tác, qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn vai trò của số kếtquả
Hơn nữa giữa tác động của dạy học, trẻ mẫu giáo lớn không chỉ biết đếmxuôi mà còn biết đếm ngược trong phạm vi 10, trẻ nhận biết được các số từ 1-
10 Trẻ biết được rằng mỗi con số không chỉ được diễn đạt bằng lời mà còn cóthể viết, mà muốn biết số lượng các vật trong nhóm không nhất thiết lúc nàocũng phải đếm, mà đôi lúc chỉ cần nhìn con số biểu thị số lượng của chúng.Việc cho trẻ làm quen với các con số có tác dụng phát triển tư duy trừu tượngcho trẻ
Như vậy cần tiếp tục hình thành biểu tượng về tập hợp cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi, bước đầu cho trẻ làm quen với một số phép tính trên tập hợp, điều đó
Trang 18tạo cơ sở cho trẻ học các phép tính đại số sau này ở trưởng phổ thông Tiếptục dạy trẻ phép đếm trong phạm vi 10, trẻ lớn không chỉ đếm từng vật riêng
lẻ mà còn đếm từng nhóm vật Nhờ vậy mà tư duy của trẻ tiếp tục được pháttriển, giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn khái niệm đơn vị, tạo tiền đề cho trẻ hiểu bảnchất của các phép tính đại số mà trẻ sẽ học ở trường phổ thông
1.1.3 Quá trình dạy học nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trẻ lứa tuổi mầm non cũng giống như các cấp học khác đều tuân thủ quychuẩn chung về chương trình giáo dục Hoạt động làm quen với toán nóichung và hoạt động hình thành BTSL nói riêng cũng vậy, với hoạt động hìnhthành BTSL hiện nay vẫn đang tuân theo các nội dung dưới đây:
1.1.3.1 Nội dung chương trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được quy định trong chương trình GDMN 2009 bao gồm:
- Mở rộng và phát triển biểu tượng về tập hợp cho trẻ, tạo nhóm theo các dấuhiệu
- Dạy trẻ đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng Nhận biết các chữ số,
1.1.3.2 Quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi
Trang 19Dạy học ở trường mầm non là quá trình phát triển có hệ thống, có kếhoạch, có mục đích nhằm phát triển các năng lực nhận thức của trẻ, trang bịcho trẻ hệ thống tri thức sơ đẳng, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng vàtrên cơ sở đó góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ Trong
đó giáo viên là người lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn, tạo môi trường chotrẻ tham gia vào hoạt động nhằm lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng về BTSL và
có thể vận dụng chúng vào cuộc sống thực tiễn
Quá trình phát triển BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dưới sự hướng dẫncủa giáo viên được tiến hành theo các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tích lũy biểu tượng số lượng cho trẻ
Giai đoạn này nhằm mục đích tích lũy và làm phong phú kinh nghiệm về
số lượng và mối quan hệ số lượng có trong các sự vật hiện tượng xung quanhtrẻ Với mục đích đó giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với cácnhóm đồ vật với số lượng khác nhau, tổ chức cho trẻ thao tác với chúng bằngcác giác quan khác nhau như thị giác, thính giác, xúc giác thông qua các hoạtđộng ở trường mầm non như: hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi,hoạt động ngoài trời, lao động và trong chế độ sinh hoạt hằng ngày Ví dụtrong giờ ăn giáo viên giao cho trẻ tìm số bát và thìa cho các bạn trong bàn,lúc này trẻ sẽ phải sử dụng kĩ năng đếm và ghi nhớ số lượng hoặc sử dụngphép tương ứng 1:1 thành thạo để hoàn thành nhiệm vụ cô giao
Việc tích lũy BTSL cho trẻ gắn liền với chủ điểm giáo dục, qua đó trẻ cónhững nhận thức đầu tiên trong mối liên hệ giữa BTSL với các mảng sự kiện,các hoạt động sống xung quanh trẻ Với những hoạt động sống hằng ngày củatrẻ: số người trong gia đình, số nhà, số điện thoại… các con số này sẽ cónhững ý nghĩa nhất định trong cuộc sống của trẻ ở hiện tại và tương lai Giáoviên giúp trẻ có cơ hội tham gia các hoạt động, trong đó có hoạt động vẽnhằm hình thành và tích lũy dần vốn biểu tượng cho trẻ
Trang 20- Giai đoạn 2: Dạy trên hệ thống các hoạt động học toán có chủ đích ở trường Mầm non
Có thể nói đây là giai đoạn có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấpcho trẻ hệ thống kiến thức, kĩ năng đảm bảo tính chính xác, khoa học Trêncác giờ học làm quen với toán, giáo viên dạy trẻ 5-6 tuổi biết: đếm xác định
số lượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng của trẻ; thêm bớt, xác địnhmối quan hệ số lượng; nhận biết các số từ 1 đến 10 và tách gộp trong phạm vi10
Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ, giáo viênbằng nghiệp vụ, kinh nghiệm của mình sử dụng các hình thức, biện pháp khácnhau nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhanh và chính xác nhất.Với hoạt động hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non về cơbản được tiến hành theo thứ tự sau:
- Xây dựng mục tiêu hoạt động hình thành BTSL
- Chuẩn bị mọi điều kiện phục vụ cho hoạt động nhằm thực hiện mục tiêuhình thành BTSL
- Tiến hành các hoạt động cụ thể nhằm hình thành BTSL cho trẻ
+ Hoạt động 1: Ôn lại các kiến thức cũ, những kiến thức có liên quan đếnchủ đề
+ Hoạt động 2: Dạy trẻ kiến thức kĩ năng mới
+ Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố kiến thức mới thông qua hệ thống bàitập, trò chơi
+ Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố kiến thức mới để giải quyết một sốtình huống trong thực tế nhằm giúp trẻ khắc sâu hơn nội dung kiến thức màtrẻ được cung cấp
- Giai đoạn 3: Củng cố, ứng dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong các hoạt động khác nhau
Trang 21Củng cố, ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học về số lượng nhằm giảiquyết các nhiệm vụ đặt ra trong những hoạt động khác nhau ở trường mầmnon Có thể nói đây là giai đoạn mang ý nghĩa thực tiễn và là một trong nhữngmục tiêu giáo dục không thể thiếu khi hình thành BTSL cho trẻ.
Ở trường mầm non BTSL có thế ứng dụng ở tất cả các hoạt động Vớihoạt động thế chất, việc trẻ xếp tương ứng 1:1 theo chiều ngang hoặc chiềudọc để thực hiện bài tập phát triển chung, hay việc trẻ đếm số từ 1 đến hếttheo hàng… đều là những ứng dụng thực tế từ kiến thức, kĩ năng về BTSL đã
có của trẻ Ở hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trẻ có thể khái quátcâu chuyện thông qua việc đếm số lượng nhân vật, so sánh số lượng nhân vậttốt và xấu, đếm số lần xuất hiện nhân vật (đếm số lần ông Bụt xuất hiện, đếm
số lần cô Tấm khóc)… Trong hoạt động làm quen với môi trường xungquanh, khi cho trẻ tham gia tìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện tượng thìBTSL cũng đóng vai trò nhất định Trong nhiều trường hợp, nó sẽ giúp chobiểu tượng của trẻ về sự vật, hiện tượng mà trẻ đang tìm hiểu được rõ rànghơn Ví dụ khi cho trẻ tìm hiểu về động vật 4 chân và động vật 2 chân thì chắcchắn sẽ phải sử dụng khả năng đếm và so sánh số lượng của hai nhóm đốitượng, hay khi cho trẻ tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước giáo viên có thểgiúp trẻ khái quát bằng việc đếm số giai đoạn trong vòng tuần hoàn đó, và gắn
số thứ tự tương ứng (ví dụ: giai đoạn 1 là nước từ ao hồ bốc hơi, giai đoạn 2
là hơi nước tích tụ dần thành mây đen…) Việc làm này sẽ giúp trẻ dễ dànghơn trong tư duy và ghi nhớ vấn đề Hay như trong hoạt động tạo hình mà cụthể là hoạt động vẽ cũng khá dễ dàng ứng dụng những kiến thức kĩ năng về sốlượng Chẳng hạn trong quá trình giáo viên dạy trẻ số 6 và thêm bớt, tách gộptrong phạm vi 6 thì có thể kết hợp cho trẻ củng cố kiến thức bằng cách cho trẻ
vẽ và tô màu bông hoa có 6 cánh, hoặc vẽ thêm cánh để bông hoa có 6 cánh,cây có 6 quả,… Trong tổ chức bữa ăn hằng ngày cho trẻ giáo viên ứng dụng
Trang 22những kiến thức về số lượng cho trẻ như: mỗi bàn có 6 bạn, các bạn hãy lấy
đủ số lượng bát và thìa… Hoặc kiến thức, kĩ năng về số lượng được ứng dụngtrong cuộc sống hằng ngày như: gia đình con có mấy người, bàn tay có mấyngón, trên cơ thể có mấy bộ phận…
Có thể thấy rằng, hoạt động làm quen với toán mà đặc biệt là hoạt độnghình thành BTSL cho trẻ có ý nghĩa thiết thực, giúp trẻ dễ dàng ứng dụngnhững kiến thức đã học vào trong thực tế, có như vậy các kiên thức màtrẻ học được mới trở nên sâu sắc hơn
1.1.4 Hoạt động vẽ với việc hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ ở trường mầm non
1.1.4.1 Đặc điểm của hoạt động vẽ với trẻ 5-6 tuổi
Đối với trẻ vẽ chính là sự thể hiện những biểu tượng, ấn tượng vàsuy nghĩ của trẻ, là sự giao tiếp bằng các hình thức, phương tiện mangtính vật thể Vẽ giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo Đâyđồng thời còn là một hình thức rèn luyện trí tuệ, là quá trình tư duy thôngqua các hình thức vật thể, trực quan
Phương tiện biểu cảm mà trẻ sử dụng trong hoạt động sáng tạo nghệthuật tạo hình mà cụ thể là hoạt động vẽ bao gồm:
Trang 23- Hoạt động vẽ theo đề tài cho sẵn: Đây là hình thức mang tính tự do, ítphụ thuộc vào mẫu Ở hình thức hoạt động này, trẻ phải biết thể hiện cáchình tượng dựa vào các đề tài cụ thể mà giáo viên đưa ra Nội dung đề tài cóthể từ đơn giản đến phức tạp, từ tái hiện đơn thuần đến tái tạo tích cực Đểxây dựng các hình tượng theo đề tài trẻ phải “làm sống lại” các biểu tượng trínhớ và phối hợp các biểu tượng tạo nên hình tượng mới nhờ quá trình liêntưởng, tưởng tượng tái tạo và các xúc cảm, tình cảm.
- Hoạt động vẽ theo đề tài tự chọn: Dưới hình thức hoạt động này,trẻ được chủ động, tích cực, tự do lựa chọn và thể hiện nội dung miêu tả đềtài cụ thể mà mình thích, mình sẽ vẽ theo dự định của cá nhân Để hạn chếnhững khó khăn mà trẻ có thể gặp phải, giáo viên cần định hướng những
đề tài tự chọn trong phạm vi những kinh nghiệm, những xúc cảm, tình cảm
mà trẻ đã được trải nghiệm
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động học tập cho trẻ ởtrường mầm non, nó là một bộ môn nghệ thuật thông qua các hình thức: vẽ,nặn, xé dán, chắp ghép, tạo hình tổng hợp Trong đó hoạt động vẽ đượcquan tâm khá nhiều với các hình thức: vẽ, trang trí, tô màu
1.1.4.2 Ưu thế của hoạt động vẽ trong quá trình tổ chức hoạt động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Việc sử dụng hoạt động vẽ một hoạt động yêu thích của trẻ nhỏ vào trongquá trình dạy học nói chung và hình thành BTSL cho trẻ nói riêng là một lựachọn có nhiều ưu thế, hiệu quả giúp trẻ phát huy tính tích cực và niềm say
mê trong học tập
Trong thực tế, hầu hết trẻ đều thích và rất hào hứng tham gia hoạt động
vẽ Vì đây là hoạt động thực hành, trải nghiệm dưới các hình thức phongphú như: vẽ theo mẫu, vẽ theo đề tài cho sẵn, vẽ theo đề tài tự chọn và các
Trang 24phương tiện vẽ như: giấy, bút, màu, phấn,…, trẻ con sẽ rất thích thú khichúng được
Trang 25trực tiếp làm điều gì đó hơn là chúng ngồi đó và nghe giáo viên nói Và tấtnhiên những đứa trẻ bình thường khi tham gia hoạt động vẽ chúng sẽ thểhiện những ý tưởng rõ nét, từ đây người lớn hay giáo viên dạy trẻ đều có thểđưa ra những đánh giá về trẻ trên các phương diện khác: ngôn ngữ, nhậnthức, tình cảm xã hội, thể chất tùy vào từng nội dung đề tài mà giáo viên đưa
ra cho trẻ Trong quá trình hình thành BTSL cho trẻ, giáo viên có thể tậndụng cơ hội này cho trẻ HĐ giúp giờ học trở nên hấp dẫn, lại đạt hiệu quảcao hơn, ví dụ như: tô màu những bông hoa nhiều hơn 2 cánh và đặt thẻ sốtương ứng, mỗi bạn vẽ cho cô 7 chiếc lá dạng dài, và vẽ số lá dạng tròn ít hơn
4 Khi trẻ được tự mình trải nghiệm để có được kết quả chúng sẽ nhớđiều đó rất lâu Khi nghiên cứu hoạt động vẽ ơ trẻ người ta thấy rằng hoạtđộng này giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, nâng cao khả năng quan sát, nâng caokhả năng tưởng tượng, giúp trẻ cảm thấy phấn chấn hơn, giúp não trẻ hoạtđộng và giúp trẻ thông minh hơn
Hoạt động vẽ có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, có thể diễn ra ởnhiều thời điểm khác nhau trong ngày Nếu như một số hoạt động khác chỉ
có thể thực hiện được khi có môi trường, hoàn cảnh phù hợp thì hoạtđộng vẽ có phần mở hơn, giáo viên có thể thực hiện được hoạt động nàybằng hình thức phong phú và phương tiện đa dạng Chẳng hạn như tổ chứccho trẻ vẽ dưới hình thức nhóm khi trẻ làm bài tập gắn với kiến thức về
số lượng (ví dụ: nhóm 1 vẽ cho cô 8 cái lá dạng tròn và tô màu 4 cái lá,nhóm 2 vẽ cho cô 7 bông hoa có 3 cánh và tô màu 5 bông hoa…) Bài tập vẽtheo cá nhân khi nhiệm vụ vẽ được giao cho từng trẻ (ví dụ: mỗi bạn chia 7cái bánh ra làm hai phần và tô theo ý thích).Ở hoạt động này thì phươngtiện cho trẻ nhìn chung được quan tâm và đầu tư khá đầy đủ ở các trườngmầm non, từ giấy, bút màu và những họa tiết trang trí… giúp cho hoạt động
Trang 26này có thể dễ dàng thực hiện ở bất cứ thời điểm nào Ngoài ra, khi trẻ hoạtđộng ngoài trời giáo viên còn có
Trang 27thể giúp trẻ vẽ bằng việc sử dụng phấn, ví dụ cho trẻ vẽ bông hoa 8 cánhhoặc vẽ ông mặt trời có 10 tia nắng, sử dụng que vẽ con thuyền trên cát…Sựphong phú và linh hoạt trong hình thức và phương tiện dạy học như trên sẽlàm cho trẻ cảm thấy tò mò, hấp dẫn hơn trong hoạt động Vì vậy giáo viên
có thể cho trẻ luyện tập xác định số lượng ở mọi thời điểm khác nhau nếulinh hoạt tận dụng được các cơ hội vẽ để kết hợp với các nhiệm vụ hìnhthành BTSL cho trẻ vào nội dung bài tập vẽ của trẻ
Trẻ làm quen với nét vẽ từ rất sớm, ngay từ tuổi lên hai, thậm trí sớmhơn thế đứa trẻ đã biết dùng bút vẽ nguệch ngoạc những đường nét, điềunày cho thấy trẻ bắt đầu thích vẽ và biết vẽ từ rất sớm Và cũng từ giai đoạnnhà trẻ ở trường mầm non trẻ được chính thức tham gia vào các hoạt động
vẽ tranh, tô màu ở mức tiền tạo hình Đến tuổi mẫu giáo, trẻ tiếp tục kếthừa và phát triển các kiến thức, kĩ năng của hoạt động vẽ Cứ như vậy,vốn biểu tượng, kiến thức và kĩ năng của trẻ ngày càng phong phú giúpchúng tham gia hoạt động ngày một tự nhiên và dễ dàng hơn Các bài vẽcủa trẻ vô cùng phong phú phản ảnh thế giới xung quanh trẻ Trong sựphản ánh đó đâu đâu cũng chứa những dấu hiệu của số lượng, chính vì vậyviệc sử dụng hoạt động vẽ trong quá trình hình thành BTSL cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi sẽ giúp việc học, luyện tập, củng cố, ứng dụng những kiếnthức kĩ năng nhận biết số lượng của trẻ diễn ra nhẹ nhàng Đây là mộtthuận lợi không những với trẻ mà còn đối với giáo viên khi tổ chức hoạtđộng hình thành BTSL thông qua hoạt động vẽ
Kiến thức về số lượng, kĩ năng xác định số lượng và mối quan hệ số lượng
mà trẻ có được nếu được sử dụng vào quá trình thực hiện hoạt động vẽ cótác dụng làm cho hoạt động vẽ của trẻ trở nên dễ dàng hơn, nội dung vẽphong phú và chính xác hơn Ví dụ: bài vẽ theo mầu “Đèn ông sao”, trẻ
Trang 28phải quan sát và ghi nhớ rằng chiếc đèn ông sao có 5 cánh, khi vẽ phải cănsao cho các cánh đồng đều và bằng nhau Hoặc khi cô yêu cầu bài vẽ theo đềtài cho sẵn “
Trang 29Vẽ ngôi nhà 3 tầng” thì lúc này các kiến thức, kĩ năng về BTSL sẽ là trợ thủđắc lực giúp trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Như vậy, việc vận dụngcác kiến thức, kĩ năng về BTSL của trẻ vào trong hoạt động vẽ không chỉcủng cố kiến thức, kĩ năng xác định số lượng cho trẻ mà còn giúp trẻ thấyđược vai trò của những kiến thức, kĩ năng này đối với quá trình trẻ thực hiệncác nhiệm vụ trong các HĐ vẽ đa dạng của trẻ.
Với một vài lí do trên để thấy được ưu thế của hoạt động vẽ trong quátrình dạy học nói chung và trong quá trình phát triển BTSL cho trẻ mẫu giáo5-6 tuổi nói riêng Giáo viên có thể tận dụng những ưu thế trên trong quátrình tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ vừa làm tăng tính hấp dẫn vừa đạtđược mục tiêu giáo dục đặt ra trong hoạt động
1.1.4.3 Vai trò của giáo viên trong việc sử dụng hoạt động vẽ nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trong lý luận dạy học mầm non nói riêng luôn đề cao vai trò của ngườigiáo viên như là người hướng dẫn, chỉ dẫn, là thang đỡ điểm tựa cho trẻtrong mọi hoạt động Và luôn luôn là như vậy giáo viên sẽ là người tạo điềukiện, chuẩn bị môi trường hoạt động và giúp trẻ tham gia hoạt động mộtcách tích cực hiệu quả nhất
Khi muốn lồng ghép hai hoặc vài hoạt động với nhau nhằm một mục đíchnào đó thì vai trò của người giáo viên càng trở nên quan trọng, để làmsao việc lồng ghép hoạt động phải thật tự nhiên không gò ép, loogic vẫnmang tính hiệu quả Tìm hiểu về vai trò của giáo viên trong việc sử dụng hoạtđộng vẽ nhằm nâng cao hiệu quả hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi Có thể nhận thấy để có thể sử dụng hoạt động vẽ trong quá trìnhhình thành BTSL cho trẻ giáo viên phải xây dựng ý tưởng lập kế hoạch sửdụng hoạt động vẽ như thế nào cho phù hợp với nội dung kế hoạch hình
Trang 30thành BTSL cũng như kiến thức, kĩ năng đã có của trẻ Để thông qua đógiáo viên có sự
Trang 31chủ động trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho trẻ Chẳng hạn với đề tài
“ Nhận biết số 8”, ban đầu giáo viên vẫn cho trẻ học thông qua các đồdùng toán học là 8 bông hoa, 8 cái lá và thẻ số 8 Đến phần ôn luyện củng cố
có thể cho trẻ vẽ thêm số hoa, số lá cho đủ số lượng là 8 hoặc vẽ cho cô 8bông hoa,
8 cái lá…nhằm giúp trẻ nhớ lâu, khắc sâu hơn nhóm đối tượng có số lượng là
8, nhất là khi tự trẻ có thế tạo nên những nhóm đối tượng có số lượngnhư vậy Việc giáo viên nhiệt tình, sáng tạo trong ý tưởng lồng ghép nội dunghình thành BTSL vào trong hoạt động vẽ của trẻ cũng như việc chuẩn bịmôi trường HĐ sẽ giúp trẻ tham gia học tập một cách tích cực và hiệu quả
Sử dụng hoạt động vẽ nhằm hình thành BTSL cho trẻ, với mục tiêu nàyđòi hỏi giáo viên phải là người có kiến thức, kĩ năng tổ chức HĐ hình thànhBTSL và hoạt động vẽ cho trẻ Hơn nữa giáo viên phải có sự tinh tế nhạy bén,linh hoạt khi sử dụng các bài vẽ nhằm thực hiện các mục đích khác nhau như:
vẽ và đếm số lượng, vẽ và thêm bớt Đi đôi với điều đó, giáo viên không quá
để ý đến tính thẩm mỹ của bài vẽ khi chúng mang mục đích hình thành BTSLcho trẻ, tuy nhiên khi hướng dẫn trẻ thao tác với bài vẽ giáo viên cần thểhiện sự khoa học, chính xác, truyền tải ý đồ của mình một cách rõ ràng đếntrẻ, có như vậy hoạt động hình thành BTSL thông qua hoạt động vẽ của trẻmới đạt hiệu quả cao Ví dụ như khi giáo viên phát cho mỗi trẻ một bài đãbao gồm các hình vẽ các chú thỏ xếp theo hàng ngang, bên dưới cũng cónhững củ cà rốt được xếp tương ứng 1:1 Khi giáo viên muốn trẻ tô màu vào
7 chú thỏ và 6 củ cà rốt theo cách xếp tương ứng 1:1 để so sánh số lượngnày với nhau thì buộc trong quá trình hướng dẫn giáo viên phải trình bàymột cách roc ràng, chính xác Chẳng hạn, các con tô màu vào 7 chú thỏ đầutiên tính từ trái sang phải, sau đó các con tô 6 củ cà rốt đầu tiên cũng tính từ
Trang 32trái sang phải Tránh trường hợp yêu cầu trẻ tô 7 chú thỏ nhưng không nêu
cụ thể trẻ sẽ tô màu rải
Trang 33rác với củ cà rốt cũng vậy, như vậy sẽ rất khó cho tiến trình hình thành BTSLcủa trẻ.
Giáo viên là người xác định thời điểm và cách thức sử dụng HĐ vẽ dựatrên nhiệm vụ dạy học Việc sử dụng HĐ vẽ có thể diễn ra ở các bước khácnhau của quá trình dạy học: dạy trẻ kiến thức mới; cho trẻ luyện tập, củng
cố kiến thức, kĩ năng đã học bằng các hình thức vẽ, trang trí, tô màu tùy vàolựa chọn của giáo viên sao cho phù hợp với nội dung hình thành BTSL Ví
dụ như khi muốn cho trẻ nắm được cách chia nhóm đối tượng có số lượng
là 7 làm 2 phần, giáo viên thường hướng đến việc khoanh tròn hoặc tô 2phần là hai màu khác nhau, tô màu trang trí cho từng nhóm đối tượng…Hoặcnhư khi muốn cho trẻ ôn số lượng từ 1 đến 10, giáo viên cho trẻ vẽ các bônghoa có số cánh theo yêu cầu của cô sau đó cho trẻ tô màu vào từng bônghoa để tạo thành vườn hoa của bé Hay ví dụ yêu cầu trẻ vẽ một rổ bánhgồm 5 bánh hình vuông, 4 bánh hình tròn, vẽ 1 cái cây có 3 quả cam chín và
4 quả cam xanh nhằm giúp trẻ xác định số lượng và chia nhóm số lượng ralàm các phần theo yêu cầu của giáo viên
Khi sử dụng hoạt động vẽ trong quá trình hình thành BTSL cho trẻ, giáoviên cần đặt ra mục tiêu giáo dục chính và hướng trẻ đến điều đó, màkhông bị các yếu tố khác tri phối sự quá nhiều sự chú ý của trẻ Ví dụ như khicho trẻ vẽ 6 bông hoa, 7 cái lọ sắp xếp theo cách xếp tương ứng 1:1 nhằmmục đích so sánh nhiều hơn, ít hơn nhưng trong quá trình thực hiện trẻthường chú ý đến việc mình vẽ bông hoa xấu hay đẹp, lọ to hay nhỏ…điềunày khiến cho trẻ quên đi nhiệm vụ chính của HĐ hình thành BTSL Vàđến đây thì giáo viên cần thể hiện vai trò định hướng của mình tới trẻbằng phương pháp và cách thức riêng ứng với từng nội dung bài học và từngtrẻ Ở độ tuổi mẫu giáo
Trang 345-6 tuổi, trẻ có khả năng ghi nhớ và tập trung hơn so với các độ tuổi trước đó.
Trang 35Chính vì vậy để tránh các hiện tượng nêu trên giáo viên nên đặt ra nhiệm vụ
rõ ràng cho trẻ trong giờ HĐ hình thành BTSL thông qua hoạt động vẽ
Như vậy có thế thấy được vài trò của người giáo viên trong việc hìnhthành BTSL thông qua hoạt động vẽ là rất quan trọng, khi hoạt động vẽ
là hoạt động bổ trợ giúp nâng cao hiệu quả của quá trình hình thành BTSL.Giáo viên là người đưa ra ý tưởng, sắp xếp ý tưởng và chuẩn bị mối trường tốtnhất cho trẻ hoạt động Ngoài ra giáo viên phải nghiên cứu kỹ khi đưa ra cáchoạt động vẽ với những hình thức, cách thức sao cho phù hợp với nội dunghình thành BTSL Và một điều quan trọng là giáo viên luôn phải là người địnhhướng rõ ràng giúp trẻ không bị lạc đề khi lồng ghép hai nội dung học vớimục đíc nâng cao hiệu quả hình thành BTSL
1.2 Cơ sở thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ
* Mức độ sử dụng các biện pháp hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi thôngqua HĐ vẽ được thể hiện ở bảng dưới đây
Trang 36Bảng 1.2.1: Thực trạng sử dụng các biện pháp hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ
Mức độ sử dụng Thường
xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
- Biện pháp 1: Tạo tình huống có sử dụng hoạt động vẽ vào quá trình luyện tập nhằm củng cố kiến thức về số lượng, kĩ năng xác định số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Trang 37Kết quả điều tra cho thấy có 34% số giáo viên thường xuyên quan tâm vàtạo ra những tình huống có sử dụng hoạt động vẽ trong quá trình hìnhthành
Trang 38BTSL cho trẻ nhằm kích thích hứng thú của trẻ, có 66% số giáo viên thỉnhthoảng làm công việc này và không có giáo viên nào không bao giờ sử dụngbiện pháp này trong quá trình hình thành BTSL cho trẻ.
Khi được trò chuyện, phỏng vấn thì hầu hết các giáo viên đều thể hiện sựhiểu biết khá chính xác của mình về biện pháp này bằng ví dụ thựctiễn, nhưng chỉ xoay quanh những ví dụ như: vẽ hoa đủ số lượng cánhtheo yêu cầu, vẽ thêm cánh cho bông hoa để bông hoa có 5 cánh, 7 cánh…Thực tế cho thấy trong tất cả các chủ đề của trẻ đều có thể sử dụng hoạtđộng vẽ vào trong quá trình luyện tập nhằm củng cố, nâng cao các kiến thức,
kĩ năng xác định số lượng cho trẻ Khi sử dụng biện pháp này thường xuyêngiáo viên có thể giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, kĩ năng so sánh vàhơn hết nó sẽ giúp trẻ có tư duy, phản xạ nhanh nhạy hơn trong quá trìnhhình thành BTSL
- Biện pháp 2: Sử dụng các bài tập vẽ theo đề tài nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi.
Qua điều tra có 20% số giáo viên thường xuyên sử dụng các bài tập vẽtheo đề tài giúp nâng cao hiệu quả quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi xác định sốlượng và mối quan hệ số lượng, 60% số giáo viên chỉ thỉnh thoảng sửdụng biện pháp này, 20% số giáo viên không bao giờ dùng biện pháp này Cóthể nhận thấy vẽ theo đề tài là nội dung có tính trừu tượng hơn so vớihoạt động vẽ theo mẫu, và hầu hết các giáo viên có ý kiến là biện pháp nàykhó thực hiện
Chính vì vậy mà có tới 60% giáo viên chỉ thỉnh thoảng thực hiện và cótới 20% giáo viên không bao giờ làm Nhưng nếu kĩ năng vẽ của trẻ tốt vàcách tổ chức lớp học của giáo viên linh hoạt thì việc thực hiện biện pháp này
Trang 39cũng khá đơn giản lại mang được hiệu quả, vì vẽ theo đề tài sẽ giúp trẻ vui
vẻ, thoái mái hơn khi thực hiện bài tập
- Biện pháp 3: Tăng cường sử dụng các trò chơi hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ dưới hình thức hoạt động vẽ đa dạng.