Đổi mới phương pháng dạy học * Đổi mới phương pháp giảng dạy Cấu trúc của 1 tiết dạy gồm: ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Tổ chức tình huống học tập Giải quyết tình huống có vẩn đề: -Nêu cách tiến hành thí nghiệm. -Dự đoán kết quả Tổ chức cho HS -làm thí nghiệm -Thu thập số liệu -Xử lý kết quả thí nghiệm -Rút ra nhận xét, kết luận. Vận dụng kiến thu mới vào việc giải các bài tập, liên hệ thực tế Đưa ra các phương pháp tự học cho HS Dặn dò, hướng dẫn học bài ở nhà, xem trước nội dung bài mới. * Cấu trúc SGK vật lý mới hiện nay gồm kết hợp cả kênh chữ và kênh hình Mỗi bài mới gồm có kênh chữ kết hợp với kênh hình(hình ảnh liên quan, mô hình, ) để bổ trợ kiến thức cho kênh chữ . Kênh chữ có phần trắc nghiệm điền khuyết giúp cho HS tự tìm hiểu nội dung phù hợp cho kiến thức mới. Phần vận dụng kiến thức mới vào thực tế( liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập, ) Mỗi phần nội dung kiến thức có 1 tiết thực hành vận dụng, cũng cố kiến thức đã học. *Nhiệm vụ của dạy học môn vật lý ở trường phổ thông: -Cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, tương đối có hệ thống, toàn diện về vật lý. Hệ thống kiến thức này phải thiết thực, có tính kỹ thuật tổng hợp và phải phù hợp với những quan điểm hiện đại của vật lý. -Rèn luyện cho HS những kỹ năng cơ bản sau: Các kỹ năng thu lượm thông tin từ quan sát thực tế, thí nghệm,… Các kỹ năng xử lý thông tin về vật lý như xây dựng bảng, vẽ đồ thị, rút ra kết luận bằng suy luận quy nạp suy luận tương tự, khái quát hóa,… Các kỹ năng truyền đật thông tin về vật lý như thảo luận khoa học, Các kỹ năng quan sát, đo lường sử dụng các công cụ và máy móc đo lường phổ biến và năng lực thực hiện những thí nghiệm đơn giản. Các kỹ năng giải các bài tập. Các kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý để giải thích các hiện tượng đơn giản và những ứng dụng phổ thông của vật lý học trong đời sống và sản xuất. Các kỹ năng sử dụng các thao tác tư duy logic như phân tích tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, trừu tượng hóa, khái quát hóa, -Góp phần xây dựng cho HS thế giới quan khoa học và đạo đức cách mạng. *Việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý diễn ra theo bốn hướng chủ yếu sau: -Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh. -Bồi dương phương pháp tự học. -Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. -Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. *Cấu trúc hoạt động dạy và học của HS: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Tạo tình hướng học tập, trao nhiệm vụ Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của HS Thu lượm thông tin: -Nghe GV giảng -Đọc và tìm hiểu một vấn đề trong SGK -Tìm hiểu một bảng số liệu -Quan sát hiện tượng -Làm TN và ghi lại các số liệu. Tổ chức cho HS xử lý thông tin: -Yêu cầu HS rút ra nhận xét kết luận -Đánh giá nhận xét, kết luận của HS -Hương dẫn HS cách lập bảng, vẽ đồ thị, rút ra kết kuaanj từ đồ thị -Tổ chức trao đổi trong nhóm, lớp. -Tổ chức hợp thức hóa kết luận Xử lý thông tin: -Rút ra nhận xét hay kết luận từ những tìm hiểu được. -Lập bảng, vẽ đồ thị, nhận xét về tính quy luật của hiện tượng -Trả lời các câu hỏi C và của gv -Tranh luận với bạn bè trong nhóm và trong lớp. Cũng cố bài Ra bài tập, vận dụng Ghi chép những kết luận cuối cùng đã được hợp thức hóa Làm bài tập vận dụng. * Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng để định hướng, điều chỉnh hoạt động học của HS mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy, cụ thể: -Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức kỹ năng, thái độ của HS so với yêu cầu của chương trình, phat shieenj những nguyên nhân sai sót, giúp HS điều chỉnh hoạt động học, giúp thầy điều chỉnh hoạt động dạy. -Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho HS phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp HS nhận ra tiến bộ của mình, khuyến khích động viên thúc đẩy việc học tập. -giúp cho GV và HS có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình và tự điều chỉnh, tự hoàn thieenjhoatj động dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học. *Để việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đem lại hiệu quả cao thì đề thi hay đề kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu sau: Khách quan: Việc đánh giá kết quả học tập của HS phải khách quan và chính xác tới mức độ tối đa có thể, tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ thực chất khả năng và trình độ của mình, ngăn chặn mọi biểu hiện thiếu trung thuwcjkhi làm bài như: nhìn bài, nhắc bạn, quay cóp, tránh cách đánh giá chung chung về sự tiến bộ của toàn lớp hay của một nhóm thực hành, một tổ học tập. Việc đánh giá phải sát với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học, tránh những nhận định chủ quan áp đặt thiếu căn cứ. Yêu cầu đảm bảo kết quả thu được không phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá cũng như điều kiện đánh giá. Toàn diện: Một bài kiểm tra, một đợt đánh giascos thể nhằm vào một vài mục đích trọng tâm nào đó nhưng toàn bộ hệ thống kiểm tra, đánh giá phải đạt yêu cầu đánh giá toàn diện các mục tiêu đã xác định trong chương trình môn vật lý không chỉ về mặt số luwowngjk mà quan trọng là về mặt chất lượng. Hệ thống: Việc kiểm tra đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch, theo một hệ thống, đánh giá trước trong và sau khi học một phần của chương trình. Công khai: Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành công khai. Không chỉ công khai đáp án và thang điểm, các kết quả sau khi kiểm tra đánh giá mà phải công khai thời điểm và tiêu chí đánh giá một cách rõ ràng. Tính phân hóa: HS có năng lực cao hơn phải có kết quả cao hơn một cách rõ rệt HS có năng lực thấp hơn. Kết quả kiểm tra đánh giá phân loại được nhiều trình độ của HS càng tốt. * ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: -Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học. Chương trình và sách giáo khoa (SGK) Vật lí THCS mới được triển khai từ năm 2002 đến nay đã thực hiện đại trà trong toàn cấp học, nhiều nội dung bài học được xây dựng theo hướng khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như CNTT vào trong giờ giảng để nâng cao hiệu quả của tiết học. Trong những năm vừa qua, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy của giáo viên THCS đã đạt nhiều kết quả khả quan, đồng thời nhu cầu hiểu biết về những phần mềm ứng dụng vào giảng dạy Vật lí cũng tăng lên. Trong năm học 2008-2009 đội ngũ lãnh đạo và giáo viên ngành đã thực hiện với chủ đề năm học ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giảng dạy. Từng bước đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc thực hiện các nội dung sau: Thực hiện bài giảng điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho học tập từng môn, ứng dụng các phần mềm mô phỏng thí nghiệm, xây dựng thư viện bài giảng điện tử. Một số phần mềm trong soạn giảng: Word: Phần mềm soạn thảo văn bản Excel: Phần mềm chương trình bảng tính, thiết kế bảng, tính toán cộng điểm, sắp xếp, lọc dữ liệu, vẽ biểu đồ … Powerpoint : Phần mềm thiết kế bài giảng chạy bằng các slide gồm có cả kênh hình và kênh chữ… Violet: Phần mềm thiết kế bài giảng điện tử có các dạng bài tập trắc nghiệm, trò chơi ô chữ, điền khuyết, vẽ sơ đồ mạch điện,… rất hiệu quả. Nhúng Violet vào Powerpoint để tạo ra các bài giảng phong phú hơn về nội dung và bài tập Khai thác thông tin Vật lí trên Internet về nội dung khoa học, giáo án điện tử, các hình ảnh vật lý, các đề thi, phần mềm giảng dạy, . làm tư liệu phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giáo viên THCS. Nâng cao kỹ năng sử dụng PowerPoint trong thiết kế bài giảng Vật lí. Khai thác các hiệu ứng trong PowerPoint để mô tả các hiện tượng, tạo trò chơi học tập, kiểm tra, đánh giá trong bài giảng Vật lí THCS. 1. Sử dụng PowerPoint làm phương tiện trình diễn bài giảng. PowerPoint là một phương tiện trình diễn sinh động bài giảng với màu sắc của văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, đồ thị . được diễn tả nội dung qua bài giảng. Bài giảng sử dụng PowerPoint trình diễn là công cụ hữu hiệu để đặt vấn dề cho bài giảng, phân tích những hiện tượng Vật lí khó diễn tả bằng lời, đưa ra những câu hỏi tình huống cho bài giảng, những câu hỏi có kèm hình ảnh hay đồ thị giúp học sinh dễ nắm bắt vấn đề, đưa thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để củng cố kiến thức cho học sinh, tổ chức các hình thức học tập mới . Sử dụng PowerPoint để mô phỏng quá trình Vật lí mà tranh ảnh không thể minh hoạ được. Ví dụ mô tả sự điều tiết của mắt, có thể quan sát được sự thay đổi đồng thời vị trí của vật khi tiến dần tới mắt người quan sát với sự thay đổi độ tụ của thuỷ tinh thể để ảnh của vật vẫn hiện trên võng mạc. Hình ảnh động mô tả sự điều tiết của mắt Sử dụng PowerPoint để mô phỏng hoạt động của các thiết bị máy móc như rơ le điện từ, các kỳ hoạt động của động cơ nhiệt, hoạt động của loa điện, của băng kép trong bàn là điện, hiện tượng trộn màu .Phạm vi ứng dụng hình thức này khá phong phú, hiệu quả phụ thuộc khá nhiều vào kịch bản của giáo viên cho đoạn bài giảng. Một trong những ưu điểm của PowerPoint là có thể đưa ra những đoạn video được ứng dụng đưa ra những đoạn băng mô tả hiện tượng Vật lí mà không thể hoặc khó thực hiện thí nghiệm trên lớp.như mô tả hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, chuyển động Browno, tương tác của các vật mang điện, hiện tượng sét . . hướng chủ yếu sau: -Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh. -Bồi dương phương pháp tự học. -Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực