Bổ nhiệm

Một phần của tài liệu Chính sách thí điểm chế định thừa phát lại tại TPHCM - Thực trạng và kiến nghị (Trang 33)

Được bổ nhiệm TPL là một trong những tiêu chuẩn quan trọng cho việc thành lập văn phòng TPL và khẳng định tính chính danh trong hoạt động của TPL. Sở Tư pháp là đầu mối cho việc tiếp nhận hồ sơ bổ nhiệm TPL. Đồng thời, Giám đốc Sở Tư pháp cũng là chủ

tịch hội đồng sơ tuyển và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm TPL.

Phần lớn những học viên hoàn thành lớp tập huấn TPL đã không đề nghị bổ nhiệm, chỉ có 65 học viên nộp hồ sơ[Hình 4.5]. Như vậy, 62,68% người có chứng chỉ TPL nhưng không hành nghề TPL hoặc không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm. Những tiêu chuẩn đó bao gồm:

Là công dân Việt Nam, có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt;

Có bằng cử nhân luật;

Bng 4.3. Kết quảđào to, bi dưỡng v tha phát li

Ngun: Tng hp t báo cáo năm 2011 ca y ban nhân dân TP.HCM v tha phát li

Thông báo và tiếp nhận hồ sơ Thành lập Hội đồng sơ tuyển Gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Xét duyệt hồ sơ Bổ nhiệm Bộ Tư pháp Sở Tư pháp Hình 4.5. Quy trình b nhim tha phát li

Đã công tác trong ngành pháp luật trên 5 năm hoặc từng là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, trọng tài viên, điều tra viên, luật sư;

Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề TPL;

Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Kinh nghiệm tham dự lớp Tập huấn nghiệp vụ TPL từ 19/9/2011 – 29/9/2011 cho thấy: số đông học viên hiện là luật sư, công chứng viên và chỉ dự tập huấn để biết, được cấp chứng chỉ và một số đi học vì kinh phí được tài trợ. Vì vậy, kết quả 3 đợt bổ nhiệm không khả

quan: 65 người nộp hồ sơ nhưng Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm 57 người và Bộ trưởng Bộ

Tư pháp chính thức bổ nhiệm 53 người [Hình 4.5]. Sở dĩđợt 1 và 3 có số lượng bổ nhiệm nhiều hơn vì 2 đợt này gần với kế hoạch thành lập văn phòng TPL.

4.2.3. Cp phép thành lp

Văn phòng TPL là tổ chức hành nghề của TPL, do UBND TP quyết định thành lập, Sở Tư

pháp cấp đăng ký hoạt động, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Hai hình thức tổ chức văn phòng là: (i) doanh nghiệp tư nhân nếu do một TPL thành lập, hoặc (ii) công ty hợp danh nếu từ hai TPL trở lên thành lập. Văn phòng TPL cần đáp ứng những điều kiện thành lập theo Nghịđịnh 61 như:

Có địa điểm thuận tiện, đảm bảo diện tích và trang thiết bị cần thiết;

Hình 4.6. Tình hình b nhim tha phát li

Có nhân viên (bắt buộc có kế toán);

Mở tài khoản và đăng ký thuế;

Ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi TPL hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Những quy định trên khá đơn giản và dễ dàng đáp ứng. Do đó, trong đợt 1 (tháng 5/2010), 5/6 hồ sơđã được cấp phép gồm: Văn phòng TPL quận 1, quận 5, quận 8, Bình Thạnh và Tân Bình. Đến tháng 02/2012, Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ thành lập văn phòng TPL tại khu vực quận 10, Bình Tân và Gò Vấp (đợt 2). Một thành viên đăng ký mở văn phòng TPL tại Gò Vấp cho biết: việc cạnh tranh giữa các nhóm khá căng thẳng (mỗi địa bàn quận có 2 – 3 nhóm). Vì vậy, để đảm bảo công bằng và lựa chọn được ứng viên tốt nhất, ngày 14/02/2012, UBND TP.HCM phải ban hành quy định về tiêu chí và cách thức thẩm định hồ sơ53.

4.2.4. Hot động

Theo quy định của Nghị định 61, TPL thực hiện 4 công việc cơ bản gồm: (i) lập vi bằng, (ii) tống đạt, (iii) xác minh điều kiện thi hành án, và (iv) trực tiếp thi hành án. Mỗi công việc đều có thủ tục và trình tự thực hiện cụ thể.

4.2.4.1. Tng đạt

Việc tống đạt văn bản là yêu cầu bắt buộc trong thủ tục xét xử và thi hành án. Nếu văn bản không được tống đạt thì nhiều thủ tục xét xử không thực hiện được. Theo quy định pháp luật, ngoài cán bộ của tòa án và cơ quan thi hành án, TPL cũng thực hiện tống đạt văn bản. Các loại văn bản như giấy báo, giấy mời [Ph lc 2] được tống đạt theo nguyên tắc từng bậc54, gồm các hình thức:

Trc tiếp tới cá nhân hoặc đại diện tổ chức, qua bưu điện hoặc người được ủy quyền;

Niêm yết công khai khi không tống đạt được trực tiếp hoặc cá nhân từ chối nhận, văn bản được niêm yết đồng thời tại: văn phòng TPL, UBND cấp xã, nơi cư trú của người

được thông báo;

53 Sở Tư pháp TP.HCM (2012)

Thông báo trên các phương tin thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh và báo của trung ương, địa phương.

Chi phí tống đạt được quy định trong Thông tư 12 không quá 100.000 đồng/văn bản55 nhưng thực tế tại TP.HCM cũng có điều chỉnh với mức không quá 90.000 đồng/văn bản

[Bng 4.4]. Theo phản ánh của các văn phòng TPL, thù lao tống đạt chưa phù hợp, chưa

đủ trang trải chi phí cho thư ký nghiệp vụ làm công việc này và thủ tục thanh toán còn chậm. Thậm chí, Văn phòng TPL quận Bình Thạnh cho rằng chi phí tống đạt chỉ trảđược 1/2 lương của thư ký, phần còn lại Văn phòng phải bù lỗ. Và quy định mức phí phụ thuộc vào trụ sở của tòa án và cơ quan thi hành án là chưa phù hợp [Ph lc 3]. 56.

Mỗi văn phòng TPL được phân chia địa bàn tống đạt khác nhau gồm văn bản của tòa án và thi hành án 5 quận, huyện (riêng Văn phòng TPL quận 1 tống đạt văn bản của 4 quận, huyện và Tòa án, Thi hành án TP.HCM)

Thực tế hoạt động từ tháng 5/2010 nhưng do các thủ tục chuyển giao văn bản từ tòa án và cơ quan thi hành án còn chậm, nên đến tháng 11/2010, Văn phòng TPL quận 1 và quận Bình Thạnh mới tống đạt văn bản, 3 Văn phòng còn lại bắt đầu tống đạt từ tháng 12/2010. Tổng số văn bản TPL đã tống đạt là 50.686 và thu về 3,1 tỷđồng.

55 Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao (2010)

56 VP TPL quận Bình Thạnh (2011, tr.1)

Bng 4.4. Chi phí tng đạt văn bn

4.2.4.2. Lp vi bng

Hiện nay, việc lập vi bằng được thực hiện trong phạm vi TP.HCM theo yêu cầu của khách hàng miễn là đảm bảo các quy định về an ninh quốc phòng, đời tư, đạo đức XH và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm. Bộ Tư pháp yêu cầu TPL tập trung lập vi bằng với những trường hợp được quy định cụ thể về xác nhận tình trạng nhà đất, tài sản, hàng giả, ô nhiễm, các thiệt hại do người khác gây ra [Ph lc 4].

Vi bằng do TPL lập để ghi nhận khách quan, trung thực nhưng sự kiện, hành vi và có thể

có người làm chứng (nếu cần) và được đăng ký tại Sở Tư pháp. Quy trình lập vi bằng được khái quát qua sơđồ sau [Hình 4.7]:

Lập vi bằng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho các văn phòng TPL (63,65% doanh thu). Tuy nhiên, số lượng vi bằng này chưa được sử dụng đáng kể trong các vụ xét xử. Ngoài lý do số vi bằng còn ít thì vấn đề lo ngại là một số cán bộ nhà nước không công nhận vi bằng. Thậm chí, có thẩm phán còn yêu cầu Sở Tư pháp phải xác nhận trên vi bằng, trong khi quy định pháp luật chỉ yêu cầu TPL đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp.

4.2.4.3. Xác minh điu kin thi hành án

Thi hành án gắn với việc xử lý tài sản của đương sự nên việc nắm bắt điều kiện tài sản, hoàn cảnh, nhân thân của các đương sự có ý nghĩa quan trọng. Xác minh trong thi hành án là thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành thi hành án và là thủ tục để TPL hoặc cơ quan thi hành án thực hiện các công việc tiếp theo như: Khách hàng yêu cầu lập vi bằng Ký hợp đồng với VP TPL TPL và thư ký TPL lập vi bằng Giao vi bằng cho khách hàng Quy trình lập vi bằng Đăng ký tại Sở Tư pháp Lưu tại VP TPL Hình 4.7. Quy trình lp vi bng

Kê biên tài sản, xử lý tài sản;

Trả lại đơn yêu cầu thi hành án;

Xếp án vào việc hoãn hoặc chưa đủđiều kiện thi hành.

TPL sử dụng các kênh thông tin và các phương pháp, cách thức mà PL không cấm để xác minh điều kiện thi hành án trong nhiều lĩnh vực [Hình 4.8].

Một số văn phòng TPL phản ánh việc thanh toán của khách hàng đối với xác minh và thi hành án còn chậm do không có ràng buộc với khách hàng về tiền ký quỹ và khách hàng không có tài sản đảm bảo cho việc thi hành án.

4.2.4.4. Trc tiếp thi hành án

Hiện nay, thi hành án bao gồm thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Việc XHH trước mắt chỉ thực hiện với thi hành án dân sự và trong thời gian thí

điểm, TPL tham gia toàn bộ quy trình thi hành án [Hình 4.9] như chấp hành viên của cơ

quan thi hành án57 57 VP TPL Bình Thạnh (2012) Xác minh tài sản là tiền (số tiền trong tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm) Xác minh tài sản là giấy tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu, số lượng, hiện giá) Xác minh thu nhập (lương, trợ cấp, cách thức chi trả thu nhập) Xác minh động sản (quyền sở hữu, số lượng, chất lượng, tình trạng thế chấp) Xác minh nhà đất (vị trí, diện tích, giấy tờ, tài sản trên đất) Xác minh điều kiện thi hành án Hình 4.8. Các lĩnh vc xác minh điu kin thi hành án

TPL cũng áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, trốn tránh thi hành [Ph lc 5]. Sau khi hết thời gian tự nguyện thi hành, TPL có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế như: (i) khấu trừ lương; (ii) kê biên tài sản; (iii) buộc chuyển giao tài sản. Khi cưỡng chế cần huy động lực lượng thì TPL gửi hồ sơ, kế hoạch

đến Thi hành án TP.HCM đểđược phê duyệt kế hoạch và hỗ trợ lực lượng.

Đến thời điểm này, rất ít vụ việc mà TPL phải sử dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Nhìn chung, việc cưỡng chế thi hành án đòi hỏi nhiều thủ tục và sự phối hợp của nhiều lực lượng (công an, dân phòng, cứu hỏa, cán bộ phường xã…). Vụ cưỡng chếđầu tiên do Văn phòng TPL quận Tân Bình thực hiện nhưng không thành công [Hp 4.1].

Tiếp nhận yêu cầu thi hành án Ký hợp đồng thi hành án Mời đương sựđến thỏa thuận thi hành án Xác minh điều kiện thi hành án Thi hành án Thanh lý hợp đồng Hình 4.9. Quy trình thi hành án

Ngun: Tác gi t v theo quy định ca Nghịđịnh 61

Hp 4.1. V cưỡng chế thi hành án đầu tiên ca VP Tha phát li qun Tân Bình

Sáng 19/10/2010, theo yêu cầu của khách hàng, Văn phòng TPL quận Tân Bình tổ chức vụ cưỡng chế thi hành án đầu tiên kể từ khi các văn phòng TPL được thành lập.

Theo hồ sơ, ngày 7/5/2010, Tòa án nhân dân quận Tân Bình giải quyết tranh chấp của Công ty S. và Công ty H. Theo đó, Công ty S. phải thanh toán cho Công ty H. 450 triệu đồng trong vòng 3 tháng. Đến thời hạn, Công ty S. không trả tiền nên Công ty H. yêu cầu Văn phòng TPL quận Tân Bình thi hành án.

TPL Nguyễn Năng Quang - Trưởng VP TPL quận Tân Bình cho biết sau khi nhận được đơn yêu cầu, VP đã tống đạt quyết định cho Công ty S. Tuy nhiên, Công ty S. không tự nguyện thi hành nên VP quyết định cưỡng chế . Sau đó, Công ty H. cung cấp thông tin về tài sản của Công ty S. có 4 chiếc xe đầu kéo, VP đã tự đi xác minh và xác định 4 chiếc xe thuộc sở hữu của Công ty S.. Vì thế Văn phòng đã phong tỏa và quyết định cưỡng chế thi hành án bằng việc kê biên.

Buổi cưỡng chế cũng có mặt của đại diện Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Bình và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc cưỡng chế không thành công vì 4 chiếc xe của Công ty S. đang ở quận 9, không thể vào nội đô trong giờ cao điểm nên Văn phòng đã lập biên bản, dời ngày cưỡng chế sang ngày 25/10 và nhờ sự hỗ trợ của UBND quận 9.

4.2.5. Kim tra, giám sát

TPL và các văn phòng TPL đều do Sở Tư pháp trực tiếp quản lý, giám sát. Những việc Sở

Tư pháp chịu trách nhiệm chính và giám sát bao gồm: (i) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; (ii) Bổ nhiệm; (iii) Cấp phép thành lập. Riêng việc kiểm tra, giám sát được thực hiện qua 2 hình thức: (i) yêu cầu báo cáo tình hình hoạt động hàng tháng và (ii) kiểm tra đột xuất.

Đến nay, Sở Tư pháp phối hợp với UBND quận 1, quận 5, quận 8, Bình Thạnh và Tân Bình tổ chức được 1 đợt kiểm tra các văn phòng TPL từ ngày 08 – 10/3/2011. Nhận định của đoàn kiểm tra: “Các văn phòng TPL đã t chc và hot động n nếp, kết qu hot

động bước đầu rt kh quan“.

Do nhu cầu sử dụng các dịch vụ tư pháp của người dân, tình trạng quá tải của hệ thống tòa án và cơ quan thi hành án, cũng như kinh nghiệm về áp dụng TPL trước đây, TP.HCM đã

được chọn thí điểm chế định TPL đến tháng 7/2012. Mô hình thí điểm đã được thực hiện bài bản theo đúng quy trình tổ chức và hoạt động TPL. Việc khái quát về tình hình triển khai chếđịnh TPL trên đây sẽ tạo cơ sở cho việc đánh giá thí điểm và có những chính sách phù hợp.

CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH THÍ ĐIM THA PHÁT LI TI THÀNH PH H CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Chính sách thí điểm chế định thừa phát lại tại TPHCM - Thực trạng và kiến nghị (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)