Phần lớn kinh phí hoạt động của tòa án và cơ quan thi hành án đều do ngân sách nhà nước cấp (kinh phí hoạt động thường xuyên, xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa...). Chi phí dành cho tống đạt văn bản và thi hành án cũng chủ yếu từ nguồn này. Kinh phí có xu hướng tăng, nếu năm 2000, mỗi biên chếđược cấp 16,5 triệu đồng/năm thì đến năm 2007 là 39 triệu đồng/năm59 và hiện nay là 67 triệu đồng/biên chế/năm60 .
Tuy ngân sách tăng nhưng mức tăng không theo kịp quy mô công việc. Kết quả là lượng án tồn đọng còn nhiều, trung bình 50.000 việc/năm. Có hai giải pháp để khắc phục tình trạng này: (i) tiếp tục tăng biên chế và ngân sách cho bộ máy thi hành án; hoặc (ii) XHH việc thi hành án.
Khi cân nhắc phân bổ tác động trong XH và tác động về KT, việc tăng ngân sách, tăng biên chế cho thi hành án sẽ khó khả thi vì điều này mâu thuẫn với chính sách cải cách hành chính và tinh giản biên chế hiện nay. Do đó, mạnh dạn XHH hoạt động thi hành án là giải pháp hợp lý hơn.
Xét riêng hoạt động tống đạt văn bản, mỗi tòa án và thi hành án ở TP.HCM đều có 4 - 5 người phụ trách văn thư và tống đạt văn bản. Như vậy, số lượng tối thiểu người phụ trách tống đạt của 50 cơ quan tòa án và thi hành án là 200 người. Mỗi năm, các biên chế này
được nhà nước cung cấp khoảng 13,4 tỷ đồng. Nếu việc tống đạt được giao toàn bộ cho TPL, lợi ích cụ thể sẽ là:
Tiết kiệm được khoảng 200 biên chế cho việc tống đạt;
Cơ quan tòa án và thi hành án phân bổ lại nguồn lực để xử lý án tồn đọng;
Tiết kiệm chi phí tống đạt qua đường bưu điện và tránh thất lạc văn bản.
59 Bộ Tư pháp (2008, tr.11)
Trong khi đó, chi phí của cơ quan nhà nước dành cho việc thí điểm này không đáng kể, chủ yếu là kinh phí tổ chức lớp học và tuyên truyền về TPL.
Có thể nói, thí điểm TPL đã có những lợi ích nhất định đối với cơ quan tư pháp và người dân. Tuy nhiên, việc phân bổ những tác động này và tính toán chi tiết về lợi ích – chi phí vẫn còn khó khăn do sự chuyển giao chức năng nhiệm vụ và kinh phí không dễđánh giá.