Giúp người dân nhận biết và sử dụng dịch vụ của thừa phát lại

Một phần của tài liệu Chính sách thí điểm chế định thừa phát lại tại TPHCM - Thực trạng và kiến nghị (Trang 55)

Giới thiệu về TPL giúp người dân hiểu về chức năng, nhiệm vụ của TPL để sử dụng khi cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là việc cần thiết. Một số giải pháp mà UBND TP.HCM có thể sử dụng để tuyên truyền về thí điểm TPL như:

Đài Truyn hình TP.HCM

Hiện nay, truyền hình là một kênh thông tin nhanh chóng. Việc sử dụng truyền hình trong phổ biến pháp luật đã được sử dụng. Ví dụ như chương trình Chuyn không ca riêng ai

phát sóng 20 giờ 5 phút thứ 5 hàng tuần trên kênh HTV7. Đây là chương trình truyền hình phổ biến, tư vấn pháp luật có tỷ lệ người xem cao. Dựa trên những tiểu phẩm hài, Chuyn không ca riêng aiđặt ra những câu hỏi, phân tích các tình huống, cuối cùng nêu ra quy

định pháp luật70. Dựa vào kiến thức này, người dân có thể tránh được hậu quả từ những mâu thuẫn không đáng có và biết cách để giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch. UBND TP.HCM có thể sử dụng kênh này để giới thiệu về chếđịnh TPL đến cộng đồng.

Báo Pháp lut TP.HCM

Sở Tư pháp TP.HCM là cơ quan chủ quản của Báo Pháp luật TP.HCM. Báo Pháp luật TP.HCM ra đời từ năm 1990 và ban đầu chỉ là nội san của Sở Tư pháp TP.HCM. Qua thời gian phát triển, Báo Pháp luật TP.HCM đã tăng số lượng xuất bản 500 bản/kỳ, 4 kỳ/tuần.

Đến tháng 9/2007, Báo Pháp luật TP.HCM trở thành nhật báo với số lượng độc giả khá lớn và xuất bản khoảng 130.000 bản/kỳ71. Vì vậy, chính quyền thành phố có thể sử dụng kênh này để giới thiệu và góp phần làm cho chế định TPL từng bước trở nên quen thuộc với người dân.

70 HTV và Lasta

Chương trình Đối tác tư pháp

Bộ Tư pháp thường là cơ quan đại diện hợp tác quốc tế với các tổ chức phi chính phủ về hỗ

trợ tư pháp, trong đó có Chương trình Đối tác tư pháp72. Chương trình này được Liên minh châu Âu tài trợ từ tháng 01/2010 đến tháng 6/2015 với ngân sách 18,7 triệu euro và trở

thành chương trình cải cách tư pháp lớn nhất tại Việt Nam. Mục tiêu của Chương trình là “xây dng mt nn tư pháp có năng lc, trong sch, dân ch và bo v công lý” rất phù hợp với chiến lược Cải cách tư pháp quốc gia (2005). Do vậy, Bộ Tư pháp và các cơ quan có thể hợp tác và sử dụng ngân sách của Chương trình này để thực hiện tuyên truyền thông qua Quỹ sáng kiến tư pháp nếu đảm bảo các tiêu chí về hồ sơ[Ph lc 6].

6.3.3. Rà soát pháp lut hin hành liên quan đến tha phát li và có nhng quy định phù hp

Một phần của tài liệu Chính sách thí điểm chế định thừa phát lại tại TPHCM - Thực trạng và kiến nghị (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)