Nhu cầu sử dụng dịch vụ thừa phát lại

Một phần của tài liệu Chính sách thí điểm chế định thừa phát lại tại TPHCM - Thực trạng và kiến nghị (Trang 29)

Tuy có hệ thống 50 cơ quan tòa án và thi hành án, việc xét xử và thi hành án tại TP.HCM vẫn còn bất cập, lượng án tồn đọng nhiều do số lượng việc phải thi hành quá lớn trong khi nhân sự và kinh phí hạn hẹp49. Nếu năm 1993, tổng số vụ án phải thụ lý là 30.043 việc thì

đến năm 2007, số vụ việc tăng gấp 3 lần đạt 92.000 việc.

Theo bà Trần Thị Hồng Việt50, hệ thống tòa án tại TP.HCM xét xử khoảng 1/6 số lượng án dân sự của cả nước. Đây cũng là nơi tập trung những án mới nhất, phức tạp và khó xác

định thẩm quyền. Tòa án một quận, huyện ở TP.HCM xét xử trên 900 vụ/năm (Tòa án quận Bình Thạnh), tương đương với số vụ xét xử tại một số tỉnh khác. Năm 2010, số vụ án phải thi hành của TP.HCM khoảng 14,2% cả nước. Hiện nay, mỗi chấp hành viên tại TP.HCM phải tổ chức thi hành khoảng trên 600 việc/năm. Lượng việc này đang ở mức quá tải vì trung bình một năm công chức có 220 ngày làm việc và mỗi ngày chấp hành viên phải thi hành gần 3 hồ sơ.

49 Bộ Tư pháp (2008, tr.11)

50 Phỏng vấn bà Trần Thị Hồng Việt, Chánh VP Tòa án nhân dân TP.HCM chiều ngày 26/9/2011, Chương trình thực tế

tại Tòa án nhân dân TP.HCM trong đợt tập huấn về Thừa phát lại.

Hình 4.3. S lượng vic phi thi hành ca cơ quan thi hành án TP.HCM

Cùng với áp lực của việc xét xử, các công việc có liên quan như: tống đạt văn bản, xác minh điều kiện thi hành án cũng tăng lên. Trong lĩnh vực xét xử, tòa án thành phố và tòa án quận, huyện giải quyết khoảng 42.000 vụ việc gồm lĩnh vực dân sự, KT, hôn nhân gia

đình, hành chính, lao động. Theo quy định PL và thực tiễn, số lượng văn bản phải tống đạt tương ứng là 504.000 văn bản/năm [Bng 4.1].

Số bên tham gia vụ kiện Số văn bản cần tống đạt/bên/vụ Số vụ kiện dân sự/năm Tổng số văn bản cần tống đạt/năm (1) (2) (3) (4) = (1) x (2) x (3) 2 6 42.000 gm các bên: gm các loi giy t: thuc lĩnh vc:

- Nguyên đơn - Giấy tạm ứng án phí - Dân sự

- Bịđơn - Giấy mời lấy lời khai - Hành chính - Quyết định khẩn cấp tạm thời - Lao động - Giấy mời đương sựđến hòa giải - Kinh tế

- Quyết định đưa vụ án ra xét xử - Hôn nhân gia đình - Bản án, quyết định của tòa án

504.000

Trong lĩnh vực thi hành án, mỗi năm thành phố phải thi hành khoảng 92.000 việc. Trong

đó có 42.000 việc thụ lý mới, 50.000 việc từ năm trước chuyển sang và ước khoảng 600.000 văn bản cần tống đạt [Bng 4.2].

Số giấy tờ trong vụ việc đơn giản 3

Số giấy tờ trong vụ việc có cưỡng chế 15

Số vụ việc thụ lý mới/năm 42.000

Số vụ việc năm trước chuyển sang 50.000

Số vụ việc phải xác minh điều kiện thi hành án/năm 50.000

Tổng số giấy tờ cần tống đạt/năm 600.000

Lĩnh vực thi hành án

Ngoài ra, khi nền KT phát triển với các quan hệ dân sựđa chiều và phức tạp có thể dẫn đến nhiều tranh chấp do mâu thuẫn về lợi ích. Nhu cầu về hỗ trợ pháp lý cũng tăng nhằm thu

Bng 4.2. S lượng văn bn cn tng đạt ca các cơ quan thi hành án ti TP.HCM

Ngun: Tng hp da trên s văn bn cn tng đạt và s v vic phi thi hành án

Bng 4.1. S lượng văn bn cn tng đạt ca h thng tòa án TP.HCM

thập thêm chứng cứ, xác minh, lấy lời khai và tiến hành hòa giải. Bộ luật Tố tụng dân sự

quy định: “Các đương s có quyn và nghĩa v cung cp chng c cho tòa án và chng minh theo yêu cu ca mình là có căn c hp pháp”. Tức là, các bên có quyền khởi kiện nếu có đủ chứng cứ nhưng việc tự xác lập này không dễ dàng và khó đảm bảo giá trị pháp lý. Do đó, một bên thứ ba có thẩm quyền xác minh hay xác lập văn bản về các sự kiện sẽ

hỗ trợ cho người dân trong đảm bảo quyền hợp pháp trong xét xử và giao dịch.

Tóm lại, khi nền kinh tế phát triển, các quan hệ dân sự phức tạp hơn thì nhu cầu về giải quyết tranh chấp tăng. Trong điều kiện có hạn về nhân sự, kinh phí của tòa án và cơ quan thi hành án thì việc cấp thiết là có thêm sự hỗ trợ của các chếđịnh khác (như TPL) đểđảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân.

Một phần của tài liệu Chính sách thí điểm chế định thừa phát lại tại TPHCM - Thực trạng và kiến nghị (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)