Trước hết, Chính phủ chỉđạo các bộ ngành, nhất là Bộ Tư pháp trong việc rà soát quy định hiện hành có liên quan đến TPL. Những quy định cần rà soát trước tiên thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng, công chứng và các hoạt động của luật sư. Khi quy định pháp luật thống nhất, không chồng chéo sẽ tạo điều kiện bình đẳng, hợp pháp cho các bên trong giao dịch. Do đó, rà soát các quy định để sửa đổi, bổ sung những điều khoản thích hợp là việc làm cần thiết và cấp bách.
Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao xem xét, bổ sung nội dung về thẩm quyền thi hành án của TPL giống như các cơ quan thi hành án của nhà nước vào bản án: “Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, đương sự có quyền liên hệ cơ quan thi hành án hoặc văn phòng TPL
để yêu cầu thi hành án”. Quy định này giúp người dân yên tâm trong việc chọn TPL để thi hành án.
Thêm nữa, yêu cầu ký quỹ trong xác minh và thi hành án là một quy định cần thiết. Bởi lẽ, các văn phòng TPL chỉ ký hợp đồng với khách hàng và nhận thù lao khi hoàn thành công việc. Bất cập ở chỗ, trong quá trình TPL thực hiện hợp đồng, một số khách hàng không muốn tiếp tục thi hành án. Việc ký quỹ giống như mô hình của Hồng Kông sẽ giúp cho các TPL chủđộng trong thi hành án và được trả tương ứng với mứđộ thực hiện hợp đồng. Số
72Đại sứ quán Đan Mạch (2011)
tiền ký quỹ được sử dụng cho việc đi lại, xác minh và thi hành án. Mức ký quỹ sẽ do Bộ
Tư pháp quy định tùy theo giá trị tài sản và/hoặc mức độ phức tạp của vụ việc.