6.2.1. Sự chuyển giao công việc và vai trò giám sát của nhà nước
Ở một số quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Hồng Kông, nhà nước không cung cấp toàn bộ dịch vụ công mà có sự tham gia tương đối mạnh của khu vực tư nhân. Thậm chí, khu vực tư nhân đã sớm cung cấp các dịch vụđặc biệt như thi hành án, tống đạt giấy tờ, quản lý trại giam. Việc thi hành án ở những nước này là việc tư, chỉ liên quan giữa các
đương sự với nhau thông qua TPL – một dạng tổ chức nghề nghiệp không phải cơ quan nhà nước. Do đó, người dân có nghĩa vụ cung cấp thông tin và kinh phí để TPL thực hiện62.
Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của TPL nhưng thực hiện chức năng giám sát bằng cách ban hành quy định pháp luật, kiểm tra sự tuân thủ; cụ thể là giám sát
của thẩm phán thi hành án nhưở Pháp63 và giám sát của chánh án cấp quận nhưởĐức64. TPL được nhà nước ủy quyền để cung cấp dịch vụ công nên TPL hành động với tư cách là nhân viên tư pháp và có quyền lực công.
6.2.2. Hoạt động tiêu biểu của thừa phát lại tại một số nước
Ở Hồng Kông, người được thi hành án phải ký quỹ cho việc thi hành án: 400 USD dành cho khu vực Hồng Kông và 800 USD dành cho khu vực Cửu Long. Chi phí cho TPL đều
được khấu trừ từ khoản tiền ký quỹ này. Người được thi hành án có thể nhận lại số tiền chưa sử dụng sau khi TPL thi hành xong. Khi đó, TPL sẽ thông báo đến phòng tài chính của tòa án và phòng tài chính sẽ tính toán số tiền phải hoàn trả và thông báo trả tiền cho người yêu cầu65.
Ở Pháp, TPL có nghĩa vụ thông báo cho đương sự về các thủ tục, quyền và nghĩa vụ khi đi kiện. Khi bản án đã được tống đạt, TPL hướng dẫn đương sự về khả năng kháng cáo, khiếu nại. TPL còn tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đề phòng các trường hợp rủi ro không
63 Tổng cục Thi hành án – Học viện Tư pháp (2011, tr.228)
64 Luật Phạm Nghiêm (2012)
65 Judiciary of Hong Kong
Đương sự nộp đơn Ký quỹ Thừa phát lại thi hành án Thanh toán phí dịch vụ Hoàn trả tiền còn lại Kết thúc hợp đồng Quy trình thi hành án Quy trình thanh toán
Hình 6.1. Quy trình thi hành án của thừa phát lại tại Hồng Kông
thanh toán tiền; lập vi bằng ghi nhận hành vi gây rối trật tự công cộng, khiếm khuyết của công trình xây dựng và hàng giả. TPL không cạnh tranh với luật sư dù phạm vi công việc
đa dạng và có nhiều chức năng tương đối giống nhau. Tại Pháp, mỗi văn phòng luật sư có thể có TPL làm cộng tác viên; và ngược lại, mỗi văn phòng TPL có thể có luật sư làm cộng tác viên.
6.2.3. Đào tạo và bổ nhiệm thừa phát lại
TPL ở các nước cũng tương tự như Việt Nam trong tổ chức và hoạt động. Điểm khác biệt tạo nên hiệu quả và ảnh hưởng của TPL các nước là do TPL và các thư ký được đào tạo bài bản, nâng cao nghiệp vụ và tham gia hội thảo nghề nghiệp thường xuyên. Ở Pháp, các công việc này đều do Hội đồng Thừa phát lại (một tổ chức hành nghề ra đời từ năm 1945)
đảm nhiệm66.
Bên cạnh đó, để trở thành TPL, mỗi nước có quy định tương đối giống nhau về quốc tịch và yêu cầu chuyên môn. Tuy nhiên, một số quy định riêng của Pháp, Hoa Kỳ và Anh là những kinh nghiệm quý báu cho quá trình tuyển chọn và bổ nhiệm chức danh TPL. Pháp chú trọng đến trình độ chuyên môn (bằng master67) và kỳ thi tuyển (viết và vấn đáp) với kiến thức về hầu hết các lĩnh vực pháp luật68. Hoa Kỳ yêu cầu trình độ giáo dục toàn diện và kinh nghiệm làm cảnh sát. Anh có quy trình sát hạch TPL kỹ lưỡng, trong đó ứng viên không chỉ phải nộp lệ phí đăng ký 150 pound và trái phiếu 200 pound để bắt đầu quá trình dự tuyển mà còn phải tựđăng tin quảng cáo trên báo địa phương về dựđịnh thi chứng chỉ
TPL để những người biết vềứng viên phản hồi thông tin cho cơ quan xét duyệt69. Cả Pháp, Hoa Kỳ, Anh đều yêu cầu bắt buộc đối với việc tập sự tại các văn phòng TPL.
6.3. Kiến nghị chính sách
6.3.1. Kéo dài thời gian và mở rộng địa bàn thí điểm
Do thực tế, văn phòng TPL mới hoạt động được 2 năm 2 tháng (tính đến 01/7/2012) và ở 5 quận tại TP.HCM nên khá khó khăn trong việc đánh giá toàn diện chính sách thí điểm TPL
66 Tổng cục Thi hành án – Học viện Tư pháp (2011, tr.241 - 242)
67 Theo hệ thống giáo dục của Pháp, chương trình cao học (master) thường kéo dài 2 năm, hết năm thứ nhất sinh viên
được nhận bằng master 1
68 Tổng cục Thi hành án – Học viện Tư pháp (2011, tr.236)
vì thời gian thí điểm ngắn và địa bàn hẹp. Vì vậy, nếu Quốc hội cho phép thời gian thí
điểm kéo dài thêm 2 năm và mở rộng ra một số địa phương như Đồng Nai, Bình Dương,
Đà Nẵng, Hà Nội thì việc đánh giá sẽ dễ dàng hơn vì khi đó chính sách sẽ có tác động sâu rộng hơn đối với cộng đồng.
6.3.2. Giúp người dân nhận biết và sử dụng dịch vụ của thừa phát lại
Giới thiệu về TPL giúp người dân hiểu về chức năng, nhiệm vụ của TPL để sử dụng khi cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là việc cần thiết. Một số giải pháp mà UBND TP.HCM có thể sử dụng để tuyên truyền về thí điểm TPL như:
Đài Truyền hình TP.HCM
Hiện nay, truyền hình là một kênh thông tin nhanh chóng. Việc sử dụng truyền hình trong phổ biến pháp luật đã được sử dụng. Ví dụ như chương trình Chuyện không của riêng ai
phát sóng 20 giờ 5 phút thứ 5 hàng tuần trên kênh HTV7. Đây là chương trình truyền hình phổ biến, tư vấn pháp luật có tỷ lệ người xem cao. Dựa trên những tiểu phẩm hài, Chuyện không của riêng aiđặt ra những câu hỏi, phân tích các tình huống, cuối cùng nêu ra quy
định pháp luật70. Dựa vào kiến thức này, người dân có thể tránh được hậu quả từ những mâu thuẫn không đáng có và biết cách để giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch. UBND TP.HCM có thể sử dụng kênh này để giới thiệu về chếđịnh TPL đến cộng đồng.
Báo Pháp luật TP.HCM
Sở Tư pháp TP.HCM là cơ quan chủ quản của Báo Pháp luật TP.HCM. Báo Pháp luật TP.HCM ra đời từ năm 1990 và ban đầu chỉ là nội san của Sở Tư pháp TP.HCM. Qua thời gian phát triển, Báo Pháp luật TP.HCM đã tăng số lượng xuất bản 500 bản/kỳ, 4 kỳ/tuần.
Đến tháng 9/2007, Báo Pháp luật TP.HCM trở thành nhật báo với số lượng độc giả khá lớn và xuất bản khoảng 130.000 bản/kỳ71. Vì vậy, chính quyền thành phố có thể sử dụng kênh này để giới thiệu và góp phần làm cho chế định TPL từng bước trở nên quen thuộc với người dân.
70 HTV và Lasta
Chương trình Đối tác tư pháp
Bộ Tư pháp thường là cơ quan đại diện hợp tác quốc tế với các tổ chức phi chính phủ về hỗ
trợ tư pháp, trong đó có Chương trình Đối tác tư pháp72. Chương trình này được Liên minh châu Âu tài trợ từ tháng 01/2010 đến tháng 6/2015 với ngân sách 18,7 triệu euro và trở
thành chương trình cải cách tư pháp lớn nhất tại Việt Nam. Mục tiêu của Chương trình là “xây dựng một nền tư pháp có năng lực, trong sạch, dân chủ và bảo vệ công lý” rất phù hợp với chiến lược Cải cách tư pháp quốc gia (2005). Do vậy, Bộ Tư pháp và các cơ quan có thể hợp tác và sử dụng ngân sách của Chương trình này để thực hiện tuyên truyền thông qua Quỹ sáng kiến tư pháp nếu đảm bảo các tiêu chí về hồ sơ[Phụ lục 6].
6.3.3. Rà soát pháp luật hiện hành liên quan đến thừa phát lại và có những quy định phù hợp phù hợp
Trước hết, Chính phủ chỉđạo các bộ ngành, nhất là Bộ Tư pháp trong việc rà soát quy định hiện hành có liên quan đến TPL. Những quy định cần rà soát trước tiên thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng, công chứng và các hoạt động của luật sư. Khi quy định pháp luật thống nhất, không chồng chéo sẽ tạo điều kiện bình đẳng, hợp pháp cho các bên trong giao dịch. Do đó, rà soát các quy định để sửa đổi, bổ sung những điều khoản thích hợp là việc làm cần thiết và cấp bách.
Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao xem xét, bổ sung nội dung về thẩm quyền thi hành án của TPL giống như các cơ quan thi hành án của nhà nước vào bản án: “Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, đương sự có quyền liên hệ cơ quan thi hành án hoặc văn phòng TPL
để yêu cầu thi hành án”. Quy định này giúp người dân yên tâm trong việc chọn TPL để thi hành án.
Thêm nữa, yêu cầu ký quỹ trong xác minh và thi hành án là một quy định cần thiết. Bởi lẽ, các văn phòng TPL chỉ ký hợp đồng với khách hàng và nhận thù lao khi hoàn thành công việc. Bất cập ở chỗ, trong quá trình TPL thực hiện hợp đồng, một số khách hàng không muốn tiếp tục thi hành án. Việc ký quỹ giống như mô hình của Hồng Kông sẽ giúp cho các TPL chủđộng trong thi hành án và được trả tương ứng với mứđộ thực hiện hợp đồng. Số
72Đại sứ quán Đan Mạch (2011)
tiền ký quỹ được sử dụng cho việc đi lại, xác minh và thi hành án. Mức ký quỹ sẽ do Bộ
Tư pháp quy định tùy theo giá trị tài sản và/hoặc mức độ phức tạp của vụ việc.
6.3.4. Chú trọng đến công tác đào tạo và thủ tục bổ nhiệm
Mức độ hiệu quả trong hoạt động của TPL phụ thuộc phần lớn vào năng lực, sự am hiểu và khả năng áp dụng pháp luật của người hành nghề TPL trong các tình huống cụ thể. Do đó, những người hoạt động trong lĩnh vực TPL cần được tập huấn kỹ lưỡng và cung cấp đầy
đủ các kiến thức chuyên ngành. Theo khảo sát tại 5 văn phòng TPL, ngoài các TPL bắt buộc có chứng chỉ TPL thì 72,4% thư ký TPL (đội ngũ kế thừa của TPL) chưa tham gia tập huấn. Vì vậy, Tổng cục Thi hành án, Học viện Tư pháp, UBND TP.HCM cần chú trọng
đến việc tổ chức lớp học để tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đối tượng này. Bên cạnh
đó, Học viện Tư pháp, UBND TP.HCM cũng cần tổ chức các hội thảo và tập huấn nâng cao kỹ năng cho TPL.
Có chứng chỉ tập huấn TPL là yêu cầu bắt buộc để được bổ nhiệm. Nhưng việc tập huấn trong một thời gian ngắn (10 ngày) và thi viết (180 phút) không đủ đểđánh giá năng lực của người muốn hành nghề TPL. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần tổ chức cả thi viết và vấn đáp như mô hình của Pháp để ban giám khảo gồm các thành viên của Học viện Tư
pháp, Sở Tư pháp, tòa án, thi hành án có thểđánh giá ứng viên.
Đồng thời, giống như mô hình của Pháp và Hoa Kỳ, yêu cầu bổ nhiệm TPL phải có thời gian tập sựở văn phòng TPL nên là quy định bắt buộc và cần được triển khai sớm để chọn lọc, bổ nhiệm những TPL tài giỏi nhất,.
6.4. Tính khả thi của những kiến nghị chính sách
Trong bối cảnh thực hiện mô hình quản lý công mới, tức là tăng tính chủđộng cho khối tư
nhân tham giam cung cấp dịch vụ công, các kiến nghị trên đối với từng cấp chính quyền, từng cơ quan, đơn vị đều khả thi, nhất là khả năng mở rộng thí điểm ra các quận, huyện khác của TP.HCM và các tỉnh, thành khác. Việc rà soát và sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành cần có thời gian tổng hợp và trình cơ quan có thẩm quyền như Quốc hội, Chính phủ. Tuy nhiên, việc họp Quốc hội diễn ra 2 kỳ/năm và Chính phủ họp mỗi tháng nên trong số các chính sách KT – XH cấp bách thì các quy định pháp luật về TPL có thể chưa
Các kiến nghị trên nhằm hỗ trợ tối đa cho hoạt động của TPL, từđó giúp mở rộng nguồn lực, hoàn thiện hiệu suất nhưng cũng chứa đựng một số rủi ro. Rủi ro này được biết đến như là chi phí đại diện, tức là khu vực tư nhân được cho là hành động theo chỉ thị của chính phủ nhưng không chắc hoàn thành một cách trung thực, và sự kiểm soát của chính phủ có khả năng bị pha loãng và đôi khi danh tiếng của chính phủ bị tổn hại do các hoạt
động không đúng đắn của tư nhân (TPL) được ủy quyền73.
6.5. Hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù cố gắng thu thập những thông tin tốt nhất cho đề tài nhưng những dữ liệu thứ cấp phần lớn mới có đến ngày 31/12/2011. Còn thông tin từ bảng khảo sát vẫn chưa đánh giá toàn diện về tình hình thực thi chính sách về TPL do đối tượng khảo sát chỉ gồm 2 nhóm là khách hàng và nhân viên văn phòng TPL. Mà các nhận xét của khách hàng mang tính cảm nhận từ góc độ của người sử dụng dịch vụ, cũng như thông tin từ nhân viên văn phòng TPL ít nhiều có những thiên lệch do người được hỏi nhận định từ góc độ nghề nghiệp của họ. Các dữ liệu và ý kiến của văn phòng TPL còn chưa đầy đủ do liên quan đến bí mật kinh doanh. Bên cạnh đó, một số kiến nghị chính sách còn định tính và thiếu các tính toán chi tiết về lợi ích – chi phí giữa các bên khi thực hiện các kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Quang A (2008), “Bàn về khái niệm xã hội hóa”, Công ty tư vấn Đoàn
Gia, truy cập ngày 20/02/2012 tại địa chỉ
http://doangia.vn/index.php?mod=article&cat=nghiencuuphapluat&article=277. 2. Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương (2006), Kế hoạch số 05-KH/CCTP ngày
22/02/2006 về thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW.
3. Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương (2011), Hội thảo Kết quả sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 49 về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020.
4. Báo Tuổi trẻ (2007), “Báo Pháp luật trở thành nhật báo”, Báo Tuổi trẻ Online, truy cập ngày 26/4/2012 tại địa chỉ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/219952/Bao-
Phap-Luat-TPHCM-tro-thanh-nhat-bao.html.
5. Nguyễn Thanh Bình (2001), “Mở rộng XH hóa một số dịch vụ hành chính pháp lý
ở TP.HCM”, Tạp chí khoa học pháp lý, Số 1/2001.
6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
7. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1971), Bộ luật hình sự tố tụng.
8. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1972), Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng.
9. Bộ Tư pháp (2008), Đề án thực hiện thí điểm chếđịnh thừa phát lại tại TP.HCM.
10.Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao (2010), Thông tư liên tịch số
12/2010/BTP-BTC-TANDTC hướng dẫn về chi phí thực hiện công việc của TPL và chếđộ tài chính đối với VP TPL.
11.Bộ Tư pháp (2011), “Thí điểm TPL: Người dân có thêm lựa chọn mới”, Cổng
Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, truy cập ngày 10/9/2011
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/hdlanhdaobo/view_detail.aspx?ItemID=4639. 12.Bộ Tư pháp (2012), “Cơ cấu tổ chức”, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, truy
cập ngày 10/3/2012 tại địa chỉhttp://moj.gov.vn/pages/cocautochuc.aspx.
13.Các nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (2009), Báo cáo phát triển Việt Nam 2010: Các thể chế hiện đại.
14.Salvatore Schiavo-Campo và Sundaram Pachampet (2003), Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, Ngân hàng phát triển Châu Á,