Sự ra đời của các văn phòng TPL đã tạo thêm động lực tồn tại cho các văn phòng cũng như động lực đổi mới cho các cơ quan nhà nước cùng lĩnh vực. Mức độ hài lòng của khách hàng và số lượng khách quen của văn phòng TPL tương đối lớn [Hình 5.4].
Khảo sát cho thấy gần 1/2 số khách hàng đã sử dụng các dịch vụ TPL từ 3 lần trở lên, trong khi khách hàng mới chỉ chiếm hơn 1/4. Điều này chứng tỏ TPL đã khẳng định được vị trí trong cung cấp sản phẩm và có tiềm năng để thu hút thêm khách hàng.
Những kết quả mà các văn phòng TPL đạt được là sự cảnh báo đối với ngành thi hành án trong đổi mới tổ chức, hoạt động. Mục tiêu trước tiên của ngành thi hành án là giảm lượng án tồn đọng nhưng khó giải quyết khi mà cán bộ ngành thi hành án nghỉ việc ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng năm 2009, 19 cán bộ ngành thi hành án xin nghỉ hưu sớm, 32 người
Hình 5.4. Mức độ thường xuyên trong việc sử dụng dịch vụ thừa phát lại
xin thôi việc và việc tuyển dụng mới rất khó khăn dù rằng Cục Thi hành án TP.HCM đã hạ
chuẩn và không yêu cầu có hộ khẩu tại TP.HCM61
Trong khi đó, các văn phòng TPL lại có lực lượng nhân sự có trình độ và kinh nghiệm. Số
nhân viên có trình độđại học và cao đẳng chiếm 96,6% [Hình 5.5].
Ngoài ra, một thế mạnh khác là đa số các nhân viên được hỏi đều có kinh nghiệm công tác trong ngành pháp luật; cụ thể là 72,4% nhân viên có kinh nghiệm từ 1 – 5 năm và có hơn 10% nhân viên có kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành pháp luật [Hình 5.6].
61 Thanh Lưu (2010)
Hình 5.5. Trình độ học vấn của nhân viên văn phòng thừa phát lại
Nguồn: Tác giả tự khảo sát
Hình 5.6. Kinh nghiệm công tác trong ngành pháp luật của nhân viên VP thừa phát lại
Tóm lại, sự ra đời của các văn phòng TPL không chỉ khuyến khích và tạo áp lực đổi mới
đối với các cơ quan nhà nước cùng lĩnh vực mà còn là phương cách bắt buộc các văn phòng TPL khẳng định vị trí và tồn tại trong môi trường cạnh tranh hiện nay.