Theo Đề án thí điểm, chính sách TPL có các mục tiêu: (i) XHH hoạt động tư pháp; (ii) giảm áp lực công việc và chi tiêu ngân sách; (iii) tạo kênh xác minh thông tin và lập bằng chứng; (iv) xác định sự cần thiết và hiệu quả của TPL; (v) xác định khả năng áp dụng mô hình TPL trong toàn quốc.
Mục tiêu đầu tiên của thí điểm là XHH hoạt động tư pháp và giảm tải cho cơ quan nhà nước. Với kết quả hoạt động đến hết tháng 12/2011, các văn phòng TPL đã thực hiện 54.657 việc, trong đó, tống đạt 50.686 văn bản, lập 3.854 vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và thi hành 107 vụ việc [Bảng 5.1]. Những đóng góp này còn khiêm tốn so với lượng việc của tòa án và cơ quan thi hành án. Điển hình như số lượng văn bản do văn phòng TPL tống đạt chỉ chiếm gần 5% số văn bản cần tống đạt.
Điều này được lý giải là do thời gian thí điểm ngắn nên mức độ nhận biết của người dân chưa cao. Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội quy định thời gian thí điểm là 3 năm
Hộp 5.1. Các tiêu chí của Bộ tiêu chí OECD đểđánh giá chính sách
Phục vụ tốt các mục tiêu chính sách đặt ra và đạt được hiệu quả trong việc thực hiện những mục tiêu;
Có nền tảng pháp lý và kinh nghiệm hợp lý;
Đem lại lợi ích lớn hơn chi phí phát sinh, cân nhắc phân bổ tác động trong XH;
Khuyến khích đổi mới thông qua biện pháp thúc đẩy thị trường và phương pháp dựa trên mục tiêu;
Thống nhất với các quy định và chính sách khác;
Phù hợp với các nguyên lý cạnh tranh, thương mại và thúc đẩy đầu tư một cách tối đa.
(01/7/2009 – 01/7/2012), nhưng gần 1 năm sau (21/5/2010), 5 văn phòng TPL mới chính thức thành lập. Với dân số khoảng 8 triệu người [Phụ lục 1] nhưng chỉ có 5 văn phòng TPL nằm rải rác trong nội thành của TP.HCM, dẫn đến sự lan tỏa của chế định mới này chưa mạnh.
Qua khảo sát, đa số người dân liên hệ TPL để lập vi bằng (52,3%) trong khi xác minh điều kiện thi hành án là 15,9% và thi hành án là 9,1% [Hình 5.2]. Điều này cho thấy những người dân sử dụng dịch vụ của TPL đã bước đầu chấp nhận vi bằng như một kênh xác minh thông tin và tạo chứng cứ.
Lập vi bằng là công việc đặc thù của các văn phòng TPL với 3.854 vi bằng đã được lập với tổng chi phí 6,6 tỷđồng, cho thấy các giao dịch tương ứng đã có những bằng chứng hợp pháp. Các vi bằng này không chỉ giúp: (i) các bên bảo vệ lợi ích hợp pháp; (ii) hỗ trợ
Bảng 5.1. Kết quả hoạt động của các văn phòng thừa phát lại
Nguồn: Sở Tư pháp TP.HCM, Báo cáo tình hình hoạt động các VP TPL đến 31/12/2011
Nguồn: Tác giả tự khảo sát Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thừa phát lại
chứng cứ cho luật sư; (iii) hỗ trợ phòng công chứng; mà còn (iv) giúp tòa án, cơ quan hành chính giải quyết khách quan, chính xác, kịp thời, các vụ việc liên quan.
Tuy nhiều người còn xa lạ với chế định TPL (18,2% khách hàng đến văn phòng TPL để
tìm hiểu và được tư vấn) nhưng sự cần thiết và hiệu quả của TPL cũng như khả năng nhân rộng mô hình TPL đã từng bước được xác định. Khảo sát cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng rất cao: 100% khách hàng cho rằng họ sẽ tìm đến TPL khi có nhu cầu và 95,5% khách hàng nhận định việc mở thêm các văn phòng TPL là rất cần thiết [Hình 5.3].
Dù mới triển khai thí điểm tại TP.HCM và sựđóng góp còn khiêm tốn song chếđịnh TPL
đã tạo ra một kênh mới trong dịch vụ tư pháp và được chấp nhận bởi cộng đồng cũng như
bước đầu thực hiện các mục tiêu của chính sách XHH hoạt động tư pháp.