Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
749 KB
Nội dung
Gi¸o ¸n sinh häc 11 GV : NguyÔn Thị Thủy Tiết 1 Ngày soạn: Ngày giảng: Phần bốn SINH HỌC CƠ THỂ Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây. - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ Hình 1.1 1.2 1.3 SGK . - Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD .) 3. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - Chuẩn bị sách vở học tập của học sinh. - Phương pháp học tập bộ môn 4. Kiểm tra bài cũ: 5. Giảng bài mới: Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ *Trả lời câu lệnh trang 6: +Vai trò của nước đối với tế bào. +Mô tả đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hút nước và ion khoáng: - Rễ sinh trưởng nhanh - Đâm sâu, lan rộng. - Số lượng lông hút lớn. - Có khả năng hướng nước và dinh dưỡng . *Cây thuỷ sinh, cây thông, sồi rễ không có lông hút hấp thụ nước và ion khoáng ntn? - Cây thuỷ sinh hấp thụ trên toàn bộ bề mặt cơ thể. - Thông, sồi nhờ có nấm rễ bao bọc giúp cây hấp thụ nước và ion khoáng. I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng: 1. Hình thái của hệ rễ: - Có rễ chính và rễ bên. - Trên rễ bên có miền lông hút và đầu rễ là miền sinh trưởng dãn dài. 2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ: - Miền lông hút rễ cây trên cạn giữ vai trò hấp thụ nước và ion khoáng. - Lông hút làm tăng diện tích tiếp xúc giữa rễ cây và đất. - Lông hút rất dễ gãy và bị tiêu biến trong môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu ôxy. II.Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây: 1.Sự hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút: a)Hấp thụ nước: - Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút ở rễ theo cơ chế thụ động ( thẩm thấu). 1 Gi¸o ¸n sinh häc 11 GV : NguyÔn Thị Thủy *Cơ chế và sự khác nhau giữa hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ? + Các tế bào nội bì có đai Caspari bắt dòng nước và ion khoáng phải đi qua con đường tế bào chất trước khi vào mạch gỗ trung trụ *Trả lời câu lệnh trang 9: - Độ thẩm thấu, pH, ôxy, độ thoáng khí… -Rễ cũng có ảnh hưởng đến môi trường do hô hấp thải CO 2 axit hữu cơ…hấp thụ kim loại nặng Pb, Cu, Cr, Cb… b)Hấp thụ ion khoáng: -Các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào rễ cây theo cơ chế thụ động và chủ động. 2.Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ: - Con đường tế bào chất - Con đường gian bào khi vào đến nội bì phải chuyển sang con đường tế bào chất. III. ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và khoáng ở rễ: - Các nhân tố ngoại cảnh như áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH, độ thoáng của đất…ảnh hưởng đến sự hút nước, hấp thụ ion khoáng của rễ. 6. Củng cố: - Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết do rễ bị thiếu ôxy không hô hấp được ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng tạo lông hút mới, quá trình hút nước và ion khoáng. 7. Rút kinh nghiệm giờ dạy: Tiết 2 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm: con đường vận chuyển, thành phần của dịch được vận chuyển, động lực đẩy dòng vật chất di chuyển. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ Hình 2.1- 2.2- 2.3-2.4-2.5-2.6 SGK . - Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD hoặc băng hình về vận chuyển vật chất trong cây …) 3. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - Chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: -Sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây diễn ra như thế nào? Sự khác nhau giữa 2 quá trình hấp thụ đó. 5. Giảng bài mới: Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY 2 Gi¸o ¸n sinh häc 11 GV : NguyÔn Thị Thủy Tranh hình 2.1 và 2.2 *Quan sát tranh hình 2.1 và 2.2 em hãy nêu cấu tạo của mạch gỗ. *So sánh cấu tạo của quản bào và mạch ống? *Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mạch gỗ thể hiện ở những điểm nào? Tranh hình 2.3 và 2.4 *Quan sát tranh hình 2.3 và 2.4 em hãy nêu động lực của dòng mạch gỗ? *Trả lời câu lệnh trang 11:Do ban đêm nhiệt độ thấp, độ ẩm trong không khí cao hơi nước thoát thành giọt ở đầu lá→ Sự ứ giọt Tranh hình 2.5 *Quan sát tranh hình 2.5 em hãy nêu cấu tạo mạch rây. Tranh hình 2.6 *Quan sát tranh hình 2.6 em hãy nêu động lực nào giúp dịch của mạch rây di chuyển? I.Dòng mạch gỗ: 1.Cấu tạo của mạch gỗ: (Xilem) - Gồm các tế bào chết xếp nối tiếp nhau sát nhau tạo ống dài từ rễ lên lá, thành tế bào được linhin hoá. - Tế bào mạch gỗ gồm 2 loại là quản bào và mạch ống. 2.Thành phần của dịch mạch gỗ: - Chủ yếu là nước, ion khoáng, các chất hữu cơ (axit amin, vitamin, hoocmôn xitôkinin ) 3.Động lực đẩy dòng mạch gỗ: - Lực đẩy (áp suất rễ) - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. - Lực hút do thoát hơi nước ở lá. II.Dòng mạch rây: 1.Cấu tạo của mạch rây: (phloem) -Gồm các tế bào sống là ống rây( tế bào hình rây) và tế bào kèm. -Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ. 2.Thành phần của dịch mạch rây: -Chủ yếu là saccarôzơ, axit amin, vitamin, hoocmôn… nhiều ion K + làm cho dịch mạch rây có pH≈ 8,0 ÷ 8,5 3.Động lực của dòng mạch rây: -Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của saccarôzơ giữa cơ quan nguồn(lá) cao và các cơ quan sử dụng(đỉnh cành,rễ), cơ quan chứa(củ, quả…) thấp. 6. Củng cố: - Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có tiếp tục đi lên được không? Tại sao? - Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mạch gỗ? ( Cấu tạo ống rỗng là các tế bào chết và có các lỗ bên→ tạo điều kiện cho nước và ion khoáng di chuyển thuận lợi.Thành tế bào được linhin hoá bền chắc chịu được áp suất lớn và tạo lực liên kết với các phân tử nước). PHIẾU HỌC TẬP Mạch gỗ Mạch rây Cấu tạo -Là các tế bào chết tạo ống rỗng, linhin hoá -Là các tế bào sống ống hình rây và tế bào kèm Thành phần dịch -Chủ yếu là nước và các ion khoáng. -Chủ yếu là saccarôzơ và giàu ion K + Động lực di chuyển dòng dịch -Do lực đẩy, sự liên kết giữa các phân tử nước và sự thoát -Do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa 2 đầu của 3 Gi¸o ¸n sinh häc 11 GV : NguyÔn Thị Thủy hơi nước qua lá. -Dòng di chuyển nhanh -Chiều di chuyển từ dưới lên trên mạch rây nguồn và cơ quan chứa -Dòng di chuyển chem. -Chiều di chuyển chủ yếu từ trên xuống dưới 7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: Tiết 3: Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật. - Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. - Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của lá. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ Hình 3.1- 3.2- 3.3 -3.4 SGK. - Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD .) 3. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số. 4. Kiểm tra bài cũ: - Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mạch gỗ. Động lực của dòng mạch gỗ. 5. Giảng bài mới: Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC Tranh hình 3.1 *Cây chỉ sử dụng 2% lượng nước hút được để tổng hợp chất hữu cơ còn 98% lượng nước thoát qua lá-Vai trò? ( Nếu không có sự thoát hơi nước qua lá cây sẽ như thế nào giữa trưa hè? *Vì sao dưới bóng cây lại mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.Tại sao? (Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá→ mát hơn). *Lá non và lá già lá nào thoát hơi nước nhiều hơn.Tại sao? *Theo em có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước 1.Vai trò của quá trình thoát hơi nước: -Sự thoát hơi nước qua lá tạo điều kiện cho sự vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên các phần trên của cây. -Nhờ có thoat hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO 2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. -Thoát hơi nước giúp điều hoà nhiệt cây(t o ↓) 2.Thoát hơi nước qua lá: a)Lá là cơ quan thoát hơi nước: -Hơi nước thoát qua bề mặt lá(qua lớp cutin) và chủ yếu qua khí khổng. b)Hai con đường thoát hơi nước qua lá: -Sự thoát hơi nước qua khí khổng phụ thuộc vào độ mở của khí khổng. -Sự thoát hơi nước qua lớp cutin phụ thuộc vào độ dày mỏng của lớp cutin. Lớp cutin càng mỏng thoát hơi nước càng mạnh. 3.Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi 4 Gi¸o ¸n sinh häc 11 GV : NguyÔn Thị Thủy qua lá? *Tác nhân nào giữ vai trò chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng? (Hàm lượng nước có trong khí khổng.Tế bào đóng nhiều nước khí khổng mở to và ngược lại). *Muốn tưới tiêu hợp lý nước cho cây cần căn cứ vào những yếu tố nào? nước: -Nước :việc cung cấp nước cho cây và độ ẩm của không khí. -Ánh sáng: ảnh hưởng đến việc đóng mở của khí khổng qua đó ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lỗ khí. -Nhiệt độ, sự lưu thông khí (gió) và 1 số ion khoáng. 4.Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng: - Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước hút vào và lượng nước thoát ra. -Việc cung cấp nước cho cây tuỳ thuộc vào đặc điểm di truyền, giai đoạn sinh trưởng phát triển đặc điểm của đất và thời tiết. 6. Củng cố: - Cây trong vườn và cây trên đồi theo em cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn. Tại sao? ( Cây trong vườn có tầng cutin mỏng hơn nên thoát hơi nước mạnh hơn cây trên đồi). - Khi mưa lâu ngày bật nắng gắt lá thường héo. Tại sao? (Mưa lâu ngày độ ẩm trong không khí cao nước ở lá khó bốc hơi và các tế bào phụ xung quanh tế bào đóng no nước ép tế bào đóng làm lỗ khi đóng lại hơi nước không thoát ra được làm nhiệt độ lá tăng lên → lá héo) 7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: Tiết 4: Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải nêu được các khái niệm: các nguyên tố dinh dưỡng đại lượng , vi lượng và nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu 5 Gi¸o ¸n sinh häc 11 GV : NguyÔn Thị Thủy - Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi cây thiếu 1 số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. - Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phân bón(muối khoáng) cây hấp thụ được. - Trình bày được ý nghĩa của liều lượng phân bón hợp lýđối với cây trồng, môi trường và sức khoẻ con người. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ Hình 4.1- 4.2 -4.3 và bảng 4 SGK . - Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD .) 3. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: -Vai trò của thoát hơi nước và các yếu tố ảnh hưởng đến thoát hơi nước qua lá. 5. Giảng bài mới: Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG Tranh hình 4.1 *Quan sát tranh hình 4.1 em rút ra nhận xét gì? 1-Đầy đủ các nguyên tố khoáng cây phát triển bình thường. 2-Thiếu Nitơ cây phát triển kém và khi thiếu tất cả các nguyên tố(nước cất) cây phát triển rất kém. Tranh hình 4.2 *Tại sao khi thiếu Mg lá cây không còn màu xanh( da cam, đỏ,tía) (Mg tham gia cấu trúc nên phân tử diệp lục) *Quan sát bảng 4 em hãy nêu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với cây? *Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây từ đâu? -Trong đất các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật → Chất vô cơ -Bón phân vô cơ, hữu cơ Tranh hình 4.3 *Trả lời câu lệnh: quan sát tranh hình 4.3 em hãy nhận xét gì về liều lượng phân bón với cây trồng và môi trường ? 1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây: a)Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng: -Nguyên tố đại lượng:C,H,O,N,S,P,K,Ca,Mg -Nguyên tố vi lượng:Fe,Mn,B,Cl,Zn,Cu,Mo bNguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu: -Thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. -Không thể thay thế được bởi bất kỳ nguyên tố nào khác. - Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. 2.Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây: -Các nguyên tố đại lượng thường tham gia cấu tạo nên các chất sống. -Các nguyên tố vi lượng thường tham gia điều tiết các hoạt động sống của cơ thể. 3. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây: a)Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây: -Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hoà tan( dạng ion K + ,NH 4 + ,NO 3 − ) b)Phân bón cho cây trồng: -Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng khoáng cho cây trồng. -Lượng phân bón phải hợp lý để đảm bảo cho cây phát triển tốt mà không gây ô nhiễm môi trường đất và 6 Gi¸o ¸n sinh häc 11 GV : NguyÔn Thị Thủy nước. 6. Củng cố: -Khi cây thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thường có dấu hiệu như thế nào? (Sinh trưởng, phát triển kém và thường biểu hiện ra màu sắc đặc trưng trên lá) - Câu hỏi 2 cuối bài:Biện pháp giúp chuyển hoá muối khoáng ở trong đất từ dạng khó tan sang dạng dễ tan? (Làm cỏ sục bùn, phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua ) - Đất chua( có pH thấp≤ 5) ảnh hưởng đến các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong đất như thế nào? Cách sử lý? (Làm hoà tan các nguyên tố khoáng nhiều và rễ bị rửa trôi mất. Sử lý bằng cách bón vôi). - Đốt nương, đốt gốc rạ có ảnh hưởng đến đất như thế nào? ( Làm chết các vi sinh vật có lợi trong đất nếu có chỉ nên đốt ở bờ). 7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: Tiết 5 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 5: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải nêu được vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ đối với thực vật. - Trình bày được các quá trình đồng hoá nitơ trong mô của thực vật 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ Hình 5.1- 5.2- SGK . - Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD .) 3. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây? Vai trò của chúng đối với cây? 5. Giảng bài mới: Bài 5: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT Tranh hình 5.1,5.2 *Quan sát tranh em hãy nêu vai trò chung của nitơ đối với cây? *Dấu hiệu nào cho thấy cây thiếu nitơ? * Em hãy nêu các nguyên tố tham gia cấu tạo nên prôtêin, axit nuclêic ? I.Vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ: 1.Vai trò chung: - Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây nên thiếu nitơ cây không sinh trưởng phát triển bình thường được. -Dấu hiệu đặc trưng khi cây thiếu nitơ là lá có màu vàng nhạt, sinh trưởng chậm. 2.Vai trò cấu trúc: - Là thành phần không thể thiếu để cây tạo ra các chất 7 Gi¸o ¸n sinh häc 11 GV : NguyÔn Thị Thủy ( C, H, O, N, P…) + Rễ cây hấp thụ nitơ NH 4 + (dạng khử) và NO 3 − (dạng ôxy hoá) từ đất nhưng trong các hợp chất hữu cơ của cây chỉ tồn tại dạng khử → phải có quá trình chuyển hoá nitơ dạng ôxy hoá thành dạng khử (quá trình khử nitrat). + Nguyên tố vi lượng Mo, Fe là các côfactor( đồng tác nhân) hoạt hoá các enzim tham gia vào các quá trình khử nitrat trên. + NH 3 rất cần cho cây để tổng hợp các chất sống nhưng nếu nồng độ NH 3 cao sẽ gây độc cho tế bào → cây chuyển sang dạng amit vừa không gây độc lại tích trữ được nitơ khi cần. hữu cơ quan trọng như prôtêin, axit nuclêic, ATP, diệp lục, phôtpholipit … 3.Vai trò điều tiết: -Các quá trình trao đổi chất trong cơ thể chịu sự điều tiết của các enzim , côenzim, ATP mà nitơ là thành phần cấu tạo. II.Quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật: 1.Quá trình khử nitrat: -Nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử(NH 4 + ) -Nitơ cây hấp thụ dạng NO 3 − (dạng ôxy hoá) phải bị khử thành NH 4 + tại mô rễ, mô lá. NO 3 − (nitrat)→ NO 2 − (nitrit) →NH 4 + (amôni) 2.Quá trình đồng hoá NH 3 trong mô thực vật: - Amin hoá( tạo ra axit amin) Axitα-xêtôglutaric +NH 3 → Axit glutamic - Chuyển vị amin(tạo axit amin mới) Axit glutamic + Axit piruvic → Alanin + Axitα- xêtôglutaric - Hình thành amit là nguồn dự trữ NH 3 cho các quá trình tổng hợp axit amin đồng thời giải độc NH 3 cho cây. Axit glutamic + NH 3 → Glutamin (Amit) 6. Củng cố: (Dùng câu hỏi và bài tập cuối bài) - Câu 1: Môi trường sống thiếu nitơ cây không thể sống được vì nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thiếu để cây tạo ra các chất hữu cơ quan trọng như prôtêin, axit nuclêic, ATP, diệp lục, phôtpholipit. - Câu 2: Vì sao trong mô thực vật lại diễn ra quá trình khử nitrat? Rễ cây hấp thụ nitơ NH 4 + (dạng khử) và NO 3 − (dạng ôxy hoá) từ đất nhưng trong các hợp chất hữu cơ của cây chỉ tồn tại dạng khử → phải có quá trình chuyển hoá nitơ dạng ôxy hoá thành dạng khử (quá trình khử nitrat). - Câu 3: Thực vật có đặc điểm thích nghi bảo vệ tế bào trong việc lượng NH 3 dư thừa đầu độc là: hình thành amit *Một số phản ứng amin hoá( tạo ra axit amin) - Axit piruvic + NH 3 + 2H + → Alanin + H 2 O -Axit fumalic + NH 3 → Aspactic - Axit ôxalô axêtic + NH 3 + 2H + → Aspactic + H 2 O 7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: 8 Gi¸o ¸n sinh häc 11 GV : NguyÔn Thị Thủy Tiết 6: Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT(tiếp) 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây. - Nêu được các dạng ni tơ cây hấp thụ từ đất. -Trình bày được các con đường cố định nitơ và vai trò của các quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt. - Nêu được mối liên hệ giữa liều lượng phân đạm hợp lý với sinh trưởng và môi trường. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ Hình 6.1- 6.2 SGK . - Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD .) 3. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh. 4. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao trong mô thực vật lại diễn ra quá trình khử nitrat? Quá trình khử nitrat diễn ra như thế nào? 5. Giảng bài mới: Bài 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT (tiếp) * Theo em nitơ trong không khí cây có hấp thụ được không? * Những sinh vật nào có khả năng cố định nitơ phân tử trong không khí? * Nitơ trong đất thường tồn tại ở những dạng nào? * Dạng nitơ nào trong đất cây có thể hấp thụ được? * Tại sao khi bón phân hữu cơ cây sinh trưởng, phát triển tốt? Tranh hình 6.1 *Trả lời câu lệnh: con đường chuyển hoá nitơ hữu cơ( trong xác sinh vật) trong đất thành dạng nitơ khoáng NH 4 + và NO 3 − +VK lam(Cyanobacteria)vàVK rễ cây III. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây: 1. Nitơ trong không khí: - Cây không thể hấp thụ được Nitơ phân tử tự do trong khí quyển( N 2 ) - Nhờ các vi sinh vật cố định nitơ chuyển hoá N 2 → NH 3 cây mới hấp thụ được. 2. Nitơ trong đất: - Nitơ trong các muối khoáng dạng NH 4 + và NO 3 − rễ cây hấp thụ được song dễ bị rửa trôi. - Cây không hấp thụ được nitơ trong xác sinh vật phải nhờ VSV biến đổi thành dạng NH 4 + và NO 3 − cây mới hấp thụ được. IV. Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất và cố định nitơ: 1. Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất: -N 2 không khí → VSV cố định nitơ→ NH 4 + -Vật chất hữu cơ→VK amôn hoá → NH 4 + - NH 4 + được cây hấp thụ hoặc nhờ VSV nitrat hoá → NO 3 − rồi cây hấp thụ. 9 Gi¸o ¸n sinh häc 11 GV : NguyÔn Thị Thủy họ đậu (Rhizobium) có enzim Nitrôgenaza có khả năng cố định nitơ không khí để tạo ra NH 3 *Theo em thế nào là bón phân hợp lý? *Có những hình thức nào bón phân cho cây? *Khi lượng phân bón quá mức có ảnh hưởng đến cây, đất và môi trường như thế nào? - Từ NO 3 − có thể bị VK phản nitrat→ N 2 2. Quá trình cố định nitơ phân tử: -Nhờ các VSV có khả năng cố định nitơ như VK lam,VK nốt sần rễ cây họ đậu. V.Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường: 1. Bón phân hợp lý và năng suất cây trồng: -Bón đúng loại, đủ số lượng, đúng nhu cầu của giống từng giai đoạn,phù hợp với đất. 1.Các phương pháp bón phân: - Bón phân qua rễ: bón vào đất( lót, thúc) - Bón phân qua lá:phun lên lá cây 3.Phân bón và môi trường: - Lượng phân bón quá mức ảnh hưởng tớitính chất lý hoá của đất và khi bị rửa trôi gây ô nhiễm môi trường nước. 6. Củng cố: - Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra: - Có các lực khử mạnh. - Được cung cấp năng lượng ATP. - Có sự tham gia của enzim Nitrôgenaza. - Thực hiện trong điều kiện kỵ khí. 2H 2H 2H N≡ N NH= NH NH 2 − NH 2 2NH 3 7.Rút kinh nghiệm giờ dạy: Tiết 7: Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN 1. Mục tiêu bài dạy: - Học sinh phải có khả năng sử dụng giấy Côban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá. - Biết bố trí thí nghiệm về vai trò của phân bón NPK đối với cây trồng. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ Hình 7.1- 7.2 SGK . 10 [...]... nhanh cỏc cht thi ra ngoi - Hon thnh bng sau: H tun hon h Vũng T.hon Mch mỏu V.tc mỏu Cu to tim H tun hon kớn H tun hon n H tun hon kộp 1 vũng- kớn 2 vũng- kớn M-MM-TM M-MM-TM Trung bỡnh nhanh 2 ngn 3 4 ngn 1 vũng- h M-TM Chm Cu to n gin 28 Giáo án sinh học 11 GV : Nguyễn Th Thy 7.Rỳt kinh nghim gi dy: Tun 10 -Tit 19 Ngy son: Ngy ging: Bi 19: TUN HON MU (Tip) 1 Mc tiờu bi dy: - Hc sinh phi gii thớch c... tra s s- chun b bi ca hc sinh 4 Kim tra bi c: 5 Ging bi mi: Bi 13: THC HNH PHT HIN DIP LC V CARễTENễIT I Ni dung v cỏch tin hnh thớ nghim: ( Nh SGK) II.Thu hoch: Mu sc dch chit C quan ca cõy Dung mụi chit rỳt Xanh lc ,da cam -Nc (i chng) Xanh ti Lỏ -Cn(thớ nghim -Nc (i chng) Vng -Cn(thớ nghim -Nc (i chng) Gc Qu -Cn(thớ nghim -Nc (i chng) C chua -Cn(thớ nghim -Nc (i chng) C rt C -Cn(thớ nghim -Nc (i... vt -Rng ca ly tht ra khi xng - Rng nanh ging rng ca Khi n c, cỏc -Rng nanh gi con mi rng ny t lờn tm sng hm trờn gi -Rng trc hm v rng n tht cht thc n,c(trõu) ln ct tht thnh mnh nh d -Rng trc hm v rng hm phỏt trin cú tỏc 24 Giáo án sinh học 11 GV : Nguyễn Th Thy nut dng nghin nỏt c khi nhai -Rng hm nh ớt c s dng -D dy l 1 cỏi tỳi ln nờn gi l -D dy n nh th, nga d dy n -D dy cú 4 tỳi nh trõu, bũ -Tht... HNG NG 1 Mc tiờu bi dy: - Hc sinh phi phỏt biu c nh ngha v cm ng v hng ng - Nờu c cỏc tỏc nhõn ca mụi trng gõy ra hin tng hng ng( ỏnh sỏng, trng lc, hoỏ, nc, s tiộp xỳc) - Trỡnh by c vai trũ ca hng ng i vi i sng ca cõy 2 Phng tin dy hc: - Tranh v Hỡnh 22. 1- 22. 2- 22. 3- 22.4 SGK - Cỏc thit b phc v ging dy( Mỏy chiu projecto, a VCD ) 3 n nh t chc: - Kim tra s s- chun b bi ca hc sinh 4 Kim tra bi c: 5... tiờu bi dy: - Hc sinh phi nờu c khỏi nim quang hp - Nờu c vai trũ ca quang hp thc vt - Trỡnh by c cu to ( c im v hỡnh thỏi, gii phu) ca lỏ thớch nghi vi chc nng quang hp - Lit kờ c cỏc sc t quang hp, ni phõn b trong lỏ v nờu chc nng ch yu ca cỏc sc t quang hp 2 Phng tin dy hc: - Tranh v Hỡnh 8. 1- 8. 2- 8.3 SGK - Cỏc thit b phc v ging dy( Mỏy chiu projecto, a VCD ) 3 n nh t chc: - Kim tra s s- chun b... chuyn vt cht) - Trỡnh by c mi liờn h gn bú ph thuc ln nhau gia quang hp v hụ hp - So sỏnh c s trao i khớ c th thc vt v ng vt - Trỡnh by c mi liờn quan v chc nng ca cỏc h tun hon, hụ hp, tiờu hoỏ v bi tit c th ng vt 2 Phng tin dy hc: - Tranh v Hỡnh 22. 1- 22. 2- 22.3 SGK - Cỏc thit b phc v ging dy( Mỏy chiu projecto, a VCD ) 3 n nh t chc: - Kim tra s s- chun b bi ca hc sinh 4 Kim tra bi c: - Bng cỏc cõu... Tun 9-Tit 18: Ngy son: Ngy ging: Bi 18: TUN HON MU 1 Mc tiờu bi dy: - Hc sinh phi nờu c ý ngha ca tun hon mỏu - Phõn bit c h tun hon h vi h tun hon kớn H tun hon n vi h tun hon kộp - Nờu c u im ca h tun hon kớn so vi h tun hon h, h h tun hon kộp so vi h tun hon n 2 Phng tin dy hc: - Tranh v Hỡnh 18. 1- 18. 2- 18.3 SGK - Cỏc thit b phc v ging dy( Mỏy chiu projecto, a VCD ) 3 n nh t chc: - Kim tra s s- chun... -Manh trng l ni vi sinh vt cng sinh giỳp tiờu hoỏ thc n xenlulụz Thc n ca thỳ n tht l tht.Tht mm, giu cht dinh dng, d tiờu hoỏ v hp th nờn khụng cn tiờu húa vi sinh vt *Vi sinh vt cng sinh cú vai trũ gỡ i vi ng vt nhai li? - Giỳp tiờu hoỏ thc n xenlulụz ng thi l ngun cung cp prụtờin cho ng vt nhai li 7.Rỳt kinh nghim gi dy: Tun 9-Tit 17 Ngy son: Ngy ging: Bi 17: Hễ HP NG VT 1 Mc tiờu bi dy: - Hc sinh. .. nờu c cỏc c im chung ca b mt hụ hp - Nờu c cỏc c quan hụ hp ca ng vt nc v cn - Gii thớch c ti sao cỏc ng vt sng di nc v trờn cn cú kh nng trao i khớ hiu qu 2 Phng tin dy hc: - Tranh v Hỡnh 17.1 17.5 SGK 25 Giáo án sinh học 11 GV : Nguyễn Th Thy - Cỏc thit b phc v ging dy( Mỏy chiu projecto, a VCD ) 3 n nh t chc: - Kim tra s s- chun b bi ca hc sinh 4 Kim tra bi c: -Nờu s khỏc nhau c bn v cu to ng... Giáo án sinh học 11 GV : Nguyễn Th Thy 7.Rỳt kinh nghim gi dy: Tun 7-Tit 13 Ngy son: Ngy ging: Bi 13: THC HNH PHT HIN DIP LC V CARễTENễIT 1 Mc tiờu bi dy: - Hc sinh phi tin hnh c cỏc thớ nghim v phỏt hin dip lc v carụtenụit - Xỏc nh c dip lc trong lỏ, carụtenụit trong lỏ gi, trong qu v trong c 2 Phng tin dy hc: - Dng c, hoỏ cht, mu vt nh SGK 20 Giáo án sinh học 11 GV : Nguyễn Th Thy 3 n nh t chc: - Kim . đẩy dòng vật chất di chuyển. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ Hình 2. 1- 2. 2- 2. 3-2 . 4-2 . 5-2 .6 SGK . - Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto,. dạy học: - Tranh vẽ Hình 7. 1- 7.2 SGK . 10 Gi¸o ¸n sinh häc 11 GV : NguyÔn Thị Thủy 3. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ s - chuẩn bị bài của học sinh. 4.