VI. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi: *Hoàn thiện sơ đồ
6. Củng cố: HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP
HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP So sánh giữa hướng động và ứng động Hướng động Ứng động Giống nhau
- Đều là phản ứng của 1 bộ phận thực vật trước các kích thích để thích nghi.
Khác nhau
-Kích thích có định hướng -Phản ứng diễn ra chậm
-Sự phản ứng có liên quan đến sự sinh trưởng của tế bào
- Sự sinh trưởng của tế bào 2 phía đối diện diễn ra chậm.
-Do tác động của các hoocmôn chủ yếu là auxin.
- Kích thích không định hướng -Phản ứng diễn ra nhanh
- Có hoặc không liên quan đến sinh trưởng của tế bào.
- Sự sinh trưởng của tế bào 2 phía đối diện diễn ra nhanh.
- Do tác động của các hoocmôn hoặc do tính thấm nước của tế bào
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 26 Ngày soạn: Ngày giảng:
Bài 25: THỰC HÀNH HƯỚNG ĐỘNG 1. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải thực hiện được các thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây.
2. Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ Hình 25 SGK .
- Các thiết bị phục vụ thí nghiệm: 2 đĩa đáy sâu, 1 chuông thuỷ tinh hay nhựa trong suốt, 1 nút cao su(hoặc bằng xốp, gỗ) có đường kính 5-6 cm mềm đủ để cắm được kim, 2 ghim nhỏ, 1 panh gắp hạt, 1 dao lam hoặc kéo nhỏ sắc, 1 giấy lọc.
- Mẫu vật: Hạt đậu( hoặc hạt ngô, lúa) mới nhú mầm.
3. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
-
5. Giảng bài mới:
I.Nội dung và cách tiến hành:
- Dùng ghim cắm xuyên hạt vừa chọn sao cho rễ mầm nằm ngang hướng ra mép của nút cao su còn các là mầm hướng vào trong( như hình vẽ).
- Cắt bỏ tận cùng rễ của 1 hạt rồi đặt nút cao su lên đáy của 1 đĩa đã có nước.
- Dùng giấy lọc phủ kín lên lá mầm. 2 đầu của giấy lọc nhúng vào nước để cây mầm không bị khô.
- Úp chuông thuỷ tinh lên rồi đặt trong buồng tối khoảng 1-2 ngày.
II. Thu hoạch:
- Mỗi nhóm gồm 5-6 học sinh làm tường trình về thí nghiệm.
- Từng nhóm học sinh báo cáo trước lớp về kết quả của thí nghiệm và rút ra nhận xét về sự vận động hướng trọng lực của rễ cây.
6. Củng cố:
-
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 27 Ngày soạn: Ngày giảng: