Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn: 1 Cấu tạo chung:

Một phần của tài liệu Sinh 11 CB - HKI (Trang 27 - 32)

1. Cấu tạo chung:

-Tim co bóp hút, đẩy dịch tuần hoàn vận chuyển trong hệ thống mạch.

-Tim

Mạch máu -Hệ mạch

* Theo em hệ tuần hoàn giữ chức năng gì của cơ thể ?

Tranh hình 18.1-18.2

*Quan sát tranh em hãy nêuđặc điểm của hệ tuần hoàn hở?

* Quan sát tranh em hãy nêuđặc điểm của hệ tuần hoàn kín?

*Trả lời câu lệnh:

-HTH hở:Máu từ tim→ ĐM→

khoang máu→ TM→ Tim.

-HTH kín:Máu từ tim→ ĐM→

MM→ TM→ Tim.

-Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín:Máu chảy trong mạch với áp lực cao( hoặc trung bình) và vận tốc nhanh.

-Vai trò của tim như cái bơm hút, đẩy máu chảy trong hệ mạch.

Tranh hình 18.3

*Trả lời câu lệnh:Máu trao đổi khí ở vòng tuần hoàn nhỏ về tim được bơm đi với áp lực cao, vận tốc nhanh vận chuyển kịp thời các chất.

-Hệ thống mạch gồm mạch máu(động mạch mao mạch, tĩnh mạch) và mạch bạch huyết.

-Dịch tuần hoàn:hỗn hợp máu-dịch mô(BH)

2.Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn:

-Vận chuyển các chất(O2 dinh dưỡng đến các tế bào và các chất thải từ tế bào đến thải ở thận, phổi.

II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật: 1.Hệ tuần hoàn hở:

-Đa số động vật thân mềm, chân khớp có cấu tạo hệ tuần hoàn hở.

-Không có mao mạch nối giữa ĐM và TM.

-Các tế bào tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với máu trong khoang cơ thể.

-Máu chảy trong ĐM với áp lực thấp và tốc độ chậm.

2.Hệ tuần hoàn kín: a)Hệ tuần hoàn đơn:(cá)

-Tim 2 ngăn,1 vòng tuần hoàn.(Máu từ tim → mang→

các cơ quan→ tim).

-Máu chảy trong động mạch với áp lực, vận tốc trung bình.

b)Hệ tuần hoàn kép:

-Những động vật có phổi và tim có 3-4 ngăn

-Vòng tuần hoàn nhỏ:Máu từ tim→ phổi→ tim.( vận chuyển, trao đổi O2 CO2).

-Vòng tuần hoàn lớn:Máu từ tim→ các cơ quan→ tim. (vận chuyển, trao đổi các chất khí O2 CO2 chất dinh dưỡng và chất thải)

- Máu chảy trong động mạch với áp lực lớn, vận tốc nhanh.

6. Củng cố:

- Ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn:Máu sau khi được trao đổi ở phổi giàu ôxy về tim được bơm đi với áp lực lớn và vận tốc nhanh, đi được xa làm tăng hiệu quả cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho tế bào, đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài.

- Hoàn thành bảng sau:

Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép Vòng T.hoàn 1 vòng- hở 1 vòng- kín 2 vòng- kín

Mạch máu ĐM-TM ĐM-MM-TM ĐM-MM-TM

V.tốc máu Chậm Trung bình nhanh

7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tuần 10 -Tiết 19 Ngày soạn: Ngày giảng:

Bài 19: TUẦN HOÀN MÁU (Tiếp) 1. Mục tiêu bài dạy:

- Học sinh phải giải thích được tại sao tim có khả năng co bóp hoạt động tự động. - Nêu được trình tự và thời gian co giãn của tâm nhĩ và tâm thất.

- Giải thích được tại sao nhịp tim của các loài thú lại khác nhau.

- Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch.

- Mô tả được sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nêu được nguyên nhân của sự biến động đó.

2. Phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ Hình 19.1- 19.2- 19.3- 19.4 SGK .

- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)

3. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.

4. Kiểm tra bài cũ:

-Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở và của động vật có xương sống là kín?Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?

5. Giảng bài mới:

Bài 19: TUẦN HOÀN MÁU (Tiếp) Tranh hình 19.1

* Quan sát tranh em hãy nêu tính tự động của tim?

* Em hãy nêu thành phần cấu tạo hệ dẫn truyền của tim.

* Con đường dẫn truyền xung điện trong tim giúp tim hoạt động tự động.

Tranh hình 19.2

* Chu kỳ hoạt động của tim là gì? Trình tự hoạt động, nghỉ của tâm nhĩ và tâm thất?

*Trả lời câu lệnh: Nhịp tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể

*Em hãy nêu cấu trúc của hệ mạch máu?

Tranh hình 19.3

III.Hoạt động của tim: 1.Tính tự động của tim:

-Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện theo 1 chu kỳ thời gian nhất định.

-Xung điện lan khắp tân nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mang Puôckin lan khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

2.Chu kỳ hoạt động của tim:

-Mỗi chu kỳ tim dài khoảng 0,8s ( tâm nhĩ co 0,1s, tâm thất co 0,3s, thời kỳ giãn chung 0,4s).

IV.Hoạt động của hệ mạch: 1.Cấu trúc của hệ mạch máu:

- ĐM chủ→ ĐM có tiết diện nhỏ dần→ Tiểu ĐM→

Mao mạch→ Tiểu TM→ TM có kích thước lớn dần→

*Trả lời câu lệnh: Tim đập nhanh, mạnh → máu vào ĐM nhiều→ Huyết áp tăng và ngược lại.

-Khi cơ thể mất nhiều máu→ lượng máu trong mạch giảm → Huyết áp giảm.

Tranh hình 19.4

*Trả lời câu lệnh:Vận tốc máu ở ĐM chủ lớn nhất rồi giảm dần tới tiểu ĐM và thấp nhất ở MM sau đó tăng dần đến TM chủ.

-Tổng tiết diện MM>TM>ĐM

-V.tốc máu tỷ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch.

2.Huyết áp:

-Khái niệm là áp lực máu tác động lên thành mạch. -Theo chiều máu chảy huyết áp trong hệ mạch giảm dần từ khi ra khỏi tim ( tâm thất) đến khi trở về tim ( tâm nhĩ)

3.Vận tốc máu:

ĐM MM TM

Σ tiết diện 5-6 cm2 6000cm2 12cm2 V.tốc máu 500mm/s 0.5mm/s 200mm/s - Vận tốc máu trong từng đoạn mạch tỷ lệ nghịch với tổng tiết diện của nó.

- V,tốc máu ĐM>TM>MM

6. Củng cố:

- Tỷ lệ S/V càng lớn→ cơ thể mất nhiệt nhiều, chuyển hoá tăng → tim tăng nhịp để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, O2…

* Tại sao theo chiều máu chảy( càng xa tim-từ ĐM chủ) huyết áp càng giảm dần( đến TM chủ)?

(Do ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần tử máu với nhau khi máu chảy trong thành mạch.

7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tuần 10 -Tiết 20 Ngày soạn: Ngày giảng:

Bài 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI 1. Mục tiêu bài dạy:

- Học sinh phải nêu được khái niệm cân bằng nội môi và ý nghĩa của cân bằng nội môi, hậu quả của mất cân bằng nội môi.

- Vẽ được sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

- Nêu được vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu. - Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.

2. Phương tiện dạy học:

- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)

3. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.

4. Kiểm tra bài cũ:

-Cơ chế duy trì hoạt động tự động của tim. Chu kỳ hoạt động của tim. Tại sao động vật có khối lượng càng lớn nhịp tim càng giảm?

5. Giảng bài mới:

Bài 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI

+Nhiệt độ cơ thể người thường duy trì ≈ 36,70C, lượng đường trong máu≈

0,1%→ cân bằng nội môi.

*Cơ thể sẽ như thế nào khi mất cân bằng nội môi?( Nhiệt độ, lượng đường trong máu.. tăng, giảm)

Tranh hình 20.1

*Những bộ phận nào tham gia giữ cân bằng nội môi?Cơ chế nào giúp nội môi cân bằng?

*Nếu1 trong các bộ phận trên hoạt động không bình thường cơ thể sẽ như thế nào?

*Trả lời câu lệnh:

( Điền theo thứ tự vòng phải vào các ô trong hình 20.2)

*Tại sao khi hoạt động tăng cường mồ hôi ra nhiều lượng nước tiểu lại ít?

*Tại sao khi khát không nên uống nhiều nước 1 lúc?

*Trả lời câu lệnh:

Insulin

Glucôzơ Glicôgen Glucagôn

*Trong máu có các hệ đệm chủ yếu nào?

*Em có nhận xét gì về thành phần mỗi hệ đệm?

I.Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi: 1.Khái niệm:

-Là sự duy trì ổn định các yếu tố của môi trường trong cơ thể(Thân nhiệt, glucôzơ…)

2.Ý nghĩa:

-Đảm bảo sự hoạt động bình thường của các tế bào, mô, các cơ quan trong cơ thể.

II.Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi: 1.Các bộ phận:

-Bộ phận tiếp nhận kích thích: cơ quan thụ cảm hay các thụ thể.

-Bộ phận điều khiển: TW thần kinh, các tuyến nội tiết. -Bộ phận thực hiện: Các cơ quan như, thận tim, gan, mạch máu…

2.Cơ chế duy trì cân bằng nội môi:

-Kích thích→Bộ phận tiếp nhận→Bộ phận điều khiển→Bộ phận thực hiện→(liên hệ ngược) Bộ phận tiếp nhận→ Cân bằng

III.Vai trò của thận, gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu:

1.Vai trò của thận:

-Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu bằng cách điều tiết lượng nước và 1 số chất hoà tan trong máu( urê, crêatin…)

2.Vai trò của gan;

- Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu bằng cách điều tiết nhiều chất hoà tan trong máu, chủ yếu là glucôzơ(đường huyết)

IV.Vai trò của hệ đệm trong cân bằng nội môi: 1.Các hệ đệm cân bằng pH máu:

- Hệ đệm bicacbonat (H2CO3/NaHCO3), hệ đệm Phôtphat(NaH2 PO4/NaHPO4−),hệ đệm prôtêinat, phổi, thận.

2.Cơ chế :

(Mỗi hệ đệm được cấu tạo từ 1 axít

yếu và muối kiềm mạnh của axít đó.) hoặc OH

− khi các ion này tăng.

- Phổi, thận tham gia bằng cách thải H+, CO2 ,NH3 hoặc tái hấp thu Na+.

6. Củng cố:

*Tại sao những người bị mất máu nhiều( do tai nạn, phẫu thuật...) không được uống nhiều nước 1 lúc?

( Khi cơ thể bị mất nhiều máu nếu uống nhiều nước 1 lúc sẽ làm mất cân bằng nội môi gây nguy hiểm cho cơ thể )

7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tiết 21 Ngày soạn: Ngày giảng:

Bài 21: THỰC HÀNH 1. Mục tiêu bài dạy:

- Học sinh phải đếm được nhịp tim, đo được huyết áp và thân nhiệt của người.

2. Phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ Hình 21.1- 21.2 SGK .

- Các thiết bị phục vụ giảng dạy: Huyết áp kế điện tử hoặc huyết áp kế đồng hồ, nhiệt kế, đồng hồ bấm giây.

3. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.

4. Kiểm tra bài cũ:

-

5. Giảng bài mới:

Bài 21: THỰC HÀNH I. Nội dung và cách tiến hành:

- Như hướng dẫn của SGK.

* Chú ý:- Khi đo huyết áp cần yên tĩnh, trật tự để đo được chính xác. Nếu muốn đo lại khoảng cách 2 lần đo phải từ 5- 8 phút

Một phần của tài liệu Sinh 11 CB - HKI (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w