- Xung thần kinh truyền qua xinap theo 1 chiều vì màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học và màng sau không có chất trung gian hoá học.
+ Ti thể cung cấp năng lượng cho các quá trình hoạt động trên.
1. Khái niệm xinap:
- Là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác( TB thần kinh, cơ, tuyến...)
2. Cấu tạo của xinap:
-Tận cùng của đầu thần kinh là chuỳ xinap trong có chứa nhiều ti thể và các bóng xinap ( chứa chất trung gian hoá học).
- Khe hở giữa chuỳ xináp và tế bào tiếp là khe xinap. -Trên màng sau xináp có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học.
3. Quá trình truyền tin qua xinap:
- Xung thần kinh lan đến chuỳ xinap làm ion Ca2+ thấm và trong chuỳ xinap.
- Khi Ca2+ thấm và trong chuỳ xinap làm bóng xinap gắn vào màng trướp xinap và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xinap.
- Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau xinap làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
-Enzim axêtincôlinesteraza phân huỷ axêtincôlin thành axêtat và côlin. 2 chất này được vận chuyển vào trong chuỳ xináp để tái tổng hợp lại axêtincôlin chứa trong các bóng xináp.
6. Củng cố:
* Kiến thức bổ sung:
- Thông tin nhận được từ các cơ quan thụ cảm bị kích thích với cường độ và tần số khác nhau đều được truyền đi dưới dạng xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Đối với các thông tin có tinh định tính:
- Phân biệt màu sắc: Các tia sáng có độ dài bước sang khác nhau được các tế bào hình nón khác nhau trong mắt tiếp nhận và làm xuất hiện xung thần kinh theo các sợi thần kinh khác nhau truyền về trung khu thị giác ở thuỳ chẩm.Qua phân tích nhận biết được chính xác màu sắc.
- Phân biệt âm thanh: Với các âm thanh khác nhau( có bước sóng khác nhau) được các tế bào thụ cảm thính giác khác nhau trên cơ quan Coocti ( ở trong ốc nhĩ ) tiếp nhận và được truyền theo các dây thần kinh thính giác khác nhau về trung khu thính giác ở thuỳ thái dương. Qua phân tích nhận biết được chính xác âm thanh.
+ Đối với các thông tin có tinh định lượng:
- Các loại kích thích có cường độ khác nhau sẽ được các loại nơron khác nhau tương ứng tiếp nhận. Như vậy cường độ kích thích đã được mã hoá bằng các loại nơron và số lượng nơron khác nhau.
- Với các loại xung thần kinh khác nhau(6xung/giây÷600xung/giây)
cũng được mã hoá bởi các loại và số lượng nơron tương ứng. Khi các xung thần kinh khác nhau kích thích các nơron tương ứng với các loại xung thần kinh sẽ tiếp nhận và truyền về trung ương thần kinh. Qua phân tích sẽ nhận biết được chính xác.
+ Mỗi tế bào tháp ở vỏ não tiếp nhận khoảng 40.000 xinap, một nơron vận động ở tuỷ
sống tiếp nhận khoảng 10.000 xinap, một nơron ở tiểu não tiếp nhận khoảng 100. 000 xinap
7.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tiết 32 Ngày soạn: Ngày giảng:
Bài 31: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT 1. Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải nêu được định nghĩa tập tính.
- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. - Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính.
2. Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ Hình 31.1- 31.2 SGK .
- Các thiết bị phục vụ giảng dạy( Máy chiếu projecto, đĩa VCD...)
3. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra 15' )
- Hãy nêu cấu tạo của xinap hoá học. Vai trò của chất trung gian hoá học trong truyền tin qua xinap?
- Hãy nêu cơ chế truyền tin qua xinap hoá học.
5. Giảng bài mới:
Bài 31: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT Tranh hình 31.1